Cuộc sống sinh viên

PHYSIKO MÔ HÌNH THĂM KHÁM THỂ CHẤT HIỆN ĐẠI TẠI THUV

Nếu là một sinh viên ngành Y bạn có mong muốn được thực hành trên một mô hình  hiện đại như thế nào? Tôi tin Physiko chính là câu trả lời tốt nhất cho bạn! Ngành Y là một ngành đặc thù, mang tầm quan trọng đặc biệt bởi liên quan đến sức khỏe và tính mạng của con người. Nhận thức được điều đó trong công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế, Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam luôn chú trọng phát triển toàn diện năng lực cho các em sinh viên. Trong đó, vấn đề nâng cao kỹ năng thực hành được nhà trường đặc biệt quan tâm và đầu tư bài bản. Mô hình thăm khám thể chất Physiko được nhà trường nhập khẩu nguyên chiếc từ Nhật bản. Đây là mô hình thăm khám thể chất hiện đại bậc nhất ở Việt Nam hiện nay trong công tác phục vụ đào tạo nhân viên y tế. Với các tính năng vượt trội, mô phỏng một cách hoàn hảo, mô hình thăm khám thể chất Physiko có lẽ là niềm ao ước của rất nhiều trường Y tại Việt Nam. Vậy Physiko có tính năng và khả năng training vượt trội gì? Chúng ta cùng đi tìm hiểu các chức năng mô phỏng của mô hình này nhé ! Physiko có những tính năng mô phỏng các chức năng trong cơ thể con người từ sinh lý đến bệnh lý chia làm 3 nhóm chính: Nhóm 1: Chế độ đào tạo kỹ thuật kiểm tra cá nhân Mô phỏng lại những chức năng sinh lý và bệnh lý một cách rõ nét như: Tiếng tim, tiếng phổi, tiếng nhu động ruột, độ co giãn của đồng tử…. Nhóm 2: 12 chế độ huấn luyện (Mode1) Physiko đã được cài đặt mô phỏng sẵn 12 mặt bệnh lý khác nhau trong các lĩnh vực tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, hồi sức cấp cứu nhằm mục đích thăm khám tổng quát lâm sàng. Nhóm 3: Chế độ đào tạo (Mode2) Giảng viên có thể cài đặt bất kỳ trường hợp bệnh nhân mang các bệnh lý khác nhau theo ý muốn. Từ đó tạo ra được các ca bệnh lâm sàng phong phú phục vụ quá trình đào tạo và kiểm tra sinh viên. Một số chức năng của Physiko trong 3 nhóm chế độ trên: Kiểm tra phản xạ đồng tử: Physiko mô phỏng các trường hợp Đồng tử bình thường/ Đồng tử co/ Đồng tử giãn/ Đồng tử 2 bên không cân đối. Đo huyết áp: Physiko mô phỏng các trường hợp Huyết áp thấp/ Huyết áp cao/ Huyết áp kẹt ở các mức độ khác nhau Nghe tiếng tim:  Với một loa tích hợp ở phía trước kết nối với máy tính. Physiko có thể mô phỏng gần 18 loại tiếng tim từ sinh lý tới bệnh lý một cách chân thực nhất. Điều này thực sự rất quý giá đối với thực hành trong lâm sàng của các cán bộ y tế.  Nghe phổi: Physiko có thể mô phỏng rõ các trường Bình thường/ Rale ẩm, rale nổ, tiếng rale rít, rale ngáy… Mô phỏng điện tâm đồ: Physiko mô phỏng các trường hợp điện tim:  Bình thường / Rung tâm nhĩ / Cuồng động tâm nhĩ / Co thất sớm / Nhịp nhanh thất / Rung thất / Nhồi máu cơ tim (giai đoạn cấp tính) / Nhồi máu cơ tim (giai đoạn bán cấp) / Nhồi máu cơ tim (giai đoạn mãn tính) Physiko có thể mô phỏng các trường hợp ECG bất thường, đặc biệt là ECG trong bệnh lý  nhồi máu cơ tim. Mô phỏng tiếng nhu động ruột    Ngoài ra Physiko cũng có thể mô phỏng theo lời nói của bệnh nhân, bắt được mạch đập các vị trí trên cơ thể và một số chức năng khác. Học với Physiko, sinh viên sẽ được huấn luyện đào tạo và nâng cao năng lực nhận định, chăm sóc chuyên nghiệp nhất. Người Việt Nam ta có câu “ Học đi đôi với hành”, vì vậy để có thể thực hiện  tốt công tác chăm sóc người bệnh trong thực tế thì nhân viên y tế cần có một tay nghề thành thạo, một trái tim nóng bỏng và có khả năng phán đoán,  xử trí kịp thời trong các tình huống lâm sàng. Các bạn sinh viên trường THUV luôn được thực hành với những điều kiện và trang thiết bị, mô hình  hiện đại nhất. Đây cũng chính là sự tôn trọng dành cho người bệnh cũng như mang lại giá trị cốt lõi cho THUV.   Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển từ ngày 19/4/2022. Nếu bạn yêu thích màu áo blouse trắng và muốn theo đuổi con đường đam mê hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline 0869-809-088, Zalo, Face: https://www.facebook.com/thuv.edu.vn Tài liệu tham khảo: https://www.kyotokagaku.com/jp/products_introduction Tác giả: ThS. Trần Thị Thảo 🌡💊💉🔬📙📚🖌🖋🌡💊💉🔬📙📚🖌🖋🌡💊💉🔬📙📚🖌🖋🌡💊💉🔬📙📚🖌🖋 https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/thuv2022/

THUV OPENDAY 8/5/2022🙇🙇

Nằm trong chuỗi sự kiện tư vấn tuyển sinh mùa tuyển sinh năm 2022, sáng chủ nhật ngày 8/5/2022 Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đã được hân hạnh đón tiếp quý phụ huynh và các bạn thí sinh quan tâm tới thăm quan trải nghiệm tại trường. Về phía nhà trường có Hiệu trưởng nhà trường TS. Kusumi Mari và các thầy cô trực thuộc các chuyên ngành đào tạo tham dự. Phát biểu tại buổi lễ TS. Kusumi Mari đã gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể quý phụ huynh cùng các bạn thí sinh đã không quản ngại ngày nghỉ tới thăm quan trường. Bên cạnh đó Hiệu trưởng còn nhấn mạnh SỨ MỆNH SÁNG LẬP của nhà trường đào tạo ra những cán bộ y tế Giàu lòng nhân ái, sẵn sàng hội nhập thế giới. Nuôi dưỡng khả năng sáng tạo và  tính nhân văn, giúp trau dồi tinh thần tự lập, tương trợ lẫn nhau của đội ngũ CBYT để “Mang lại sức khỏe, hạnh phúc” cho cộng đồng. Ngoài việc được cung cấp các thông tin về nhà trường, thông tin tuyển sinh năm 2022 khách thăm quan còn được trải nghiệm một số tình huống thực tế như: kỹ thuật hồi sinh tim phổi – cách sử dụng thiết bị khử rung tim tự động ngoài lồng ngực – AED, trải nghiệm mô hình thăm khám thể chất Physiko, trải nghiệm người già… Hy vọng thông qua buổi OPENDAY đã giúp cho quý phụ huynh cùng các bạn thí sinh có thêm cái nhìn khách quan hơn về THUV và lựa chọn THUV trong thời gian tới. THAY MẶT BAN GIÁM HIỆU và TOÀN THỂ CÁN BỘ GIẢNG VIÊN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ PHỤ HUYNH CÙNG CÁC BẠN THÍ SINH ĐÃ ĐẾN THĂM QUAN và TRẢI NGHIỆM. Hy vọng sớm được gặp lại quý vị tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM Quý vị quan tâm có nguyện vọng thăm quan THUV xin vui lòng liên hệ số hotline 0869 809 088 hoặc số máy bàn 024 6664 0325 Chúng tôi rất hân hạnh được chào đón quý vị tại THUV. Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam 🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇 https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/thuv2022/

Hoa anh đào của Nhật Bản- Đối sách phòng chống lũ lụt

Chào các bạn! Tháng 4 là mùa hoa anh đào nở trên khắp đất nước Nhật Bản. Hoa anh đào được trồng ở rất nhiều nơi như công viên, sân nhà hay dọc các tuyến đường và đặc biệt là được trồng nhiều ở các bờ sông. Hoa anh đào được trồng nhiều ở các bờ sông từ thời Edo (Năm 1603~1868). Thời xưa, mỗi khi trời mưa, mực nước sông dâng cao dẫn tới lũ lụt, do vậy người xưa đã nghĩ ra đối sách này như một biện pháp tiết kiệm để chống lũ lụt. Đây là những lý do mà rất nhiều hoa anh đào đã được trồng ở các bờ đê ven sông, như một biện pháp để ngăn chặn lũ lụt. Mọi người khi tới Nhật Bản, hãy chọn mùa hoa anh đào nở (Ở Tokyo là vào cuối tháng 3~ đầu tháng 4) để ngắm hoa anh đào nhé. Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là trường đào tạo về khối ngành khoa học sức khỏe 100% vốn đầu tư Nhật Bản. Chúng tôi hiện đang tuyển sinh các ngành: Điều dưỡng, Kỹ thuật Phục hồi chức năng, Kỹ thuật Xét nghiệm Y học, Kỹ thuật Hình ảnh Y học. Chúng tôi luôn chào đón bạn đến thăm Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Trưởng phòng đào tạo Ths. Sato Hiroko (佐藤弘子) 🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸 https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/thuv2022/ 🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸

TIÊM KHÔNG ĐAU

Tiêm có đau không? Đây là câu hỏi và thắc mắc của nhiều người, nhất là trước thời điểm chuẩn bị phải tiêm. Mỗi chúng ta, chắc hẳn ai cũng đã từng bị tiêm, và kể cả người lớn hay trẻ em, thậm chí là cả những nhân viên y tế vẫn có cảm giác “sợ sợ” khi nhìn thấy mũi tiêm chuẩn bị đâm vào da thịt mình, phải không các bạn? Vậy, khi tiêm có đau nhiều không, phụ thuộc các yếu tố nào và làm sao để hạn chế tối đa cảm giác đau đó? Tiêm là kỹ thuật đưa thuốc dịch hoặc chất dinh dưỡng và một số chất khác qua da vào trong cơ thể để phục vụ chẩn đoán và điều trị. Có nhiều loại đường tiêm và được phân loại theo vị trí tiêm, ví dụ như tiêm trong da, dưới da, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, trong xương, động mạch, màng bụng. Trong đó, tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch là phổ biến hơn cả. Cảm giác đau do tiêm xuất hiện khi mũi kim đâm xuyên qua da, ngay lập tức kích thích lên các receptor đau nằm ở lớp nông của da rồi được truyền về sừng sau tủy sống theo các sợi thần kinh cảm giác và tiếp tục được truyền về trung tâm nhận thức cảm giác đau nằm ở vỏ não. Tốc độ truyền này rất nhanh, 6-30 mét/giây, điều đó giải thích vì sao khi bạn vừa bị đâm kim là có cảm giác đau ngay. Cảm giác đau này xuất hiện trong suốt quá trình tiêm và có thể vẫn còn sau khi rút kim. Đau do tiêm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố không thể thay đổi được như loại thuốc tiêm. Có những thuốc tiêm ít đau, nhưng cũng có thuốc cảm giác đau nhiều. Thông thường, với những thuốc đẳng trương thì ít gây đau hơn các thuốc nhược trương hay ưu trương. Tuy nhiên, cũng có các yếu tố khác có thể can thiệp để giúp hạn chế tối đa cảm giác đau cho người được tiêm. Đầu tiên là lựa chọn bơm kim tiêm phù hợp với số lượng thuốc và vị trí tiêm, kim càng nhỏ thì càng ít đau. Tiếp đến là kỹ thuật tiêm, do các receptor đau nằm ở ngay dưới da, nên cần đâm kim thật nhanh để mũi kim vượt nhanh qua da đến cơ hoặc vào lòng mạch. Đối với tiêm bắp, vị trí tiêm ở giữa khối cơ cũng ít đau nhất, nên chọn các cơ lớn như cơ ở vùng mông, vùng đùi trước hoặc cơ Delta ở cánh tay. Tốc độ bơm thuốc nên thật chậm, vừa an toàn cho người bệnh, vừa đỡ đau. Sau khi tiêm xong, nên rút kim thật nhanh giống như lúc đâm kim vào. Một yếu tố nữa thuộc về phía người được tiêm, đó là tâm lý. Nếu bạn có cảm giác sợ đau, tâm lý lo lắng, căng thẳng thì chắc chắn mũi tiêm đó sẽ làm bạn đau hơn mức bình thường. Thế nên, người tiêm nên ân cần giải thích tỷ mỉ, động viên an ủi sẽ giúp người bị tiêm giảm cảm giác đau. Các bạn thấy đó, đau khi tiêm là một cảm giác mang tính chủ quan của người được tiêm, và chúng ta hoàn toàn có thể có những phương pháp làm giảm tối đa cảm giác đau đó, thậm chí là TIÊM KHÔNG ĐAU. Các bạn có muốn trở thành một người Điều dưỡng có kỹ năng tiêm rất nhẹ nhàng, không đau không? Hãy tìm hiểu và đăng ký theo học chuyên ngành Điều dưỡng của Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam nhé. Tác giả: ThS. Nguyễn Trọng Nghĩa- Giảng viên khoa Điều dưỡng 🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸 THUV’S 2022 OPEN DAY

GIÁ TRỊ CỦA MRI TRONG CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH Y HỌC

Cộng hưởng từ (MRI) cùng với siêu âm, x-quang, cắt lớp vi tính (CT), SPECT và PET/CT là những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng phổ biến trong Y học hiện đại. So với các kỹ thuật chụp khác, MRI thể hiện ưu điểm vượt trội trong việc đánh giá các mô mềm, sụn khớp, gân cơ và dây chằng. MRI cung cấp nhiều hình ảnh khác nhau (T1, T2, PD, fatsat, IR…) trên tất cả hướng axial, coronal, sagittal, oblique giúp cho việc chẩn đoán đạt được hiệu suất tối đa. Vậy MRI hoạt động như thế nào và làm sao để chúng ta có được những hình ảnh đó? Một thực tế quan trọng trong tất cả các điều này nằm ở proton Hydro, chúng ta có một proton với hai trạng thái năng lượng nằm ngược hướng nhau, một chỉ hướng Bắc và một chỉ hướng Nam. (Nếu có một số chẵn proton trong hạt nhân thì mọi proton sẽ được ghép cặp: với mỗi proton quay trong từ trường hướng ngược lên, chúng ta có một proton ghép cặp quay trong từ trường hướng ngược xuống. Từ trường của các cặp ghép đôi này sẽ triệt tiêu nhau và từ trường ròng sẽ là 0). Khi có số lẻ proton thì sẽ luôn tồn tại một proton không được ghép cặp. Proton đó chỉ hướng Bắc hoặc Nam và tạo ra điện từ trường hay momen lưỡng cực từ tới hạt nhân. Thực tế, MDM được tìm thấy ở bất kì hạt nhân nào có số lẻ proton, neutron, hay cả hai. Tương tác lưỡng cực – lưỡng cực nói đến sự tương tác giữa hai proton hay giữa proton với electron. Hạt nhân của một số nguyên tố, như Hydro (1H) và Flo (19F), có những tính chất này. Mỗi trong số những hạt nhân có số lẻ proton hay neutron có thể được sử dụng cho hình ảnh MR. Tuy nhiên, có lý do giải thích tại sao chúng ta dừng lại với Hydro. Chúng ta sử dụng Hydro cho hình ảnh vì chúng rất phong phú. Khoảng 60% cơ thể là nước. Ví dụ, chúng ta tìm kiếm proton (1H), trong H2O và chất béo (-CH2-). Đến với THUV, các bạn sẽ được tìm hiểu sâu sắc về nguyên lý căn bản trong việc thu thập tín hiệu, tái tạo tín hiệu, xây dựng hình ảnh và tối ưu hóa hình ảnh MRI. Song song với việc học tập tại trường, các bạn cũng sẽ được quan sát và vận hành thực tế MRI trên những máy chụp hiện đại như 1.5 Tesla và 3.0 Tesla trong chương trình thực tập tại Bệnh viện. Ngoài ra, các bạn cũng sẽ được tìm hiểu về nhiều kỹ thuật chụp MRI khác như cộng hưởng từ phổ (MRS) trong chụp chẩn đoán khối u não, u tiền liệt tuyến; cộng hưởng từ tim, cộng hưởng từ tưới máu não (MR Perfusion), cũng như ứng dụng của PET/MRI trong chẩn đoán Y học hạt nhân. Tác giả: TS.Trần Văn Biên- Giảng viên Ngành Kỹ thuật Hình ảnh Y học 🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸 https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/thuv2022/