VIỆT NAM NHÌN TỪ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ~LÃNG PHÍ THỰC PHẨM~
Bạn có biết “Các Mục tiêu Phát triển Bền vững mà toàn thể cộng đồng quốc tế nên hướng tới” được Liên Hợp Quốc thông qua vào năm 2015 không? Tôi đã có cơ hội làm việc trong lĩnh vực viện trợ từ năm 1999 đến năm 2014, khi mà các MDG (Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ năm 2000) được thiết lập. Vì vậy, tôi rất vui vì “Mục tiêu phát triển bền vững” (SDGs) đã trở thành một cụm từ được biết đến rộng rãi trong mười năm qua.
Có vẻ khó để chỉ nắm bắt nội dung thông qua từ ngữ, nhưng tôi sẽ cố gắng giải thích và đưa nó vào thực tế theo cách riêng của mình, chẳng hạn như “Mỗi người trên trái đất không nên chỉ nghĩ cho bản thân mình, mà còn nên thực hiện những hành động liên quan đến sự tồn tại trong tương lai của trái đất”.
Với mục tiêu “Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi (Mục tiêu số 3)” và “Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người (Mục tiêu số 4)”, Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đang trực tiếp hành động để hướng tới mục tiêu đó. Cho đến hôm nay, tôi đã làm việc tại Việt Nam được hai năm. Có một vấn đề mà tôi để ý rất nhiều nhưng tôi nghĩ giờ đã đến lúc tôi phải lên tiếng. Đó là vấn đề về việc lãng phí thức ăn. Khi còn ở Nhật Bản, tôi đã không biết rằng Việt Nam có nhiều lương thực đến như vậy. Sau khi thử tra cứu tôi thấy có báo cáo chỉ ra rằng so với tỷ lệ tự cung tự cấp lương thực của Nhật là 37% thì của Việt Nam vượt trên mức 110%.
Tôi nghĩ rằng Nhật Bản là một quốc gia không thể tồn tại nếu không dựa vào sự giúp đỡ của các quốc gia khác, tuy nhiên Việt Nam lại được trời phú cho lương thực đến mức có thể hỗ trợ cho Nhật Bản. Tuy nói như vậy nhưng gần đây, việc lãng phí thực phẩm cũng đã trở nên phổ biến ở Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản gần đây đã bắt đầu hành động sau khi nhận được báo động về tình trạng lãng phí thực phẩm quá mức. Kết quả này đã giúp cho cụm từ “Lãng phí thực phẩm” đến gần hơn với mọi người.
(https://www.maff.go.jp/j/shokusan/recycle/syoku_loss/161227_4.html)
Tôi đã sống ở châu Phi khoảng 7 năm, vì vậy tôi có được kinh nghiệm thực tiễn rằng thức ăn và nước uống là hai thứ đặc biệt gắn liền với sinh mệnh con người. Do đó, nguồn lương thực dồi dào của Việt Nam đã khiến tôi thực sự bất ngờ. Đặc biệt trong việc thể hiện lòng hiếu khách, tôi cho rằng việc chuẩn bị thức ăn một cách đề huề là một phần văn hóa của Việt Nam. Ở Nhật cũng có tinh thần hiếu khách tương tự như vậy, tuy nhiên ở các thành phố họ thường không chú trọng tới điều này.
Không dễ để thay đổi cách suy nghĩ đã ăn sâu trở thành văn hóa, và đặc biệt khó có thể thay đổi hành vi của người cao tuổi, tuy nhiên những người trẻ tuổi lại có thể thay đổi mọi thứ từng chút một và đây chính là đặc quyền của người trẻ. Nếu con người giữa sự thay đổi văn hóa chia thành các quan điểm “tốt” và “xấu”, nó có thể khiến cả hai bên cảm thấy không thoải mái, nhưng tôi nghĩ một trong những giải pháp hòa bình là đưa ra một ý tưởng chung hợp nhất. Về vấn đề lãng phí thực phẩm, khi không thể tránh khỏi việc để thức ăn thừa khi tiếp khách, thay vì vứt đi, bạn có thể cho chúng vào hộp cơm cho ngày hôm sau hoặc nghĩ ra một công thức tạo thành món ăn mới, hoặc cho vật nuôi ăn, ủ phân, nhân giống.
Việc bảo vệ Trái đất phụ thuộc vào thái độ của mỗi người. Nếu có hứng thú, bạn có thể tìm kiếm trên trang web của Liên Hợp Quốc (https://sdgs.un.org/goals), ngoài ra cũng có nhiều trang giải thích khá dễ hiểu, hãy thử tham khảo. Bạn có muốn cùng nhau thực hiện các “Mục tiêu phát triển bền vững” kể từ hôm nay không?
SUGAWARA JUNKO – Phòng Hành chính – Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam
🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵
TUYỂN SINH 2025
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ - tư vấn.
Hotline: 0869 809 088
Email: tuyensinh@tokyo-human.edu.vn
Hẹn gặp lại các bạn tại THUV.