Sống trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI) lên ngôi

Nguồn:<a href=”

Từ nửa sau những năm 1990, internet và điện thoại di động nhanh chóng trở nên phổ biến, còn hiện nay là thời đại mà con người không thể xa rời điện thoại thông minh. Có lẽ bây giờ, mỗi người dưới 30 tuổi đều có một chiếc điện thoại thông minh. Để tìm hiểu về một điều gì đó, chỉ cần nhập từ khóa thì ngay lập tức sẽ có được kết quả đã là một việc rất đỗi bình thường. Nhưng hồi tôi còn là học sinh cấp ba thì để tra cứu một từ tiếng Anh, cần phải dùng đến từ điển. Ngoài ra, hồi đó email cũng không phổ biến nên năm tôi 22 tuổi và đang sống ở Ghana, một nước phía Tây Châu Phi, khi tôi viết thư rồi bỏ vào hòm thư thì khoảng một tháng sau bức thư đó mới đến Nhật Bản và hồi âm cho bức thư đó lại mất thêm một tháng nữa. Lúc nhận được thư hồi âm thì tôi cũng đã quên mất mình đã viết gì trong thư gửi đi. Đó là những chuyện của trước đây.

Từ đó đến nay cũng đã 25 năm. Bây giờ là năm 2023, sự tiến bộ của công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) trở nên rõ rệt. Tôi đã từng đọc vài lần một bài báo có tiêu đề  kiểu như “Những ngành nghề sẽ biến mất trong 10 năm tới”. Tôi cảm thấy lo lắng về tương lai rằng “Mình có thể làm công việc mà mình đã lựa chọn, công việc mình muốn làm đến khi nào…” Đặc biệt tôi không khỏi hết cảm giác bất an là nếu một người không có một chuyên môn nghề nghiệp đặc biệt nào như tôi thì sẽ bị công nghệ AI thay thế.

Đây là câu chuyện của riêng tôi nhưng hồi học đại học, chuyên ngành của tôi là giáo dục thể chất. Đó là một trường Đại học rất mạnh về bóng chuyền nên cho đến năm 20 tuổi tôi đã nghiêm túc nhắm đến mục tiêu trở thành một người có thể đại diện cho đất nước. Nhưng tôi đã trả qua 2 lần phải nằm viện, và phải từ bỏ ước mơ đó, nhưng tôi đã đặt ra một mục tiêu là có thể đào tạo các vận động viên tham gia Olympic. Tôi đã từng làm huấn luyện viên đội tuyển quốc gia ở một nước nọ, nhưng lại thấy tiếp tục cuộc sống ở đó thật khó khăn nên năm 29 tuổi tôi đã từ bỏ ước mơ của mình. Sau đó tôi vẫn tiếp tuc bóng chuyền như là một sở thích của bản thân, bên cạnh đó tôi làm điều phối viên tại một cơ quan liên đến nhân sự và giáo dục như là một nghề nghiệp để có thể duy trì cuộc sống. Đó là một công việc không cần đến kỹ năng và kiến thức chuyên môn đặc biệt nên tôi cảm thấy có một mối đe dọa rằng công nghệ AI sẽ có thể nhanh chóng hoàn thành công việc đó một cách chính xác.

Vậy thì những ngành nghề nào là ngành nghề sẽ không bị công nghệ AI nuốt chửng? Công nghệ AI với chức năng Deep learning, không chỉ đang tiến bộ và tích lũy thông tin mỗi ngày mà còn học hỏi từ những trải nghiệm đó. Đặc biệt là về xử lý thông tin và thao tác đơn giản, AI có thể xử lý chính xác và nhanh chóng đến mức con người không thể so sánh được. Ngược lại, những thứ được tao ra bởi bàn tay con người, những thứ cần phải có giao tiếp thì so với công nghệ AI hiện nay, hẳn là con người vẫn đang có ưu thế hơn. Bức tranh mà trên thế giới chỉ có một, những tác phẩm gốm với tạo hình phức tạp. Những người sáng tạo nội dung web và chế tạo nhạc. Đây là những thứ được tạo ra bởi con người, có sức thu hút đối với mọi người. Thế giới thể thao đã từng là ước mơ của tôi một thời thì dù có trong tay công nghệ AI cũng không thể đánh đổi được.

Vậy thì đối với một người không có khiếu về nghệ thuật và thể thao, cũng như không giỏi tạo ra một sản phẩm nào đó thì liệu sự lựa chọn có ngày càng bị thu hẹp lại không? Chúng ta không cần phải quá bi quan. Con người có một năng lực phức tạp và vô hình gọi là cảm xúc, năng lực này thay đổi tùy thuộc vào những cuộc đối thoại, giao tiếp và tương tác với người khác. Tôi nghĩ rằng sẽ còn phải một thời gian dài nữa thì công nghệ AI có thể vượt lên và nếu có như vậy thì cũng sẽ có những lĩnh vực không thể thay thế được. Nhìn nhận các ngành nghề từ góc độ đó, tôi cho rằng “những nghề cần tiếp xúc và giao tiếp trực tiếp với con người” sẽ không biến mất trong tương lai.  Đây là những ngành nghề hình thành từ việc phải có đối tượng giao tiếp gồm nhân viên y tế như các điều dưỡng viên chẳng hạn, nhân viên tư vấn, nhân viên kinh doanh là những ngành nghề như vậy.

THUV là một trường đại học đào tạo nguồn nhân lực y tế và chắc chắn là có thể tồn tại lâu dài trong thời đại mà công nghệ AI đang có những bước đột phá. Các bạn sẽ được học về kiến thức chuyên môn về y tế (hiện tại trường có 4 khoa), lĩnh hội kiến thức tiếng Nhật, tham gia thực tập nhất định sau khi tốt nghiệp và nhờ đó lấy được chứng chỉ hành nghề chuyên môn. Sau khi lấy được chứng chỉ, các bạn sẽ có cơ hội làm việc với tư cách là điều dưỡng viên, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, kỹ thuật viên xét nghiệm y học, kỹ thuật viên hình ảnh y học, các bạn có thể có được những cơ hội làm việc trong các ngành nghề mà mình có thể hoạt động tích cực tại nơi làm việc liên quan đến y học – công việc tương tác với mọi người và thường xuyên được cập nhật kiến thức mới.

Nế bạn có quan tâm hãy thử một lần tra cứu về “Công nghệ AI”, “Ngành nghề sẽ biến mất”. Trong đó, nếu bạn tìm thấy có ngành nghề mà bạn nghĩ rằng “mình muốn thử làm” thì hãy nhắm đến nó, làm việc chăm chỉ, nỗ lực để thử biến nó thành một thứ của riêng mình. Nếu đó là lĩnh vực y tế, và THUV được bạn lựa chọn thì chúng tôi rất chào đón bạn.

Nguồn:

https://jp.freepik.com/free-vector/gradient-brain-background_44416640.htm#query=ai&position=4&from_view=keyword&track=sph”>Freepik</a>

Tác giả: SUGAWARA JUNKO

Trưởng Phòng Hành Chính Tổng Hợp

TUYỂN SINH 2024

Bạn đang chưa biết lựa chọn ngành nào ?
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ - tư vấn.
Hotline: 0869 809 088
Email: tuyensinh@tokyo-human.edu.vn

Hẹn gặp lại các bạn tại THUV.