Văn hóa nhật bản

Đôi nét về Tết truyền thống của Nhật Bản

Ngày Tết của Nhật Bản được gọi là Oshougatsu hay “Chính Nguyệt” theo phiên âm Hán Việt. Sự kiện Oshougatsu không chỉ đánh dấu sự khởi đầu của năm mới mà còn là kỳ nghỉ dài nhất của người Nhật. Tết cổ truyền của người Nhật bắt nguồn từ phong tục chào đón vị thần năm mới Toshigamisama. Ngày Tết chính thức ở Nhật bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 03/01 dương lịch hàng năm. Hãy cùng trường đại học y khoa Tokyo Việt Nam xem các hoạt động và phong tục đặc trưng của Tết Nhật Bản: 1.       Món ăn truyền thống Osechi-ryori: Đây là một loại thực phẩm đặc biệt được chuẩn bị và ăn trong những ngày đầu năm mới. Mỗi món ăn có một ý nghĩa riêng, như kuromame (黒豆) (đậu đen) mang lại sức khỏe, tazukuri (田作り) (cá khô) mang đến mùa màng bội thu, hay kiri-mochi (thịt bánh mochi) tượng trưng cho sự trường thọ. Zoni: Món súp có bánh mochi, thường được ăn trong những ngày đầu năm. Thành phần của súp có thể thay đổi tùy theo vùng miền. 2.       Thăm đền chùa (Hatsumode – 初詣) Một phong tục phổ biến trong những ngày đầu năm là đi đến đền chùa để cầu nguyện cho một năm mới an lành và thịnh vượng. Người Nhật thường đi thăm các đền nổi tiếng như đền Meiji ở Tokyo hoặc đền Fushimi Inari ở Kyoto. 3.       Lì xì may mắn (Otoshidama – お年玉) Trẻ em nhận được tiền lì xì từ người lớn, thường là trong phong bao đỏ hoặc phong bao đặc biệt. Đây là một truyền thống vui vẻ trong Tết Nhật Bản. 4.       Các trò chơi truyền thống: Kite flying (Takoage): Người Nhật thường thả diều vào đầu năm mới, điều này không chỉ mang lại niềm vui mà còn là một nghi lễ mong muốn xua đuổi tà ma. Karuta: Một trò chơi thẻ truyền thống, trong đó người chơi phải nhanh chóng nhận thẻ có chữ hoặc hình ảnh tương ứng với bài thơ hoặc câu đối. Tại Trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, trong chuỗi hoạt động của sinh viên Trường, các bạn sẽ được trải nghiệm SỰ KIỆN OSHOGATSU vào mỗi dịp đầu năm mới với các hoạt động như Kakizome – viết thư pháp đầu năm để gửi gắm những điều tốt đẹp cho năm mới, thiết kế thiệp năm mới – Nengajo để dành tặng bạn bè và gia đình… Nguyễn Thị Yến Phòng hành chính tổng hợp THUV  

Văn hóa Omotenashi trong khám chữa bệnh tại Nhật Bản và tiềm năng ứng dụng tại Việt Nam

Omotenashi – tinh thần hiếu khách đặc trưng của Nhật Bản – đã từ lâu vượt ra khỏi phạm vi dịch vụ và nhà hàng, trở thành một triết lý trong nhiều lĩnh vực khác, bao gồm cả y tế. Tại Nhật Bản, Omotenashi không chỉ là cách chào đón mà còn là sự tận tụy, chú ý đến từng chi tiết nhỏ để đem lại trải nghiệm thoải mái nhất cho khách hàng và bệnh nhân. Những nguyên tắc của Omotenashi trong y tế Nhật Bản mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh, không chỉ từ chất lượng dịch vụ y khoa mà còn từ thái độ phục vụ chu đáo, chuyên nghiệp. Những giá trị này ngày càng thu hút sự quan tâm và ứng dụng vào hệ thống y tế của Việt Nam, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe và gia tăng sự hài lòng của bệnh nhân. Hãy cùng Trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam tìm hiểu về văn hóa đặc trưng này của người Nhật trong bài viết này nhé! Văn hóa Omotenashi trong y tế Nhật Bản Omotenashi trong y tế Nhật Bản mang đến một hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe lấy bệnh nhân làm trung tâm, nơi mọi hoạt động đều nhằm đáp ứng nhu cầu về cả thể chất lẫn tinh thần của người bệnh. Điều này được thể hiện qua: Tận tâm trong từng chi tiết: Từ cách chào hỏi, hướng dẫn, cho đến giải đáp thắc mắc, nhân viên y tế đều hành xử với thái độ nhã nhặn và thân thiện. Thậm chí, các chi tiết nhỏ như cung cấp chăn ấm vào mùa đông, điều chỉnh nhiệt độ phòng, hay thiết kế phòng chờ thoáng đãng và yên tĩnh đều được chú trọng. Lắng nghe và thấu hiểu bệnh nhân: Nhân viên y tế Nhật Bản không chỉ tập trung vào chuyên môn mà còn lắng nghe và tôn trọng cảm xúc của người bệnh. Bệnh nhân luôn được tạo điều kiện để bày tỏ mong muốn, lo lắng và hiểu rõ về phương án điều trị trước khi ra quyết định. Không gian điều trị thân thiện: Các bệnh viện Nhật Bản thường có không gian xanh, sạch sẽ và gần gũi với thiên nhiên để tạo cảm giác dễ chịu cho bệnh nhân. Từ phòng chờ đến phòng bệnh đều được thiết kế hài hòa, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái và an tâm trong suốt quá trình điều trị. Ứng dụng Omotenashi trong y tế tại Việt Nam Trong bối cảnh hệ thống y tế Việt Nam đang ngày càng phát triển, việc ứng dụng triết lý Omotenashi là một bước tiến đáng kể nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân và tạo dựng niềm tin với cộng đồng. Một số ứng dụng của Omotenashi trong y tế Việt Nam có thể bao gồm: Đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên y tế: Để phát huy hiệu quả của Omotenashi, các bệnh viện có thể tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng giao tiếp, ứng xử nhằm giúp nhân viên y tế thấu hiểu tâm lý bệnh nhân, từ đó tạo cảm giác an tâm, thoải mái. Việc tập trung vào kỹ năng mềm không chỉ cải thiện hình ảnh dịch vụ y tế mà còn góp phần giảm bớt căng thẳng trong quá trình điều trị cho người bệnh. Xây dựng không gian bệnh viện thân thiện: Nhiều bệnh viện tại Việt Nam hiện nay đã chú trọng đầu tư vào cơ sở vật chất, không gian phòng chờ và các dịch vụ tiện ích khác như khu vực giải trí cho trẻ em, sách báo, và máy lọc nước miễn phí. Việc cải thiện không gian vật lý này không chỉ giảm bớt căng thẳng mà còn đem lại cảm giác gần gũi, thoải mái hơn cho bệnh nhân. Dịch vụ chăm sóc cá nhân hóa: Mỗi bệnh nhân có nhu cầu và mong muốn khác nhau, vì vậy việc cung cấp dịch vụ cá nhân hóa có thể giúp gia tăng sự hài lòng. Ví dụ, nhân viên y tế có thể dành thời gian tư vấn chi tiết, hỗ trợ bệnh nhân các dịch vụ tiện ích, và đảm bảo việc trao đổi thông tin đầy đủ. Các dịch vụ chăm sóc cá nhân hóa có thể giúp bệnh nhân cảm nhận được sự tận tâm và quan tâm thực sự từ phía bệnh viện. Chú trọng đến sự riêng tư và tôn trọng cá nhân: Việc bảo mật thông tin và tôn trọng quyền riêng tư của bệnh nhân cũng là một phần của tinh thần Omotenashi. Các bệnh viện Việt Nam có thể học hỏi và áp dụng những chuẩn mực này để tạo ra môi trường an toàn, tin tưởng cho bệnh nhân. Thách thức trong việc áp dụng Omotenashi tại Việt Nam Dù tiềm năng áp dụng Omotenashi tại Việt Nam là rất lớn, nhưng vẫn có một số thách thức: Cơ sở hạ tầng và chi phí: Để đáp ứng tiêu chuẩn Omotenashi, các bệnh viện cần phải đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, đặc biệt là các khu vực phòng chờ, không gian xanh và các dịch vụ tiện ích. Điều này đòi hỏi một khoản đầu tư lớn, không phải bệnh viện nào cũng đủ điều kiện để thực hiện. Đào tạo và thay đổi tư duy nhân viên y tế: Triết lý Omotenashi không thể thực hiện chỉ qua một số quy trình mà đòi hỏi thay đổi tư duy từ cấp lãnh đạo đến nhân viên y tế. Việc đào tạo về văn hóa này cần thời gian và công sức, đòi hỏi các nhân viên y tế phải nắm bắt và thực hành lâu dài. Khả năng phục vụ số lượng bệnh nhân lớn: Số lượng bệnh nhân lớn và hạn chế về nguồn nhân

NGÀY THIẾU NHI TẠI NHẬT BẢN ( Hay còn gọi là Lễ hội bé trai )

Vào giữa tháng 4 đến khoảng ngày 5 tháng 5 hàng năm, tại Nhật Bản, có phong tục trang trí “CỜ CÁ CHÉP”. Mọi người trang trí sân vườn bằng việc treo các lá cờ hình cá chép với mong muốn những đứa trẻ của mình sẽ luôn mạnh khỏe, trưởng thành và thành công trong cuộc sống như những chú cá chép đang bơi một cách dịu dàng trên bầu trời rộng lớn. Hỡi các bạn thí sinh đang ấp ủ ước mơ thành công trong cuộc sống, hãy tới để ngắm những chú cá chép đang vùng vẫy trên bầu trời Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV). Mong muốn của các bạn sẽ trở thành hiện thực.   By Ryoke Yukako ――――――――――――――――――――――――――――――――――― Cảm ơn cô Ryoke đã cung cấp bài cho chúng tôi. Xin giới thiệu cô Ryoke đến với trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV) từ tháng 8 năm 2017. Hiện tại cô đang phụ trách khối giáo vụ – văn phòng của THUV. Sở thích của cô là chế biến những món ăn hợp với TỬU. ――――――――――――――――――――――――――――――――――― Thông tin tuyển sinh năm 2019 của trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam 東京健康科学大学ベトナム2019年の学生募集情報 https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/ Admin

Nét đặc sắc lễ hội văn hóa Nhật Bản tại trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam

Sáng ngày 21/4, trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đã phối hợp cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Trường ĐH khoa học tổng hợp nhân sinh (Nhật Bản) và Tập đoàn Taisei / Công ty TNHH quốc tế Vinata tổ chức Lễ hội Văn hóa Nhật Bản tại khuôn viên Nhà trường đã thu hút được đông đảo người dân tham dự. Nhật Bản là một nước có nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc và rất độc đáo của Phương Đông. Nói đến Nhật Bản ta không chỉ nhớ tới hoa anh đào, rượu sake, mà ở xứ sở mặt trời mọc còn được biết đến với nhiều lễ hội được tổ chức trong năm. Và lễ hội Văn hóa Nhật Bản tại trường ĐH Y khoa Tokyo Việt Nam hay còn gọi là Bunkasai là một trong số lễ hội đó. Bunkasai, lễ hội văn hoá là một sự kiện lớn được tổ chức hàng năm ở hầu hết các trường trung học và cả đại học ở Nhật Bản. Tuy gọi là lễ hội văn hoá, nhưng mục đích của nó không chỉ đơn thuần là giới thiệu về văn hoá mà đây còn là dịp để các câu lạc bộ và các học sinh trong trường thể hiện tài năng của mình, và các sinh viên trong trường có cơ hội để giao lưu, tìm hiểu lẫn nhau. Phát biểu khai mạc Lễ hội, TS.Kusumi Mari chân thành cảm ơn Quý khách đã dành thời gian đến trường ĐH Y khoa Tokyo Việt Nam để được trải nghiệm các nét đặc sắc tại lễ hội đậm chất Nhật Bản như giới thiệu nét đẹp văn hóa, đất nước và con người Nhật Bản, được GS.TS. Nakayama Kazuhisa phân tích các điểm tương đồng giữa Nhật Bản và Việt Nam, thỏa thích vui chơi tại các gian hàng Nhật Bản, để từ đó được giao lưu văn hóa, gắn kết tình hữu nghị giữa hai nước, đồng thời tạo sân chơi cho các bạn sinh viên đang học tập tại trường. Gần 2 tháng trước khi lễ hội diễn ra, các lớp đã họp lại và đăng ký các hoạt động mà các bạn sinh viên mong muốn được thực hiện trong dịp lễ hội. Rất nhiều ý tưởng được đưa ra và nhanh chóng, Ban tổ chức lễ hội đã lựa chọn được các hoạt động chính sẽ diễn ra vào ngày 21/4 được chia thành gian hàng ẩm thực, gian hàng trò chơi và gian hàng đồ cũ. Một tuần trước lễ hội, không khí trong các lớp đã trở nên rất khẩn trương. Mọi người đều tập trung hết sức vào việc làm sao để gian hàng của mình thành công nhất. Phòng hội trường lớn và các gian hàng cũng bắt đầu được trang trí bằng những phụ kiện do chính các bạn sinh viên thực hiện. Bên cạnh đó, công tác quảng bá Lễ hội đã được triển khai trước một tháng trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng, gửi giấy mời đến các cơ quan, trường học và đối tác liên kết. Không chỉ quan tâm về nội dung chương trình, Nhà trường đã lên kế hoạch phương án phòng cháy chữa cháy và cấp cứu người bệnh nhằm đảm bảo sự an toàn cho cho khách hàng đến tham dự. Tất cả những công việc kể trên đều được làm sau giờ học và tranh thủ từng phút vào giờ nghỉ giải lao vì trong suốt thời gian chuẩn bị, các lớp học vẫn diễn ra bình thường. Với công tác chuẩn bị kỹ lưỡng, Lễ hội Văn hóa Nhật Bản tại Nhà trường đã thu hút được rất đông Quý khách đến tham dự từ mọi miền Tổ Quốc, thậm chí cả khách hàng người Nhật Bản đang sinh sống tại Việt Nam. Tại Lễ hội, sinh viên lớp Điều dưỡng khóa II rất tỷ mỉ hướng dẫn các khách hàng nhí tại gian hàng các trò chơi dân gian của Nhật Bản (nghệ thuật gấp giấy Origami, …) ; gian hàng các món ăn Nhật Bản (Takoyaki, Okonomiyaki – bánh xèo nhật bản, dorayaki – bánh rán Dora) được thực hiện bằng đôi bàn tay khéo léo của sinh viên lớp Điều dưỡng khóa III đã chinh phục được phần lớn Quý khách yêu thích ẩm thực; hay gian hàng đá bào (Kakikori) đã nhanh chóng hết hàng khi sinh viên lớp Xét nghiệm khóa II phải phục vụ hết công suất mà vẫn không đủ đáp ứng … Bên cạnh đó, các tiết mục văn nghệ được chuẩn bị công phu nhằm mang đến những trải nghiệm đặc sắc, đa sắc màu trong ngày hội mỗi năm chỉ diễn ra một lần này. Kết thúc Lễ hội, sinh viên, cán bộ Nhà trường và Quý khách đến tham dự đã cùng nhau nhảy điệu Obon – Đây là điệu nhảy đã có hơn 600 năm lịch sự tại Nhật Bản để tưởng nhớ, tri ân và cầu nguyện cho linh hồn của tổ tiên. Đây là lần đầu tiên, trường ĐH Y khoa Tokyo Việt Nam tổ chức lễ hội Văn hóa đã diễn ra thành công tốt đẹp trong không khí vui vẻ, an toàn, để lại những ấn tượng đẹp trong lòng quý khách. Một số hình ảnh lễ hội: GS.TS. Nakayama Kazuhisa giới thiệu các lễ hội tại Nhật Bản Sinh viên khóa III với điệu nhảy Soran-bushi sổi động Bài diễn kịch “Người vợ hạc” trên nền giọng hát xúc động của sinh viên khóa II Bài hát  “Tình về nơi đâu” được thể hiện bởi giọng hát đầy nội lực của sinh viên khóa III Gian hàng trà đạo thu hút được nhiều khách hàng đến thưởng thức tiệc trà theo phong cách Nhật Bản Gian hàng ẩm thực Nhật Bản lúc nào cũng chật kín khách Gian hàng vẽ mặt nạ cáo của