Cùng dự phòng chứng sa sút trí tuệ để kéo dài tuổi thọ khỏe mạnh

Sa sút trí tuệ là tình trạng trí nhớ, khả năng phán đoán, khả năng hiểu và phân biệt thời gian, địa điểm và con người của não bị suy giảm, gây cản trở cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Các triệu chứng chủ yếu của sa sút trí tuệ:

Suy giảm ký ức Quên mặt người thân người quen, ngày tháng năm sinh của bản thân
Suy giảm khả năng ghi nhớ ngắn hạn Không thể nhớ là đã ăn sáng hay đi dạo chưa
Suy giảm khả năng tính toán Không thể tính toán các phép tính đơn giản như cộng trừ
Mất định hướng Không biết nhà mình ở đâu, không phân biệt được sáng, trưa, tối
Tinh thần bất ổn Bất an, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, đảo ngược ngày và đêm
Ảo giác thính giác và thị giác Phàn nàn về việc nhìn thấy hoặc nghe thấy những thứ người khác không thể nhìn thấy hoặc nghe thấy.
Hành vi có vấn đề Đi đi lại lại, xuất hiện tình trạng ăn quá nhiều/chán ăn, tiểu không tự chủ và có hành vi thô bạo.
Chúng ta cùng nhau dự phòng chứng sa sút trí tuệ bằng các cách sau:
  • Cải thiện tập quán sinh hoạt:

– Cải thiện thói quen sinh hoạt một cách có hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhồi máu não và xơ cứng động mạch, nguyên nhân gây ra chứng sa sút trí tuệ.

– Hình thành thói quen tập thể dục.

– Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, nhiều cá và rau, đồng thời hạn chế ăn muối.

– Đặc biệt nếu có thói quen hút thuốc cần bỏ hút thuốc là việc rất quan trọng.

– Có lối sống điều độ và cẩn thận không để thiếu ngủ hoặc uống quá nhiều rượu.

– Làm tươi mới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày: Đi ra ngoài và tương tác với mọi người (Hãy chú ý đến cách ăn mặc/thời trang và tận hưởng cuộc trò chuyện với  mọi người xung quanh)

– Tận hưởng sở thích, giải trí, thể thao, khiêu vũ, v.v.

– Hãy thử những trò chơi như câu đố hay bộ xếp hình.

– Lập kế hoạch du lịch, sử dụng máy tính, nấu ăn, vẽ tranh, thư pháp,
làm vườn, v.v. được cho là những cách kích thích não bộ hiệu quả.

  • Phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh trong thời kỳ sớm .

– Sắc mặt trở nên yếu ớt

– Không muốn đi ra ngoài nữa.

– Không còn quan tâm đến ngoại hình của mình.

– Lặp đi lặp lại cùng một câu chuyện hoặc nói chuyện với chính mình rất nhiều.

– Không biết phải làm gì tiếp theo.

– Quên mất nơi để những thứ bản thân sử dụng thường xuyên.

– Đột nhiên không thể nhớ ra tên của các thành viên trong gia đình và người quen.

Cùng tập thể dục để ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ
  • Các bài tập dãn cơ:
    • Các bài tập giãn cơ cũng quan trọng như một bài tập khởi động. Điều quan trọng là phải điều chỉnh nhịp thở để phù hợp với các bài tập giãn cơ của cơ thể.
  • Vận động đối kháng:
    • Bài tập vận động đối kháng đề cập đến việc thực hiện các chuyển động riêng biệt ở bên trái và bên phải của cơ thể cùng một lúc. Ví dụ: giữ tay phải của bạn thành hình nắm đấm và đưa nó về phía trước, đồng thời xòe bàn tay trái trên đùi thành tờ giấy.
    • Bằng cách thực hiện các bài tập tập trung vào các chuyển động khác nhau ở bên trái và bên phải, sẽ kích hoạt vùng não liên quan đến chức năng nhận thức (vỏ não trước trán).
    • Bắt đầu với những động tác chậm rãi, dễ dàng sau đó tăng dần tốc độ cũng như độ khó của bài tập.
    • Vận động hiếu khí (đi bộ)

    Bằng cách tiếp tục tập thể dục nhẹ trong một khoảng thời gian nhất định, số lần thở và lượng hơi thở sẽ tăng lên, oxy sẽ được đưa vào máu tích cực, cải thiện lưu lượng máu và cải thiện chức năng não. Tăng lượng oxy cung cấp cho toàn bộ cơ thể và thúc đẩy quá trình trao đổi chất.

    • Hãy sải bước rộng hơn một chút và đi nhanh hơn một chút.
    • Đánh khuỷu tay khi bạn đi bộ.
    • Giữ ánh mắt về phía trước khoảng 5 mét.
    • Đi bộ khoảng 10 đến 30 phút, đi với tốc độ khiến phổi thở nhanh một chút ( Có thể nghỉ ngơi giữa chừng).
  • Vận động đi kèm việc học tập
    • Một bài tập mới do Trung tâm Lão khoa quốc gia phát triển nhằm rèn luyện trí não, trong khi di chuyển cơ thể và giúp ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ.
    • Về cơ bản, ngoài việc tập các bài động hiếu khi như tập thể dục chi dưới và đi bộ, cần đồng thời thực hiện các phép tính để não bộ hoạt động.
    • Nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 3 ngày một tuần.
    • tập vận
    • Di chuyển bàn chân của bạn sang một bên từng bước một, xen kẽ từ bên này sang bên kia.
    • Trong khi làm bài tập trên, hãy thực hiện phép trừ bằng cách trừ 3 từ 100 đến hết.
  • Hãy thoải mái thay thế các bài tập đơn giản khác.
    • Hãy thoải mái thay thế các bài tập đơn giản khác.
    • Thực hiện phép tính hay trò chơi chơi chữ trong khi đi bộ.
    • Bạn có thể thực hiện đi theo cặp đôi hoặc theo nhóm.
    • Sẽ là một ý kiến ​​hay nếu đặt câu hỏi cho nhau những câu hỏi khi đi bộ, chẳng hạn như tên hoa, tên cá, tên tỉnh, v.v.

Quảng cáo: Để biết sâu hơn về chế độ vận động, cường độ vận động và các bài tập để chữa trị, phòng ngừa và nâng cao sức khỏe trong các mặt bệnh khác nhau, các bạn hãy nhanh tay ứng tuyển vào làm sinh viên khoa phục hồi chức năng, trường đại học y khoa tokyo việt nam của chúng tôi nhé[link]

Tài liệu tham khảo:

Hội vật lý trị liệu Nhật Bản, Sổ tay vật lý trị liệu, seri số 1 tuổi thọ khỏe mạnh (trang 24-26 ) (https://www.japanpt.or.jp/about_pt/therapy/tools/handbook/), ngày xem 22/7/2024.

Dịch giả: Ths.Nguyễn Đăng Khoa

Giảng viên khoa Phục hồi chức năng

TUYỂN SINH 2024

Bạn đang chưa biết lựa chọn ngành nào ?
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ - tư vấn.
Hotline: 0869 809 088
Email: tuyensinh@tokyo-human.edu.vn

Hẹn gặp lại các bạn tại THUV.