Ý NGHĨA CỦA LỄ CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO HÀNG NĂM
Cúng ông Công ông Táo là một tục lệ lâu đời của người Việt Nam. Hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người người nhà nhà lại chuẩn bị những mâm cỗ tươm tất cùng các loại vàng mã, giấy tiền và đặc biệt là cá chép vàng để tiễn ông Công ông Táo về trời.
Theo sách “Phong tục thờ cúng của người Việt”, Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được người việt chuyển hóa sự tích “Hai ông một bà” là vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Ngày cúng ông Công ông Táo đã đi vào tiềm thức người Việt Nam. Vào ngày này, người dân làm mâm cơm để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần. Đồng thời, đây cũng là dịp để gia đình sum họp, quây quần sau một năm làm ăn vất vả.
Trong mâm lễ cúng của người Việt thường được chuẩn bị tươm tất hương, hoa, đồ lễ thể hiện sự thành tâm của gia chủ và không thể thiếu được đó là 2 – 3 chú cá chép con thả trong chậu nước, sau khi cúng xong, người dân sẽ đem phóng sinh ở sông, ao, hồ… với ý nghĩa đưa tiễn các vị Táo quân về trời hoặc ở 1 số nơi có thể cúng bằng cá chép giấy tượng trưng tùy thuộc vào tập tục của từng vùng miền.
Người dân quan niệm một năm mở đầu bằng Tết Nguyên Đán và kết thúc bằng ngày Tết ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp hàng năm. Vì vậy, để được các vị Táo Quân phù trợ, vào ngày này, người dân thường làm lễ tiễn đưa Táo quân về chầu trời rất long trọng. Đến đêm 30 tháng Chạp, các vị Táo quân sẽ trở về cùng gia đình bước vào năm mới mang lại nhiều may mắn và ấm no.
Nguồn tham khảo: báo Vietnamnet.
Ths. Trần Thị Thảo
🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺
TUYỂN SINH 2025
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ - tư vấn.
Hotline: 0869 809 088
Email: tuyensinh@tokyo-human.edu.vn
Hẹn gặp lại các bạn tại THUV.