Tìm hiểu xét nghiệm huyết học là gì?
Xét nghiệm huyết học là một trong những xét nghiệm phổ biến nhất trong y khoa, được chỉ định hầu hết cho các bệnh nhân khi đi khám ở bất cứ địa chỉ y tế nào. Vậy chính xác xét nghiệm huyết học là gì và có vai trò như thế nào trong hoạt động y khoa, hãy cùng theo dõi bài viết sau để tìm hiểu rõ hơn nhé.
1. Xét nghiệm huyết học là gì?
Xét nghiệm hóa học hay còn gọi là xét nghiệm công thức máu là xét nghiệm cung cấp những thông tin về các thành phần cùng tình trạng máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, tỷ lệ tế bào máu đỏ với thành phần huyết tương, vận chuyển oxy trong máu,…
- Nhờ kết quả của xét nghiệm huyết học, bác sĩ có thể đánh giá tổng quan về tình hình sức khỏe cũng như tình trạng bệnh của người được xét nghiệm.
- Bên cạnh đó, xét nghiệm huyết học còn giúp bác sĩ phát hiện các rối loạn máu hoặc bệnh về máu và có được sự điều trị kịp thời.
- Tuy nhiên kết quả này không đưa ra được chẩn đoán chính xác nhất mà còn cần đến kết quả của những xét nghiệm y học khác.
2. Tại sao phải xét nghiệm huyết học?
2.1. Đánh giá sức khỏe tổng thể
Đối với những người kiểm tra tình hình sức khỏe định kỳ, xét nghiệm huyết học là một phần không thể thiếu.
Kết hợp với những loại xét nghiệm y học khác, xét nghiệm huyết học sẽ đưa đến thông tin về tình trạng máu của người làm xét nghiệm. Từ đó bác sĩ có thể đánh giá sức khỏe tổng thể cũng như phát hiện được rối loạn nếu có của bạn.
2.2. Chẩn đoán bệnh
Khi bạn gặp phải tình trạng mệt mỏi, sốt, bị chảy máu, viêm nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm huyết học.
- Trong trường hợp này, xét nghiệm công thức máu sẽ cung cấp những thông số để bác sĩ có thể chẩn đoán nguyên nhân của những triệu chứng đó.
- Bên cạnh đó, kiểm tra công thức máu cũng là một cách để khẳng định chẩn đoán với trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng ở bệnh nhân.
2.3. Theo dõi tình trạng của bệnh
- Đối với những tình trạng bệnh gây ảnh hưởng đến máu, xét nghiệm huyết học sẽ giúp bác sĩ theo dõi tình trạng của bệnh.
- Đặc biệt khi bệnh có dấu hiệu nặng hơn thì kết quả xét nghiệm sẽ đưa đến thông tin chính xác về tiến triển bệnh, giúp bác sĩ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp nhất.
2.4. Theo dõi tiến trình điều trị
- Những người bệnh đang trong quá trình điều trị hay dùng thuốc ảnh hưởng đến số lượng máu thì xét nghiệm huyết học là xét nghiệm bắt buộc.
- Kết quả xét nghiệm sẽ giúp theo dõi tình trạng bệnh nhân cũng như tiến trình điều trị, đưa đến cho bác sĩ cơ sở chính xác để có quyết định chữa trị hợp lý và hiệu quả.
3. Ý nghĩa của các chỉ số trong xét nghiệm huyết học
Kết quả xét nghiệm huyết học sẽ cung cấp các chỉ số về thành phần trong máu cũng như tình trạng chung của máu. Ý nghĩ của các chỉ số xét nghiệm máu phổ biến sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kết quả xét nghiệm.
Số lượng bạch cầu (White Blood Cells: WBC)
Chỉ số bạch cầu bình thường rơi vào 3,0 – 10,0 G/L. Nếu không cho ra kết quả bình thường có nghĩa là người làm xét nghiệm đã mắc phải các tình trạng sau:
- Chỉ số giảm: thiếu máu do giảm sản xuất, thiếu hụt vitamin B12, nhiễm khuẩn.
- Chỉ số tăng: bệnh máu ác tính như bệnh bạch cầu dòng tủy cấp, bệnh u bạch cầu,…
Số lượng hồng cầu (Red Blood Cell Count: RBC)
Chỉ số hồng cầu ở người bình thường là 4,2 – 6,0 T/L (đối với nam) và 3,8 – 5 T/L (đối với nữ). Nếu chỉ số bất thường thì sẽ rơi vào các trường hợp sau:
- Chỉ số giảm: thiếu máu.
- Chỉ số tăng: chứng tăng hồng cầu, tình trạng mất nước.
Lượng huyết sắc tố (Hemoglobin: Hb)
Chỉ số bình thường ở nam là 130 – 170 g/L và ở nữ là 120 – 150 g/L.
- Chỉ số giảm: thiếu máu, chảy máu, phản ứng gây tan máu.
- Chỉ số tăng: bệnh phổi, bệnh tim, tình trạng mất nước.
Khối hồng cầu (Hematocrit: HCT)
Chỉ số bình thường ở nam là 38% – 49% và ở nữ là 34.9% – 44.5%
- Chỉ số giảm: mất máu, thiếu máu, thai nghén.
- Chỉ số tăng: chứng tăng hồng cầu, bệnh phổi, tắc mạch vành, chứng giảm lưu lượng máu, rối loạn dị ứng.
Số lượng tiểu cầu (Platelet Count: Plt)
Chỉ số bình thường: 140 – 350 G/L.
- Chỉ số tăng: rối loạn tăng sinh trưởng tủy.
- Chỉ số giảm: thay thế tủy xương, ảnh hưởng của chất hóa trị liệu, đông máu…
Xét nghiệm huyết học là xét nghiệm quan trọng đối với người khám bệnh nói chung và các bệnh nhân đang điều trị nói riêng. Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ xét nghiệm huyết học là gì cũng như thông tin cần thiết về ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm.
TUYỂN SINH 2025
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ - tư vấn.
Hotline: 0869 809 088
Email: tuyensinh@tokyo-human.edu.vn
Hẹn gặp lại các bạn tại THUV.