TRẢI NGHIỆM ”Kiểm tra thính lực” TẠI THUV
Xin chào! Tôi tên là Nakai, giảng viên Khoa Kỹ thuật Xét nghiệm y học Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV). Hôm nay tôi xin giới thiệu về một kĩ thuật kiểm tra mà các bạn sinh viên Khoa Kỹ thuật Xét nghiệm y học được học tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Đó là KIỂM TRA THÍNH LỰC. Các bạn đã từng được kiểm tra thính lực (đo thính lực) bao giờ chưa? Kiểm tra thính lực có 2 mục đích: Mục đích thứ nhất là kiểm tra xem bạn có thể nghe được bình thường hay không. Nếu có bất thường, chúng tôi sẽ xác định xem mức độ nghe kém như thế nào. Mục đích thứ hai là phán đoán một cách sơ bộ nguyên nhân nghe kém ở đâu. Người được kiểm tra sẽ đeo tai nghe (loại tai nghe chụp vòng qua đầu), và một tay cầm nút bấm. Người được kiểm tra sẽ nghe thấy âm thanh ở nhiều tần số và cường độ khác nhau, ấn nút nếu nghe thấy âm thanh cảm nhận được. Kiểm tra thính lực có 2 phương pháp: kiểm tra dẫn truyền đường khí và kiểm tra dẫn truyền đường xương. Kiểm tra dẫn truyền đường khí là đo khả năng nghe trong điều kiện bình thường: âm thanh phát ra từ tai nghe đi qua ống tai ngoài làm rung màng nhĩ, sau đó truyền qua tai trong đến dây thần kinh thính giác. Kiểm tra dẫn truyền đường xương là phương pháp đặt phía sau dái tai thiết bị thu nhận truyền âm qua xương, tác động rung trực tiếp vào xương tai để đo khả năng nghe của bộ phận từ tai trong trở vào. Kết quả kiểm tra hiển thị dưới dạng biểu đồ được gọi là thính lực đồ. Trục tung thể hiện cường độ của âm thanh (càng xuống phía dưới âm thanh càng lớn → nghe kém), trục hoành thể hiện tần số của âm thanh (bên trái hiển thị tiếng “bư…” thấp, bên phải hiển thị tiếng “bíp…” cao). Tai phải kí hiệu bằng hình tròn màu đỏ 〇, tai trái kí hiệu bằng dấu ✖ màu xanh. Trong kiểm tra thính lực đường xương, tai phải được hiển thị bởi kí hiệu[, tai trái là kí hiệu ]. Trong mất thính giác, có 3 loại là: Mất thính giác dạng dẫn truyền do tổn thương ở bộ phận truyền âm thanh như ống tai ngoài, màng nhĩ, chuỗi xương con; Mất thính giác dạng tiếp nhận do tổn thương ở tai trong, thần kinh thính giác, đường dẫn truyền trong não, vùng thính giác; Mất thính giác dạng hỗn hợp là do tổn thương ở cả 2 loại trên. Dưới đây là hình ảnh thực tế các sinh viên Khoa Kĩ thuật Xét nghiệm y học của Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đang tiến hành kiểm tra thính lực. Nếu bạn muốn trải nghiệm những thực hành thú vị như thế này, xin hãy đến với Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV) của chúng tôi nhé! Khi theo học tại đây, các bạn sẽ có thể biết được chỉ số, mức độ nghe như thế nào là bình thường và tất nhiên là cả phương pháp thực hiện kiểm tra thính lực nữa. Chúng tôi luôn chào đón các bạn! Ths. Nakai Yuko ?????????????????????????????????? https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/thuv2021/