Ý nghĩa xét nghiệm huyết học

Xét nghiệm y học là một kỹ thuật quan trọng trong việc giúp bác sĩ có cơ sở kết luận bệnh của bệnh nhân. Trong các xét nghiệm y học, xét nghiệm huyết học thường được sử dụng nhiều nhất và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện đại. Vậy ý nghĩa xét nghiệm huyết học quan trọng như thế nào?

Xem thêm:

1. Xét nghiệm huyết học là gì ?

Xét nghiệm huyết học là gì?

  • Xét nghiệm huyết học còn được biết đến với tên gọi khác là xét nghiệm công thức máu (huyết đồ).
  • Xét nghiệm huyết học là nghiệp vụ mà các bác sĩ, kỹ thuật viên xét nghiệm sử dụng các máy móc, thiết bị hiện đại để kiểm tra, phân tích máu nhằm cung cấp các thông tin về hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hemoglobin, hematocrit, mang oxy,… Từ đó, giúp các bác sĩ đánh giá tổng quá tình trạng sức khỏe của người được xét nghiệm, sớm phát hiện bệnh và đề xuất phương án điều trị kịp thời.
  • Thực tế, xét nghiệm huyết học không có tác dụng xác định, chẩn đoán nguyên nhân bệnh mà chỉ mang tính gợi ý và định hướng. Xét nghiệm máu được coi như cánh tay phải của bác sĩ, hỗ trợ cho công tác phát hiện và điều trị bệnh được chính xác, nhanh chóng và hiệu qủa hơn.

2. Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm huyết học

Ý nghĩa xét nghiệm huyết học

2.1. Ý nghĩa số lượng bạch cầu (WBC)

Với người bình thường thì sẽ cho ra kết quả 3,0 – 10,0 G/L (G/L: tỉ tế bào / lít).

Nếu xét nghiệm cho ra chỉ số 40 – 10 Giga/L thì:

  • Tăng trong viêm nhiễm, bệnh máu ác tính, các bệnh bạch cầu, ví dụ như: bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp, bệnh bạch cầu lympho cấp, bệnh bạch cầu dòng tuỷ mạn, bệnh bạch cầu lympho mạn, bệnh u bạch cầu.
  • Giảm trong thiếu máu do bất sản, thiếu hụt vitamin B12, nhiễm khuẩn, …

2.2. Ý nghĩa xét nghiệm huyết học – Số lượng hồng cầu (RBC)

Trạng thái bình thường ở nam là 4,2 – 6,0 Tera/L  và nữ là 3,8 – 5 Tera/L.

Nếu kết quả từ 3.8 – 5.8 Tera/L thì:

  • Tăng trong mất nước và chứng tăng hồng cầu.
  • Giảm trong thiếu máu.

2.3. Ý nghĩa lượng huyết sắc tố (Hb)

Chỉ số là bình thường nếu nam là 130 – 170 gram/L và  nữ: 120 – 150 gram/L.

Nếu kết quả Hb là 12-16,5 g / dL thì ý nghĩa chỉ số huyết học này là:

  • Tăng trong mất nước, bệnh tim và bệnh phổi.
  • Giảm trong thiếu máu, chảy máu, các phản ứng gây tan máu.

2.4. Ý nghĩa về khối hồng cầu (HCT)

Chỉ số bình thường ở nam là 38 – 49% và nữ là 34,9-44,5%.

Nếu chỉ số này ở nam là 39-49% và nữ là 33-43%, thì tình trạng này bị:

  • Tăng trong các rối loạn dị ứng, chứng tăng hồng cầu, hút thuốc lá, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh mạch vành, chứng giảm lưu lượng máu.
  • Giảm trong mất máu, thiếu máu, thai nghén.

2.5. Thể tích trung bình của hồng cầu (MCV)

Nếu chỉ số xét nghiệm là 85-95 fL (1 fL = 10-15 L) thì có ý nghĩa:

  • Tăng trong thiếu hụt vitamin B12, thiếu acid folic, bệnh gan, nghiện rượu, chứng tăng hồng cầu, suy tuyến giáp, bất sản tuỷ xương, xơ hoá tuỷ xương.
  • Giảm trong thiếu hụt sắt, hội chứng thalassemia và các bệnh hemoglobin khác, thiếu máu trong các bệnh mạn tính, thiếu máu nguyên hồng cầu (sideroblastic anemia), suy thận mạn tính, nhiễm độc chì.

2.6. Lượng Hb trung bình hồng cầu (MCH)

Nếu chỉ số MCH của máu là 26-32 pg (1 pg = 10-12 g) thì có nghĩa:

  • Tăng trong thiếu máu tăng sắc hồng cầu bình thường, chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng, sự có mặt của các yếu tố ngưng kết lạnh.
  • Giảm trong bắt đầu thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu nói chung, thiếu máu đang tái tạo.

2.7. Nồng độ Hb trung bình hồng cầu (MCHC)

Nếu chỉ số MCHC là 32-36 g/ dL thì:

  • Tăng trong sắc hồng cầu bình thường, chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng, sự có mặt của các yếu tố ngưng kết lạnh.
  • Giảm trong thiếu máu do giảm folate hoặc vitamin B12, xơ gan, nghiện rượu.

Ý nghĩa các chỉ số trong xét nghiệm huyết học

2.8. Tỷ lệ phần trăm bạch cầu lympho (LYM%)

Kết quả xét nghiệm bình thường sẽ cho giá trị từ 20 – 25%

  • Tăng là do nhiễm khuẩn mạn, chứng tăng bạch cầu đơn nhân, viêm loét đại tràng, …
  • Giảm là do tình trạng nhiễm HIV/AIDS, lao, các ung thư.

2.9. Tỷ lệ phần trăm bạch cầu mono (MON%)

Thông thường tỉ lệ này dao động từ 4-8%.

  • Tăng trong trường hợp nhiễm virus, kí sinh trùng, nhiễm khuẩn.
  • Giảm trong trường hợp thiếu máu so bất sản, bệnh bạch cầu dòng lympho.

2.10. Số lượng bạch cầu lympho (LYM)

Nếu cho kết quả 0,6-3,4 Giga/ L thì có ý nghĩa xét nghiệm huyết học là:

  • Tăng trong nhiễm khuẩn mạn, chứng tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn và nhiễm virus khác, bệnh bạch cầu dòng lympho mạn, bệnh Hodgkin, viêm loét đại tràng, suy tuyến thượng thận, ban xuất huyết do giảm tiểu cầu tự phát ITP.
  • Giảm trong hội chứng AIDS, ức chế tủy xương do các hoá chât trị liệu, thiếu máu bất sản, các khối u, các steroid, tăng chức năng vỏ thượng thận, các rối loạn thần kinh.

2.11. Số lượng bạch cầu mono (MON)

Giá trị chuẩn từ 0,1 – 0,4. Kết quả xét nghiệm huyết học là 0,0-0,9 Giga/ L có ý nghĩa:

  • Tăng trong các bệnh nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn, các khối u, viêm ruột, bệnh bạch cầu dòng monocyte, u lympho, u tuỷ.
  • Giảm trong thiếu máu do bất sản, bệnh bạch cầu dòng lympho, sử dụng glucocorticoid.

2.12. Số lượng bạch cầu ái toan (EOS#)

Kết quả 0,0-0,7 Giga/ L có ý nghĩa:

  • Tăng trong dị ứng, nhiễm ký sinh trùng, bệnh phù thần kinh-mạch, các phản ứng thuốc, nhạy cảm warfarin, các bệnh mạch máu-collagen, hội chứng tăng bạch cầu ái toan cấp, viêm mũi ưa bạch cầu ái toan không do dị ứng, các rối loạn tăng sản tuỷ (u bạch huyết Hodgkin, xạ trị) …
  • Giảm trong sử dụng các thuốc corticosteroid.

2.13. Số lượng bạch cầu ưa base (BASO)

Kết quả xét nghiệm 0,0-0,2 Giga/ L có ý nghĩa:

  • Tăng trong bệnh bạch cầu, viêm, chứng đa hồng cầu, Hodgkin’s, thiếu máu tan máu, sau cắt lách, dị sản tuỷ xương, chứng phù niêm.
  • Giảm trong stress, phản ứng quá mẫn, các steroid, thai nghén, cường giáp, sau xạ trị.

Xét nghiệm huyết học là loại xét nghiệm mà gần như mỗi khi đi khám sức khỏe chúng ta đều thực hiện. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa xét nghiệm huyết học cũng như cách đọc chỉ số xét nghiệm huyết học. Những hiểu biết về xét nghiệm huyết học trên hi vọng giúp mọi người không còn mơ hồ, lúng túng khi cầm kết quả trên tay khi đi xét nghiệm huyết học.

TUYỂN SINH 2024

Bạn đang chưa biết lựa chọn ngành nào ?
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ - tư vấn.
Hotline: 0869 809 088
Email: tuyensinh@tokyo-human.edu.vn

Hẹn gặp lại các bạn tại THUV.