GIỚI THIỆU VĂN HÓA NHẬT BẢN “TRUYỆN GENJI”

“Truyện Genji” được cho là câu chuyện cổ nhất của Nhật Bản, được viết khoảng 1,000 năm trước, vào giữa thời kỳ Heian. Cho đến tận ngày nay “Truyện Genji” vẫn tiếp tục tỏa sáng rực rỡ trong các tác phẩm văn học thuộc thể loại truyện kể. Tôi muốn suy ngẫm xem tại sao câu chuyện này lại được mọi người đọc hơn 1,000 năm, từ thời Heian cho đến ngày nay.

Kimono thời Heian 1
Kimono thời Heian 2

 

Tác giả của “Truyện Genji” là Murasaki Shikibu. Bà phục vụ cho vương phi Shoshi, vợ của Hoàng đế Ichijo và đã viết 54 chương “Truyện Genji” với sự hỗ trợ của Fujiwara no Michinaga. Lúc đầu, truyện được đọc bởi những cung nữ làm việc trong triều đình, nhưng sự thú vị và tuyệt vời của nó đã thu hút mọi người, họ truyền tai nhau và số lượng độc giả ngày càng tăng lên, truyện trở nên ngày càng được yêu thích.

Tranh vẽ về khung cảnh thời Heian

Đầu tiên là bối cảnh của nhân vật chính, Hikaru Genji, thu hút sự chú ý của người đọc. Mặc dù là con trai của hoàng đế nhưng chàng đã bị giáng chức thành thần dân và mang họ Genji. Tuy nhiên, dung mạo của chàng đã tỏa sáng ngay từ khi còn nhỏ và dù có làm gì thì chàng cũng thể hiện tài năng phi thường và luôn là chủ đề của những câu chuyện. Vì vậy, Hikaru Genji trải qua nhiều cuộc tình.

Bữa ăn của quý tộc thời Heian

Khi đọc “Truyện Genji”, tôi nghĩ có nhiều cách hiểu khác nhau tùy theo độ tuổi và góc nhìn của người đọc. Đó là nhân quả cuộc đời, là sự suy tàn tất yếu và sự thăng trầm của con người. Cuộc sống không chỉ có niềm vui mà còn có nỗi buồn, và cũng có những chuyện chúng ta không thể kiểm soát được, tự mình không thể giải quyết được. Đó là lý do vì sao người ta cầu nguyện, và có người lựa chọn trở thành tu sĩ Phật giáo, đó là môi trường mà người ta có thể cầu nguyện suốt đời. Cuộc đời của Hikaru Genji không hề tươi sáng và suôn sẻ. Đó là những lo lắng và suy nghĩ mà không thể chia sẻ với người khác. Nói một cách đơn giản, đó là cảm thức“mono no aware” (cảm xúc sâu lắng về sự vô thường của vạn vật, một nỗi buồn đẹp khi suy ngẫm về những cuộc đời và sự việc đã và sẽ qua đi)

“Truyện Genji” có thể nói là một trong những di sản văn hóa vĩ đại nhất của Nhật Bản nên được truyền lại cho các thế hệ tương lai.

Tác giả:  Aoki Etsuko

Giảng viên Tiếng Nhật

Dự phòng đột quỵ não để kéo dài tuổi thọ khoẻ mạnh

Trước khi đi vào tìm hiểu về đột quỵ cùng Trường đại học y khoa...

Thư viện test

Thời điểm giao mùa – nguy cơ bùng phát cúm mùa tăng cao

Tình hình dịch cúm mùa 2025 đang gia tăng nhanh chóng, ảnh hưởng đến nhiều...

Đôi nét về Tết truyền thống của Nhật Bản

Ngày Tết của Nhật Bản được gọi là Oshougatsu hay “Chính Nguyệt” theo phiên âm...

GÓC TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT: Nghị định 168/2024/NĐ-CP

Nhân dịp năm mới 2025 kính chúc các bạn cùng gia đình luôn mạnh khỏe,...

Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm cho người

Vi sinh vật và prion là hai loại tác nhân gây bệnh truyền nhiễm cho...