June 2024

Hội nghị khoa học vật lý trị liệu Việt Nam lần thứ 2: Vai trò của Vật lý trị liệu trong hợp tác đa chuyên ngành

Ngày 16/6, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị khoa học vật lý trị liệu Việt Nam lần thứ 2. Hội nghị có chủ đề: Vai trò của Vật lý trị liệu trong hợp tác đa chuyên ngành. Hội nghị Khoa học Vật lý trị liệu Việt Nam năm 2024 là nơi hội ngộ và trao đổi các kết quả nghiên cứu, chứng cứ và ứng dụng lâm sàng trong lĩnh vực Vật lý trị liệu (VLTL) đến từ các chuyên viên Vật lý trị liệu trong và ngoài nước. Hội nghị với mục tiêu thúc đẩy việc hành nghề độc lập trong quá trình can thiệp Vật lý trị liệu trên cơ sở hợp tác đa chuyên ngành nhằm đưa đến dịch vụ chăm sóc tốt nhất, lấy người bệnh/khách hàng làm trung tâm. Ngoài ra, việc thực hành dựa trên thực chứng là điều không thể thiếu trong quá trình hành nghề. Phát biểu tại Hội nghị, GS.TS Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế chỉ rõ, vật lý trị liệu đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống y tế hiện đại. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, VLTL ngày càng chứng tỏ vai trò không thể thiếu trong việc điều trị và phục hồi chức năng (PHCN) cho bệnh nhân sau chấn thương, phẫu thuật, hoặc mắc các bệnh mãn tính. Thông qua các phương pháp điều trị không dùng thuốc, VLTL giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe, cải thiện chức năng vận động và nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong những năm qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều tiến bộ quan trọng trong lĩnh vực VLTL. Hệ thống chính sách, pháp luật về khám chữa bệnh, PHCN được hoàn thiện; các quy định về chuyên môn kỹ thuật được ban hành và áp dụng hiệu quả; tổ chức hệ thống, mạng lưới VLTL, PHCN với 01 bệnh viện trung ương, 38 bệnh viện địa phương (trong đó có 10 bệnh viện YHCT về PHCN), khoảng 550 khoa VLTL/PHCN tại các cấp cơ sở KCB từ ban đầu đến chuyên sâu và 25 bệnh viện/trung tâm thuộc y tế các Bộ, ngành, đã ngày càng được củng cố và ngày càng phát triển, làm chủ những kỹ thuật cao; đội ngũ nhân lực phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng; chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao hơn; công tác chăm sóc sức khỏe PHCN dựa vào cộng đồng tiếp tục được đẩy mạnh ở các địa phương giúp cho người bệnh, người khuyết tật được chăm sóc ngày một tốt hơn, hòa nhập với cộng đồng và nâng cao sức khỏe toàn dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Sự gia tăng của các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, và các bệnh lý cơ xương khớp đặt ra yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và hiệu quả của các phương pháp VLTL. Hơn nữa, việc tiếp cận dịch vụ VLTL còn hạn chế ở nhiều vùng nông thôn và khu vực khó khăn. Đội ngũ nhân lực và cơ sở vật chất ở những khu vực này còn thiếu thốn, cần được đầu tư và phát triển. Tại Hội nghị, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cũng nhấn mạnh việc ban hành Nghị định 96/2023 NĐ- CP của Chính phủ, trong đó có phần của VLTL/PHCN tại Điều 53 khoản 4 mục a, b về người chịu trách nhiệm cơ sở PHCN là bác sĩ PHCN hoặc kỹ thuật viên Phục hồi chức năng tốt nghiệp đại học trở lên. Nghị định này là bước quan trọng về văn bản pháp lý giúp người làm vật lý trị liệu từ bậc đại học có thể chủ động tiếp cận và điều trị cho người bệnh. Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Trần Văn Dần, Chủ tịch Hội Vật lý trị liệu Việt Nam, khẳng định, đến nay, chuyên ngành Vật lý trị liệu tại Việt Nam đã và đang được phát triển, đóng góp vào công việc chăm sóc sức khỏe toàn dân. “Vật lý trị liệu là phương pháp y học vừa an toàn, vừa hiệu quả. Việc nghiên cứu khoa học và sự hợp tác đa chuyên ngành để tối ưu hóa, nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh là vô cùng cần thiết. Vì vậy, Hội Vật lý trị liệu Việt Nam tổ chức hội nghị khoa học với chủ đề: Vai trò của Vật lý trị liệu trong hợp tác đa chuyên ngành”, ông Dần nhấn mạnh. Trong khuôn khổ diễn ra Hội nghị, các chuyên gia trong nước và quốc tế cùng thảo luận, cập nhật các kỹ thuật mới trong lĩnh vực vật lý trị liệu. Trong đó, mô hình phố hợp đa chuyên ngành được tập trung thảo luận. “Các chuyên gia cùng thảo luận, phát triển mô hình phối hợp đa chuyên ngành, cùng hoạt động chung, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục, giảm được các biến chứng của căn bệnh”, ông Dần cho hay. Nguồn: Báo Mới – Tác giả Linh Nhi https://baomoi.com/hoi-nghi-khoa-hoc-vat-ly-tri-lieu-viet-nam-lan-thu-2-vai-tro-cua-vat-ly-tri-lieu-trong-hop-tac-da-chuyen-nganh-c49410140.epi THUV-PT 🇻🇳 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇯🇵 🇻🇳🇻🇳 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇯🇵 🇻🇳 Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng  

SỰ GIA TĂNG MẮC BỆNH MẠN TÍNH KHÔNG LÂY Ở VIỆT NAM

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển mạnh mẽ. Sự phục hồi và phát triển kinh tế sau chiến tranh đang đạt được những thành tự xuất sắc. Trong đó, nền y tế cũng có những bước phát triển và thay đổi. Một trong những sự thay đổi đó là sự dịch chuyển mô hình bệnh tật từ những bệnh lây nhiễm sang những bệnh mạn tính không lây. Và đây thực sự đang là một gánh nặng bệnh tật lên nền y tế. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa, bệnh không lây nhiễm: “là các bệnh không lây, còn được gọi là bệnh mạn tính, không lây từ người sang người. Bệnh tiến triển trong thời gian dài và chậm”. Theo Bộ Y tế, Báo cáo của các bệnh viện cho thấy 65-75% người bệnh nội trú mắc các bệnh không lây nhiễm. Chủ yếu là các mặt bệnh liên quan đến hô hấp, tim mạch. Sức khỏe tâm thần cũng đang là lĩnh vực có nhiều người bệnh gia tăng. Thống kê của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, khoảng 6-7% dân số mắc đái tháo đường, còn theo Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, “sát thủ thầm lặng” là bệnh tăng huyết áp chiếm 25% số người trên 25 tuổi. Tuy nhiên điều đáng lo ngại chỉ 1/3 số bệnh nhân mắc bệnh được phát hiện và điều trị. Ngoài ra, đột quỵ và ung thư cũng đang gia tăng nhanh chóng và ngày càng trẻ hóa. Số liệu năm 2019 cho thấy gánh nặng bệnh tật do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 62,5% tổng gánh nặng bệnh tật do mọi nguyên nhân, trong khi gánh nặng bệnh tật do bệnh truyền nhiễm, bệnh lý bà mẹ, chu sinh, rối loạn dinh dưỡng chỉ chiếm khoảng 27%. Đây là những bệnh có tỷ lệ mắc cao và là nguyên nhân chủ yếu gây tàn tật và tử vong ở người trưởng thành. Hình ảnh: Biến chứng loét bàn chân ở người bệnh Đái tháo đường type 2 có thể gây tàn tật Nhận định được tình hình gia tăng nhanh của các bệnh mạn tính không lây nhiễm ở Việt Nam; trong khuôn khổ sự hợp tác trong lĩnh vực Y tế của hai quốc gia Nhật Bản và Việt Nam, “Hội thảo khoa học Quốc tế Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 2 về phòng chống các bệnh không lây nhiễm” đã được tổ chức tại Bệnh viện Bạch Mai ngày 27/6/2024. Đây là sự kiện đầy ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 50 thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản. Báo cáo tại hội thảo chỉ ra rằng, Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật và tỷ lệ tử vong cao do sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm như ung thư, tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, … Những bệnh không lây diễn biến âm thầm vẫn luôn đặt ra những thách thức đối với sức khỏe cộng đồng. Bệnh có tỷ lệ mắc ngày càng cao và để lại những hậu quả, di chứng nặng nề. Chính vì vậy, việc tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị để hạn chế sự gia tăng tỷ lệ người có nguy cơ, mắc bệnh, tàn tật và tử vong sớm do các bệnh không lây nhiễm sẽ giúp dự phòng và nâng cao sức khỏe cho mọi người. Tác giả: Nguyễn Trọng Nghĩa Giảng viên Khoa Điều dưỡng, Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam

THỰC PHẨM TỐT CHO MÙA HÈ

  Mùa hè là thời điểm nhiệt độ tăng cao, môi trường trở nên khô hạn, làm cho cơ thể mất nước nhanh hơn. Điều này đặc biệt đúng đối với những người ở trong khu vực có khí hậu nóng ẩm. Vì vậy, để giữ cho cơ thể mát mẻ và tránh mất nước, cơ thể cần được bổ sung nước đầy đủ. Hãy thêm những “siêu thực phẩm” này vào thực đơn mỗi ngày để giúp bạn giữ cho cơ thể mát mẻ trong mùa nắng nóng. Chế độ ăn uống là cách quan trọng để giữ cho cơ thể khỏe mạnh phải không nào? Dưới đây là một số loại thực phẩm hữu ích bạn có thể sử dụng thường xuyên trong mùa hè. 1. Chuối Chuối cực kỳ tốt cho sức khỏe nên khi gọi loại trái cây này là siêu thực phẩm giải nhiệt không phải là một cách nói quá. Chuối giúp cơ thể giữ nước và luôn mát mẻ vào mùa hè. Nó cũng là một món ăn vặt giúp no lâu và là một sự thay thế lành mạnh hơn cho những món ăn vặt làm mất nước. Chuối rất giàu vitamin và khoáng chất như magiê, kali, mangan, vitamin C và vitamin B6. Ăn chuối hàng ngày sẽ làm tăng các tế bào bạch cầu, cải thiện khả năng miễn dịch và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. BS. Vũ Đại Dương, chuyên khoa Dinh dưỡng (Trường Đại học Y Hà Nội) khuyến nghị ăn từ 1,5 đến 2 quả chuối một ngày đối với người bình thường giúp nâng cao sức khỏe, cung cấp nguồn dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. 2. Dưa chuột   Dưa chuột rất giàu nước giúp giữ cho cơ thể ngậm nước và làm mát trong mùa hè. Nếu bạn cần cung cấp nước cho cơ thể, bạn chỉ cần ăn nhẹ vài lát dưa chuột, thay vì uống chai nước to. Dưa chuột cũng là một loại thực phẩm tốt cho dạ dày bởi hàm lượng chất xơ của loại thực phẩm này có thể thúc đẩy sức khỏe đường ruột và nhu động ruột. 3. Dưa hấu Vào mùa nóng mọi người thường thích ăn dưa hấu vì đây là loại quả có tác dụng giải nhiệt rất cao, lại chứa nhiều nước nên có thể bù đắp lượng nước cơ thể bị mất đi do nhiệt độ cao. Ngoài việc cung cấp lycopene bảo vệ da, dưa hấu còn có 92% là nước. Điều này làm cho nó trở thành một loại quả tốt để bù nước cho cơ thể vào mùa hè. Dưa hấu cũng giàu chất xơ giúp chữa chứng khó tiêu do thời tiết nóng bức. Nghiên cứu cho thấy cơ thể hấp thụ nhiều lycopene hơn khi ăn cùng với chất béo, vì vậy hãy thử dưa hấu rưới dầu ô liu trong món salad mùa hè có vị ngọt và mặn, hoặc phết dầu lên dưa hấu rồi nướng. 4. Dừa – một siêu thực phẩm giải nhiệt mùa hè Quả dừa là một siêu thực phẩm tươi mát mang lại nhiều lợi ích khác nhau. Cùi dừa, nước dừa và dầu dừa và đều có tác dụng dưỡng ẩm và chống viêm. Theo ThS. BS. Đặng Ngọc Hùng – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng, nước dừa được xếp vào loại thức uống lành mạnh hàng đầu. So với nước mía, nước ngọt, nước ép một số loại trái cây…, nước dừa có nhiều ưu điểm vượt trội hơn rất nhiều. Nước dừa là một nguồn bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống mùa hè của bạn. Nước dừa giúp hydrat hóa trong khi ít calo và chất béo. Nước dừa còn cung cấp chất điện giải tự nhiên, là một loại nước tốt cho cơ thể mùa nắng nóng. 5. Quả mọng Các loại quả mọng rất giàu nước và nhiều chất dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng cơ thể. Chúng cũng rất giàu chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa đã được chứng minh là giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do bên ngoài. 6. Quả bơ Bơ là nguồn cung cấp chất béo lành mạnh tuyệt vời, là loại thực phẩm giải nhiệt giữ cho cơ thể bạn mát mẻ không giống như các loại thực phẩm giàu chất béo khác. Trong bơ có nhiều vi chất dinh dưỡng là khoáng chất và vitamin thiết yếu như canxi, sắt, phốt pho, kali, magiê và kẽm giúp cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, bơ còn giàu vitamin C, vitamin E, vitamin B và vitamin K là những chất giúp tăng cường khả năng miễn dịch, duy trì sức khỏe tốt. 7. Cam quýt Những loại trái cây có múi như cam quýt rất giàu nước nên chúng là một sự bổ sung lý tưởng cho chế độ ăn uống mùa hè của bạn. Chúng cũng rất giàu vitamin C giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi ánh nắng mặt trời. 8. Ngô cũng là thực phẩm giải nhiệt Một thực phẩm rất tốt cho cơ thể vào mùa hè được biết đến rộng rãi với vai trò là một loại rau, đồng thời cũng là một loại ngũ cốc nguyên hạt bổ dưỡng là bắp ngô tươi. Mỗi bắp ngô rất giàu chất xơ, vitamin và các khoáng chất thiết yếu khác nên được ưa chuộng trong các thực đơn ăn uống lành mạnh. Và bạn có biết rằng hai chất chống oxy hóa là lutein và zeaxanthin trong ngô là hai chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe của mắt, có thể hoạt động giống như kính râm tự nhiên, giúp lọc ra một số tia gây hại để bảo vệ mắt trong mùa hè. 9. Cà chua Cà chua giàu dinh dưỡng và khoáng chất, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Cà chua và nước ép cà chua là nguồn cung cấp protein, chất