February 2024

QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG TRONG ĐÀO TẠO ĐIỀU DƯỠNG

Tại Nhật Bản, trong những năm 90 đã bắt đầu giảng dạy về quy trình điều dưỡng tại các trường đại học và hiện nay, sinh viên của tất cả các cơ sở đào tạo Điều dưỡng như đại học, cao đẳng, các trường dạy nghề chuyên môn đều được học về quy trình điều dưỡng. Nhiều cơ sở đào tạo sử dụng khung nhận định của Henderson và Gordon khi hướng dẫn cách nhận định trong quy trình điều dưỡng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào các chuyên ngành Điều dưỡng khác nhau, các học thuyết điều dưỡng của Orem và Roy cũng được sử dụng. Ví dụ: sử dụng học thuyết điều dưỡng Orem trong điều dưỡng tâm thần, còn trong điều dưỡng giai đoạn cấp tính lại sử dụng học thuyết của Roy. Vậy Quy trình điều dưỡng là gì? Tại Hội thảo Khoa học Điều dưỡng tại Nhật Bản, quy trình điều dưỡng được định nghĩa: “Là một trong các phương pháp thực hành điều dưỡng có tính tổ chức và hệ thống dựa trên tập hợp hệ thống hóa các kiến thức cơ bản và kinh nghiệm về điều dưỡng, để phát hiện các vấn đề sức khỏe của con người và cung cấp các chăm sóc mang tính riêng biệt, tối ưu, và là phương pháp có sự kết nối với các học thuyết điều dưỡng và các mô hình điều dưỡng.” (trích định nghĩa “Quy trình điều dưỡng” trong “thuật ngữ quan trọng cấu thành điều dưỡng học ” năm 2011 – 2011年「看護学を構成する重要な用語集」の「看護過程」の定義より一部抜粋). Quy trình điều dưỡng gồm 5 bước: nhận định, chẩn đoán điều dưỡng, lập kế hoạch chăm sóc, thực hiện kế hoạch chăm sóc và lượng giá. Quy trình điều dưỡng rất giống với kỹ thuật giải quyết vấn đề, tuy nhiên có một sự khác nhau rất lớn, đó là, quy trình điều dưỡng không chỉ áp dụng trong trường hợp có vấn đề xảy ra mà còn xem xét cách tiếp cận đến những vấn đề có thể xảy ra và tính nguy hiểm của nó. Nói về quy trình điều dưỡng, nhiều người liên tưởng đến chẩn đoán điều dưỡng của NANDA-I, tuy nhiên, không có quy định nào bắt buộc phải sử dụng chẩn đoán điều dưỡng của NANDA-I khi chẩn đoán điều dưỡng. Nếu “các vấn đề sức khỏe / tình trạng sức khỏe” và “các yếu tố liên quan” được làm rõ, thì bất kỳ cách viết nào cũng có thể được sử dụng. Tuy nhiên, tại bệnh viện, với một số lượng lớn nhân viên tham gia vào công tác chăm sóc, hay khi sử dụng bệnh án điện tử, thì việc sử dụng chẩn đoán điều dưỡng có tính quy tắc nhất định thì có thể triển khai quy trình điều dưỡng một cách có hiệu quả. Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đào tạo “quy trình điều dưỡng” như thế nào? Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (gọi tắt là THUV) là trường đại học đào tạo các chuyên ngành chăm sóc sức khỏe theo chương trình đào tạo của Nhật Bản, được thành lập vào năm 2016 tại khu đô thị Ecopark, Hưng Yên. Bao gồm 04 chuyên ngành : “Ngành Điều dưỡng”, “Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng”, “Ngành Kỹ thuật hình ảnh y học”, “Ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học”. Tại THUV, học kỳ 1 năm thứ 2 các bạn sinh viên khoa Điều dưỡng sẽ được học về “Quy trình điều dưỡng”. Hình: Quy trình điều dưỡng theo các bệnh cụ thể. Đầu tiên, ở bước nhận định, các bạn sinh viên cần phải có những kiến thức nâng cao về sự phát triển – trưởng thành của con người, tình trạng sức khỏe, cơ chế bệnh sinh, điều trị, xét nghiệm, chăm sóc. Khi gặp những vấn đề mà chưa được học, sinh viên sẽ tích cực đọc thêm tài liệu dưới sự hướng dẫn và chủ động trao đổi cùng giảng viên. Nhận định các thông tin của người bệnh để làm rõ các yếu tố liên quan là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe của người bệnh. Nhiều bạn sinh viên có xu hướng suy nghĩ rằng, bệnh này thì chắc chắn sẽ có những vấn đề như thế này đi kèm. Tuy nhiên, cần thiết phải có những nhận định cẩn thận như: có thực sự là do triệu chứng đó mà người bệnh cảm thấy đau đớn? Bệnh này thì sẽ có triệu chứng kia và nó sẽ làm cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh trở nên khó khăn? Hơn nữa, tại THUV, chúng tôi cũng nhấn mạnh với sinh viên rằng mục tiêu đạt được là mục tiêu của người bệnh, điều quan trọng là mục tiêu đó khi thiết lập đã dựa trên nhu cầu của người bệnh hay chưa, khi thiết lập mục tiêu đã có sự tham gia của người bệnh hay chưa… Những điều phải chú ý khi sinh viên lập kế hoạch chăm sóc là: không chỉ đề cập đến các phương pháp loại bỏ – giảm thiểu – giảm nhẹ các yếu tố liên quan đến vấn đề sức khỏe và tình trạng sức khỏe, mà còn phải có tầm nhìn đến nâng cao sức khỏe, phát huy các thế mạnh tiềm ẩn của người bệnh. Ngoài ra, không phải là viết hết tất cả các kế hoạch chăm sóc thông thường mà cần thiết phải lựa chọn kế hoạch chăm sóc hiệu quả cần thiết cho người bệnh đó. Tại THUV, khi giảng dạy quy trình điều dưỡng, giảng viên sẽ đưa ra ví dụ một người bệnh giả tưởng và triển khai quy trình điều dưỡng trên lý thuyết cho trường hợp người bệnh đó. Sau khi kết thúc tất cả các phần học lý thuyết đó, sinh viên sẽ đi thực tập lâm sàng, đảm nhận một người bệnh

CÁC BẠN TRẺ HÃY ĐỌC, DÙ CHỈ 1 LẦN…

“Trích:Tony Buổi Sáng” 1. Góc nhìn từ cuộc sống Ở công ty anh bạn thân của Tony có 2 thế hệ nhân viên. Một là do người quen gửi vô, toàn đoạt giải nhất giải nhì ngáo ngơ toàn quốc dù tốt nghiệp ĐH cả. Anh đào tạo xong, đủ năng lực ở lại làm việc. Hai là thế hệ mới, tức các bạn trẻ tự search thông tin tuyển dụng anh đăng trên mạng, đến kiểm tra IQ, tiếng Anh, năng lực ngôn ngữ, đạt yêu cầu và vào làm. Anh thấy năng suất lao động của thế hệ 2 cao hơn hẳn. Các bạn này đến rất sớm, về rất muộn. Làm mọi thứ không từ việc gì, cái gì cũng cứ vun vút, nhoay nhoáy, ai cũng thích cũng mê. Và 100% đều đã đi làm thêm trong thời sinh viên, nên giỏi giang bản lĩnh, không phải “nhờ người thân trợ giúp” khi ra đời. Dù vẫn hoàn thành công việc, nhưng nhóm “gửi gắm” không có tinh thần tự giác, có giám sát mới làm, sếp đi công tác thì nhóm này lập tức đi trễ, về sớm, thậm chí “tranh thủ” lý do hỏng xe, kẹt đường, nhức đầu…để trốn ở nhà, hoặc ngồi ở văn phòng, chứ chat chit facebook là chủ yếu, dù công ty có thưởng trên thành tích làm việc. Nhóm này do gia đình bao bọc từ nhỏ, vô làm lương bao nhiêu cũng được, có thưởng thì tốt không thưởng chẳng sao, ai kêu làm mới làm không thì ngồi đó. Kêu ghi “to-do list”, họ sẽ rặn mấy tiếng mới có được vài dòng kiểu “gọi điện thoại cho vài người, email cho vài người rồi hết”. Thói quen cha mẹ làm mọi thứ nên tay chân, não bộ đều không động đậy, laptop cũng không không biết phải lau chùi. Anh nói, đây là lần cuối cùng anh nhận đám này vô, mặc kệ bà con ai nói gì thì nói, mình không có nghĩa vụ làm từ thiện với đám bất tài này nữa. Nhìn tụi nó uể oải lừ đừ ngáp miết chỉ muốn phóng phi tiêu vô mặt. Khi phỏng vấn, thấy đứa nào không biết làm việc nhà từ nhỏ thì trường chuyên lớp chọn, thi ĐH 30 điểm đi nữa cũng tuyệt đối không nhận. Vì cha mẹ giành làm hết việc nhà thì sẽ tiếp tục ban bố tình thương, tháng nào cũng gửi tiền chu cấp, làm mất động lực sống hay đam mê của tụi nó. Đi làm gọi là cho có chỗ “sáng vác ô đi tối vác về”, công ty không phát triển được với nhân viên kiểu vầy. Nhà cửa xe cộ cha mẹ để lại hoặc mua cho, ngành học cha mẹ chọn, cuộc đời cứ như tầm gửi tầm leo, toàn người khác quyết định hộ. Mà có những ông cha bà mẹ ông anh kỳ cục, cứ can thiệp vào cuộc đời con em mình như thời chiếm hữu nô lệ. “Mày cứ ngồi vào bàn học cho tao, tới giờ ăn tao kêu xuống. Mày học toán lý hóa thi Bách Khoa cho tao. Thi Y dược cho tao. Thi Kinh Tế cho tao. Mày chỉ đi học cho tao, tao nuôi, không cần đi làm thêm”. Cứ toàn “cho tao”, sự ích kỷ dưới tên gọi “tình thương” đã làm mất khả năng ra quyết định/tồn tại của một cá thể sống khác, biến những đứa trẻ bình thường thành tàn tật cả tay chân lẫn trí óc vì cái gì cũng giành làm, giành nghĩ hộ. Công ty anh tổ chức học tiếng Anh, training, chơi thể dục, thể thao…nhưng chỉ có nhóm thế hệ mới tham gia, nhóm cũ thì “ép tôi học tiếng Anh đi, tôi sẽ học cho. Ép tôi đi tập thể thao đi, tôi sẽ tập cho. Không thì thôi, đừng hòng đây có mặt nhé”. Họ nói, ngày xưa đi học vì bị ép, “tại ổng, tại bả” bắt học. Đến trường vì bị điểm danh, bị thầy cô bắt học chứ không phải vì ham kiến thức. Mục đích là có cái bằng. Đọc sách chỉ vì có đề thi trong đó, chứ sách không liên quan đến thi cử thì đọc chi? Nên đi làm, sếp ép thì làm không thì thôi. Tính tự giác hoàn toàn không có. Làm sếp ở công ty có thể loại nhân viên này mệt lắm, hao hơi tổn tiếng, la hét rầm trời tụi nó mới làm. Lên chức, nâng lương họ cũng ham nhưng không được cũng chả sao. Cho nghỉ việc thì cũng chả buồn phiền, lại quay về với cha mẹ, “qua nửa đời phiêu bạt, em lại về úp mặt vào ô tô”. Ông cha bà mẹ lại điện thoại khắp các người quen, dáo dác chạy đi xin xỏ người khác, lạy ông đi qua lạy bà đi lại, xin bố thí cho con tôi 1 công việc, tôi già như thế này vẫn phải đi xin việc cho con cho cháu, có khổ thân già tôi không? Nói xong thì òa khóc. Thì trách ai bây giờ? Mai An Tiêm từng nói 1 câu vô cùng hay là “của biếu là của lo, của cho là của nợ”. Cái gì người khác cho mình sẽ mãi mãi là “của nợ”. Nên TỰ MÌNH làm hết mọi việc, 18 tuổi trở lên mình phải quyết định cuộc đời mình. Gương Mai An Tiêm còn đó. Bị đày ra hoang đảo vẫn sống tốt, sống giàu có huống hồ mình vẫn ở trong thành phố, trong đất liền. 2. Giải pháp căn cơ để giải quyết thất nghiệp của một xã hội Tony đi dạy cho một lớp CEO khởi nghiệp, điểm chung là đều dưới 30 tuổi và có tính TỰ LẬP từ nhỏ. Như vậy, GỐC của giải quyết vấn đề thất nghiệp/khởi nghiệp chính là tạo

BẠCH CẦU TRUNG TÍNH LÀ GÌ?

Bạch cầu là một thành phần tế bào của máu có chức năng giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,… Chúng là một phần của hệ miễn dịch. Có rất nhiều loại bạch cầu như bạch cầu trung tính, lympho, mono, ái toan, ái kiềm đáp ứng với từng loại tác nhân khác nhau sẽ có những sự thay đổi khác nhau. Bạch cầu trung tính (Neutrophil) là loại chiếm số lượng nhiều nhất (lên tới 70%) trong tổng số bạch cầu cơ, được tạo ra bởi tủy xương và có chức năng quan trọng là thực bào giúp tấn công các vi khuẩn ngay khi những sinh vật này xâm nhập vào cơ thể. Những đặc trưng về hình thái của bạch cầu trung tính: Đường kính 7- 9㎛ Nhân hình que, không co thắt Nhân chia làm nhiều thùy Có hạt lớn trong bào tương(specific granules) Các hạt đặc hiệu bắt màu khác nhau khi nhuộm trên tiêu bản. Hạt trung tính bắt màu hồng tím, bản chất giàu các thành phần có hoạt tính diệt vi khuẩn, bao gồm các enzyme hydrolase, lysozyme, và myeloperoxidase. Một số hạt chính là lysosome điển hình. Chức năng của bạch cầu trung tính Có khả năng vận động và thực bào. Khi vi khuẩn xâm nhập, bạch cầu trung tính trượt qua thành mao mạch và tĩnh mạch và di chuyển đến vị trí viêm. Thực bào là quá trình “ăn” các vật lạ như vi khuẩn, nấm, hay các tế bào của chính cơ thể bị chết hay bị tổn thương. Sau đó vi khuẩn bị diệt và tiêu hóa qua con đường phụ thuộc oxy và không phụ thuộc oxy. Mưng mủ là gì Tình trạng tích tụ dịch màu vàng (trắng vàng hoặc nâu vàng) tại vị trí nhiễm trùng, thường xảy ra khi các bạch cầu trung tính tập trung tại nơi vi khuẩn xâm nhập chống lại sự tấn công của vi sinh vật gây bệnh. Dịch mủ chủ yếu hình thành trong áp xe, khoảng trống do mô phân hủy tạo ra. Tăng số lượng bạch cầu trung tính trong máu Số lượng bạch cầu trung tính tăng lên khi có những vùng mưng mủ. Xét nghiệm công thức máu có thể được sử dụng để xác định xem có viêm mủ hay không Tại sao chúng ta cần biết cấu trúc của bạch cầu trung tính? Cấu trúc của bạch cầu trung tính thay đổi tùy theo bệnh và để hiểu được những thay đổi này, cần phải hiểu hình dạng của bạch cầu trung tính bình thường. Tại khoa Kỹ thuật xét nghiệm y học, chúng tôi nghiên cứu cấu trúc của bạch cầu. Bạn có muốn cùng nhau quan sát hình ảnh vi mô các tế bào bạch cầu không? Việc này có vẻ khó khăn nhưng đừng lo lắng, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn từng bước. Nếu bạn quan tâm hãy đến thăm Trường đại học y khoa Tokyo Việt Nam. Tác giả: Thạc sĩ Nakai Yuko Trưởng khoa kỹ thuật xét nghiệm y học Ngành Kỹ thuật xét nghiệm Y học

THÔNG BÁO TUYỂN SINH HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY 2024

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM   Số: 006/2024/TB-THUV (V/v thông báo tuyển sinh năm 2024) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc   Hưng Yên, ngày 05 tháng 01 năm 2024    THÔNG BÁO TUYỂN SINH HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY 2024  Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là cơ sở giáo dục có vốn 100% Nhật Bản. Với chương trình đào tạo tiên tiến và cơ sở vật chất hiện đại theo tiêu chuẩn Nhật Bản, sứ mệnh của chúng tôi là đào tạo đội ngũ cán bộ Y tế trình độ cao, giàu lòng nhân ái. I. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc dự kiến tốt nghiệp năm 2024 trong và ngoài nước, thành thạo ngôn ngữ tiếng Việt và có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành. II. PHẠM VI TUYỂN SINH Toàn quốc III. NGÀNH VÀ CHỈ TIÊU TUYỂN SINH TT Ngành tuyển sinh hệ đại học chính quy Mã trường Mã ngành Chỉ tiêu 1 Điều dưỡng THU 7720301 110 2 Kỹ thuật phục hồi chức năng 7720603 80 3 Kỹ thuật xét nghiệm y học 7720601 38 4 Kỹ thuật hình ảnh y học 7720602 38  IV. PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH 1. Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia năm 2024. 2. Xét tuyển theo phương án riêng của Nhà trường, gồm: 2.1 Xét tuyển thẳng theo kết quả học tập trung học phổ thông 2.2 Xét kết quả học tập trung học phổ thông kèm với bài tham luận và phỏng vấn. 3. Xét tuyển thẳng dành cho thí sinh đạt giải quốc gia. V. NGƯỠNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐẦU VÀO, ĐIỀU KIỆN NHẬN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ VÀ CÁC QUY ĐỊNH XÉT TUYỂN LIÊN QUAN 1. Phương thức 1: Xét điểm THPT Quốc gia năm 2024. 1.1 Điều kiện xét tuyển: Đã tham dự kỳ thi THPT Quốc gia năm 2024. Trong tổ hợp xét tuyển không có môn nào đạt kết quả ≤ 1,0 điểm. Mức điểm sàn nhận hồ sơ sẽ được thông báo sau khi có điểm thi THPT Quốc gia năm 2024 và ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo thời gian quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 1.2 Hình thức đánh giá: Xét kết quả của tổ hợp môn thi mà thí sinh đăng ký: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh), B00 (Toán, Hóa, Sinh), B08 (Toán, Sinh, Tiếng Anh). 1.3 Hồ sơ: Thí sinh đăng ký qua hệ thống cổng thông tin của Bộ GD&ĐT. 1.4 Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả xét tuyển Theo hướng dẫn và quy định về công tác tuyển sinh 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. (Thông tin sẽ được đăng tải trên website và các trang phương tiện truyền thông của Trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam ngay khi có thông tin cập nhật mới nhất). 2. Phương thức 2: Xét tuyển theo phương án riêng của Nhà trường 2.1 Xét tuyển thẳng theo kết quả học tập trung học phổ thông a) Điều kiện xét tuyển: Thí sinh đáp ứng 01 trong 02 điều kiện sau đây: (1) Thí sinh có điểm trung bình học tập cả năm lớp 10, 11 và học kì I hoặc học kì II của lớp 12 đạt  ≥ 8.0 điểm. (2) Thí sinh đạt học lực từ khá trở lên ở học kì I hoặc học kì II của năm lớp 12 và có chứng chỉ năng lực tiếng Nhật (JLPT) trình độ N3 trở lên. b) Hình thức đánh giá: Xét học bạ, chứng chỉ năng lực tiếng Nhật (JLPT- nếu có). c) Hồ sơ: (1) 01 Phiếu đăng ký xét tuyển (Mẫu phiếu đăng ký xét tuyển đại học năm 2024). (2) 02 Ảnh hồ sơ 4×6 (Chụp trong vòng 3 tháng và mặt sau ảnh ghi rõ họ tên và ngày tháng năm sinh). (3) 01 Bản sao công chứng của Học bạ cấp 3 (Đối với thí sinh chưa có Học bạ THPT tính đến thời điểm nộp hồ sơ xét tuyển, thí sinh có thể bổ sung sau đó và đảm bảo bổ sung trước khi nhập học). (4) 01 Bản sao công chứng của Chứng chỉ năng lực tiếng Nhật JLPT (Trong trường hợp thí sinh xét tuyển theo phương thức xét Chứng chỉ năng lực tiếng Nhật). (5) 01 Bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp THPT (Đối với thí sinh đã tốt nghiệp trước năm 2024), hoặc 01 Bản sao Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời. Đối với thí sinh chưa có Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời tính đến thời điểm nộp hồ sơ xét tuyển, thí sinh có thể bổ sung sau đó và đảm bảo bổ sung trước khi nhập học. (6) Lệ phí xét tuyển: 200.000 đồng (Thí sinh có thể gửi kèm lệ phí xét tuyển cùng với hồ sơ hoặc chuyển khoản). d) Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả xét tuyển Thời gian nhận hồ sơ Thời gian trả kết quả xét tuyển (dự kiến) Đợt 1: Từ 15/01 ~ 17/03/2024 Đợt 2: Từ 18/03 ~ 21/04/2024 Đợt 3: Từ 22/04 ~ 02/06/2024 Đợt 4: Từ 03/06 ~ 07/07/2024 Đợt 5: Từ 08/07 ~ 28/07/2024 Đợt 6: Từ 29/07 ~ 11/08/2024 Đợt 1: 20/03/2024 (Thứ tư) – Đã hoàn thành Đợt 2: 24/04/2024 (Thứ tư) – Đã hoàn thành Đợt 3: 05/06/2024 (Thứ tư) – Đã hoàn thành Đợt 4: 10/07/2024 (Thứ tư) – Đã hoàn thành Đợt 5: 31/07/2024 (Thứ tư) – Đã hoàn thành Đợt 6: 14/08/2024 (Thứ tư) – Đã hoàn thành   2.2 Xét kết quả học tập trung học phổ thông kèm với bài tham luận và phỏng vấn. a) Điều kiện xét tuyển: Thí sinh đáp ứng 01 trong 03

Tổng hợp các phong tục ngày Tết cổ truyền thiêng liêng của Việt Nam

Tết là một dịp quan trọng để gia đình có thể quây quần, đoàn tụ cùng nhau sau một năm dài làm việc vất vả. Đây là dịp lễ lớn nhất trong năm và giữ được trọn vẹn bản sắc dân tộc của người Việt Nam với các phong tục ngày Tết đặc trưng. Hãy cùng bài viết tổng hợp qua 17 phong tục ngày Tết dưới đây nhé. Đoàn tụ và quây quần bên gia đình Theo như quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết đầu năm là dịp để đoàn tụ các thành viên trong gia đình, mở rộng mối quan hệ xã hội. Tôn lên được nét đẹp của tình cảm gia đình, tình thầy trò, tình cảm đôi lứa, bạn bè, tri kỷ,… Đồng thời theo phong tục ngày Tết cổ truyền thì đây là dịp để biết ơn, đoàn tụ cùng ông bà, tổ tiên, những người thân đã mất. Theo phong tục từ xưa đến này, thì từ bữa cơm tối đêm giao thừa, đến 3 ngày Tết chính. Các gia đình đều phải thắp hương để mời ông bà, tổ tiên, người thân đã mất về dùng cơm, vui Tết cùng với gia đình. Cúng ông Công, ông Táo Theo như phong tục ngày Tết của người Việt Nam, thì cứ vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, các gia đình sẽ tiến hành làm lễ để tiễn ông Công, ông Táo về trời để báo cao mọi việc của gia chủ với Ngọc Hoàng. Trong ngày này, mọi người sẽ phải dọn dẹp nhà bếp thật sạch sẽ, nấu cơm cỗ, mua cá vàng về cúng để tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời. Đi thăm mộ của tổ tiên Một phong tục ngày Tết nối tiếp sau cúng ông Công, ông Táo sẽ là thăm viếng, dọn dẹp nơi an nghỉ của ông bà, người thân. Đây là một phong tục phổ biến, thể hiện đạo hiếu và lòng biết ơn, kính trọng với đấng sinh thành, bậc tổ tiên đã khuất. Gói và nấu bánh chưng, bánh tét Một phong tục ngày Tết được xem như là đặc trưng không thể thiếu và được rất nhiều gia đình vẫn giữ đến hiện tại chính là gói và nấu bánh chưng, bánh tét. Bánh chưng, bánh tét là một trong những món ăn truyền thống không thể thiếu vào dịp Tết Nguyên Đán của nhiều gia đình. Mọi người sẽ cùng nhau gói và nấu bánh, thức thâu đêm trò chuyện cùng nhau. Tống cựu nghênh tân Một phong tục ngày Tết có tên gọi khá là xa lạ Tống cựu nghênh tân, nhưng thực chất lại rất quen thuộc chỉ đơn giản là dọn dẹp nhà cửa, mua sắm, trang trí với mong muốn vạn sự cát lành, tài lộc, gia đạo bình an. Tống cựu nghênh tân mang trên mình một ý nghĩa sâu sắc trong đời sống mỗi dịp Tết sẽ là tránh xung đột, những điều xưa cũ, xích mích, lớn tiếng,…, đều sẽ được bỏ qua hết. Ai nấy đều sẽ tay bắt mặt mừng, trao nhau những lời chúc tốt lành, mọi sự như ý. Đón mừng khoảnh khắc giao thừa Đón mừng khoảnh khắc giao thừa là một trong những phong tục ngày Tết cực kỳ quan trọng, được xem là quyết định mọi điều may mắn trong năm mới. Đây là thời điểm chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, là khoảnh khắc giao thoa giữa con người và đất trời trở nên gần gũi hơn. Trong đêm giao thừa có rất nhiều hoạt động đa dạng như bắn pháo bông, cúng giao thừa, chúc tết, lì xì,… Chưng mâm ngũ quả Mâm ngũ quả chưng bàn thờ tổ tiên là một phong tục ngày Tết quan trọng không thể thiếu. Mỗi vùng miền khác nhau sẽ có những cách bày mâm ngũ quả và các loại trái cây khác nhau. Các loại trái cây được sử dụng đều thường có ý nghĩa chung là cầu chúc một năm mới bình an, may mắn, an khang, phú quý. Chơi hoa vào dịp Tết Chợ hoa Tết luôn là một nét đẹp quen thuộc vào những dịp cuối năm. Vào thời điểm gần Tết, mọi người thường sẽ đến các chợ hoa, tìm mua các loại cây rực rỡ, đặc trưng như mai, đào, quất, cúc,…Những loại cây này không thể thiếu trong ngày tết, vì chúng góp phần làm cho ngôi nhà rực rỡ, sắc màu hơn, đồng thời cũng tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng, hạnh phúc,…. Tuỳ theo phong tục ngày Tết của từng vùng miền khác nhau, thì sẽ có những loại cây trưng Tết khác nhau, miền Bắc đặc trưng với hoa đào, miền Nam đặc trưng là hoa mai. Ngoài ra thì cây quất cũng là cây đặc trưng cho may mắn, thịnh vượng, được trưng cả 3 miền. Xông đất Theo quan niệm của người Việt Nam thì xông đất đầu năm là một phong tục ngày Tết vô cùng quan trọng. Việc nhờ người hợp tuổi với gia chủ đến xông đất nhằm cầu mong năm mới hạnh phúc, làm ăn phát đạt. Thời điểm xông đất thường sẽ là sau phút giao thừa bởi những người vui tính, hợp tuổi và hay gặp may mắn. Xuất hành ngày đầu năm Vào ngày mùng 1 đầu năm, mọi người thường sẽ chọn hướng, giờ và phương tiện di chuyển để ra khỏi nhà. Với mong muốn khi bước sang một năm mới thì mọi thứ đều thuận lợi, gặp được nhiều may mắn, tất cả đều thuận lợi, gặp được nhiều tốt lành cả năm. Chúc Tết, mừng tuổi và lì xì Chúc Tết, mừng tuổi là một trong những phong tục ngày Tết được các bé yêu thích nhất vào mỗi dịp xuân về. Vào những ngày Tết, mọi người sẽ dành tặng cho nhau những lời chúc vô cùng tốt đẹp, đồng thời tặng những bao

NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA TẾT NGUYÊN ĐÁN

Tết Nguyên đán (hay còn được gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay đơn giản là Tết) – Tết lớn nhất trong năm, diễn ra vào mùa xuân, thời điểm kết thúc một chu kỳ bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông để bước vào một chu kỳ mới, một khởi đầu mới, nên luôn được gửi gắm nhiều ước vọng. Nguồn gốc Tết Nguyên đán Vậy Tết nghĩa là gì? Tết bắt nguồn từ đâu? Đó là những câu hỏi mà nhiều học giả đã dày công tìm câu trả lời qua nhiều thế hệ. Tết là sự bắt đầu, là khởi nguồn. Ý nghĩa của Tết bao trùm lên mọi mơ ước về những điều tốt đẹp, những điều lành và may mắn… Tết, khởi đầu của một năm, một tháng, một mùa, một chu kỳ sản xuất nông nghiệp mới. Tết cũng là lễ hội lớn nhất, quan trọng nhất của người Việt trong năm và ai cũng dành những điều tốt đẹp nhất cho Tết. Trong sử sách, ở mỗi thời, các nhà nghiên cứu đều phân tích và cho thấy những yếu tố gì dẫn đến việc hình thành nên cái Tết như ngày nay. GS.TS, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyên viết trong tạp chí Indochine số 75 và 75 ngày 12/12/1942, được MaiHaBooks dịch và in lại trong cuốn “Tết Việt Nam xưa” rằng, Tết theo lịch âm ở châu Á là một ngày lễ được người Việt tổ chức long trọng nhất trong năm. Theo lịch âm dựa trên sự vận động của mặt trăng, mỗi tháng bắt đầu vào một ngày trăng mới. Và năm mới bắt đầu vào ngày trăng xuất hiện sau khi mặt trời ló rạng khỏi chí tuyến nam, dấu hiệu cuối cùng trong ba dấu hiệu mùa đông. Tết, vì thế mà theo sự diễn biến của cả mặt trăng và mặt trời. Tết mở ra mùa xuân và luôn rơi vào khoảng từ 10 ngày cuối cùng của tháng Một đến ngày thứ ba của tháng Hai. Tết này gọi là “tiết Nguyên đán”, “thời kỳ rạng đông bắt đầu”. Ngày này là ngày bắt đầu của năm, của tháng và của mùa, vì vậy, đó là buổi sáng thiêng liêng nhất. Nó báo trước những sự kiện tốt lành của mặt trăng sẽ xảy ra sau đó. Vì Âm lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng, cho nên Tết Nguyên đán muộn hơn Tết Dương lịch. Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch, cho nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán hằng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng). Nhà sử học Trần Văn Giáp trong bài viết “Nguồn gốc Tết Nguyên đán ở Việt Nam” năm 1963 (Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I giới thiệu) cũng phân tích, “Tết” hiểu theo gốc chữ Hán là chữ “Tiết”, nghĩa là “thời tiết” tức là “Bát tiết” và “khí tiết”. “Bát tiết” theo chữ Hán là Tám ngày thay đổi khí hậu (khí tiết) trong bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông, gồm: Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu, Lập Đông, Xuân phân, Thu phân, Hạ chí và Đông chí. Trong tiếng Việt, Tết hay tiết là dịp hội hè, cũng là dịp lễ vui vẻ, bát tiết của Việt Nam không phải là Lập xuân, Xuân phân… mà là những ngày Tết có cúng lễ, gồm: Nguyên đán, Thượng nguyên, Hàn thực, Đoan ngọ, Trung nguyên, Trung thu, Thường tân, Đông chí. Trong tám ngày Tết ấy, Nguyên đán là ngày tết đầu năm, cho nên gọi là Tết Cả, cùng với các tết khác, ở các đình, chùa, đền, miếu đều có cúng lễ linh đình, ở các nhà thờ họ, các nhà riêng đều có làm cỗ bàn cúng lễ và hội họp vui vẻ. Tết Nguyên đán được xem là tiết lễ đầu tiên của năm mới, bắt đầu từ lúc giao thừa với lễ “trừ tịch”. Lễ “trừ tịch” thường được tiến hành giữa giờ Hợi của ngày 30 hay nếu vào tháng thiếu thì vào ngày 29 tháng Chạp, và giờ Tý của ngày mồng 1 tháng Giêng năm mới. (Nhà nghiên cứu Toan Ánh) Hai chữ “Nguyên đán” là một danh từ chữ Hán, theo sách cổ, sau thời nguyên thủy người ta đã biết định ra thế nào là một năm, thì lấy ngày thứ nhất của một năm gọi là Nguyên đán. “Nguyên” nghĩa là đầu; “đán” nghĩa là buổi sớm; “Nguyên đán” là buổi sớm đầu năm…  Theo nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng phân tích trong cuốn “Tập tục đời người”, người Việt sử dụng nông lịch hay lịch âm được tính theo vòng quay của mặt trăng chung quanh trái đất, nhưng cũng tính được 24 tiết khí của trái đất với mặt trời, với 4 điểm gốc Xuân phân, Thu phân, Đông chí, Hạ chí. Tết bắt đầu từ ngày đầu tiên của tháng Giêng, khởi đầu của một năm mới, cũng là khởi đầu của một chu kỳ canh tác mới. Còn trong cuốn “Bắc kỳ tạp lục” của tác giả Henri Emmanuel Souvignet viết: “Tết Nguyên đán hay Tết đầu năm bắt đầu với lễ tế giao thừa lúc nửa đêm, vào đúng thời khắc năm cũ qua đi (giao) và năm mới tới (thừa), chính vì thế mà có cái tên Tế giao thừa để gọi lễ này”. Còn về nguồn gốc Tết ở Việt Nam bắt đầu từ bao giờ, cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào xác định.  Theo nghiên cứu của nhà sử học Trần Văn Giáp, ngày “Tết Nguyên đán” ở Việt Nam đã có từ đầu thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Nguồn gốc chữ Tết cũng như nghĩa chữ “Tết Nguyên đán”

SỰ KIỆN TRẠM: TẾT YÊU THƯƠNG 02/02/2024

Sự kiện từ thiện Trạm: Tết Yêu Thương 2024 kết thúc thành công tốt đẹp đọng lại trong chúng tôi – Ban Tổ Chức những niềm vui hân hoan kèm với sự bồi hồi xúc động. Làm nên sự thành công của sự kiện TRẠM: TẾT YÊU THƯƠNG 2024 chính là lòng nhân ái của các nhà hảo tâm, nhà tài trợ. SỰ KIỆN TRAO QUÀ 02/02/2024 Sáng ngày 02/02/2024 – Bệnh viện Kusumi và Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đã tổ chức chuyến đi từ thiện kết hợp khám, phát thuốc, tặng quà và tư vấn sức khỏe miễn phí cho người dân tại Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội Hưng Yên nhân dịp Tết Nguyên Đán 2024. Một hành trình đầy tình thương để cùng nhau san sẻ và giúp đỡ người dân có được một mùa Xuân ấm áp và trọn vẹn hơn. Chương trình có sự hiện diện đặc biệt của Chủ tịch Công ty TNHH Giáo dục Y khoa Nhật Bản – Bà Kusumi Mari, GS.TS.NGND Đỗ Doãn Lợi đến trao quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, cùng với sự đồng hành của các y bác sĩ, điều dưỡng, sinh viên và cán bộ nhân viên của Bệnh viện Kusumi và Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. CHƯƠNG TRÌNH KHÁM BỆNH MIỄN PHÍ Trong chuyến thiện nguyện đầy ý nghĩa này, mỗi người dân đều được đo huyết áp, kiểm tra tim mạch, thăm khám nha khoa, nhận thuốc, và nhận hàng trăm phần quà trị giá gần 200 TRIỆU ĐỒNG từ Bệnh viện Kusumi và Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Ngoài ra, các y bác sĩ còn cung cấp thêm những thông tin sức khỏe cần thiết, chính thống, hạn chế tình trạng sử dụng các phương pháp dân gian khiến bệnh lý trầm trọng hơn. Dường như được phụng sự người bệnh vững bước trên hành trình chăm sóc sức khoẻ người dân là niềm hạnh phúc vô bờ của mỗi cán bộ nhân viên. Hình ảnh các y bác sĩ bệnh viện Kusumi khám bệnh và tư vấn miễn phí cho các đối tượng tại trung tâm TRI ÂN NHÀ HẢO TÂM BTC “TRẠM TẾT YÊU THƯƠNG 2024” xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những Tấm lòng vàng là các Nhà tài trợ, Nhà hảo tâm, Cựu sinh viên, và các cán bộ nhân viên năng nổ đã góp phần tạo nên sự thành công của chương trình. Đặc biệt, xin cảm ơn những con người thầm lặng trong BTC đã luôn sát cánh bên nhau để chương trình chúng ta thành công tốt đẹp như vừa qua. Xin nhiệt thành cảm ơn các Nhà tài trợ, Nhà hảo tâm, Cựu sinh viên, và các cán bộ nhân viên đã cùng nhau san sẻ và giúp đỡ bà con thiếu may mắn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội Hưng Yên có được một cái Tết ấm áp và yên vui hơn. Hy vọng rằng, các nhà hảo tâm, các nhà tài trợ sẽ tiếp tục ủng hộ những chuyến xe thiện nguyện của Bệnh viện Kusumi và Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam lăn bánh ngày càng xa trên hành trình lan toả tình yêu thương trên khắp mọi miền đất nước. Lời tri ân sâu sắc của chúng tôi xin được gửi đến các cá nhân và tổ chức có tên trong danh sách sau: STT Nhà hảo tâm Cơ quan/Địa chỉ STT Họ và Tên Cơ quan/Địa chỉ 1 Katayama Tadashi Bệnh viện Kusumi 18 Khách hàng Gian hàng từ thiện 2 Yokosawa Kaori THUV 19 Khách hàng Gian hàng từ thiện 3 Yamamoto Tomonori Bệnh viện Kusumi 20 Khách hàng Gian hàng từ thiện 4 Yamamoto Naoko Bệnh viện Kusumi 21 Lê Văn Tùng Bệnh viện Kusumi 5 Nguyễn Đăng Khoa THUV 22 Anh Trường Bệnh viện Kusumi 6 Đỗ Minh Hải THUV 23 Nguyễn Trọng Nghĩa THUV 7 Japanese Daddy-Long-Legs THUV 24 Quỹ công ty  THUV + Bệnh viện Kusumi 8 Nakai Yuko THUV 25 Lâm Trung Trưởng Bệnh viện Kusumi 9 Vũ Thị Thu Sinh viên THUV 26 Kumagai Katsuyoshi Bệnh viện Kusumi 10 Nguyễn Thùy Linh Sinh viên THUV 27 Đỗ Loan Phượng Bệnh viện Kusumi 11 Khách hàng Gian hàng từ thiện 28 Đỗ Doãn Lợi Bệnh viện Kusumi 12 Khách hàng Gian hàng từ thiện 29 Lê Hoàng Việt Bênh viện Kusumi 13 Đào Khánh Linh THUV 30 Hà Quang Tuyến Bệnh viện Kusumi 14 Kumagai Katsuyoshi THUV 31 Bùi Thị Vân Anh bệnh viện kusumi 15 Dương Thu Hương THUV 32 Phạm Văn Trường Bệnh viện kusumi 16 Hồ Thanh Tú Sky Oasis 33 Khoa khám bệnh Bệnh viện Kusumi 17 Nguyễn Thị Ánh Tuyết Sky Oasis 34 Hoàng Anh bệnh viện Kusumi Và 10 cá nhân giấu tên khác BTC Trạm: Tết yêu thương 2024 xin gửi lời tri ân sâu sắc tới các nhà tài trợ CLB tình nguyện Lan Trắng, Taisei Corporation, Roygent Park Hanoi đã ủng hộ, tài trợ những phần quà hết sức ý nghĩa về cho chương trình, gửi gắm tình cảm và hi vọng tới các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt tại Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội Hưng Yên. STT NHÀ TÀI TRỢ 1 CLB tình nguyện Lan Trắng 2 Taisei Corporation 3 Roygent Park Hanoi   PHÓNG SỰ ĐÀI TRUYỀN HÌNH HƯNG YÊN Phóng sự Đài Truyền Hình Hưng Yên về sự kiện từ thiện Trạm: Tết Yêu Thương 2024 Theo dõi Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam để biết thêm các thông tin hữu ích về những sự kiện sắp tới TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM Facebook: https://www.facebook.com/thuv.edu.vn Hotline: 024 6664 0325 hoặc 0869 809 088 Mail: tuyensinh@tokyo-human.edu.vn