November 2024

THUV OPEN DAY 2024 – KHÁM PHÁ NGÔI TRƯỜNG Y KHOA CHUẨN NHẬT BẢN

Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV) trân trọng mời các bạn học sinh, phụ huynh và những ai quan tâm đến tham dự sự kiện THUV Open Day 2024, nơi bạn sẽ được trải nghiệm trực tiếp không gian học tập, chương trình đào tạo chuẩn Nhật Bản và các hoạt động thú vị khác. Thông tin sự kiện: Thời gian: 8:30 – 11:30, Chủ Nhật, ngày 08/12/2024 Địa điểm: Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, KĐT Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên Trải nghiệm đặc biệt tại THUV Open Day 2024 Khám phá cơ sở vật chất hiện đại: Tìm hiểu về hệ thống giảng đường, thư viện được thiết kế theo chuẩn quốc tế, các phòng Lab chuyên biệt với trang thiết bị hiện đại tiêu chuẩn Nhật Bản. Bạn còn có cơ hội tham quan bệnh viện Kusumi – bệnh viện trực thuộc trường, nơi các sinh viên được thực hành thực tế. Tham gia workshop chuyên ngành: Học hỏi kiến thức y khoa bổ ích thông qua các workshop thú vị được tổ chức bởi đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm tại THUV. Tư vấn tuyển sinh trực tiếp: Nhận tư vấn chi tiết về các ngành học, chương trình học bổng và cơ hội nghề nghiệp từ đội ngũ tư vấn của nhà trường. Trải nghiệm văn hóa Nhật Bản: Tham gia các hoạt động và trò chơi văn hóa Nhật Bản, đồng thời check-in tại những góc “sống ảo” độc đáo ngay trong khuôn viên THUV. Tại sao nên tham gia THUV Open Day? Tìm hiểu về môi trường học tập chuyên nghiệp với chương trình đào tạo chuẩn quốc tế. Khám phá cơ hội học bổng và các ngành học hấp dẫn tại THUV. Gặp gỡ đội ngũ giảng viên, sinh viên và cảm nhận không khí học tập tại một trong những trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực y khoa tại Việt Nam. Cách thức tham gia: 👉 Link đăng ký sự kiện: Link đăng ký tại đây Hãy nhanh tay đăng ký để trải nghiệm một ngày đầy thú vị tại THUV Open Day 2024. Chúng tôi rất mong được chào đón các bạn tại sự kiện! Liên hệ: Hotline: 0869 809 088 Email: admin@tokyo-human.edu.vn

Nâng cao chất lượng dạy học tại trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam với ống nghe 2 đầu

Trong quá trình đào tạo chuyên ngành chăm sóc sức khỏe, việc rèn luyện kỹ năng thăm khám thể chất chính xác là điều kiện tiên quyết để sinh viên có thể trở thành những nhân viên y tế giỏi trong tương lai. Để giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy và thực hành, Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam đã lựa chọn Ống nghe 2 đầu – một công cụ học tập hiện đại, hỗ trợ tuyệt vời cho việc dạy và học thăm khám thể chất. Ống nghe 2 đầu được thiết kế đặc biệt để tối ưu hóa việc giảng dạy và thực hành thăm khám thể chất. Với 2 ống nghe và loa ống nghe đôi, sản phẩm này mang đến một tính năng vượt trội, cho phép hai người cùng nghe bệnh đồng thời. Đây là điểm khác biệt lớn so với các loại ống nghe thông thường, tạo ra môi trường học tập hiệu quả hơn cho cả giảng viên và sinh viên. Ống nghe 2 đầu không chỉ đơn thuần là một công cụ y tế, mà còn là phương tiện giảng dạy quan trọng giúp sinh viên tiếp cận thực tế nhanh chóng và hiệu quả. Việc sử dụng ống nghe này trong kỹ thuật nghe khám như khám tim, phổi, huyết áp và thăm khám tổng quát giúp sinh viên luyện tập và phát triển kỹ năng thăm khám chính xác hơn, từ đó nâng cao năng lực lâm sàng. Tính năng ưu việt khi sử dụng tai nghe 2 đầu cho quá trình dạy học thực hành: Cải thiện hiệu suất nghe bệnh: Ống nghe 2 đầu mang lại hiệu suất nghe bệnh vượt trội. Cả giảng viên và sinh viên đều có thể nghe rõ ràng các âm thanh sinh lý từ cơ thể người bệnh, giúp phân tích và nhận diện chính xác các dấu hiệu bệnh lý. Điều này không chỉ giúp sinh viên nâng cao khả năng phân tích âm thanh tim, phổi, mà còn tạo cơ hội để giảng viên trực tiếp hướng dẫn và điều chỉnh kỹ thuật thực hành của sinh viên. Học tập cùng nhau: Với thiết kế đặc biệt của loa ống nghe đôi, giảng viên và sinh viên có thể cùng nghe và thảo luận về các tín hiệu sinh lý từ cơ thể người bệnh. Điều này thúc đẩy sự trao đổi kiến thức và kỹ năng lâm sàng ngay trong quá trình thực hành, giúp sinh viên hiểu rõ hơn về cách nghe và phân tích các dấu hiệu lâm sàng. Tăng cường kỹ năng nghe khám: Việc cùng nghe và phân tích âm thanh giúp sinh viên nâng cao khả năng chú ý, ghi nhớ và phân biệt các âm thanh khác nhau trong cơ thể người bệnh. Hỗ trợ giảng viên trong quá trình hướng dẫn: Giảng viên có thể dễ dàng cùng nghe âm thanh thăm khám từ phía người bệnh và chia sẻ trực tiếp với sinh viên, giúp sinh viên nhận diện các dấu hiệu bệnh một cách rõ ràng và chính xác. Với Ống nghe 2 đầu, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng thăm khám thể chất, chuẩn bị tốt nhất cho công việc trong tương lai. Hãy đến và trải nghiệm phương pháp giảng dạy hiện đại tại Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam! Tác giả: Dương Thị Thu Hương  Giảng viên khoa điều dưỡng, trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam 2 năm làm việc tại Bệnh Viện Đa khoa Cửa Đông – Tp Vinh – Nghệ An 3 năm làm việc tại Bệnh viện Showa – Tp Shimonoseki – tỉnh Yamaguchi – Nhật Bản

Ngày nhà giáo Việt Nam – Người lái đò thầm lặng

Người thầy – hay còn gọi là “người lái đò” – là hình tượng đẹp trong lòng bao thế hệ học trò, bởi thầy cô chính là những người âm thầm đưa đò qua sông, dốc sức để mang kiến thức và tình yêu đến với lớp lớp học sinh. Khi nhắc đến từ người lái đò, chúng ta sẽ luôn nhớ về những thầy cô, người đã và đang dạy dỗ các thế hệ học sinh, sinh viên nên người và nên nghề. Tháng 11, tháng tôn vinh những nhà giáo Việt Nam. Chúng ta lại có thêm dịp để nhớ về những người thầy cô đã từng nâng đỡ chúng ta trong cuộc đời này. Chính là dip chúng ta thể hiện và khắc ghi lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô – những người không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, nuôi dưỡng và phát triển nhân cách cho các thế hệ trẻ. Những người thầy, người cô – những người đã không quản khó khăn, tận tâm gieo từng con chữ và dạy dỗ chúng ta trở thành người có ích cho xã hội. Ngày Nhà giáo Việt Nam không chỉ đơn thuần là một ngày lễ. Ngày này đã trở thành một nét văn hóa đẹp trong truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam, cũng là cơ hội để nhắc nhở về ý nghĩa thiêng liêng của nghề giáo và tinh thần cao quý mà nghề này mang lại. Thầy cô không chỉ dạy chúng ta kiến thức sách vở mà còn truyền tải những bài học về đạo đức, về cách sống, về ý nghĩa của sự kiên trì và lòng nhiệt huyết. Chính thầy cô đã giúp chúng ta xây dựng những viên gạch đầu tiên trong ngôi nhà tri thức, là bệ phóng để chúng ta chinh phục những ước mơ lớn lao trong tương lai. Nhớ về những ngày học trò, chúng ta không thể quên hình ảnh thầy cô miệt mài bên trang giáo án, thức khuya soạn từng bài giảng, luôn trăn trở làm sao để học sinh hiểu bài và yêu thích việc học. Thầy cô như những người lái đò cần mẫn, chở chúng ta qua sông tri thức, rồi lặng lẽ dõi theo chúng ta từng bước chân khi chúng ta trưởng thành và bay xa. Trong hành trình ấy, thầy cô đã dành cho chúng ta những tình cảm chân thành, vô tư mà không mong nhận lại điều gì. Tháng 11, khi sắc vàng của nắng nhẹ hòa quyện cùng làn gió se lạnh, lòng tôi lại trào dâng một niềm xúc động khó tả. Ngày Nhà giáo Việt Nam sắp đến gần, và chúng ta cùng ngẫm lại về công ơn thầy cô – những người đã lặng lẽ dệt nên những giấc mơ cho bao lớp học trò. Có người từng nói: “Công ơn thầy cô như biển trời không bao giờ kể hết.” Và đúng như vậy, thầy cô như những người lái đò thầm lặng, đưa hết những người học trò của mình qua sông, đến với những bến bờ tri thức. Tháng 11 này, giữa dòng đời tấp nập, chúng ta cùng dành một khoảnh khắc để nói lời cảm ơn chân thành đến những người thầy, người cô của mình. Cảm ơn thầy cô – những người lái đò thầm lặng, đã chấp cánh cho những ước mơ của lũ trẻ nhỏ bay cao, bay xa. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới, Trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam xin gửi đến những thầy cô đã đang và sắp công tác trong ngành một tình cảm chân thành nhất cùng lời chúc tốt đẹp nhất. Chúc thầy cô luôn mạnh khỏe, tràn đầy nhiệt huyết luôn vững tay chèo, tiếp tục đưa những chuyến đò chở đầy ước mơ cập bến bờ thành công. Tri ân các thầy cô! Thân ái!

Bệnh sởi: đặc điểm và cách phòng ngừa

Bệnh sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt phổ biến ở trẻ em và có khả năng lây lan mạnh mẽ nếu không được kiểm soát. Tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, chúng tôi không ngừng đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức cộng đồng về các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe. Với mục tiêu “mang lại sức khỏe và hạnh phúc cho cộng đồng,” bài viết này cung cấp thông tin tổng quan về bệnh sởi, triệu chứng nhận biết và các phương pháp phòng tránh hiệu quả để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi dịch bệnh. Tổng quan về bệnh sởi Bệnh sởi (Measles) là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến và có khả năng lây lan mạnh mẽ, đặc biệt ở trẻ em. Sởi là bệnh do virus gây ra và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời. Mặc dù vắc xin đã giúp giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh, nhưng các đợt bùng phát vẫn xảy ra ở nhiều khu vực trên thế giới do việc không tiêm phòng đầy đủ và sự lây lan nhanh chóng của virus. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong năm 2022, toàn cầu đã ghi nhận hơn 140.000 ca tử vong do bệnh sởi, chủ yếu ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Các quốc gia có tỷ lệ mắc sởi cao thường nằm ở châu Phi, châu Á và một số vùng của châu Âu, nơi tỷ lệ tiêm chủng còn thấp. Việt Nam, mặc dù đã có chương trình tiêm phòng rộng rãi, vẫn ghi nhận một số ca bùng phát sởi cục bộ. Theo Bộ Y tế, trong những năm gần đây, Việt Nam ghi nhận hàng nghìn ca mắc sởi mỗi năm, với đa số là trẻ em chưa tiêm chủng hoặc chưa tiêm đủ liều vắc xin phòng bệnh. Đặc biệt, trong năm 2019, cả nước ghi nhận trên 6.000 trường hợp mắc bệnh sởi, chủ yếu tập trung tại các khu vực đông dân cư và có điều kiện vệ sinh kém. Sự gia tăng của các đợt bùng phát sởi là lời nhắc nhở mạnh mẽ về tầm quan trọng của việc tiêm chủng đầy đủ và duy trì miễn dịch cộng đồng. Việc không đạt được tỷ lệ tiêm chủng tối ưu (trên 95%) có thể dẫn đến sự lây lan nhanh chóng của bệnh và gây nên các đợt dịch lớn, đe dọa sức khỏe cộng đồng. Tác nhân gây bệnh sởi Bệnh sởi do một loại virus thuộc họ Paramyxoviridae, tên là Polinosa morbillarum gây ra. Virus sởi có khả năng lây truyền rất mạnh và lây chủ yếu qua đường hô hấp thông qua các giọt bắn nhỏ khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Khi virus sởi xâm nhập vào cơ thể, nó tấn công các tế bào hô hấp và sau đó lan sang các hệ cơ quan khác, gây ra những triệu chứng điển hình của bệnh. Virus sởi có thể tồn tại trong không khí hoặc trên bề mặt trong vài giờ. Điều này làm cho bệnh sởi trở thành một trong những bệnh truyền nhiễm dễ lây lan nhất. Những người chưa có miễn dịch với bệnh sởi có tới 90% nguy cơ mắc bệnh khi tiếp xúc gần với người nhiễm virus. Một đặc điểm đáng chú ý của virus sởi là thời gian ủ bệnh kéo dài từ 7 đến 14 ngày, trong thời gian đó người nhiễm bệnh đã có thể lây nhiễm cho người khác ngay cả khi chưa xuất hiện triệu chứng. Đây chính là lý do vì sao các đợt bùng phát sởi có thể lan nhanh trong các cộng đồng dân cư, trường học hoặc khu vực tập trung đông người. Đối tượng mắc và triệu chứng Mặc dù bất kỳ ai chưa có miễn dịch với bệnh sởi đều có nguy cơ mắc bệnh, nhưng nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất là trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn chưa tiêm phòng hoặc chưa tiếp xúc với virus sởi. Những người có hệ miễn dịch yếu như phụ nữ mang thai hoặc những người mắc các bệnh nền như HIV/AIDS, ung thư, hoặc đang điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch cũng có nguy cơ cao hơn. Trẻ em chưa tiêm vắc xin hoặc chưa hoàn thành các mũi tiêm đầy đủ thường là nhóm bị mắc bệnh nặng nhất, với nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng. Theo WHO, khoảng 1/5 trẻ em mắc sởi sẽ phải nhập viện, và trong số này, nhiều trẻ có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, hoặc các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng như suy dinh dưỡng nặng. Bệnh sởi xuất hiện với các triệu chứng: Giai đoạn ủ bệnh kéo dài từ 7 đến 14 ngày, trong thời gian này người bệnh chưa xuất hiện triệu chứng. Sau thời gian ủ bệnh, các triệu chứng ban đầu bao gồm sốt cao (thường trên 38,5°C), mệt mỏi, ho khan, chảy nước mũi và viêm kết mạc (mắt đỏ). Sau vài ngày, các nốt phát ban đỏ đặc trưng của bệnh sởi xuất hiện, ban đầu là các nốt nhỏ màu đỏ ở mặt và sau đó lan xuống toàn bộ cơ thể. Một triệu chứng quan trọng khác là các đốm Koplik (các đốm trắng nhỏ bên trong má) có thể xuất hiện trong miệng 2-3 ngày trước khi phát ban ngoài da. Bệnh sởi có thể tự khỏi trong 7-10 ngày nếu không có biến chứng, tuy nhiên đối với một số trường hợp, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: Viêm phổi: Đây là biến chứng thường gặp nhất và cũng là nguyên nhân chính gây tử

Những lưu ý phòng bệnh khi thời tiết chuyển mùa

Thời tiết chuyển mùa thường khiến nhiều người mắc phải một số bệnh như cảm cúm, viêm họng, sốt… Dưới đây là những lưu ý đến từ các chuyên gia sức khỏe của Trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam để giúp mọi người phòng tránh và bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Thời tiết chuyển mùa dễ khiến cơ thể gặp các triệu chứng như cảm cúm, viêm họng … Theo các chuyên gia về sức khỏe, thời điểm chuyển giao mùa được xem là giai đoạn khá nguy hiểm đối với cơ thể con người. Vì thế, cần có những biện pháp bảo vệ để phòng tránh cũng như bảo vệ mình trước mưa nắng của thời tiết. Giữ gìn vệ sinh cá nhân nhưng không tắm quá lâu Để phòng tránh các bệnh lây nhiễm trong thời điểm chuyển giao mùa, mọi người cần vệ sinh cá nhân và nơi sinh hoạt thật sạch sẽ. Tuy vậy, lúc này nhiệt độ thường có sự thay đổi rõ rệt, có thể là sáng nắng nóng và tối trở lạnh. Chính những điều đấy sẽ khiến cho việc tắm quá lâu, hay tắm nước lạnh trở nên nguy hiểm hơn. Các chuyên gia tại bệnh viện Kusumi trực thuộc THUV khuyên rằng, trong thời tiết chuyển mùa, hãy hạn chế tắm trong thời gian dài quá 15 phút và không tắm quá khuya. Lý do là bởi khi tắm lâu cơ thể sẽ trở nên yếu, sức đề kháng giảm cũng như việc tắm lâu hay muộn sẽ khiến gặp tình trạng cảm cúm, thậm chí có nguy cơ đột quỵ. Cần chú ý mặc ấm để bảo vệ sức khỏe khi thời tiết chuyển giao mùa. Ăn sáng đầy đủ Bỏ ăn sáng là thói quen của nhiều người, đặc biệt giới trẻ nhưng đây là một thói quen xấu cần phải thay đổi. Bởi nếu duy trì thói quen này sẽ gây ảnh hưởng và dẫn đến sức khỏe giảm sút cũng như gặp tình trạng cảm cúm, mệt mỏi với những thay đổi của thời tiết… Để hạn chế tình trạng trên, hãy điều chỉnh thói quen và cố gắng ăn sáng đầy đủ. Điều này giúp cơ thể có đủ chất dinh dưỡng, giúp giữ ấm cơ thể trong những ngày gió mùa về. Ngoài ra, cũng cần bổ sung thêm các loại thực phẩm có tác dụng làm ấm người khi đi ngoài trời lạnh như gừng, tỏi… Đây cũng là cách giúp bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất trong thời tiết chuyển giao mùa. Mặc đủ ấm Việc mặc đủ ấm sẽ giúp cơ thể không bị nhiễm lạnh trong thời tiết chuyển giao mùa. Hãy lựa chọn trang phục phù hợp để thân nhiệt không bị quá nóng hay quá lạnh, thậm chí có thể hỗ trợ bằng các phụ kiện như khẩu trang, mũ, khăn quàng cổ để có thể bảo vệ cơ thể một cách toàn diện nhất. Ngoài các điều đáng lưu tâm ở trên, chúng ta cũng cần lưu ý như sau – Giữ cho cơ thể khỏe mạnh bằng cách tăng cường vận động để nâng cao thể trạng – Ăn đầy đủ chất và các nhóm chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, nhất là các thức ăn có nhiều vitamin; rau xanh, hoa quả tươi – Tiêm phòng đầy đủ. – Cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhà ở thông thoáng, ít bụi bẩn. – Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, nếu dùng tay che miệng thì nên rửa sạch với xà phòng. Đeo khẩu trang, tránh tụ tập nơi đông người khi có dịch. – Khi có biểu hiện bất thường cần được khám và tư vấn của bác sĩ.

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG TRỢ LÝ KHOA KỸ THUẬT HÌNH ẢNH Y HỌC

Trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam xin thông báo tuyển dụng Trợ lý  khoa kỹ thuật hình ảnh y học như sau: Vị trí tuyển dụng Trợ lý khoa kỹ thuật hình ảnh y học Loại hình công việc Toàn thời gian Số lượng tuyển dụng 01 (một) nguời Mô tả công việc ★  Hỗ trợ công tác giảng dạy tại khoa kỹ thuật hình ảnh y học. ★  Hướng dẫn sinh viên thực tập, thực hành; đầu mối liên lạc với các bệnh viện thực tập. ★  Quản lý sinh viên ★  Các công việc khác theo sự phân công của nhà trường Điều kiện ứng tuyển ★  Có bằng đại học chuyên ngành kỹ thuật hình ảnh y học/Chuẩn đoán hình ảnh trở lên ★  Sử dụng được một trong hai ngôn ngữ là Tiếng Anh hoặc/và Tiếng Nhật ※ Ưu tiên những ứng viên có chứng chỉ hành nghề, có kinh nghiệm lâm sàng hoặc giảng dạy. Chế độ lương & phúc lợi ★ Mức lương: thỏa thuận theo năng lực và kinh nghiệm. ★ Môi trường làm việc, chuyên nghiệp năng động thân thiện, hỗ trợ nhân viên nhanh chóng hòa nhập với Công ty ★ Được tham gia BHXH, BHYT theo đúng quy định của Luật lao động; ★ Chế độ chăm sóc sức khỏe cho bản thân và người thân (Chồng con và Tứ thân phụ mẫu) hằng năm bởi hệ thống y tế công ty. ★ Chế độ bảo hiểm thân thể và bảo hiểm 24h. Địa điểm làm việc Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam ST-01, KĐT thương mại và du lịch Văn Giang (ECOPARK), huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên E-mail: admin@tokyo-human.edu.vn TEL: (+84)-0869-809-088  /  (+84)-024-6664-0325   TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM PHÒNG NHÂN SỰ