December 2023

BỆNH VIỆN KUSUMI THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG

BỆNH VIỆN KUSUMI – BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM thông báo tuyển dụng: 1. Vị trí tuyển dụng Bệnh viện Kusumi – Bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam có 100% vốn đầu tư và trang thiết bị hiện đại đến từ Nhật Bản đang tuyển dụng các vị trí quan trọng sau: Vị trí Số lượng Chi tiết BS Khoa cấp cứu 01 https://kusumihospital.vn/bac-sy-khoa-cap-cuu/ Bác sĩ Khoa Phục hồi chức năng 01 https://kusumihospital.vn/bac-sy-khoa-phuc-hoi-chuc-nang/ Bác sĩ Khoa Gây mê 01 https://kusumihospital.vn/bac-sy-khoa-gay-me/ Điều dưỡng viên 32 https://kusumihospital.vn/dieu-duong-vien/ Kĩ thuật viên Khoa Phục hồi chức năng 01 https://kusumihospital.vn/ky-thuat-vien-khoa-phuc-hoi…/   2. Phúc lợi Mức lương: thỏa thuận theo năng lực và kinh nghiệm.  Môi trường làm việc, chuyên nghiệp năng động thân thiện, hỗ trợ nhân viên nhanh chóng hòa nhập với Công ty Được tham gia BHXH, BHYT theo đúng quy định của Luật lao động; Chế độ chăm sóc sức khỏe cho bản thân và người thân (Chồng con và Tứ thân phụ mẫu) hằng năm bởi hệ thống y tế công ty. 3. Cách thức và quy trình ứng tuyển Hồ sơ ứng tuyển: CV (Curriculum Vitae) – Mô tả chi tiết quá trình công tác (công việc, vị trí đảm nhiệm) theo trình tự thời gian, lưu ý ghi rõ điện thoại và email liên hệ Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chuyên môn, chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ ngoại ngữ (nếu có) Nộp trực tuyến : Kusumihospital@tokyo-human.edu.vn

Mô hình bệnh tật nhiều thay đổi… nhu cầu phục hồi chức năng ở Việt Nam ngày càng cao

Việt Nam có nhu cầu phục hồi chức năng cao do số người cao tuổi gia tăng, chiếm 11,9% dân số; người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên chiếm 7,06% dân số; mô hình bệnh tật thay đổi gia tăng số người cần phục hồi chức năng: tai nạn thương tích, tim mạch, đột quỵ, bệnh không lây nhiễm, tâm thần, COVID-19… GS.TS Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế đã nhấn mạnh những thông tin này tại Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam và Nhật Bản về phục hồi chức năng diễn ra hôm nay, 23/12 tại Hà Nội với sự tham dự của hơn 200 đại biểu là chuyên gia y tế, bác sĩ về phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật trị liệu đến từ các cơ sở y tế trong toàn quốc cùng các chuyên gia của Nhật Bản. Đây là một trong những hoạt động khoa học, ý nghĩa nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam. Mạng lưới các cơ sở PHCN được mở rộng, nhưng vẫn còn khá nhiều thách thức… Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nhấn mạnh, Nhật Bản và Việt Nam là hai nước châu Á, có nền văn hóa tương đối tương đồng, có mối quan hệ hợp tác lâu dài ý nghĩa, mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên. Đối với lĩnh vực phục hồi chức năng (PHCN), Nhật Bản là quốc gia đã đào tạo và triển khai các chuyên ngành chuyên sâu về PHCN rất lâu như: Vật lý trị liệu, Hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, chân tay giả và dụng cụ trợ giúp… Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, đối với Việt Nam, công tác PHCN là vô cùng quan trọng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Lĩnh vực PHCN trong giai đoạn vừa qua đã có được những kết quả khả quan như: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật dần được hoàn thiện, Việt Nam đã có nhiều quy định của pháp luật về khám, chữa bệnh, người cao tuổi, người khuyết tật… và các hướng dẫn chuyên môn về PHCN do Bộ Y tế ban hành. Mạng lưới các cơ sở PHCN được mở rộng, từ việc chỉ có một số ít cơ sở PHCN cách đây 30 năm, đến nay mạng lưới PHCN cơ bản đã được hình thành rộng khắp trên cả nước, bao gồm 1 bệnh viện PHCN tuyến trung ương; 37 bệnh viện phục hồi chức năng tuyến tỉnh và 25 BV điều dưỡng – phục hồi chức năng thuộc các Bộ ngành (chủ yếu là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội); 550 khoa phục hồi chức năng, hoặc liên khoa trong đó có chuyên môn phục hồi chức năng ở các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến trung ương, tỉnh, huyện; tại xã phường có phân công cán bộ theo dõi công tác phục hồi chức năng… Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, công tác PHCN ở nước ta vẫn còn khá nhiều thách thức, đó là mạng lưới cơ sở PHCN phát triển chưa đồng bộ cả ở trong và ngoài ngành Y tế, cả y tế cơ sở và tuyến tỉnh của nhiều địa phương. Hiện nay, có 10 địa phương sáp nhập bệnh viện PHCN vào bệnh viện y học cổ truyền làm giảm số lượng bênh viện PHCN. Dù vậy lại thiếu sự phối hợp, liên kết trong hoạt động chuyên môn; thiếu sự kiểm soát chất lượng của các cơ quan quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn đối với cơ sở PHCN thuộc các bộ, ngành khác quản lý. Nhân lực chuyên khoa PHCN vừa yếu vừa thiếu ở các tuyến, đặc biệt tuyến y tế cơ sở và khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, hiện có khoảng 0,25 nhân lực PHCN/10.000 dân, thấp hơn so với định mức theo khuyến cáo của WHO (0,5 – 1/10.000 dân). Việc đào tạo về PHCN còn nhiều hạn chế, Việt Nam mới có mã ngành đào tạo về PHCN, chưa có mã ngành đào tạo riêng về vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, chân tay giả và dụng cụ trợ giúp, công nghệ trợ giúp… Hiện có khoảng 7.200 người được đào tạo về PHCN, trong đó khoảng 6500 người được đào tạo về vật lý trị liệu, khoảng 50 người được đào tạo về hoạt động trị liệu, khoảng 180 người được đào tạo về ngôn ngữ trị liệu… Hiện nay Việt Nam đang thí điểm đào tạo 3 mã ngành: Vật lý trị liệu, Hoạt động trị liệu, Ngôn ngữ trị liệu. Cơ sở vật chất hầu hết là các trang thiết bị cơ bản, đơn giản, chưa đáp ứng nhu cầu; tuyến y tế cơ sở và hệ thống bảo trợ xã hội, nhiều cơ sở chật hẹp, cũ, không tiếp cận người khuyết tật. Ngoài ra, phát triển chuyên môn, kỹ thuật PHCN chưa đồng bộ giữa trung ương và địa phương, dịch vụ PHCN chủ yếu về vật lý trị liệu. Tại tuyến xã mới chỉ có PHCN dựa vào cộng đồng ở 25% các xã, cung cấp dịch vụ PHCN tại trạm y tế xã còn rất hạn chế; Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dữ liệu và hoạt động PHCN cho người khuyết tật còn hạn chế… “Với thực trạng như trên, công tác PHCN cần được tiếp tục tăng cường đầu tư phát triển nhiều hơn nữa trong thời gian tới. Nhận định được những khó khăn, thách thức này, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày phê duyệt Chương trình phát triển hệ thống PHCN giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050”- Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thông tin.

  THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG TRỢ LÝ KHOA ĐIỀU DƯỠNG  

Trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam xin thông báo tuyển dụng nhân viên khoa Điều dưỡng như sau: Vị trí tuyển dụng Trợ lý khoa Loại hình công việc Nhân viên chính thức Số lượng tuyển dụng 01 (một) người Mô tả công việc ★  Trợ giảng trong công tác giảng dạy tại khoa Điều dưỡng ★  Phối hợp tổ chức, quản lý và hướng dẫn sinh viên ở các học phần được phân công (thực tập ở bệnh viện, thực hành….) ★  Biên-Phiên dịch tài liệu Việt-Nhật ★  Tham gia các công việc khác của Khoa Điều dưỡng và của nhà trường. Điều kiện ứng tuyển ※  Tốt nghiệp Đại học ngành Điều dưỡng ※  Có chứng chỉ năng lực Nhật ngữ từ N2 trở lên. ※  Hiểu rõ sứ mệnh sáng lập của nhà trường, yêu thích công tác đào tạo sinh viên ※  Có kỹ năng giao tiếp tốt, có trách nhiệm đối với công việc ※  Ưu tiên ứng viên tốt nghiệp sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) ※  Ưu tiên có kinh nghiệm làm việc lâm sàng hoặc có kinh nghiệm giảng dạy. ※  Ưu tiên ứng viên có chứng chỉ hành nghề điều dưỡng Việt Nam hoặc Nhật Bản Chế độ lương & phúc lợi ★  Lương: theo thỏa thuận ★  Chế độ bảo hiểm, phúc lợi: theo quy định Luật lao động và quy định của nhà trường Địa điểm làm việc Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam ST-01, KĐT thương mại và du lịch Văn Giang (ECOPARK), huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên Hạn nhận hồ sơ Hồ sơ được nhận từ ngày ra thông báo tuyển dụng cho đến khi tuyển dụng đủ số lượng. Ưu tiên những ứng viên nộp hồ sơ sớm nhất. Thời gian bắt đầu làm việc Thỏa thuận khi phỏng vấn Phương thức xét tuyển ★  Vòng 1: Xét duyệt hồ sơ ★  Vòng 2: Phỏng vấn trực tiếp ※  Kết quả tuyển dụng sẽ được thông báo qua E-mail hoặc điện thoại của ứng viên sau khi đợt xét tuyển kết thúc. ※  Lưu ý: trong trường hợp cần thiết nhà trường có thể tiến hành phỏng vấn lần 2. Hồ sơ ứng tuyển 1.      Sơ yếu lý lịch (Sơ yếu lý lịch) 2.      Các bằng cấp liên quan (bằng tốt nghiệp, chứng chỉ…bản sao có công chứng, hoặc scan bản gốc). Lưu ý nộp kèm bản Scan văn bằng để nhà trường xác nhận. 3.      Hồ sơ kinh nghiệm đào tạo và nghiên cứu khoa học theo mẫu tại đây (Hồ sơ kinh nghiệm đào tạo và nghiên cứu khoa học). ※ Ứng viên phải nộp bản sao (bản cứng) các văn bằng chứng chỉ liên quan sau khi trúng tuyển. ※ Hồ sơ ứng tuyển không được trả lại trong bất cứ trường hợp nào. Địa chỉ nhận hồ sơ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM PHÒNG NHÂN SỰ Địa chỉ: ST-01, khu đô thị thương mại và du lịch Văn Giang (ECOPARK), huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. (phong bì ghi rõ HỒ SƠ ỨNG TUYỂN TRỢ LÝ KHOA ĐIỀU DƯỠNG) Địa chỉ liên lạc E-mail: admin@tokyo-human.edu.vn TEL: (+84)-0869-809-088  /  (+84)-024-6664-0325   TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM PHÒNG NHÂN SỰ  

Chính Sách Không Nâng

ノーリフティングポリシー(No Lifting Policy)   Xin chào các bạn, Các bạn đã từng nghe thấy cụm từ No Lifting Policy chưa? No Lifting Policy được Hiệp hội No Lift Nhật Bản định nghĩa là “Nghiêm cấm việc chỉ sử dụng sức người với các hành động như đẩy, kéo, nâng, vặn, vận chuyển.” “Chính sách không nâng” được ra đời vào năm 1998, Hội Điều dưỡng Australia đã khuyến cáo rằng nên sử dụng các thiết bị hỗ trợ thay vì chỉ dựa vào sức người khi hỗ trợ di chuyển vì việc này có thể gây đau lưng. Với các kỹ thuật thay đổi tư thế, kỹ thuật vận chuyển người bệnh, điều dưỡng viên dù có vận dụng quy trình cơ thể khi thực hiện kỹ thuật, nhưng nếu lặp đi lặp lại các hỗ trợ cần đến nhiều lực của cơ thể chẳng hạn như di chuyển người bệnh từ giường sang xe lăn, di chuyển người bệnh vào nhà vệ sinh khi người bệnh đi tiểu, di chuyển khi hỗ trợ tắm rửa… thì có nhiều điều dưỡng viên than phiền về vấn đề đau lưng. Một số điều dưỡng viên thậm chí đã nghỉ việc vì bệnh đau lưng. Ở Nhật Bản, số ca mắc bệnh đau lưng đang gia tăng tại các cơ sở phúc lợi xã hội như cơ sở chăm sóc người cao tuổi. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã ban hành “Hướng dẫn phòng ngừa đau lưng tại nơi làm việc ”. Lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu kỹ thuật hỗ trợ di chuyển sử dụng dụng cụ hỗ trợ đang được thực hiện tại Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. 1. Hỗ trợ di chuyển sử dụng máy nâng hạ di chuyển người bệnh Hình ảnh giờ học hỗ trợ di chuyển người bệnh từ giường ⇔ Xe lăn  (di chuyển người bệnh từ giường sang xe lăn và ngược lại) 2. Kỹ thuật thay đổi tư thế sử dụng tấm trượt và găng tay trượt 3. Ván trượt Thay đổi tư thế và di chuyển lên xuống, trái phải có thể thực hiện được một cách dễ dàng chỉ với một lực nhỏ. Điều này sẽ đảm bảo sự an toàn cho điều dưỡng viên, giảm các tư thế gây gánh nặng cho phần lưng, giảm thiểu phát sinh chứng đau lưng. Vì vậy sẽ làm giảm số lượng nhân viên bỏ việc do đau lưng, đảm bảo nguồn nhân lực tại nơi làm việc. Không có ma sát, không gây tổn thương cho da của người được chăm sóc và có thể ngăn ngừa loét do tỳ đè. Có thể di chuyển một cách an toàn và dễ dàng, dự phòng người bệnh phải nằm liệt giường và hỗ trợ để họ tự lập trong di chuyển. Theo thống kê của Cục Thống kê Bộ Nội vụ và Truyền thông vào tháng 9 năm 2023, tại Nhật Bản, tỷ lệ người cao tuổi trong tổng dân số là 29,1%. Nhiều người bệnh nhập viện là người cao tuổi và nhiều người trong số họ không thể tự cử động cơ thể. Tấm trượt được chuẩn bị sẵn bên giường những người bệnh không thể tự cử động. Những dụng cụ hỗ trợ để cả người chăm sóc và người được chăm sóc di chuyển một cách an toàn và thoải mái được khuyến khích sử dụng. Các giờ học về việc vận dụng dụng cụ hỗ trợ được tổ chức tại nhiều trường đại học có khối ngành chăm sóc sức khỏe của Nhật Bản. Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là trường đại học nơi các bạn có thể học về y khoa theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Chúng tôi tổ chức các lớp học sử dụng dụng cụ hỗ trợ nhập khẩu từ Nhật Bản và bạn có thể học các kỹ thuật thông qua trải nghiệm thực tế. Các bạn có muốn cùng học với chúng tôi tại Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam không? Tác giả: Yoko Oguma Giảng viên khoa điều dưỡng Ngành Điều dưỡng

Tuổi Thọ Khỏe Mạnh

Chào các bạn, các bạn có biết thuật ngữ “tuổi thọ khỏe mạnh” không? Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố thuật ngữ này vào năm 2020, đó là “khoảng thời gian có thể sống mà cuộc sống hằng ngày không bị hạn chế bởi vấn đề sức khỏe”. Tôi đã tốt nghiệp chuyên ngành thể thục thể thao, luận văn tốt nghiệp đại học của tôi là “Tác dụng của vận động ở mức độ vừa phải với hệ thống đông máu và tiêu sợi huyết của phụ nữ trung niên và cao tuổi.”. Tôi đã nghiên cứu về ảnh hưởng của vận động tới việc lưu thông máu. Kết luận chung được đưa ra là “vận động nhẹ nhàng có tác động tích cực đến hệ thống đông máu và tiêu sợi huyết (ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông)”. Có lẽ các bạn sẽ hình dung rằng ngành Giáo dục Thể chất sẽ chủ yếu học về các kỹ năng thực hành và luật lệ thi đấu thể thao, nhưng tại trường đại học mà tôi tốt nghiệp, các môn học bắt buộc bao gồm kiến ​​thức y khoa cơ bản như giải phẫu, sinh lý học cùng nhiều môn học về giáo dục thể chất từ ​​góc độ khoa học, chẳng hạn như y học thể thao, lý thuyết massage, cơ sinh học vận động… Thật ra, cho đến lúc học cấp 3 tôi vẫn không thích học lắm, nhưng ở đại học, mọi thứ được học đều là các nội dung liên quan đến chính bản thân nên tôi đã rất thích thú với việc học hành. Đặc biệt kiến ​​​​thức y học là thứ mà chúng ta có thể học được để sống một cách khỏe mạnh. Khi tôi còn là sinh viên đại học, thuật ngữ “tuổi thọ khỏe mạnh” vẫn chưa tồn tại, nhưng bây giờ tôi tin rằng việc tập thể dục có liên quan đến tuổi thọ khỏe mạnh. Tạo dựng một cơ thể khỏe mạnh là điều quan trọng để kéo dài tuổi thọ khỏe mạnh của chúng ta. Ở Nhật Bản mọi người được cho rằng đều sống đến 100 tuổi và tôi nghĩ nếu sống được đến 100 tuổi thì ai cũng muốn sống khỏe mạnh. Các bạn khi đọc bài viết này, có thể còn trẻ, khỏe mạnh và tự mình làm mọi việc, nhưng điều quan trọng là phải biến việc tập thể dục vừa phải thành thói quen. Bây giờ mùa nóng đã qua, đã đến mùa hoàn hảo để tập thể dục, vậy tại sao bạn không bắt đầu thực hiện một số hoạt động lành mạnh ngay từ hôm nay để kéo dài tuổi thọ khỏe mạnh của mình? Duy trì chính là sức mạnh. Bắt đầu một điều gì đó mới mẻ là điều khó khăn, nhưng bạn có thể thay đổi thói quen hàng ngày, thay đổi lộ trình đi làm từ đạp xe sang đi bộ, sử dụng cầu thang bộ thay vì thang máy khi lên các tầng trên. Hãy bắt đầu với những gì chúng ta có thể làm. Từ tháng trước, tôi cũng đã chuyển việc đi làm của mình hai lượt đi về 4km bằng xe đạp sang đi bộ. Tôi muốn bắt đầu lại chạy bộ và kéo dài tuổi thọ khỏe mạnh của mình. “Tôi muốn được khỏe mạnh” “Tôi muốn mọi người trở nên khỏe mạnh” Hẳn đó là điều mà ai cũng mong muốn và suy nghĩ. THUV là trường đại học nơi sinh viên học kiến ​​thức y học cơ bản vơi mục đích trở thành chuyên gia về điều dưỡng, phục hồi chức năng, xét nghiệm y học và hình ảnh y học. Nếu các bạn quan tâm, hãy tham khảo trên website của trường đại học chúng tôi xem chuyên ngành nào bạn muốn học. Ngoài ra, tại các buổi hội thảo về sức khỏe do đại học chúng tôi phối hợp với bệnh viện trực thuộc tổ chức, các bác sĩ và chuyên gia sẽ chia sẻ tới các bạn những thông tin về sức khỏe. Các bạn hãy đến tham dự nhé. Tác giả: Sugawara Junko Phòng Hành Chính Tổng Hợp

6 THÓI QUEN TỐT CHO SỨC KHỎE TRONG MÙA ĐÔNG

Vào mùa đông, tiết trời lạnh giá cùng những đợt không khí lạnh đột ngột, sự thiếu ánh sáng mặt trời sẽ khiến tâm trạng của bạn dễ buồn chán, bạn có nhiều lý do để trì hoãn việc rèn luyện thể thao, làn da của bạn bắt đầu khô nẻ, đặc biệt cơ thể cũng sẽ dễ bị “hạ gục”. Bạn cũng sẽ thay đổi thói quen ăn uống như ăn vặt, ăn các loại thức ăn chứa chất béo nhiều hơn. Bởi vậy một chế độ ăn uống phù hợp, một lịch trình luyện tập thể dục đều đặn và một cuộc sống vui khoẻ có thể khiến những lo lắng trên tan biến. Những lời khuyên dưới đây về chế độ ăn uống, tập luyện thể dục sẽ giúp bạn có được một cơ thể tràn đầy năng lượng trong mùa đông. Mặc ấm Bạn nên mặc quần áo đủ ấm, và luôn giữ ấm cho đôi tay và đôi chân. Giữ ấm đôi tay và đôi chân sẽ làm giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh khi lạnh hoặc các bệnh trong mùa đông; tuy nhiên khi đi ngủ cần bỏ thói quen mặc quá ấm và chật. Không ít người cho rằng trùm kín chăn khi ngủ vào mùa đông thì khỏi sợ rét, ngủ sẽ ngon hơn. Đây là suy nghĩ sai lầm vì dưỡng khí bạn thở sẽ ít đi. Khi trùm kín chăn, khí CO2 bạn thở ra sẽ luẩn quẩn trong khoảng không bé nhỏ, số lượng mỗi lúc một nhiều, cộng thêm chất khí có hại cho cơ thể sẽ khiến bạn khó thở, và thấy mệt khi tỉnh giấc… Ăn uống lành mạnh Mùa đông thời tiết rất lạnh, bạn nên tránh ăn bất cứ thứ gì gây cảm lạnh và ho, như kem, nước lạnh, và bất cứ thứ gì có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể của bạn. Đặc biệt những người cao tuổi, trẻ em lại càng phải ăn thức ăn nóng, chín. Đồ nóng như súp, các loại thức uống trà, sữa… rất có lợi trong mùa đông này. Bạn nên uống đa dạng sẽ tốt hơn cho cơ thể. Tuy nhiên, không nên ăn đồ quá nóng, bởi vì nếu ăn đồ quá nóng dễ gây ra nóng bên trong cơ thể. Nóng làm tổn thương âm vị, từ đó cũng làm tổn thương dạ dày. Bên cạnh đó, mùa đông sẽ khiến bạn cảm thấy đói nhanh hơn nhưng hãy ăn với số lượng ít. Ăn nhẹ giúp tránh khó tiêu. Bạn nên ăn những thực phẩm giúp giữ cho nhiệt độ cơ thể ở mức bình thường. Tập thể dục thường xuyên Tập thể dục không chỉ giúp bạn có một sức khỏe tốt, có một vóc dáng như ý, mà còn giúp bạn cảm thấy ấm người hơn. Khi tập thể dục, cơ thể bạn sẽ tạo ra nhiệt, giúp cơ thể ấm áp hơn. Tuy nhiên, duy trì chế độ luyện tập thể dục đều đặn trong mùa đông thật khó. Nhiều chuyên gia khuyên bạn nên dậy sớm vào buổi sáng để tập thể dục, tuy nhiên vào mùa đông, bạn không nên tập thể dục quá sớm. Và cần lưu ý, sau khi thức dậy vào buổi sáng không nên vùng dậy ngay khỏi giường mà ngồi dậy từ từ. Nếu tập ngoài trời vào mùa đông, bạn vẫn nên mặc quần áo dài tay, đi giày, bít tất. Khi tập, cơ thể nóng lên, lúc đó bạn có thể cởi bớt áo. Ngoài ra, mùa đông buổi tối thường đến rất sớm và nhiều người có thói quen lên giường từ chập tối và nằm ì cho đến lúc đi ngủ. Ngủ ngay sau khi ăn sẽ làm bạn càng lười biếng bởi vậy bạn nên đi bộ sau bữa ăn, đặc biệt là bữa tối. Đi bộ sau bữa tối tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Hãy lựa chọn cho mình một không gian tập (có thể ở nhà hay đến các phòng tập) với một môn thể thao hay một bài tập thể dục phù hợp và dành ít nhất mỗi ngày 20 phút để tập luyện một cách thường xuyên, đều đặn. Một khi đã hình thành thói quen này, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt trong chính cơ thể và các hoạt động sống của mình. Không uống quá nhiều nước và đồ có cồn Đúng là sau khi uống rượu, bạn sẽ có cảm giác người ấm lên, đấy là nhờ lượng cồn trong rượu làm cho cơ thể toả nhiệt năng sẵn có. Nhưng đó chỉ là cảm giác tạm thời vì ngay khi hết rượu, đa phần nhiệt lượng toả ra ngoài sẽ khiến toàn thân nổi gai ốc, cơ thể dễ bị lạnh. Bởi vậy cần hạn chế uống rượu mạnh và mùa đông rất thích hợp với uống rượu nồng độ thấp, tốt nhất là uống rượu vang. Nhưng không nên uống quá nhiều vì uống nhiều sẽ không chỉ tàn phá sức khoẻ của dạ dày, gan, tim mạch, mà còn có nguy cơ phải đi cấp cứu vì ngộ độc. Bên cạnh đó, nhiều người vẫn cho rằng nên uống nhiều nước trong mùa đông, bởi mùa đông khiến da và cơ thể trở nên khô ráp vì vậy hãy uống nhiều nước. Thực chất, mùa đông cũng như mùa hè, nhu cầu nước cho những hoạt động của cơ thể, cho việc đào thải và loại trừ các độc tố ra khỏi cơ thể là không thay đổi. Uống đủ lượng nước (nước lọc, nước trái cây, nước canh, sữa…) cần thiết sẽ khiến da bạn tươi tắn hơn, hạn chế tình trạng khô da, nứt nẻ, ngừa bệnh cảm cúm, cảm lạnh vào mùa rét. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng Các loại vitamin và khoáng chất là những dưỡng chất vô cùng quan trọng cho cơ

Tại sao sinh viên ngành y tế cần được giáo dục về an toàn người bệnh?

Thách thức hàng đầu trong lĩnh vực y tế hiện nay là bảo đảm cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe an toàn cho người bệnh/khách hàng. Các chuyên gia y tế đã nhận ra một hiện thực là bệnh viện không phải là nơi an toàn cho người bệnh như mong muốn và mâu thuẫn với chính sứ mệnh của nó là bảo vệ sức khỏe và tính mạng của con người. Trên thế giới, gần 14% bệnh nhân bị tổn hại do chính dịch vụ y tế mà họ nhận được trong thời gian nằm viện, cứ mỗi phút lại có 5 người chết vì không được chăm sóc y tế đúng cách. Hàng năm, có khoảng 134 triệu sự cố y khoa xảy ra ở các nước thu nhập trung bình thấp, gây ra 2,6 triệu ca tử vong do không đảm bảo an toàn người bệnh. Bên cạnh đó, chi phí cho các sự cố y khoa ước tính lên đến 42 tỷ USD mỗi năm. Ở nước ta, một số sự cố y khoa không mong muốn xảy ra gần đây gây sự quan tâm theo dõi của toàn xã hội đối với ngành y tế. Khi sự cố y khoa không mong muốn xảy ra, người bệnh và gia đình người bệnh trở thành nạn nhân, phải gánh chịu hậu quả tổn hại tới sức khỏe, tính mạng, tài chính, tai nạn chồng lên tai nạn. Và các cán bộ y tế liên quan trực tiếp tới sự cố y khoa không mong muốn cũng là nạn nhân trước những áp lực của dư luận xã hội và cũng cần được hỗ trợ về tâm lý khi rủi ro nghề nghiệp xảy ra. Sự cố không mong muốn – Adverse Events (AE): Y văn của các nước sử dụng thuật ngữ “sự cố không mong muốn” ngày càng nhiều vì các thuật ngữ “sai sót chuyên môn, sai lầm y khoa” dễ hiểu sai lệch về trách nhiệm của cán bộ y tế và trong thực tế không phải bất cứ sự cố nào xảy ra cũng do cán bộ y tế. Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, sự cố không mong muốn là tác hại liên quan đến quản lý y tế (khác với biến chứng do bệnh) bao gồm các lĩnh vực chẩn đoán, điều trị, chăm sóc, sử dụng trang thiết bị y tế để cung cấp dịch vụ y tế. Khi nhiều chuyên môn tham gia vào việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe (bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ, kĩ thuật viên xét nghiệm, kĩ thuật viên chẩn đoán hình ảnh và nhân viên y tế khác), rất khó để đảm bảo chăm sóc an toàn trừ khi hệ thống chăm sóc được thiết kế để tạo điều kiện cung cấp thông tin và hiểu biết kịp thời và đầy đủ cho tất cả các chuyên gia y tế. Tương tự như vậy, ở các nước đang phát triển, sự kết hợp của nhiều yếu tố bất lợi như thiếu nhân lực, cơ cấu không phù hợp và tình trạng quá tải, thiếu hàng hóa và thiết bị cơ bản phục vụ chăm sóc sức khỏe, điều kiện vệ sinh kém, tất cả đều có thể là do nguồn tài chính hạn chế, góp phần để chăm sóc bệnh nhân không an toàn. Tại mỗi thời điểm trong quá trình chăm sóc y tế đều có một mức độ rủi ro nhất định đối với bệnh nhân. Các sự cố y khoa (hay biến cố bất lợi) là các sự kiện ngoài ý muốn xảy ra vì một số sai sót trong quá trình khám chữa bệnh, trong việc sử dụng thuốc, y cụ hoặc sinh phẩm y tế, hoặc trong chính hệ thống y tế. Đảm bảo an toàn người bệnh đòi hỏi nỗ lực của toàn bộ hệ thống y tế, bao gồm cải thiện chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đảm bảo an toàn môi trường và quản lý rủi ro, cụ thể như kiểm soát nhiễm khuẩn, sử dụng thuốc và thiết bị đúng cách, thực hành lâm sàng an toàn. Khi sự cố xảy ra, người làm công tác khám chữa bệnh trực tiếp (bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh…) dễ bị gán lỗi. Xác định nguyên nhân gốc không chỉ đơn giản là tìm kiếm lỗi cá nhân mang tính triệu chứng mà phải loại bỏ các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn gián tiếp thúc đẩy sự cố xảy ra. Việc phân tích nguyên nhân gốc và thực hiện các hành động khắc phục được coi là quá trình cải tiến liên tục của cơ sở y tế. Sinh viên nhóm ngành sức khỏe, với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và lãnh đạo ngành chăm sóc sức khỏe trong tương lai, phải tự chuẩn bị để thực hành chăm sóc an toàn. Tại trường đại học y khoa Tokyo Việt Nam sinh viên sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng áp dụng các nguyên tắc và khái niệm an toàn người bệnh; biết các hệ thống ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng và sự an toàn của dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giao tiếp kém có thể dẫn đến các sự kiện bất lợi như thế nào, v.v. Tài liệu tham khảo: WHO (2011) Patient Safety Curriculum Guide Multi-professional Edition 2. Bộ Y Tế, Cục Quản lý khám chữa bệnh, Dự án tăng cường chất lượng nguồn nhân lực trong khám chữa bệnh: Tài liệu đào tạo liên tục An toàn người bệnh Tác giả: TS Trần Thị Thanh Huyền Khoa Kỹ Thuật Xét Nghiệm Y Học Ngành Kỹ thuật xét nghiệm Y học  

【TUYÊN TRUYỀN】Khủng bố là gì? Khủng bố bị xử lý thế nào?

Khủng bố là một hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Vậy cụ thể những hành vi nào được xem là khủng bố? Khủng bố bị xử lý thế nào? Khủng bố là gì? Khủng bố là một, một số hoặc tất cả hành vi sau đây của tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng: Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, uy hiếp tinh thần của người khác; Chiếm giữ, làm hư hại, phá hủy hoặc đe dọa phá hủy tài sản; tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Hướng dẫn chế tạo, sản xuất, sử dụng hoặc chế tạo, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán vũ khí, vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất độc, chất cháy và các công cụ, phương tiện khác nhằm phục vụ cho việc thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống khủng bố; Tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục, cưỡng bức, thuê mướn hoặc tạo điều kiện, giúp sức cho việc thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống khủng bố; Thành lập, tham gia tổ chức, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện đối tượng nhằm thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống khủng bố; Các hành vi khác được coi là khủng bố theo quy định của điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. * Tài trợ khủng bố là hành vi huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố. (Điều 3 Luật Phòng, chống khủng bố 2013) Khủng bố bị xử lý thế nào? Người nào có hành vi các hành vi liên quan đến khủng bố sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh sau: Tội Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113 Bộ luật Hình sự) với mức hình phạt cao nhất là tử hình. Tội Khủng bố (Điều 299 Bộ luật Hình sự) với mức hình phạt cao nhất là tử hình. Tội Tài trợ khủng bố (Điều 300 Bộ luật Hình sự): Người có hành vi tài trợ khủng bố thì mức hình phạt cao nhất là 10 năm tù. Pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt tiền đến 15.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Ngoài ra, người nào chuẩn bị phạm một trong ba tội trên thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/tu-van-phap-luat/41364/khung-bo-la-gi-khung-bo-bi-xu-ly-the-nao THUV