Tuyển sinh

THÔNG BÁO TUYỂN SINH HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY 2025

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM   Số: 250115/001/TB-THUV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc   Hưng Yên, ngày 15 tháng 01 năm 2025    THÔNG BÁO  PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY 2025  Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là cơ sở giáo dục có vốn 100% Nhật Bản. Với chương trình đào tạo tiên tiến và cơ sở vật chất hiện đại theo tiêu chuẩn Nhật Bản, sứ mệnh của chúng tôi là đào tạo đội ngũ cán bộ Y tế trình độ cao, giàu lòng nhân ái. I. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc dự kiến tốt nghiệp năm 2025 trong và ngoài nước, thành thạo ngôn ngữ tiếng Việt và có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành. II. PHẠM VI TUYỂN SINH Toàn quốc III. NGÀNH VÀ CHỈ TIÊU TUYỂN SINH TT Ngành tuyển sinh hệ đại học chính quy Mã trường Mã ngành Chỉ tiêu 1 Điều dưỡng THU 7720301 110 2 Kỹ thuật phục hồi chức năng 7720603 80 3 Kỹ thuật xét nghiệm y học 7720601 38 4 Kỹ thuật hình ảnh y học 7720602 38  IV. PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH 1. Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia năm 2025. 2. Xét tuyển theo phương án riêng của Nhà trường, gồm:      2.1 Xét tuyển thẳng theo kết quả học tập trung học phổ thông      2.2 Xét kết quả học tập trung học phổ thông kèm với bài tham luận và phỏng vấn.                2.3 Xét kết quả học tập trung học phổ thông kèm chứng chỉ năng lực tiếng Nhật JLPT. 3. Xét tuyển thẳng dành cho thí sinh đạt giải quốc gia. V. NGƯỠNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐẦU VÀO, ĐIỀU KIỆN NHẬN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ VÀ CÁC QUY ĐỊNH XÉT TUYỂN LIÊN QUAN 1. Phương thức 1: Xét điểm THPT Quốc gia năm 2025. 1.1 Điều kiện xét tuyển: Đã tham dự kỳ thi THPT Quốc gia năm 2025. Trong tổ hợp xét tuyển không có môn nào đạt kết quả ≤ 1,0 điểm. Mức điểm sàn nhận hồ sơ sẽ được thông báo sau khi có điểm thi THPT Quốc gia năm 2025 và ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo thời gian quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 1.2 Hình thức đánh giá: Xét kết quả của tổ hợp môn thi mà thí sinh đăng ký: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh), B00 (Toán, Hóa, Sinh), B08 (Toán, Sinh, Tiếng Anh). 1.3 Hồ sơ: Thí sinh đăng ký qua hệ thống cổng thông tin của Bộ GD&ĐT. 1.4 Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả xét tuyển Theo hướng dẫn và quy định về công tác tuyển sinh 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. (Thông tin sẽ được đăng tải trên website và các trang phương tiện truyền thông của Trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam ngay khi có thông tin cập nhật mới nhất). 2. Phương thức 2: Xét tuyển theo phương án riêng của Nhà trường 2.1 Xét tuyển thẳng theo kết quả học tập trung học phổ thông a) Điều kiện xét tuyển: Thí sinh có xếp loại học lực trong cả 3 năm cấp THPT (lớp 10, 11 và 12) đạt loại tốt (hoặc loại giỏi đối với thí sinh tốt nghiệp trước năm 2025). b) Hình thức đánh giá: Xét kết quả học tập trung học phổ thông (xét học bạ) c) Hồ sơ: (1) 01 Phiếu đăng ký xét tuyển (Mẫu phiếu đăng ký xét tuyển đại học năm 2025). (2) 02 Ảnh hồ sơ 4×6 (Chụp trong vòng 3 tháng và mặt sau ảnh ghi rõ họ tên và ngày tháng năm sinh). (3) 01 Bản sao công chứng của Học bạ cấp 3 (Đối với thí sinh chưa có Học bạ THPT tính đến thời điểm nộp hồ sơ xét tuyển, thí sinh có thể bổ sung sau đó và đảm bảo bổ sung trước khi nhập học). (4) 01 Bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp THPT (Đối với thí sinh đã tốt nghiệp trước năm 2025), hoặc 01 Bản sao Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (Đối với thí sinh chưa có Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời tính đến thời điểm nộp hồ sơ xét tuyển, thí sinh có thể bổ sung sau đó và đảm bảo bổ sung trước khi nhập học).    (5) Lệ phí xét tuyển: 200.000 đồng (Thí sinh có thể gửi kèm lệ phí xét tuyển cùng với hồ sơ hoặc chuyển khoản). 2.2 Xét kết quả học tập trung học phổ thông kèm với bài tham luận và phỏng vấn. a) Điều kiện xét tuyển: Thí sinh đáp ứng 01 trong 03 điều kiện sau đây: (1) Thí sinh có điểm trung bình học tập cả năm lớp 10, 11 và học kì I hoặc học kì II của lớp 12 đạt  ≥ 6.5 điểm. (2) Thí sinh có tổng điểm trung bình môn học kì I hoặc học kì II của lớp 12 đối với 03 môn thuộc 01 trong 08 tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh), B00 (Toán, Hóa, Sinh), B08 (Toán, Sinh, Tiếng Anh), D07 (Toán, Hóa, Tiếng Anh), D23 (Toán, Hóa, Tiếng Nhật), D28 (Toán, Lý, Tiếng Nhật), D33 (Toán, Sinh, Tiếng Nhật) ≥ 19.5 điểm. (3) Thí sinh đã hoàn thành chương trình học tập của nước ngoài tương đương THPT, nhà trường sẽ dựa trên thành tích học tập để xét tuyển. b) Hình thức đánh giá Vòng 1: Xét kết quả học tập trung học phổ thông (học bạ) và bài luận Vòng 2: Phỏng vấn trực tuyến/ trực tiếp. Lưu ý: tùy

THÔNG BÁO ĐIỀU CHỈNH THỜI GIAN PHỎNG VẤN VÀ TRẢ KẾT QUẢ XÉT TUYỂN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM   Số: 026/2024/TB-THUV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc   Hưng Yên, ngày 16 tháng 07 năm 2024 THÔNG BÁO Về việc điều chỉnh thời gian phỏng vấn và trả kết quả xét tuyển cho thí sinh theo phương án xét tuyển riêng của trường năm 2024 Căn cứ Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2022; Căn cứ Quyết định số 1139/QĐ-BGDĐT ngày 15/4/2024 kèm theo kế hoạch về triển khai công tác tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2024.; Căn cứ Thông báo tuyển sinh số 006/2024/CV-THUV ban hành ngày 05 tháng 01 năm 2024 của trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam; Hội đồng tuyển sinh, Trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam xin thông báo về việc điều chỉnh thời gian phỏng vấn và trả kết quả thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển theo phương án riêng (xét học bạ) của trường như sau: 1. Đối với phương thức xét tuyển thẳng theo kết quả học tập trung học phổ thông Thời gian nhận hồ sơ Thời gian trả kết quả xét tuyển   • Đợt 1: Từ 15/01 ~ 17/03/2024 • Đợt 2: Từ 18/03 ~ 21/04/2024 • Đợt 3: Từ 22/04 ~ 02/06/2024 • Đợt 4: Từ 03/06 ~ 07/07/2024 • Đợt 5: Từ 08/07 ~ 28/07/2024 • Đợt 6: Từ 29/07 ~ 11/08/2024   • Đợt 1: 20/03/2024 (Thứ tư) – Đã hoàn thành • Đợt 2: 24/04/2024 (Thứ tư) – Đã hoàn thành • Đợt 3: 05/06/2024 (Thứ tư) – Đã hoàn thành • Đợt 4: 10/07/2024 (Thứ tư) – Đã hoàn thành • Đợt 5: 31/07/2024 (Thứ tư) • Đợt 6: 14/08/2024 (Thứ tư)   2. Đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập trung học phổ thông kèm với bài luận và phỏng vấn Thời gian nhận hồ sơ Thời gian phỏng vấn   • Đợt 1: Từ 15/01 ~ 17/03/2024 • Đợt 2: Từ 18/03 ~ 21/04/2024 • Đợt 3: Từ 22/04 ~ 02/06/2024 • Đợt 4: Từ 03/06 ~ 07/07/2024 • Đợt 5: Từ 08/07 ~ 28/07/2024 • Đợt 6: Từ 29/07 ~ 11/08/2024   • Đợt 1: 24/03/2024 (Chủ nhật) – Đã hoàn thành • Đợt 2: 21/04/2024 (Chủ nhật) – Đã hoàn thành • Đợt 3: 09/06/2024 (Chủ nhật) – Đã hoàn thành • Đợt 4: 10/07/2024 (Thứ tư)    – Đã hoàn thành • Đợt 5: 31/07/2024 (Thứ tư) • Đợt 6: 14/08/2024 (Thứ tư) Mọi thông tin chi tiết về hồ sơ, quý phụ huynh và thí sinh vui lòng liên hệ: Phòng Tuyển sinh – Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam Địa chỉ: ST-01, Khu đô thị thương mại & du lịch Văn Giang (Ecopark), huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Điện thoại: (024) 666 40325/ Hotline: 0869-809-088. Website: https://tokyo-human.edu.vn. Email: tuyensinh@tokyo-human.edu.vn. Facebook: https://www.facebook.com/thuv.edu.vn. Nơi nhận: Lưu VT, PĐT. Website. TL.HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG KURIYAMA AKIHIKO   THÔNG BÁO ĐIỀU CHỈNH THỜI GIAN PHỎNG VẤN VÀ TRẢ KẾT QUẢ XÉT TUYỂN 2024 chữ ký 

THÔNG BÁO NGƯỠNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐẦU VÀO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM Số: 028/2024/TB-THUV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc  Hưng Yên, ngày 22 tháng 7 năm 2024 THÔNG BÁO Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào xét tuyển dựa trên phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2024 Căn cứ Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2022; Căn cứ Đề án tuyển sinh đại học năm 2024 của Trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam; Căn cứ Quyết định số 1957/QĐ-BGDĐT ngày 19/7/2024 của Bộ GDĐT về việc xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề trình độ đại học năm 2024; Hội đồng tuyển sinh, Trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) đối với các ngành tuyển sinh theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 như sau: STT Ngành học Mã trường Mã ngành Tổ hợp Điểm sàn 1 Điều dưỡng THU 7720301 A00; A01; B00; B08 19 2 Kỹ thuật phục hồi chức năng 7720603 19 3 Kỹ thuật xét nghiệm y học 7720601 19 4 Kỹ thuật hình ảnh y học 7720602 19   Nơi nhận: Ban giám hiệu; Website; Lưu: văn phòng. TL. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG KURIYAMA AKIHIKO   THÔNG BÁO NGƯỠNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐẦU VÀO

Hội nghị khoa học vật lý trị liệu Việt Nam lần thứ 2: Vai trò của Vật lý trị liệu trong hợp tác đa chuyên ngành

Ngày 16/6, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị khoa học vật lý trị liệu Việt Nam lần thứ 2. Hội nghị có chủ đề: Vai trò của Vật lý trị liệu trong hợp tác đa chuyên ngành. Hội nghị Khoa học Vật lý trị liệu Việt Nam năm 2024 là nơi hội ngộ và trao đổi các kết quả nghiên cứu, chứng cứ và ứng dụng lâm sàng trong lĩnh vực Vật lý trị liệu (VLTL) đến từ các chuyên viên Vật lý trị liệu trong và ngoài nước. Hội nghị với mục tiêu thúc đẩy việc hành nghề độc lập trong quá trình can thiệp Vật lý trị liệu trên cơ sở hợp tác đa chuyên ngành nhằm đưa đến dịch vụ chăm sóc tốt nhất, lấy người bệnh/khách hàng làm trung tâm. Ngoài ra, việc thực hành dựa trên thực chứng là điều không thể thiếu trong quá trình hành nghề. Phát biểu tại Hội nghị, GS.TS Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế chỉ rõ, vật lý trị liệu đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống y tế hiện đại. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, VLTL ngày càng chứng tỏ vai trò không thể thiếu trong việc điều trị và phục hồi chức năng (PHCN) cho bệnh nhân sau chấn thương, phẫu thuật, hoặc mắc các bệnh mãn tính. Thông qua các phương pháp điều trị không dùng thuốc, VLTL giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe, cải thiện chức năng vận động và nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong những năm qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều tiến bộ quan trọng trong lĩnh vực VLTL. Hệ thống chính sách, pháp luật về khám chữa bệnh, PHCN được hoàn thiện; các quy định về chuyên môn kỹ thuật được ban hành và áp dụng hiệu quả; tổ chức hệ thống, mạng lưới VLTL, PHCN với 01 bệnh viện trung ương, 38 bệnh viện địa phương (trong đó có 10 bệnh viện YHCT về PHCN), khoảng 550 khoa VLTL/PHCN tại các cấp cơ sở KCB từ ban đầu đến chuyên sâu và 25 bệnh viện/trung tâm thuộc y tế các Bộ, ngành, đã ngày càng được củng cố và ngày càng phát triển, làm chủ những kỹ thuật cao; đội ngũ nhân lực phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng; chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao hơn; công tác chăm sóc sức khỏe PHCN dựa vào cộng đồng tiếp tục được đẩy mạnh ở các địa phương giúp cho người bệnh, người khuyết tật được chăm sóc ngày một tốt hơn, hòa nhập với cộng đồng và nâng cao sức khỏe toàn dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Sự gia tăng của các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, và các bệnh lý cơ xương khớp đặt ra yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và hiệu quả của các phương pháp VLTL. Hơn nữa, việc tiếp cận dịch vụ VLTL còn hạn chế ở nhiều vùng nông thôn và khu vực khó khăn. Đội ngũ nhân lực và cơ sở vật chất ở những khu vực này còn thiếu thốn, cần được đầu tư và phát triển. Tại Hội nghị, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cũng nhấn mạnh việc ban hành Nghị định 96/2023 NĐ- CP của Chính phủ, trong đó có phần của VLTL/PHCN tại Điều 53 khoản 4 mục a, b về người chịu trách nhiệm cơ sở PHCN là bác sĩ PHCN hoặc kỹ thuật viên Phục hồi chức năng tốt nghiệp đại học trở lên. Nghị định này là bước quan trọng về văn bản pháp lý giúp người làm vật lý trị liệu từ bậc đại học có thể chủ động tiếp cận và điều trị cho người bệnh. Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Trần Văn Dần, Chủ tịch Hội Vật lý trị liệu Việt Nam, khẳng định, đến nay, chuyên ngành Vật lý trị liệu tại Việt Nam đã và đang được phát triển, đóng góp vào công việc chăm sóc sức khỏe toàn dân. “Vật lý trị liệu là phương pháp y học vừa an toàn, vừa hiệu quả. Việc nghiên cứu khoa học và sự hợp tác đa chuyên ngành để tối ưu hóa, nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh là vô cùng cần thiết. Vì vậy, Hội Vật lý trị liệu Việt Nam tổ chức hội nghị khoa học với chủ đề: Vai trò của Vật lý trị liệu trong hợp tác đa chuyên ngành”, ông Dần nhấn mạnh. Trong khuôn khổ diễn ra Hội nghị, các chuyên gia trong nước và quốc tế cùng thảo luận, cập nhật các kỹ thuật mới trong lĩnh vực vật lý trị liệu. Trong đó, mô hình phố hợp đa chuyên ngành được tập trung thảo luận. “Các chuyên gia cùng thảo luận, phát triển mô hình phối hợp đa chuyên ngành, cùng hoạt động chung, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục, giảm được các biến chứng của căn bệnh”, ông Dần cho hay. Nguồn: Báo Mới – Tác giả Linh Nhi https://baomoi.com/hoi-nghi-khoa-hoc-vat-ly-tri-lieu-viet-nam-lan-thu-2-vai-tro-cua-vat-ly-tri-lieu-trong-hop-tac-da-chuyen-nganh-c49410140.epi THUV-PT 🇻🇳 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇯🇵 🇻🇳🇻🇳 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇯🇵 🇻🇳 Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng  

THÔNG BÁO TUYỂN SINH HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY 2024

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM   Số: 006/2024/TB-THUV (V/v thông báo tuyển sinh năm 2024) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc   Hưng Yên, ngày 05 tháng 01 năm 2024    THÔNG BÁO TUYỂN SINH HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY 2024  Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là cơ sở giáo dục có vốn 100% Nhật Bản. Với chương trình đào tạo tiên tiến và cơ sở vật chất hiện đại theo tiêu chuẩn Nhật Bản, sứ mệnh của chúng tôi là đào tạo đội ngũ cán bộ Y tế trình độ cao, giàu lòng nhân ái. I. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc dự kiến tốt nghiệp năm 2024 trong và ngoài nước, thành thạo ngôn ngữ tiếng Việt và có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành. II. PHẠM VI TUYỂN SINH Toàn quốc III. NGÀNH VÀ CHỈ TIÊU TUYỂN SINH TT Ngành tuyển sinh hệ đại học chính quy Mã trường Mã ngành Chỉ tiêu 1 Điều dưỡng THU 7720301 110 2 Kỹ thuật phục hồi chức năng 7720603 80 3 Kỹ thuật xét nghiệm y học 7720601 38 4 Kỹ thuật hình ảnh y học 7720602 38  IV. PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH 1. Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia năm 2024. 2. Xét tuyển theo phương án riêng của Nhà trường, gồm: 2.1 Xét tuyển thẳng theo kết quả học tập trung học phổ thông 2.2 Xét kết quả học tập trung học phổ thông kèm với bài tham luận và phỏng vấn. 3. Xét tuyển thẳng dành cho thí sinh đạt giải quốc gia. V. NGƯỠNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐẦU VÀO, ĐIỀU KIỆN NHẬN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ VÀ CÁC QUY ĐỊNH XÉT TUYỂN LIÊN QUAN 1. Phương thức 1: Xét điểm THPT Quốc gia năm 2024. 1.1 Điều kiện xét tuyển: Đã tham dự kỳ thi THPT Quốc gia năm 2024. Trong tổ hợp xét tuyển không có môn nào đạt kết quả ≤ 1,0 điểm. Mức điểm sàn nhận hồ sơ sẽ được thông báo sau khi có điểm thi THPT Quốc gia năm 2024 và ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo thời gian quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 1.2 Hình thức đánh giá: Xét kết quả của tổ hợp môn thi mà thí sinh đăng ký: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh), B00 (Toán, Hóa, Sinh), B08 (Toán, Sinh, Tiếng Anh). 1.3 Hồ sơ: Thí sinh đăng ký qua hệ thống cổng thông tin của Bộ GD&ĐT. 1.4 Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả xét tuyển Theo hướng dẫn và quy định về công tác tuyển sinh 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. (Thông tin sẽ được đăng tải trên website và các trang phương tiện truyền thông của Trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam ngay khi có thông tin cập nhật mới nhất). 2. Phương thức 2: Xét tuyển theo phương án riêng của Nhà trường 2.1 Xét tuyển thẳng theo kết quả học tập trung học phổ thông a) Điều kiện xét tuyển: Thí sinh đáp ứng 01 trong 02 điều kiện sau đây: (1) Thí sinh có điểm trung bình học tập cả năm lớp 10, 11 và học kì I hoặc học kì II của lớp 12 đạt  ≥ 8.0 điểm. (2) Thí sinh đạt học lực từ khá trở lên ở học kì I hoặc học kì II của năm lớp 12 và có chứng chỉ năng lực tiếng Nhật (JLPT) trình độ N3 trở lên. b) Hình thức đánh giá: Xét học bạ, chứng chỉ năng lực tiếng Nhật (JLPT- nếu có). c) Hồ sơ: (1) 01 Phiếu đăng ký xét tuyển (Mẫu phiếu đăng ký xét tuyển đại học năm 2024). (2) 02 Ảnh hồ sơ 4×6 (Chụp trong vòng 3 tháng và mặt sau ảnh ghi rõ họ tên và ngày tháng năm sinh). (3) 01 Bản sao công chứng của Học bạ cấp 3 (Đối với thí sinh chưa có Học bạ THPT tính đến thời điểm nộp hồ sơ xét tuyển, thí sinh có thể bổ sung sau đó và đảm bảo bổ sung trước khi nhập học). (4) 01 Bản sao công chứng của Chứng chỉ năng lực tiếng Nhật JLPT (Trong trường hợp thí sinh xét tuyển theo phương thức xét Chứng chỉ năng lực tiếng Nhật). (5) 01 Bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp THPT (Đối với thí sinh đã tốt nghiệp trước năm 2024), hoặc 01 Bản sao Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời. Đối với thí sinh chưa có Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời tính đến thời điểm nộp hồ sơ xét tuyển, thí sinh có thể bổ sung sau đó và đảm bảo bổ sung trước khi nhập học. (6) Lệ phí xét tuyển: 200.000 đồng (Thí sinh có thể gửi kèm lệ phí xét tuyển cùng với hồ sơ hoặc chuyển khoản). d) Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả xét tuyển Thời gian nhận hồ sơ Thời gian trả kết quả xét tuyển (dự kiến) Đợt 1: Từ 15/01 ~ 17/03/2024 Đợt 2: Từ 18/03 ~ 21/04/2024 Đợt 3: Từ 22/04 ~ 02/06/2024 Đợt 4: Từ 03/06 ~ 07/07/2024 Đợt 5: Từ 08/07 ~ 28/07/2024 Đợt 6: Từ 29/07 ~ 11/08/2024 Đợt 1: 20/03/2024 (Thứ tư) – Đã hoàn thành Đợt 2: 24/04/2024 (Thứ tư) – Đã hoàn thành Đợt 3: 05/06/2024 (Thứ tư) – Đã hoàn thành Đợt 4: 10/07/2024 (Thứ tư) – Đã hoàn thành Đợt 5: 31/07/2024 (Thứ tư) – Đã hoàn thành Đợt 6: 14/08/2024 (Thứ tư) – Đã hoàn thành   2.2 Xét kết quả học tập trung học phổ thông kèm với bài tham luận và phỏng vấn. a) Điều kiện xét tuyển: Thí sinh đáp ứng 01 trong 03

Mô hình bệnh tật nhiều thay đổi… nhu cầu phục hồi chức năng ở Việt Nam ngày càng cao

Việt Nam có nhu cầu phục hồi chức năng cao do số người cao tuổi gia tăng, chiếm 11,9% dân số; người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên chiếm 7,06% dân số; mô hình bệnh tật thay đổi gia tăng số người cần phục hồi chức năng: tai nạn thương tích, tim mạch, đột quỵ, bệnh không lây nhiễm, tâm thần, COVID-19… GS.TS Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế đã nhấn mạnh những thông tin này tại Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam và Nhật Bản về phục hồi chức năng diễn ra hôm nay, 23/12 tại Hà Nội với sự tham dự của hơn 200 đại biểu là chuyên gia y tế, bác sĩ về phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật trị liệu đến từ các cơ sở y tế trong toàn quốc cùng các chuyên gia của Nhật Bản. Đây là một trong những hoạt động khoa học, ý nghĩa nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam. Mạng lưới các cơ sở PHCN được mở rộng, nhưng vẫn còn khá nhiều thách thức… Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nhấn mạnh, Nhật Bản và Việt Nam là hai nước châu Á, có nền văn hóa tương đối tương đồng, có mối quan hệ hợp tác lâu dài ý nghĩa, mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên. Đối với lĩnh vực phục hồi chức năng (PHCN), Nhật Bản là quốc gia đã đào tạo và triển khai các chuyên ngành chuyên sâu về PHCN rất lâu như: Vật lý trị liệu, Hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, chân tay giả và dụng cụ trợ giúp… Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, đối với Việt Nam, công tác PHCN là vô cùng quan trọng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Lĩnh vực PHCN trong giai đoạn vừa qua đã có được những kết quả khả quan như: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật dần được hoàn thiện, Việt Nam đã có nhiều quy định của pháp luật về khám, chữa bệnh, người cao tuổi, người khuyết tật… và các hướng dẫn chuyên môn về PHCN do Bộ Y tế ban hành. Mạng lưới các cơ sở PHCN được mở rộng, từ việc chỉ có một số ít cơ sở PHCN cách đây 30 năm, đến nay mạng lưới PHCN cơ bản đã được hình thành rộng khắp trên cả nước, bao gồm 1 bệnh viện PHCN tuyến trung ương; 37 bệnh viện phục hồi chức năng tuyến tỉnh và 25 BV điều dưỡng – phục hồi chức năng thuộc các Bộ ngành (chủ yếu là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội); 550 khoa phục hồi chức năng, hoặc liên khoa trong đó có chuyên môn phục hồi chức năng ở các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến trung ương, tỉnh, huyện; tại xã phường có phân công cán bộ theo dõi công tác phục hồi chức năng… Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, công tác PHCN ở nước ta vẫn còn khá nhiều thách thức, đó là mạng lưới cơ sở PHCN phát triển chưa đồng bộ cả ở trong và ngoài ngành Y tế, cả y tế cơ sở và tuyến tỉnh của nhiều địa phương. Hiện nay, có 10 địa phương sáp nhập bệnh viện PHCN vào bệnh viện y học cổ truyền làm giảm số lượng bênh viện PHCN. Dù vậy lại thiếu sự phối hợp, liên kết trong hoạt động chuyên môn; thiếu sự kiểm soát chất lượng của các cơ quan quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn đối với cơ sở PHCN thuộc các bộ, ngành khác quản lý. Nhân lực chuyên khoa PHCN vừa yếu vừa thiếu ở các tuyến, đặc biệt tuyến y tế cơ sở và khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, hiện có khoảng 0,25 nhân lực PHCN/10.000 dân, thấp hơn so với định mức theo khuyến cáo của WHO (0,5 – 1/10.000 dân). Việc đào tạo về PHCN còn nhiều hạn chế, Việt Nam mới có mã ngành đào tạo về PHCN, chưa có mã ngành đào tạo riêng về vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, chân tay giả và dụng cụ trợ giúp, công nghệ trợ giúp… Hiện có khoảng 7.200 người được đào tạo về PHCN, trong đó khoảng 6500 người được đào tạo về vật lý trị liệu, khoảng 50 người được đào tạo về hoạt động trị liệu, khoảng 180 người được đào tạo về ngôn ngữ trị liệu… Hiện nay Việt Nam đang thí điểm đào tạo 3 mã ngành: Vật lý trị liệu, Hoạt động trị liệu, Ngôn ngữ trị liệu. Cơ sở vật chất hầu hết là các trang thiết bị cơ bản, đơn giản, chưa đáp ứng nhu cầu; tuyến y tế cơ sở và hệ thống bảo trợ xã hội, nhiều cơ sở chật hẹp, cũ, không tiếp cận người khuyết tật. Ngoài ra, phát triển chuyên môn, kỹ thuật PHCN chưa đồng bộ giữa trung ương và địa phương, dịch vụ PHCN chủ yếu về vật lý trị liệu. Tại tuyến xã mới chỉ có PHCN dựa vào cộng đồng ở 25% các xã, cung cấp dịch vụ PHCN tại trạm y tế xã còn rất hạn chế; Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dữ liệu và hoạt động PHCN cho người khuyết tật còn hạn chế… “Với thực trạng như trên, công tác PHCN cần được tiếp tục tăng cường đầu tư phát triển nhiều hơn nữa trong thời gian tới. Nhận định được những khó khăn, thách thức này, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày phê duyệt Chương trình phát triển hệ thống PHCN giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050”- Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thông tin.

THIẾU HỤT NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VIỆT NAM

Phục hồi chức năng là một trong 4 trụ cột của nền y tế quốc gia, là một chuyên ngành cơ bản cần phải được đáp ứng phù hợp với nhu cầu của người bệnh và người khuyết tật. Nhu cầu phục hồi chức năng của người dân ngày càng tăng Phục hồi chức năng (PHCN) là quá trình trợ giúp người bệnh bằng các phương pháp tiếp cận đa ngành giúp người bệnh giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của khuyết tật, có cơ hội bình đẳng tham gia các hoạt động xã hội và hòa nhập cộng đồng. Vì vậy PHCN là một trong 4 hợp phần của dịch vụ y tế, bao gồm: Nâng cao sức khỏe; dự phòng; điều trị; PHCN và chăm sóc giảm nhẹ. Tại Việt Nam, nhu cầu về PHCN đang ngày càng gia tăng do mô hình bệnh tật đang chuyển đổi với đa gánh nặng về các bệnh mãn tính, bệnh không lây và chấn thương. Cùng với đó là tình trạng gia tăng đáng lo ngại về tai nạn thương tích. Sau 4 năm (2012 – 2015), số vụ tai nạn giao thông, tai nạn lao động và số ca bị thương nặng đã tăng từ 1,2 đến 1,4 lần, nhất là tổn thương về tủy sống. Không chỉ thế, Việt Nam là một trong những quốc gia già hóa nhanh nhất ở châu Á. Tỷ lệ người cao tuổi chiếm 11,9% (2019). Tuổi thọ ở nước ta đạt ở mức cao so với các nước có cùng mức thu nhập nhưng tuổi thọ khỏe mạnh lại chưa cao. Đồng thời, những tiến bộ trong ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển kỹ thuật Y học giúp phát hiện sớm, cứu sống nhiều bệnh nhân hơn nên số lượng cần PHCN cũng sẽ nhiều hơn. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), ở nước ta vào thời điểm năm 2019; cứ khoảng 7 người thì có 2 người mắc các bệnh/tật cần PHCN, tương ứng với tỷ lệ 30.000/100.000 dân. Ước tính cả nước sẽ có trên 30 triệu người cần được PHCN trong đó tỷ lệ bệnh nhân nữ cao hơn so với nam, tập trung nhiều hơn ở độ tuổi 50 – 59 và nhiều nhất thuộc với nhóm mắc bệnh rối loạn cơ xương khớp … Nhu cầu PHCN của người dân rất lớn tuy nhiên khả năng cung cấp dịch vụ còn nhiều hạn chế, bất cập. Mạng lưới các cơ sở Chỉnh hình – PHCN phân tán trực thuộc nhiều bộ ngành, thiếu cơ chế kết nối, phối hợp trong kiểm soát chất lượng dịch vụ. Nhân lực chưa đảm bảo cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng… Điều này dẫn đến tình trạng người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng, đặc biệt là các kỹ thuật chuyên sâu như hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Phát triển nguồn nhân lực là một trong các giải pháp quan trọng Những năm gần đây nhiều đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của nhà nước về phát triển PHCN đã được ban hành trong đó có Kế hoạch Quốc gia về phát triển PHCN giai đoạn 2014 – 2020. Hệ thống PHCN ở nước ta nhờ vậy mà đã ngày càng được cải thiện, khả năng cung cấp dịch vụ ngày càng được tăng cường mặc dù vậy mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ so với nhu cầu trong thực tế. Trên phạm vi cả nước, tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam chỉ có 0,25 nhân lực PHCN/10.000 dân, thấp hơn so với định mức theo khuyến cáo của WHO (0,5 – 1/10.000 dân). Để đạt được mức trung bình theo khuyến cáo của WHO (0,75/10.000), Việt Nam hiện còn thiếu khoảng 4.850 nhân lực có chuyên môn được đào tạo về PHCN, nhiều gấp 2 lần so với số lượng nhân lực được cấp Chứng chỉ hành nghề hiện có. Bởi vậy, đa số các cơ sở PHCN trong cả nước đều đang có nhu cầu được bổ sung nhân lực là bác sĩ PHCN (85% số bệnh viện có báo cáo), cử nhân kỹ thuật PHCN (75%), kỹ thuật Hoạt động trị liệu (65%) …  Nắm bắt được nhu cầu thực tiễn và cấp bách phát triển ngành PHCN, Bộ Y tế đã ký Quyết định số 4039/QĐ về Kế hoạch Quốc gia về phát triển phục hồi chức năng Việt Nam. Kế hoạch này bao gồm nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đào tạo nhân lực ngành PHCN với mục tiêu: 100% các trường đại học chuyên ngành Y, 50% các trường cao đẳng, trung cấp y tế công lập có đào tạo về PHCN và có khoa hoặc bộ môn PHCN; 100% các khoa hoặc bộ môn PHCN có nội dung đào tạo các chức danh chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa PHCN, cử nhân vật lý trị liệu, ngôn ngữ (âm ngữ) trị liệu, hoạt động trị liệu… Chính vì thế, trong các năm gần đây, các trường đại học Y trên cả nước hầu hết đều đào tạo về Bác sĩ định hướng PHCN. Cả nước hiện có 3 cơ sở đào tạo Bác sĩ chuyên khoa PHCN (Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược Huế, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh) với số lượng ước tính khoảng gần 100 người/năm. Ngoài ra còn có 9 cơ sở đào tạo cử nhân kỹ thuật PHCN (ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y DƯỢC ĐÀ NẴNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC

THÔNG BÁO XÉT TUYỂN BỔ SUNG 2023

THÔNG BÁO XÉT TUYỂN BỔ SUNG HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY (Dành cho thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023) Ngành xét tuyển bổ sung và điểm xét tuyển: TT Ngành đạo tạo hệ Đại học Mã trường Mã ngành Tổ hợp Điểm xét tuyển 1 Điều dưỡng THU 7720301 A00 (Toán, Lý, Hóa) A01 (Toán, Lý, Anh) B00 (Toán, Hóa, Sinh) B08 (Toán, Sinh, Anh) ≥19 2 Kỹ thuật Phục hồi chức năng 7720603 ≥19 3 Kỹ thuật Xét nghiệm y học 7720601 ≥19 4 Kỹ thuật Hình ảnh y học 7720602 ≥19 Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển: từ 25/08 ~ 04/10/2023 Hồ sơ xét tuyển: 01 Phiếu đăng ký xét tuyển bổ sung năm 2023 (Tải Phiếu tại đây) 01 Bản gốc Giấy chứng nhận kết quả thi – Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 Bản sao Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời/Bằng tốt nghiệp THPT Hình thức nộp hồ sơ: Thí sinh có thể nộp hồ sơ xét tuyển bổ sung trực tiếp tại trường hoặc chuyển phát nhanh qua đường bưu điện về địa chỉ: Phòng tuyển sinh Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam Địa chỉ: ST-01, Khu đô thị Ecopark, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Hotline: 0869 809 088 hoặc 024 6664 0325 Thời gian thông báo kết quả: nhà trường sẽ liên hệ trực tiếp với từng thí sinh để thông báo   Ban tuyển sinh Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam

THÔNG BÁO ĐIỂM CHUẨN ĐẠI HỌC NĂM 2023

Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam xin thông báo ĐIỂM TRÚNG TUYỂN và HƯỚNG DẪN THỦ TỤC XÁC NHẬN NHẬP HỌC NĂM 2023 Dành cho thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia năm 2023 như sau  Điểm trúng tuyển: TT Ngành đào tạo hệ Đại học Mã ngành Tổ hợp Điểm chuẩn  trúng tuyển 1. Điều dưỡng 7720301 A00; A01; B00; B08 19 2. Kỹ thuật Phục hồi chức năng 7720603 19 3. Kỹ thuật Xét nghiệm y học 7720601 19 4. Kỹ thuật Hình ảnh y học 7720602 19   Thời gian xác nhận nhập học: Đối với nhập học trực tuyến: Thí sinh cần hoàn thành việc xác nhận nhập học trực tuyến vào Trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, địa chỉ: http://thisinh.thithptquocgia.edu.vn trước 17:00 ngày 8/9/2023. Đối với nhập học trực tiếp tại trường: Ngay sau khi thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, thí sinh cần gửi hồ sơ bản giấy về Trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam trước 17:00 ngày 19/9/2023 (Nếu quá thời gian trên, Nhà trường mặc định thí sinh từ chối nhập học.) Hướng dẫn xác nhận nhập học trực tiếp tại trường: Chuẩn bị hồ sơ:  01 Bản gốc giấy chứng nhận kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2023; 01 Bản gốc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc 01 Bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông 2023. Cách thức gửi hồ sơ:Thí sinh có thể chọn 1 trong 2 cách sau: Cách thức 1: Nộp trực tiếp tại Văn phòng Nhà trường Cách thức 2: Gửi qua đường bưu điện về địa chỉ Văn phòng Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam Địa chỉ: ST-01, Khu đô thị Ecopark, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên ĐT: (+84-24) 6664 0325 Hotline: (+84) 869 809 088 Một số lưu ý:  Sinh viên cần liên lạc ngay với Nhà trường khi gặp bất kỳ khó khăn nào trong việc chuẩn bị hồ sơ xác nhận nhập học. Sau khi thí sinh xác nhận nhập học, Nhà trường sẽ gửi Giấy báo nhập học và hướng dẫn các thủ tục làm hồ sơ sinh viên. Trong thời gian sau nhập học, Nhà trường sẽ liên lạc với Tân sinh viên thông qua địa chỉ liên lạc đã đăng ký khi nhập học. Vì vậy, nhằm tránh ảnh hưởng đến học tập, yêu cầu sinh viên thông báo ngay đến Văn phòng Nhà trường khi có bất kỳ thay đổi nào về địa chỉ liên lạc. Mọi thắc mắc về thủ tục nhập học, xin vui lòng liên hệ: Văn phòng Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam Địa chỉ: ST-01, Khu đô thị Ecopark, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên ĐT: (+84-24) 6664 0325 Hotline: (+84) 869 809 088 E-mail: tuyensinh@tokyo-human.edu.vn Tham khảo bản mềm có dấu đỏ tại đây Thông báo điểm trúng tuyển 2023 Quyết Định Trúng Tuyển 2023   Ban tuyển sinh – Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam