Tôi là ai? là câu hỏi mà người ta loay hoay mất cả đời để đi tìm câu trả lời. Đứng trước những ngã rẽ cuộc đời, cùng với nỗi sợ, khao khát khám phá bản thân cũng không ngừng thôi thúc ta phải định nghĩa chính mình. Lựa chọn nghề nghiệp , định hướng nghề nghiệp có thể coi là một trong những ngã rẽ, đòi hỏi nhiều nỗ lực để đưa ra quyết định phù hợp. Hiện nay, có nhiều công cụ và phương pháp giúp chúng ta hiểu bản thân hơn và đưa ra lựa chọn phù hợp. Định hướng nghề nghiệp dựa trên tính cách Mỗi ngành nghề đều yêu cầu một loại hình tính cách nhất định. Đó cũng là một trong số những lý do mà các nhà tuyển dụng thường đánh giá tính cách của ứng viên ngoài thông tin biểu thị trên CV. Nếu bạn có tính cách không phù hợp với nghề nghiệp thì bạn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn để thành công với nghề nghiệp bạn đã chọn, chưa kể đến sự thiếu phù hợp với công việc còn gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần và tâm lý khi đi làm. Ngược lại nếu bạn lựa chọn được công việc phù hợp thì sự hài lòng, chất lượng cuộc sống cũng như công việc sẽ được đảm bảo. Không hiểu bản thân, chuyển nghề nghiệp nhiều lần gây lên lãng phí thời gian, sức lực và tiền bạc cho bản thân, gia đình và xã hội.Vì vậy, bạn cần thu nhập nhiều đánh giá khách quan nhất có thể, để đưa ra lựa chọn phù hợp. Những phương pháp trắc nghiệm tính cách 1. MBTI Hệ thống trắc nghiệm tính cách MBTI (Myers – Briggs Type Indicator) được phát triển gần 60 năm trước đây bởi Katharine Cook Briggs và con gái của bà – Isabel Briggs Myers. Cùng với sự hợp tác đắc lực của nhà tâm lý học nổi tiếng người Thuỵ Sỹ, Carl G. Jung. MBTI phân loại tính cách dựa trên 4 chức năng tâm lý cơ bản nhằm cho ra đời 16 loại tính cách điển hình khác nhau: Xu hướng giao tiếp: Hướng ngoại (Extroversion) – Hướng nội (Introversion) Cách nhận thức thế giới xung quanh: Giác quan (Sensing) – Trực giác (Intuition) Cách chọn lựa và đưa ra quyết định: Lý trí (Thinking) – Tình cảm (Feeling) Xu hướng hành động: Nguyên tắc (Judgment) – Linh hoạt (Perception) Link bài test: Tại đây 2. DISC DISC được bắt đầu phát phát triển từ năm 1928, khi tiến sĩ William Moulton Marston mô tả về lý thuyết này trong cuốn “Emotions of Normal People” (tạm dịch: Cảm xúc người thường). “DISC” là viết tắt của bốn đặc điểm hành vi chính của một con người, bao gồm Thống trị (Dominance), Ảnh hưởng (Influence), Ổn định (Steadiness) và Tuân thủ (Compliance) Theo Marston, hành vi của con người có thể được phân thành 4 kiểu: Dominance (D) – tạm dịch là “Xông xáo”: những người thuộc nhóm này thường quyết đoán, mạnh mẽ, tự tin, nhanh nhẹn, năng nổ, tập trung, cạnh tranh, hướng đến kết quả. Inducement hoặc Influence (I) – tạm dịch là “Nhiệt tình”: nhóm I bao gồm những cá nhân hòa đồng, thích xã giao, cởi mở, nhiệt tình, có khả năng thuyết phục. Steadiness (S) – tạm dịch là “Điềm đạm”: người thuộc kiểu S có tính cách ổn định, điềm tĩnh, hòa nhã, biết lắng nghe, tận tâm và thận trọng. Compliance hoặc Cautiousness hay Conscientiousness (C) – tạm dịch là “Chuẩn mực”: ở nhóm I là những người có trách nhiệm, rõ ràng, logic, có kỷ luật, chính xác và nghiêm túc. Link bài test: Tại đây 3. Trắc nghiệm 16 yếu tố tính cách (16 Personality Factor Questionnaire/ 16PF Test) Trắc nghiệm tính cách này mô tả và giải thích sự khác biệt cá nhân giữa tính cách của mọi người, phân loại16 đặc điểm tính cách khác nhau. Các yếu tố được xem xét bao gồm cách đối phó, hành động, khả năng đồng cảm, nhu cầu tương tác giữa các cá nhân, thái độ đối với quyền lực, quy tắc hoặc tiêu chuẩn xã hội, sở thích nghề nghiệp của một người. Bài test bao gồm 185 câu hỏi trắc nghiệm trong khoảng 35 đến 50 phút, yêu cầu người trả lời phải chọn một trong ba phương án khác nhau. Link bài test: Tại đây 4. Trắc nghiệm tính cách Holland TRẮC NGHIỆM HOLLAND được phát triển bởi tiến sĩ tâm lý học người Mỹ – John Holland, được sử dụng khá rộng rãi trong hướng nghiệp phổ thông tại các quốc gia phát triển nhất về giáo dục như Hà Lan, New Zealand, Thuỵ Sỹ, Italy… Theo lý thuyết này, tính cách con người thành 6 nhóm riêng biệt, tương ứng với 6 nhóm ngành nghề phổ biến: Nhóm ngành nghề nghiên cứu (Investigative): Thích quan sát, thích tìm tòi, phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề nào đấy. Nhóm ngành nghề kỹ thuật (Realistic): Thích khám phá các loại máy móc, dụng cụ, kỹ thuật,… Nhóm ngành nghề nghệ thuật (Artistic): Am hiểu về nghệ thuật; có khả năng sáng tạo, nhạy cảm và tinh tế tế; thích được làm trong những ngành nghề sáng tạo như điện ảnh, viết lách,… Nhóm ngành nghề xã hội (Social): Thích giúp đỡ, chữa trị hoặc chăm sóc cho người khác. Nhóm ngành nghề quản lý (Enterprising): Thích làm việc với những người khác, có khả năng tác động, thuyết phục, thể hiện, lãnh đạo hoặc quản lý các mục tiêu của tổ chức, các lợi ích kinh tế. Nhóm ngành nghề nghiệp vụ (Conventional): Nhanh nhạy với những con số, dữ liệu, thông tin; có khả năng làm những công việc tỉ mỉ, chi tiết. Link bài test: Tại đây Hi vọng rằng các công cụ trên đây có thể giúp bạn khám phá bản thân mình nhiều