Q&A

Câu hỏi liên quan đến công tác giảng dạy 1. Q: Nhà trường sử dụng ngôn ngữ nào để giảng dạy? Về cơ bản ngôn ngữ sử dụng để giảng dạy tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV) là tiếng Nhật và tiếng Việt. Tiếng Nhật chiếm khoảng 40 ~ 60% còn lại là tiếng Việt, tuy nhiên một số học phần sẽ sử dụng tiếng Anh. 2. Q: Đối với sinh viên chưa từng học tiếng Nhật bao giờ, qua 4 năm học tập tại trường có thể đạt tới trình độ tiếng Nhật nào? Theo chương trình đào tạo mới, sinh viên năm thứ nhất sẽ học 600 giờ tiếng Nhật, mục tiêu là lấy được chứng chỉ tiếng Nhật N3 sau một năm. Từ năm thứ hai trở đi sẽ học một phần chuyên ngành bằng tiếng Nhật. Thông qua các bài giảng, sinh viên sẽ học tập được không chỉ kiến chức chuyên môn mà còn có thể học tập được tiếng Nhật sử dụng trong lĩnh vực Y tế. Thêm vào đó, nhà trường tổ chức giảng dạy các lớp luyện thi năng lực tiếng Nhật JLPT cho sinh viên có nguyện vọng, do vậy với những sinh viên muốn nâng cao tiếng Nhật hơn nữa có thể lấy được trình độ tiếng Nhật tương đương N2 trở lên. 3. Q: Từ năm thứ hai trở đi sẽ học các tiết chuyên ngành bằng tiếng Nhật, liệu sinh viên có đủ năng lực tiếng Nhật để theo kịp bài giảng không? A: Như thông tin đã cung cấp ở câu 2, với chương trình đào tạo mới về cơ bản sinh viên năm hai trở đi được trang bị đầy đủ năng lực tiếng Nhật để nghe giảng. Trường hợp xuất hiện những phần khó hiểu nhà trường sẽ có phụ đạo, bài tập hoặc bố trí thông dịch viên hỗ trợ theo nguyện vọng của Giảng viên phụ trách môn cũng như sinh viên. 4. Q: Giảng viên dạy tiếng Nhật là người nước nào? A: Giảng viên người Nhật và giảng viên người Việt thành thạo tiếng Nhật sẽ phụ trách việc giảng dạy tiếng Nhật. Ngoài những giờ học trên lớp theo qui định, giảng viên nhà trường luôn tích cực – chủ động giao tiếp với sinh viên  giúp các em có thể nâng cao năng lực hội thoại cũng như hiểu hơn về văn hóa Nhật Bản. 5. Q: Ngoài giờ học chuyên ngành bằng tiếng Nhật thì có giờ học chuyên ngành bằng tiếng Anh không? A: Ngoài giờ học chuyên ngành bằng tiếng Nhật thì có một phần nhỏ bài giảng chuyên ngành của một số khoa sẽ được dạy bằng tiếng Anh, tuy nhiên như thông tin đã cung cấp ở câu 1, hầu hết giờ học sẽ được dạy bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Việt. 6. Q: Học vị do Việt Nam cấp hay là lấy được học vị do cả Việt Nam và Nhật Bản cấp? A: Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam thuộc hệ thống giáo dục Việt Nam do vậy Học vị của trường do Việt Nam cấp. Tuy nhiên với chương trình đào tạo tiên tiến chuẩn Nhật Bản, sinh viên sau tốt nghiệp THUV ở tất cả các ngành học đều đạt đủ điều kiện về thời gian và kiến thức để dự thi Chứng chỉ hành nghề Quốc gia Nhật Bản. Câu hỏi liên quan tới đào tạo thực tập lâm sàng 1. Q: Sinh viên nhà trường thực tập lâm sàng tại các Bệnh viện của Việt Nam phải không? Có thực tập tại Bệnh viện của Nhật Bản không? A: Sinh viên nhà trường chủ yếu thực tập tại các Bệnh viện tại Việt Nam. Các Bệnh viện thực tập chính hiện tại là Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Lão khoa Trung Ương, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức…. Chương trình đào tạo của nhà trường theo tiêu chuẩn Nhật Bản nhưng có sự điều chỉnh cho phù hợp với luật Giáo dục Việt Nam. Do đó, mặc dù các bài giảng được tiến hành theo mô hình giáo dục Nhật Bản nhưng vẫn đảm bảo các điều kiện để sinh viên có thể thực tập lâm sàng tại các Bệnh viện ở Việt Nam. Do chương trình đào tạo điều chỉnh dựa theo luật Giáo dục Việt Nam nên sinh viên sẽ không thực tập tại Bệnh viện của Nhật Bản. 2. Q: Nhà trường có triển khai các khóa đào tạo ngắn hạn tại Nhật Bản (Đào tạo nước ngoài) hàng năm không? Cho biết các thông tin cụ thể như chi phí tham gia, nội dung đào tạo, nghĩa vụ tham gia. A: Nhà trường có kế hoạch triển khai đào tạo ngắn hạn tại Nhật Bản hàng năm. Phí tham gia là khoảng 1,500 USD (Tùy thuộc vào từng thời điểm sẽ có thay đổi). Nội dung cơ bản là tham quan Bệnh viện của Nhật Bản, tham gia giờ học của trường Đại học Ningen Sougou Kagakku (Trường Đại học Khoa học tổng hợp nhân sinh – Nhật Bản). Việc tham gia là tự nguyện, không bắt buộc. Câu hỏi liên quan tới đội ngũ Giảng viên 1. Q: Hãy cho biết về học vị cụ thể của Giảng viên đang tham gia giảng dạy tại trường? (Tiến sĩ, Thạc sĩ v.v..) A: Học vị của Giảng viên đang tham gia công tác giảng dạy tại trường cụ thể như sau: có 26 Tiến sĩ và 17 Thạc sĩ. 2. Q: Tỷ lệ phụ trách của giảng viên người Nhật và giảng viên người Việt hiện nay như thế nào? A: Tuỳ theo từng ngành học mà tỷ lệ giảng viên phụ trách giảng dạy có sự khác biệt, nhưng tỷ lệ cở bản như sau đây: 40 ~ 60% học phần do … Continue reading Q&A