THỰC TẬP LÂM SÀNG NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG TẠI THUV

Đối với 1 sinh viên nghành Y, thực tập lâm sàng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Không chỉ để cho sinh viên có cái nhìn thực tế, khách quan về công việc, ngành nghề của mình mà còn giúp cho sinh viên củng cố được kiến thức chuyên ngành, nâng cao tay nghề, trau dồi kỹ năng giao tiếp trong ngành cũng như là tích lũy những kinh nghiệm lâm sàng quý báu. Hiểu được điều này, trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam luôn cố gắng làm sao để lựa chọn những cơ sở uy tín nhất, chuẩn bị những hành trang tốt nhất để sinh viên có những đợt thực tập chất lượng. Mình xin được chia sẻ trải nghiệm của bản thân trong những đợt thực tập ở THUV (với tư cách là cựu sinh viên khóa 2 khoa Điều dưỡng của trường).

Sinh viên khoa điều dưỡng tại THUV sẽ cần phải trải qua khá nhiều đợt thực tập như: Thực tập điều dưỡng cơ bản, thực tập điều dưỡng tâm thần, thực tập điều dưỡng nhi khoa, thực tập điều dưỡng sản khoa, thực tập điều dưỡng lão khoa,  thực tập điều dưỡng tại cộng đồng/nhà…. Bắt đầu từ năm học thứ 2 chúng mình sẽ bắt đầu đi thực tập và làm quen với môi trường bệnh viện. Những bệnh viện chúng mình đã thực tập hầu hết là những bệnh viện lớn, tuyến trung ương như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện quân đội trung ương 108, Bệnh viện lão khoa trung ương…Trước mỗi đợt thực tập chúng mình sẽ có một buổi tên là buổi định hướng trước thực tập, chúng mình sẽ biết được nội dung của đợt thực tập, mục tiêu cần đạt được, những quy định cần tuân thủ, hạn nộp báo cáo… và mọi thắc mắc của chúng mình sẽ được giải đáp tại buổi định hướng này và cuối buổi các thầy cô giáo trong khoa sẽ có những chia sẻ về kinh nghiệm cá nhân của các thầy cô và những lời dặn dò trước khi chúng mình đi thực tập làm sao để chúng mình đạt được hiệu quả cao nhất. Và chúng mình cũng cần phải chuẩn bị khá nhiều kiến thức trước khi bước vào mỗi đợt thực tập. Bản thân mình thì trước khi đi thực tập thường mượn những quyên sách sách liên quan đến kiến thức đi thực tập của đợt đó dưới thư viện. Thư viện trường mình thì có rất rất nhiều những đầu sách tiếng Nhật và tiếng Anh luôn. Sách của Nhật viết rất hay, rất cụ thể, trình bày lại rất dễ hiểu nên nhờ chúng mà mình đã dễ dàng vượt qua những đợt thực tập này.

Chúng mình phải đảm bảo tuyệt đối những quy định của trường như không được đi muộn, phải liên lạc báo cáo kịp thời nếu xảy ra điều gì, đầu tóc luôn phải buộc gọn gàng, đồng phục blue và giày trắng luôn phải sạch sẽ, không được để móng tay hay gắn móng giả, không được đeo đồ trang sức… và đương nhiên những quy định của khoa phòng chúng mình cũng phải tuân thủ nghiêm.

Buổi đầu tiên của mỗi đợt thực tập chúng mình sẽ được thầy cô giáo đưa đến tận khoa phòng để chào hỏi, làm quen với anh chị nhân viên trong khoa và nhận bàn giao công việc. Công việc hàng ngày của chúng mình chủ yếu là hỗ trợ anh chị trong khoa và chăm sóc người bệnh. Ngoài việc chăm sóc các người bệnh trong khoa phòng chúng mình sẽ tập trung lựa chọn ra một bệnh nhân để chăm sóc toàn diện trong suốt quá trình thực tập bao gồm chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần, không chỉ là chăm sóc những triệu chúng bệnh họ đang gặp phải mà cả những khía cạnh về văn hóa, đời sống, xã hội, tâm tư tình cảm của người bệnh nữa. Chúng mình luôn cố gắng gần gũi người bệnh nhất có thể, cố gắng lắng nghe và hỗ trợ để họ có được cuộc sống khỏe mạnh, tự lập nhất có thể. Hàng ngày chúng mình sẽ trò chuyện thu thập những thông tin liên quan để lập kế hoạch chăm sóc, ngày nào chúng mình cũng cần viết báo cáo hàng ngày xem hôm nay bản thân đã làm được điều gì? Có đạt được mục tiêu đề ra hay không? Ngày hôm nay đã học được điều gì và cần cải thiện điều gì để tốt hơn. Mặc dù công việc ở trên viện đã khá mệt rồi mà chúng mình vẫn cần phải viết rất nhiều loại báo cáo, tuy khá vất vả nhưng mình thấy chúng rất hiệu quả. Sau mỗi đợt thực tập mình nhận thấy mình trưởng thành hơn, học được nhiều điều hơn. Và đây cũng là một nét văn hóa rất đặc trưng của Nhật Bản đấy các bạn ạ. Và các cũng yên tâm là những báo cáo này hàng ngày các thầy cô sẽ đọc để hướng dẫn chúng mình đi đúng hướng, nếu có điều gì khó khăn chúng mình sẽ được giải đáp ngay. Quá trình thực tập chúng mình còn được tham dự những bài giảng từ phía những cán bộ lâm sàng tại viện, mỗi tuần các thầy cô ở trường cũng đến viện trực tiếp để xem quá trình thực tập của chúng mình diễn ra như thế nào, chúng mình chăm sóc người bệnh có tốt hay không… nhờ sự sát sao đó mà chúng mình cũng trưởng thành hơn rất nhiều.

Sau đó kết thúc mỗi đợt thực tập chúng mình sẽ phải báo cáo lại những kết quả đạt được từ quá trình thực tập, kế hoạch chăm sóc mà chúng mình đã triển khai trên người bệnh. Từ kì 2 năm 2 là chúng mình báo cáo bằng tiếng Nhật luôn, trước mỗi buổi báo cáo thầy cô giáo người Nhật sẽ trực tiếp sửa bài cho chúng mình sao cho đúng câu từ, luyện tập cách phát biểu bằng tiếng Nhật,…. Những buổi báo cáo sẽ khá căng thẳng với sự hỏi đáp từ phía thầy cô và các bạn, nhưng sau đó mình lại nhận được rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức quý báu.

Cứ như vậy 4 năm học trôi qua, mình đã trải qua hết các đợt thực tập, vui có, buồn có, hào hứng có, mệt mỏi cũng có. Hầu như những người bệnh chúng mình đã từng chăm sóc đều có ấn tượng rất tốt về sinh viên của trường, có những người bệnh đến khi chúng mình kết thúc thực tập rồi vẫn nhắn tin hỏi thăm và chia sẻ về tình hình sức khỏe. Thực sự những điều nhỏ vậy thôi nhưng chúng mình rất vui, nó giống như nguồn động lực để chúng mình tiếp tục yêu nghề và hành nghề vậy.

Bài chia sẻ đến đây cũng khá dài, cảm ơn các bạn đã đọc đến đây. Hi vọng những bạn có quan tâm đến nghành y sẽ tìm đến THUV, để trải nghiệm, để trở thành một phần trong mái nhà chung THUV.

Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hường

Cựu sinh viên khóa 2 Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam

🇯🇵 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵

Ngành Điều dưỡng

TUYỂN SINH 2024

Bạn đang chưa biết lựa chọn ngành nào ?
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ - tư vấn.
Hotline: 0869 809 088
Email: tuyensinh@tokyo-human.edu.vn

Hẹn gặp lại các bạn tại THUV.