Theo thống kê, hiện nay tỉ lệ những người làm công việc văn phòng đang có xu hướng tăng cao, chiếm tỉ lệ không nhỏ trong dân số. Theo đặc trưng công việc, người làm công việc văn phòng thường ngồi trung bình 8-10 tiếng/ngày, và một trong những vấn đề mà người làm công việc văn phòng thường mắc đó là chứng bệnh bàn giấy, béo phì, trĩ do ngồi lâu và ít vận động. Chứng bệnh bàn giấy là ngồi lâu một chỗ suốt 2 -3 giờ, duy trì tư thế gập cổ xuống làm cho các cơ cổ – vai – gáy căng ra, giảm tuần hoàn máu và trao đổi chất dẫn đến co cứng cơ, đau nhức. Theo số liệu của một số tạp chí thì những người mắc chứng bệnh bàn giấy có 60% làm công việc văn phòng trên 10 năm. Tỉ lệ những người làm văn phòng có nguy cơ bị thoái hoá cột sống cổ cao, biểu hiện là những cơn đau mỏi vai gáy thông thường, trong trường hợp bệnh tiến triển có thể gây thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm, dẫn đến chèn ép vào dây thầy kinh dẫn đến đau vùng vai gáy và đau lan xuống ngọn chi ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Vì vậy để phòng tránh nguy cơ bị thoái hóa cột sống cổ, cũng như thư gian đầu óc thì vận động nhẹ nhàng cột sống cổ tại chỗ, sau 2 -3 tiếng ngồi làm việc là một phương pháp phòng tránh đơn giản, hiệu quả, dễ dàng thực hiện, không ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Cột sống cổ có 7 đốt sống cổ, cong hình chữ C có đặc điểm hình thể khác so với các đốt sống vùng ngực thắt lưng và vùng cùng cụt, chính vì vậy cột sống cổ cũng có những chức năng và vận động học riêng biệt so với các vùng khác. Cột sống cổ có các cử động: gập về phía trước, duỗi ra sau , nghiêng đầu sang bên , xoay phải trái , và động tác xoay tròn đầu. Vận động cột sống cổ là thực hiện các động tác gập cổ về phía trước, duỗi cổ ra sau, nghiêng bên và xoay bên, lưu ý khi tập cần vận động hết tầm độ của mỗi động tác và giữ lại 2 -3s ở cuối tầm vận động. Sau đó thực hiện động tác quay tròn đầu, với biên độ rộng, hết tầm vận động của cột sống cổ, động tác xoay tròn được thực hiện theo 2 chiều xuôi và ngược chiều kim đồng hồ, tốc độ xoay cần thực hiện từ từ, nhẹ nhàng. Ngoài ra chúng ta cũng có thể tập thêm động tác đưa cả phần đầu và phần cổ về phía trước – phía sau như hình dưới: Mỗi lần tập 2 -3 set, một ngày tập 3 -4 lần để cột sống cổ thêm khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh đau mỏi vai gáy, thoái hóa cột sống cổ, thư giãn đầu óc trong những lúc mệt mỏi căng thẳng, đạt hiệu quả cao trong công việc. Ths. Nguyễn Đăng Khoa – Khoa Phục hồi chức năng Nguồn ảnh: https://www.jc-dc.com/blog/keibu/ https://yolo.style/yolo/article/615016/ 🇯🇵 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng