Dự phòng đột quỵ não để kéo dài tuổi thọ khoẻ mạnh

Trước khi đi vào tìm hiểu về đột quỵ cùng Trường đại học y khoa Tokyo Việt Nam, chúng ta cùng cùng nắm rõ khái niệm về tuổi thọ khoẻ mạnh nhé, Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố thuật ngữ này vào năm 2020,  tuổi thọ khoẻ mạnhkhoảng thời gian có thể sống cuộc sống hằng ngày không bị hạn chế bởi vấn đề sức khỏe.

Đột quỵ là gì?

  • Đột quỵ là bệnh về mạch máu não
  • Đột quỵ là một bệnh lý xảy ra khi dòng máu trong não đột ngột bị gián đoạn, gây tổn thương cho các tế bào thần kinh trong não.
  • Đột quỵ bao gồm “nhồi máu não” và “xuất huyết não” hoặc “xuất huyết dưới màng nhện” do vỡ mạch máu trong não gây chảy máu.
  • Như hình minh họa bên dưới (Hình 1) cho thấy, “nhồi máu não” được chia thành ba loại, trong khi “xuất huyết não” được chia thành hai loại.
Phân loại đột quỵ
Phân loại đột quỵ
  • Đột quỵ gây ra nhiều di chứng khác nhau: (Hình 2)
  • Khi đột quỵ xảy ra, nó sẽ gây ra sự suy giảm nhiều chức năng thể chất và tinh thần do não kiểm soát.
  • Phục hồi sau khuyết tật sẽ đòi hỏi sự chăm sóc hộ lý và phục hồi chức năng lâu dài.
Các di chứng của đột quỵ
Hình 2: Các di chứng của đột quỵ

Phương pháp phòng ngừa đột quỵ là gì?

Đầu tiên, hãy kiểm tra các yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ, bước đầu tiên để phòng ngừa đột quỵ là biết các yếu tố nguy cơ.

  • Tránh các yếu tố nguy cơ bằng cách tự theo dõi và kiểm tra sức khỏe định kỳ.
  • Để tránh các yếu tố nguy cơ, việc xem xét lại thói quen sinh hoạt và tập thể dục điều độ là rất quan trọng
  • Đột quỵ có mối liên hệ chặt chẽ với các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, bệnh tim, cũng như thói quen ăn uống mất cân bằng, thiếu vận động, căng thẳng, hút thuốc và uống rượu quá mức. Những yếu tố này được gọi là nguy cơ gây đột quỵ.
  • Việc điều trị và kiểm soát đầy đủ các yếu tố nguy cơ đột quỵ sẽ giúp ngăn ngừa bệnh.

Các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ 

Các yếu tố và nguy cơ gây đột quỵ 
Các yếu tố và nguy cơ gây đột quỵ

10 điều để phòng ngừa đột quỵ

  • Hãy bắt đầu bằng cách điều trị huyết áp cao
  • Nếu bạn không điều trị bệnh tiểu đường, bạn sẽ hối hận
  • Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện loạn nhịp tim
  • Để ngăn ngừa đột quỵ, cần phải quyết tâm bỏ thuốc lá
  • Uống rượu vừa phải là thuốc, uống quá nhiều là thuốc độc
  • Đừng bỏ qua cholesterol cao
  • Hạn chế muối và chất béo trong chế độ ăn uống
  • Duy trì tập luyện phù hợp với tình trạng thể lực
  • Thừa cân có thể dẫn đến nhiều loại bệnh tật
  • Nếu bạn bị đột quỵ, hãy đến bệnh viện ngay lập tức

** Nếu điều trị được bắt đầu trong vòng 2 giờ sau khi đột quỵ xảy ra, có thể kỳ vọng khả năng phục hồi tốt.

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng để phòng ngừa đột quỵ

  • Hãy cẩn thận không tiêu thụ quá nhiều muối, đường hoặc cholesterol
    • Nếu tình trạng cao huyết áp kéo dài, thành mạch máu sẽ dày lên, dẫn đến xơ cứng động mạch, khiến mạch máu dễ bị tắc nghẽn hoặc vỡ.
    • Việc kiểm soát huyết áp là nhiệm vụ quan trọng nhất trong phòng ngừa đột quỵ.
  • Các biện pháp nhanh chóng để chống lại huyết áp cao
    • Giảm lượng muối tiêu thụ
    • Giải quyết tình trạng “béo phì” do tiêu thụ quá nhiều calo
  • Tích cực bổ sung chất xơ
    • Chất xơ giúp loại bỏ cholesterol xấu
    • Hãy ăn nhiều rau củ, đậu và các loại rong biển, những thực phẩm giàu chất xơ, để có lợi cho sức khỏe

Hãy thường xuyên vận động cơ thể bằng những bài tập phù hợp với bản thân như đi bộ, các hoạt động sở thích!

  • Vận động thường xuyên không chỉ giúp giải quyết vấn đề thiếu vận động mà còn giảm căng thẳng và cải thiện tình trạng mất ngủ.
  • Khi tham gia các hoạt động như đi bộ hay sở thích, đừng quên bổ sung đủ nước cho cơ thể!

Phát hiện sớm và xử lý đột quỵ.

Chú ý đến những thay đổi và bất thường trong cơ thể, nếu có nghi ngờ, hãy đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

  • Điều trị đột quỵ là cuộc chiến với thời gian.
  • Nếu xuất hiện các triệu chứng như được mô tả (Hình 4), đừng ngần ngại gọi cấp cứu 115 và yêu cầu xe cứu thương.
  • Điều quan trọng là cung cấp thông tin chính xác cho bác sĩ và các nhân viên y tế về “khi nào, ở đâu, và tình huống như thế nào.”
  • Nếu phát hiện sớm và điều trị chính xác kịp thời, khả năng phục hồi sẽ cao hơn.
Hình 4. Các triệu chứng xuất hiện sớm
Hình 4. Các triệu chứng xuất hiện sớm

Một số bài tập đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà: (Hình 5)

  • Để phòng ngừa đột quỵ, các bài tập aerobic (thể dục nhịp điệu) là rất hiệu quả.
    Hãy hình thành thói quen tập thể dục đều đặn hàng ngày.
  • Việc kéo giãn cơ bắp và tăng cường sức mạnh cơ bắp cũng rất quan trọng.

Khi thực hiện vận động, cần lưu ý những điểm sau:

  • Không kéo căng quá mức hoặc thực hiện động tác đột ngột.
  • Nếu cảm thấy đau hoặc cơn đau tăng lên, hãy ngừng ngay lập tức.
  • Khi thực hiện các bài tập sau khi bị đột quỵ, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia vật lý trị liệu để được hướng dẫn và hỗ trợ.
Hình 5. Một số bài tập vận động cơ bản
Hình 5. Một số bài tập vận động cơ bản

Để biết sâu hơn về chương trình tập vận động tăng cường sức khoẻ cho người cao tuổi, phục hồi chức năng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não và các bài tập trong các mặt bệnh khác nhau, các bạn hãy nhanh tay ứng tuyển vào làm sinh viên khoa phục hồi chức năng, Trường đại học y khoa tokyo việt nam của chúng tôi nhé.

Tài liệu tham khảo:

Hội vật lý trị liệu Nhật Bản, Dự phòng đột quỵ để kéo dài tuổi thọ khoẻ mạnh, seri 1-tuổi thọ khoẻ mạnh, p30-35, (Tài liệu tham khảo), 04/02/2025.

Dịch giả: Ths.Nguyễn Đăng Khoa

Giảng viên khoa Phục hồi chức năng

Thời điểm giao mùa – nguy cơ bùng phát cúm mùa tăng cao

Tình hình dịch cúm mùa 2025 đang gia tăng nhanh chóng, ảnh hưởng đến nhiều...

GÓC TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT: Nghị định 168/2024/NĐ-CP

Nhân dịp năm mới 2025 kính chúc các bạn cùng gia đình luôn mạnh khỏe,...

Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm cho người

Vi sinh vật và prion là hai loại tác nhân gây bệnh truyền nhiễm cho...

Chức năng và sự khác biệt các hình thái biểu mô của ruột già

Tại khoa Kỹ thuật xét nghiệm y học ở trường đại học y khoa Tokyo...

Ngành phục hồi chức năng – Tương lai của sức khỏe và chất lượng cuộc sống

Ngành phục hồi chức năng đang ngày càng trở thành một lĩnh vực quan trọng,...

Văn hóa Omotenashi trong khám chữa bệnh tại Nhật Bản và tiềm năng ứng dụng tại Việt Nam

Omotenashi – tinh thần hiếu khách đặc trưng của Nhật Bản – đã từ lâu...