PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
Bệnh sốt xuất huyết Dengue (Hay còn gọi là sốt xuất huyết – Dengue hemorrhagic fever) là một bệnh truyền nhiễm phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới. Bệnh có thể gây thành dịch hàng năm (thường tập trung cao điểm các ca mắc từ tháng 7 đến tháng 10). Bệnh có mã theo CDC là A91 và được Bộ Y tế Việt Nam xếp vào nhóm B trong các bệnh truyền nhiễm.
Tác nhân gây bệnh là vi rút Dengue (DEN) gây nên. Đây là virus thuộc nhóm Flavivirus, họ Flaviviridae với 4 týp huyết thanh là DEN – 1, DEN – 2, DEN – 3 và DEN – 4.
Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người mà do muỗi đốt người bệnh có mang vi rút sau đó truyền vi rút sang người lành qua vết đốt. Ở Việt Nam, hai loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó quan trọng nhất là Aedes aegypti.
Muỗi Aedes aegypti (Hay còn gọi là muỗi vằn) hoạt động vào ban ngày và chỉ có muỗi cái mới đốt người và truyền bệnh. Khi muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus dengue, virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày. Trong khoảng thời gian sống còn lại sau đó, muỗi có nguy cơ truyền bệnh cho người. Khi virus vào cơ thể người, chúng tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này nếu muỗi Aedes hút máu thì virus được truyền cho muỗi. Thời kỳ ủ bệnh ở người từ 3 – 14 ngày, trung bình từ 5 – 7 ngày. Bệnh nhân là nguồn lây bệnh trong thời kỳ có sốt, nhất là 5 ngày đầu của sốt là giai đoạn trong máu có nhiều vi rút.
Mọi người chưa có miễn dịch đặc hiệu đều có thể bị mắc bệnh từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn. Sau khi khỏi bệnh sẽ được miễn dịch suốt đời với týp vi rút Dengue gây bệnh nhưng không được miễn dịch bảo vệ chéo với các týp vi rút Dengue khác. Nếu bị mắc bệnh lần thứ hai với týp vi rút Dengue khác, bệnh nhân có thể sẽ bị bệnh nặng hơn và dễ xuất hiện sốc Dengue.
Chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue thường dựa vào các yếu tố dịch tễ, biểu hiện lâm sàng như: nổi ban đặc trưng trên da của sốt xuất huyết kèm sốt cao, người mệt mỏi rũ rượi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ (đau thắt lưng và đôi khi đau chân), thường kèm theo đau họng, buồn nôn, nôn mửa, đau vùng thượng vị và tiêu chảy; cũng như dựa vào các xét nghiệm đơn giản như: số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu và hematocrit.
Chẩn đoán huyết thanh học thông qua phương pháp xác định IgM bằng kỹ thuật hấp phụ miễn dịch gắn kết enzyme (MAC-ELISA) ở hai mẫu máu bệnh nhân lấy cách nhau 14 ngày. Mẫu máu thứ nhất lấy trước ngày thứ 7 của bệnh cũng có thể có ích trong việc phân lập virus bằng cách cấy vào tế bào của muỗi Aedes albopictus. Sau đó, việc định danh vi khuẩn có thể thực hiện nhờ xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang sử dụng kháng thể đơn dòng.
Phòng chống bệnh sốt xuất huyết: Đến nay, mặc dù trên thế giới đã có một số nước triển khai tiêm vắc-xin phòng bệnh. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có vắc xin phòng bệnh và cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy các biện pháp phòng chống bệnh chủ yếu là:
- Diệt véc tơ đặc biệt là diệt lăng quăng/bọ gậy với sự tham gia tích cực của từng hộ gia đình và cả cộng đồng là biện pháp hiệu quả trong phòng chống sốt xuất huyết.
- Phun chủ động hóa chất diệt muỗi tại những nơi có nguy cơ cao (vùng nguy cơ cao là vùng nhiều năm liên tục có ca bệnh và có chỉ số mật độ muỗi cao ³ 0,5 con/nhà hoặc chỉ số BI ³ 30; riêng khu vực miền Bắc chỉ số bọ gậy BI ³20).
- Xử lý, dập tắt ổ dịch nhanh chóng, phòng lây lan rộng ra cộng đồng
- Điều trị, chăm sóc tốt những ca mắc bệnh tại cơ sở y tế và tại nhà.
Tổ chức tuyên truyền, truyền thông tốt, định kỳ để người dân nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh
ThS. Nguyễn Trọng Nghĩa – Phó trưởng khoa Điều Dưỡng THUV
📚🔬💊💉🇯🇵 🇻🇳 🇾 🇰 🇭 🇴 🇦 🇹 🇴 🇰 🇾 🇴 🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇯🇵 🇻🇳⭕8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣⭕9️⃣⭕8️⃣8️⃣🇯🇵 🇻🇳
TUYỂN SINH 2025
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ - tư vấn.
Hotline: 0869 809 088
Email: tuyensinh@tokyo-human.edu.vn
Hẹn gặp lại các bạn tại THUV.