KIẾN THỨC TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN MÙA NÓNG

Mùa hè ở Việt Nam nhiệt độ ngoài trời thường lên cao, là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người. Khi nhiệt độ ngoài trời cao thường gây hiện tượng say nóng, say nắng, mệt mỏi, chán ăn, dễ mắc các bệnh về an toàn vệ sinh thực phẩm…

Vậy làm thế nào để duy trì sức khỏe trong những ngày thời tiết nắng nóng?

  1. Hạn chế sự gia tăng nhiệt độ cho cơ thể

Như các bạn đã biết, nhiệt độ môi trường tăng làm nhiệt độ cơ thể cũng tăng theo.

Tuy nhiên, các bạn có biết khi nhiệt độ cơ thể chúng ta tăng lên 10C  thì chuyển hóa cơ bản trong cơ thể tăng lên tới 10% không? (*Chuyển hóa cơ bản là năng lượng cần thiết để duy trì sự sống, ví dụ như: năng lượng để duy trì nhịp thở, nhịp tim, tạo nhiệt…).

Do đó cần hạn chế sự gia tăng nhiệt độ cho cơ thể bằng các cách như:

– Hạn chế ra ngoài khi trời nắng nóng. Khi đi ra ngoài trời nắng cần dùng áo rộng, mũ, ô… che chắn cơ thể.

– Hạn chế làm việc gắng sức, lao động, tập luyện ngoài nắng. Khi làm việc cần kết hợp nghỉ ngơi nơi râm mát để giảm sự gia tăng nhiệt trong cơ thể và giúp cơ thể có thời gian thải nhiệt ra bên ngoài.

– Tránh không gian nhỏ, hẹp, kín, nóng bức.

– Tránh lại gần các vật nóng, khi cần lại gần thì cần che chắn cơ thể.

– Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ: máy làm lạnh, điều hòa, quạt điện, …

  1. Thường xuyên uống nước

Nước chiếm 60%  trọng lượng cơ thể người lớn và nó lên đến 80% ở trẻ sơ sinh. Khi nhiệt độ cơ thể tăng thì sẽ hoạt hóa chức năng tiết mồ hôi để làm mát cơ thế, tăng tần số thở để lấy nguyên liệu cho chuyển hóa từ đó làm mất nước, chất điện giải qua mồ hôi và hơi thở. Mất nước, điện giải gây rối loạn chuyển hóa, một hiện tượng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Vậy nên, chúng ta cần thường xuyên cung cấp nước cho cơ thể. Có thể sử dụng một số loại nước giải khát dành cho luyện tập thể thao giúp bổ sung lượng điện giải đã mất.

  1. Cung cấp cho cơ thể đầy đủ năng lượng

Như đã trình bày ở trên, khi nhiệt độ tăng cùng làm tăng nhu cầu năng lượng cho chuyển hóa từ đó làm mất nhiều năng lượng hơn bình thường. Hơn nữa, do thời tiết nắng nóng nên thường gây cảm giác chán ăn, mệt mỏi, mất nước, điện giải gây ra cung cấp thiếu năng lượng cho cơ thể. Giảm cung cấp nhưng lại tăng nhu cầu sử dụng năng lượng nên khiến cơ thể chúng ta chuyển hóa nhiều hơn để đảm bảo đủ năng lượng cần thiết và từ đó lại tạo ra nhiệt là sản phẩm phụ của chuyển hóa.

Vậy để chấm dứt tình trạng trên thì nên cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể bằng cách ăn uống đầy đủ. Để tạo cảm giác mát mẻ thì nên chọn các món canh, món luộc, món ăn ít dầu mỡ.

  1. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm

Nhiệt độ tăng cao cũng làm thức ăn dễ ôi thiu hơn và dễ dẫn đến các bệnh ngộ độc thực phẩm, nên chúng ta cần bảo quản thực phẩm ở nơi thoáng mát, sử dụng các thực phẩm tươi mới và dùng trong ngày.

Trên đây là một phần kiến thức rất cơ bản giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe bản thân khi thời tiết nắng nóng.

Để hiểu biết nhiều hơn về chăm sóc sức khỏe, mời bạn tham gia học tập tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam nhé! Chúng tôi đang chờ đón các bạn!

Sinh viên tham gia tiết học thực hành tại Khoa điều dưỡng – Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam

 

Khoa Điều dưỡng – Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam.

Đinh Thị Liễu

❄❄❄❄❄❄❄❄❄❄❄❄❄❄❄❄❄❄❄❄❄❄❄❄❄❄❄❄❄❄❄❄❄❄❄❄❄❄

https://tokyo-human.edu.vndao-tao/nganh-dieu-duong-he-dao-tao-4-nam/

 

 

Công nghệ trị liệu hiện đại – chìa khóa cho sự phát triển ngành phục hồi chức năng

Bạn đang tìm kiếm một ngành học tiềm năng, có tính ứng dụng cao và...

DŨNG CẢM LỰA CHỌN NGÀNH Y – TỰ HÀO TRỞ THÀNH NHÂN VIÊN Y TẾ

Ngày nhập học giảng đường đại học y, tôi nhớ mãi tấm băng rôn trước...

TUYÊN TRUYỀN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MA TÚY TRONG HỌC ĐƯỜNG

Trong xã hội hiện đại, tệ nạn ma túy đang ngày càng trở nên phức...

Xu hướng và cơ hội nghề nghiệp của Kỹ thuật viên Y tế

Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và ngành nghề Kỹ thuật viên Y tế tại...

AI trong y tế – triển vọng điều trị trong tương lai

Trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra tác động lớn trong lĩnh vực chăm sóc...

Hoạt động điện của tim

Các ion tạo dòng điện trong cơ tim chủ yếu là ion natri (Na⁺), ion...