Biểu tượng ngành điều dưỡng

Ngành điều dưỡng đang ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ với nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng trong xã hội. Xuất hiện trong thời kỳ đế chế La Mã, trải qua nhiều biến cố thăng trầm, ngành điều dưỡng hiện nay đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống y tế. Tuy nhiên vẫn chưa thật sự có nhiều người hiểu rõ về ngành nghề này. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về biểu tượng ngành điều dưỡng cũng như ý nghĩa sâu sắc phía sau biểu tượng đó.

Xem thêm:

1. Biểu tượng của ngành điều dưỡng thế giới

1.1 Biểu tượng điều dưỡng thế giới

Biểu tượng ngành điều dưỡng

Biểu tượng ngành điều dưỡng thế giới

Ngành điều dưỡng thế giới có biểu tượng chính là cây đèn. Cây đèn có màu đen với một ngọn lửa được thắp lên ở đầu đèn, tượng trưng cho sự chăm sóc của những người điều dưỡng mang đến cho các bệnh nhân.

1.2 Nguồn gốc biểu tượng ngành điều dưỡng thế giới

Ý nghĩa của biểu tượng ngành điều dưỡng xuất phát từ câu chuyện về bà Florence Nightingale –  người sáng lập ra ngành điều dưỡng hiện đại. Bà bắt đầu sự nghiệp với tư cách là một y tá trong Chiến tranh Crimea những năm 1850. Năm 1860, Florence mở ra Florence Nightingale Nurses – trường y tá đầu tiên ở Luân Đôn. Đây là trường đã đặt nền tảng cho hệ thống đào tạo điều dưỡng ở Anh cũng như ở nhiều nước trên toàn thế giới, tạo điều kiện cho ngành điều dưỡng phát triển vượt bậc. Do đó, để ghi nhớ công ơn của bà, Hội Điều dưỡng Thế giới đã lấy ngày sinh của bà 12/5 làm ngày điều dưỡng quốc tế.

Nguồn gốc của biểu tượng ngành điều dưỡng

Bà Florence là người đặt nền móng đầu tiên cho ngành điều dưỡng

Bên cạnh đó, câu chuyện “Người phụ nữ với cây đèn” của bà Florence cũng được lấy làm nguồn gốc của biểu tượng ngành. Trong suốt những năm tháng làm việc, bà Florence luôn làm việc hết mình để chăm sóc các bệnh nhân, bao gồm cả ban đêm. Khi các bác sĩ đã về nghỉ, khi bóng đêm phủ lên các hành lang, bà Florence vẫn cần mẫn làm công việc chăm sóc người bệnh. Hình ảnh bà cầm cây đèn leo lét trên tay, lặng lẽ đi săn sóc bệnh nhân một mình không chỉ khiến các bệnh nhân ấm lòng mà còn khiến tất cả mọi người cảm phục. Hình ảnh này đã trở thành một biểu tượng bất diệt trong các hình ảnh cũng như những bài thơ về bà Florence Nightingale.

1.3. Ý nghĩa

Cây đèn được sử dụng làm biểu tượng ngành điều dưỡng nhằm nói lên sự tôn kính dành cho sự đóng góp vào sự phát triển ngành của bà Florence Nightingale. Bên cạnh đó cây đèn cũng tượng trưng cho sự cống hiến thầm lặng của những người làm trong ngành điều dưỡng. Những điều dưỡng viên luôn làm việc tận tụy hết mình để chăm sóc và giúp các bệnh nhân vượt qua nỗi đau thể xác lẫn tinh thần.

2. Biểu tượng điều dưỡng Việt Nam

Logo hội điều dưỡng Việt Nam

Logo hội điều dưỡng Việt Nam

Biểu tượng ngành điều dưỡng Việt Nam là hình ảnh bàn tay nâng đỡ chữ thập đỏ với cây đèn cùng hai bông lúa bao bọc phía ngoài. Trên nền trắng nổi bật là hình chữ thập đỏ – tượng trưng cho ngành y tế nói chung. Chính giữa chữ thập đỏ là cây đèn, biểu tượng của ngành điều dưỡng thế giới. Hình ảnh này không chỉ thể hiện điều dưỡng là một bộ phận của hệ thống y tế mà còn gợi nhắc đến bà Florence Nightingale – “mẹ đẻ” của ngành điều dưỡng thế giới.

Bên cạnh đó, hình ảnh bàn tay nâng chữ thập đỏ và cây đèn thể hiện bàn tay của người điều dưỡng ngày nay trân trọng công việc của bản thân. Hơn nữa nó còn cho thấy sự đồng lòng, tiếp nối mục đích cao cả của nghề điều dưỡng.  Đặc biệt hai bông lúa bao bọc phía ngoài là biểu tượng của đất nước Việt Nam. Như vậy biểu tượng này đã cho thấy được ý nghĩa quan trọng cũng như vị trí của ngành điều dưỡng trong ngành y tế tại Việt Nam.

Ngành điều dưỡng không chỉ là ngành có sự phát triển lâu đời mà còn gắn liền với nhiều câu chuyện đầy tính nhân văn. Điều này được thể hiện rõ qua biểu tượng ngành điều dưỡng thế giới cùng ý nghĩa của nó. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu hơn về ngành điều dưỡng cũng như công việc đầy nhân văn của người điều dưỡng viên.

TUYỂN SINH 2024

Bạn đang chưa biết lựa chọn ngành nào ?
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ - tư vấn.
Hotline: 0869 809 088
Email: tuyensinh@tokyo-human.edu.vn

Hẹn gặp lại các bạn tại THUV.