Chính Sách Không Nâng

ノーリフティングポリシー(No Lifting Policy)

 

Xin chào các bạn,

Các bạn đã từng nghe thấy cụm từ No Lifting Policy chưa?

No Lifting Policy được Hiệp hội No Lift Nhật Bản định nghĩa là “Nghiêm cấm việc chỉ sử dụng sức người với các hành động như đẩy, kéo, nâng, vặn, vận chuyển.” “Chính sách không nâng” được ra đời vào năm 1998, Hội Điều dưỡng Australia đã khuyến cáo rằng nên sử dụng các thiết bị hỗ trợ thay vì chỉ dựa vào sức người khi hỗ trợ di chuyển vì việc này có thể gây đau lưng.

Với các kỹ thuật thay đổi tư thế, kỹ thuật vận chuyển người bệnh, điều dưỡng viên dù có vận dụng quy trình cơ thể khi thực hiện kỹ thuật, nhưng nếu lặp đi lặp lại các hỗ trợ cần đến nhiều lực của cơ thể chẳng hạn như di chuyển người bệnh từ giường sang xe lăn, di chuyển người bệnh vào nhà vệ sinh khi người bệnh đi tiểu, di chuyển khi hỗ trợ tắm rửa… thì có nhiều điều dưỡng viên than phiền về vấn đề đau lưng. Một số điều dưỡng viên thậm chí đã nghỉ việc vì bệnh đau lưng. Ở Nhật Bản, số ca mắc bệnh đau lưng đang gia tăng tại các cơ sở phúc lợi xã hội như cơ sở chăm sóc người cao tuổi. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã ban hành “Hướng dẫn phòng ngừa đau lưng tại nơi làm việc ”.

Lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu kỹ thuật hỗ trợ di chuyển sử dụng dụng cụ hỗ trợ đang được thực hiện tại Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam.

1. Hỗ trợ di chuyển sử dụng máy nâng hạ di chuyển người bệnh

Hình ảnh giờ học hỗ trợ di chuyển người bệnh từ giường ⇔ Xe lăn  (di chuyển người bệnh từ giường sang xe lăn và ngược lại)

2. Kỹ thuật thay đổi tư thế sử dụng tấm trượt và găng tay trượt

Hình ảnh giờ học kỹ thuật thay đổi tư thế

Hình ảnh giờ học kỹ thuật thay đổi tư thế

Nguồn: https://www.angelgroup.co.jp

3. Ván trượt

Nguồn: Công ty TNHH Care Service

Nguồn: hikawa-hp.com

  • Thay đổi tư thế và di chuyển lên xuống, trái phải có thể thực hiện được một cách dễ dàng chỉ với một lực nhỏ. Điều này sẽ đảm bảo sự an toàn cho điều dưỡng viên, giảm các tư thế gây gánh nặng cho phần lưng, giảm thiểu phát sinh chứng đau lưng. Vì vậy sẽ làm giảm số lượng nhân viên bỏ việc do đau lưng, đảm bảo nguồn nhân lực tại nơi làm việc.
  • Không có ma sát, không gây tổn thương cho da của người được chăm sóc và có thể ngăn ngừa loét do tỳ đè.
  • Có thể di chuyển một cách an toàn và dễ dàng, dự phòng người bệnh phải nằm liệt giường và hỗ trợ để họ tự lập trong di chuyển.

Theo thống kê của Cục Thống kê Bộ Nội vụ và Truyền thông vào tháng 9 năm 2023, tại Nhật Bản, tỷ lệ người cao tuổi trong tổng dân số là 29,1%.

Nhiều người bệnh nhập viện là người cao tuổi và nhiều người trong số họ không thể tự cử động cơ thể. Tấm trượt được chuẩn bị sẵn bên giường những người bệnh không thể tự cử động. Những dụng cụ hỗ trợ để cả người chăm sóc và người được chăm sóc di chuyển một cách an toàn và thoải mái được khuyến khích sử dụng. Các giờ học về việc vận dụng dụng cụ hỗ trợ được tổ chức tại nhiều trường đại học có khối ngành chăm sóc sức khỏe của Nhật Bản.

Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là trường đại học nơi các bạn có thể học về y khoa theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Chúng tôi tổ chức các lớp học sử dụng dụng cụ hỗ trợ nhập khẩu từ Nhật Bản và bạn có thể học các kỹ thuật thông qua trải nghiệm thực tế.

Các bạn có muốn cùng học với chúng tôi tại Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam không?

Tác giả: Yoko Oguma

Giảng viên khoa điều dưỡng

Ngành Điều dưỡng

TUYỂN SINH 2024

Bạn đang chưa biết lựa chọn ngành nào ?
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ - tư vấn.
Hotline: 0869 809 088
Email: tuyensinh@tokyo-human.edu.vn

Hẹn gặp lại các bạn tại THUV.