Quản Lý An Toàn Trong Quá Trình Lấy Máu

Xin chào các bạn,

Hiện nay ở Nhật Bản có rất nhiều loại dây garo sử dụng khi lấy máu. Hôm nay tôi sẽ giới thiệu với các bạn về các loại dây garo này.

Về chất liệu

Dị ứng cao su do tiếp xúc với các sản phẩm cao su tự nhiên đã trở thành một vấn đề nên hiện nay các sản phẩm không chứa cao su (vật liệu silicon) đang được sử dụng.

Các loại dây garo

1) Dạng ống
Dạng ống

Ưu điểm

・Có thể mua với giá thành thấp

・Dễ dàng lau sạch bụi bẩn

Nhược điểm

・Khó sử dụng cho đến khi quen được với các mẹo cần thiết để cuộn lại.

2) Dây garo dạng kẹp
Dây garo dạng kẹp

Ưu điểm

・Dễ dàng cố định và gỡ bỏ

Nhược điểm

・Có nguy cơ cắm vào da bệnh nhân.

3) Loại đai

Ưu điểm

・Dễ dàng đeo vào và cởi ra, ít nguy cơ cắm vào da bệnh nhân

Nhược điểm

・Đồ làm bằng vải sẽ khó lau sạch. Hiện nay, chất liệu silicone thường được sử dụng.

Loại đai
Nguồn: Infirmiere
Loại đai
Nguồn: Infirmiere

 

Ngoài ra còn có dây garo với hình các nhân vật hoạt hình để bệnh nhân nhi không lo lắng khi lấy máu.

Nguồn: Infirmiere
4) Dây lấy máu dùng một lần

Được sử dụng tại các khu vực có nguy cơ nhiễm trùng máu cao như phòng lọc máu và khoa cấp cứu, những nơi có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm như khoa huyết học, bệnh nhân đang cần có biện pháp đối phó với lây nhiễm do tiếp xúc, v.v.

Màu sắc là hồng nhạt và xanh nhạt, tạo cho người bệnh cảm giác an toàn.

Nguồn: Sayara

Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là trường đại học nơi bạn có thể học về y tế theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Tại Nhật Bản, để đảm bảo bệnh nhân có thể được chăm sóc y tế một cách an toàn, yên tâm và thoải mái, chúng tôi đào tạo các chuyên gia y tế không chỉ đơn thuần tiếp thu các kỹ năng mà còn có thể cân nhắc đến nhiều khía cạnh khác nhau.

Chúng tôi đang tổ chức những giờ học về việc chăm sóc, ở cạnh bệnh nhân trong đó liên quan đến kỹ thuật lấy máu thì giao tiếp với bệnh nhân trong quá trình lấy mẫu máu như thế nào, nên sử dụng loại dây garô nào, môi trường nhiệt độ phòng bệnh, nhiệt độ tay của nhân viên y tế khi chạm vào bệnh nhân, thái độ, nét mặt và độ nhanh của câu chuyện, độ lớn của âm lượng, giọng điệu…

Bạn có muốn học cùng chúng tôi tại trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam không?

Tác giả:Oguma Yoko

Giảng viên khoa điều dưỡng

 

Dự phòng đột quỵ não để kéo dài tuổi thọ khoẻ mạnh

Trước khi đi vào tìm hiểu về đột quỵ cùng Trường đại học y khoa...

Thư viện test

Thời điểm giao mùa – nguy cơ bùng phát cúm mùa tăng cao

Tình hình dịch cúm mùa 2025 đang gia tăng nhanh chóng, ảnh hưởng đến nhiều...

GÓC TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT: Nghị định 168/2024/NĐ-CP

Nhân dịp năm mới 2025 kính chúc các bạn cùng gia đình luôn mạnh khỏe,...

Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm cho người

Vi sinh vật và prion là hai loại tác nhân gây bệnh truyền nhiễm cho...

Chức năng và sự khác biệt các hình thái biểu mô của ruột già

Tại khoa Kỹ thuật xét nghiệm y học ở trường đại học y khoa Tokyo...