May 2022

SỰ ĐỘC ĐÁO TRONG NGÔN NGỮ và VĂN HÓA NHẬT BẢN 🇯🇵 🇯🇵

Những người đã từng đặt chân đến Nhật Bản hay tìm hiểu văn hóa của quốc gia này có lẽ đã quá quen thuộc với câu nói “Itadakimasu”. Itadakimasu thường được người Nhật nói trước bữa ăn, kèm theo hành động chắp tay kính cẩn. Đây được xem là phép lịch sự, cách người nói cảm ơn vì bữa ăn. Tuy nhiên, Itadakimasu không chỉ đơn thuần là lời cảm ơn. Vậy ý nghĩa của Itadakimasu là gì? Và tại sao người Nhật lại nói Itadakimasu trước khi dùng bữa? Itadakimasu này được rút gọn từ câu: “あなたの命を、わたくしの命にさせていただきます”, trong đó: あなたのnghĩa là của bạn 命nghĩa là sự sống, sinh mệnh わたくしlà cách nói khiêm nhường của わたし, nghĩa là tôi させていただきます là là thể khiêm nhường của させてもらうnghĩa là xin phép đối phương được làm gì đó, hoặc thể hiện sự biết ơn Câu nói trên có thể dịch là “Xin cảm ơn vì sự sống của bạn đã nuôi sống tôi.” Bên cạnh ý nghĩa cảm ơn, trong nhiều trường hợp, Itadakimasu còn được hiểu theo nghĩa là “Mời ăn”, “Cảm ơn vì bữa ăn” hay “Chúc ăn ngon miệng”. Để thể hiện lòng cảm ơn chân thành, khi nói Itadakimasu, người Nhật thường kèm theo hành động chắp tay. Cách thực hiện như sau: Ngồi ngay ngắn trước bàn và chắp hai tay lại, cúi đầu nói “Itadakimasu” Tuy nhiên, Itadakimasu không chỉ gói gọn lời cảm ơn mà còn thể hiện quan niệm nhân sinh và triết lý sâu sắc. Ý nghĩa sâu xa của Itadakimasu là lời biết ơn với những vị Thần, cảm ơn thiên nhiên đã ban tặng thực phẩm, cảm ơn những người nông dân đã vất vả trên cánh đồng và cảm ơn những người chế biến và cả những người phục vụ món ăn. Người Nhật có quan niệm “Trên mỗi hạt gạo có 7 vị thần”. Với họ, vạn vật hữu linh. Từ cỏ cây, trăng sao, chim muông, hoa lá sau khi chết đều sẽ trở thành “thần”. Họ cho rằng những sinh mệnh đã cống hiến thân mình để trở thành thức ăn cho con người đều là những vị thần đáng tôn kính. Vì thế, việc trân quý đồ ăn cũng chính là trân quý sự chăm sóc và bảo hộ của Thần dành cho con người.  Bên cạnh đó, người Nhật cũng có quan niệm rằng ăn không phải là việc hưởng thụ mà là việc cho đi. Dù bạn ăn mặn hay ăn chay, trước khi đặt lên đĩa, nó đã từng là một sinh mệnh sống động. Để duy trì sự sống cho con người, một sinh mệnh khác buộc phải hy sinh, và vòng tuần hoàn đó cũng tương tự như chuỗi thức ăn trong lý luận phương Tây, từ đó tạo nên vận động không ngừng của thế giới. Itadakimasu là sự biết ơn những sinh vật đã hy sinh để tạo ra bữa ăn cho con người. Đó có thể là thịt cá, cũng có thể là hạt gạo trong bát cơm, hạt đậu nành trong nước tương, thậm chí chỉ là một hạt muối mè. Khi đã xuất hiện trên trái đất này, vạn vật đều có sự sống và cần được tôn trọng, biết ơn khi sử dụng. Đồng thời, khi nói Itadakimasu, người Nhật cũng tự nhắc nhở mình phải ăn thật ngon và ăn cho hết. Lãng phí thức ăn, vì thế, được xem là sự xúc phạm với những sinh mệnh tự nhiên kia. Vì thế, đôi khi Itadakimasu cũng được dịch nôm na là “Tôi sẽ ăn thật ngon ạ!”. Để thịt cá và rau củ trở thành món ăn ngon, không thể không có yếu tố con người. Cách nói “Itadakimasu” trước bữa ăn cũng nhắc nhở đến những đóng góp vô hình ấy. Để có được một món ăn phải là thành quả lao động của hàng trăm con người mà người ăn có thể không biết tên. Và nếu không có họ thì sẽ chẳng thể có nổi một bữa ăn ngon. Cuối cùng, Itadakimasu còn là cách bày tỏ sự biết ơn những điều tốt đẹp ngay trước mặt. Khi được mời đến nhà và được thiết đãi, điều đầu tiên khách phải nói trước bữa ăn chính là itadakimasu, với ý nghĩa rất đơn giản và thực tế: “Cảm ơn đã cho tôi thức ăn, tôi sẽ kính trọng và ăn thật ngon”. Ngày nay, “Itadakimasu” trở thành phong tục không thể thiếu trước bữa ăn và là một trong những chuẩn mực đánh giá đạo đức của con người trong quan niệm của người Nhật. Khi đứng trước bữa ăn, người Nhật sẽ nhớ đến ý nghĩa triết học sâu sắc của cho và nhận. Từ đó, hướng sự kính cẩn tới vạn vật, từ tự nhiên cho đến con người. Chỉ với một câu từ “Itadakimasu”, nhưng đã thể hiện ra cả một sự tinh tế trong văn hóa ứng xử của người Nhật. Văn hóa sinh ngôn ngữ, ngôn ngữ lại là cách để thể hiện văn hóa. Trong ngôn ngữ Nhật Bản, từng nét màu văn hóa đều được tô đậm và biểu đạt rõ nét. Không chỉ vậy, ngôn ngữ còn thể hiện được cả những đức tính khiêm nhường, kiên nhẫn đáng quý trọng của con người Nhật Bản. Khi học tiếng Nhật, không đơn thuần là chúng ta học thêm một ngoại ngữ mới, mà đồng thời, chúng ta còn khám phá thêm một nền văn hóa đặc sắc và đáng ngưỡng mộ Tham khảo: Internet By: Dương Thị Thu Hương 🏮🎎🎐🇯🇵🏮🎎🎐🇯🇵🏮🎎🎐🇯🇵🏮🎎🎐🇯🇵🏮🎎🎐🇯🇵🏮🎎🎐🇯🇵🏮🎎🎐🇯🇵🏮🎎🎐🇯🇵🏮🎎🎐🇯🇵🏮🎎🎐🇯🇵 https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/thuv2022/

LÝ DO TÔI THÍCH ĐI DU LỊCH

 Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 của các bạn đã diễn ra như thế nào? Tôi đã ở Việt Nam được một năm rưỡi rồi nhưng đây là lần đầu tiên tôi đi du lịch tại đất nước của các bạn. Nơi tôi đến thăm gần với biên giới Trung Quốc, đó là thị trấn Sapa thuộc tỉnh Lào Cai. Tôi đã băn khoăn lựa chọn các địa điểm du lịch và cuối cùng quyết định chọn Sapa vì tôi thích núi hơn biển và địa điểm này cũng gần với Hà Nội.  Tôi chắc rằng có nhiều người thích đi du lịch, nhưng điều gì khiến bạn bị cuốn hút khi đi du lịch? Bạn có thể là một người thích chụp lại những bức hình thật đẹp tại một địa điểm đẹp để đăng lên các trang mạng xã hội. Bạn có thể là một người thích nếm thử các món ăn của từng vùng miền. Bạn có thể là một người thích thưởng ngoạn những công trình kiến trúc mang tính lịch sử. Tôi nghĩ rằng cá nhân chúng ta có một mục đích khác nhau. Còn đối với tôi, lý do tôi thích đi du lịch là “được gặp gỡ mọi người”. Khi đi du lịch, tôi thường sử dụng những nhà nghỉ theo kiểu ký túc xá có giường tầng, không phân biệt già trẻ gái trai, mọi người có thể thuê chung trong một phòng, và ở đó, tôi và những người mới quen biết có thể trao đổi thông tin với nhau. Lần du lịch này, một người bạn quốc tịch Anh mà tôi quen tại nhà nghỉ đã nói với tôi rằng “hướng dẫn viên địa phương rất tốt bụng và thông thạo tiếng Anh, vì vậy tôi quyết định đi quanh làng bản với hướng dẫn viên người bản địa. Sapa nổi tiếng với hình ảnh đẹp tuyệt vời của ruộng bậc thang và bạn biết không, ruộng bậc thang ở Nhật Bản cũng giống y như ở đây và nó làm cho tôi cảm thấy ngay tại địa danh này mình cũng có thể tìm được điểm chung giữa Việt Nam và Nhật Bản. Hướng dẫn viên của tôi tên là Mai, là người H’mông đen. Cô ấy chạc tuổi tôi và kể cho tôi rất nhiều điều trong chuyến đi kéo dài 5 tiếng đồng hồ. Tôi thấy rằng ngôn ngữ địa phương mà cô ấy nói khác với thứ tiếng Việt mà tôi biết, vì vậy tôi đã hỏi. Cô ấy bảo rằng mình chỉ có thể nói một chút tiếng Việt phổ thông thôi, và mỗi một dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam đều sử dụng ngôn ngữ riêng của dân tộc đó. Tôi rất ngạc nhiên khi nghe điều này vì tôi đã nghĩ Việt Nam chỉ sử dụng một ngôn ngữ như ở Nhật Bản. Ngoài ra, thế hệ của Mai ít người được đi học nên hầu hết không biết đọc, biết viết, chỉ học tiếng Anh thông qua nghe và giao tiếp với du khách. Một lần nữa, tôi cảm thấy rằng khi ngôn ngữ lan rộng, tôi có thể quen biết với nhiều người hơn và kiến thức của tôi cũng được trau dồi thêm.  Tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, sau khi nhập học, từ năm đầu tiên, sinh viên sẽ được học tiếng Nhật bắt đầu từ những kiến thức cơ bản nhất. Mục đích không chỉ đơn thuần ở việc tiếp thu ngôn ngữ tiếng Nhật mà sinh viên của chúng tôi còn có thể sử dụng tiếng Nhật để tiếp thu kiến thức chuyên môn về y tế. Sử dụng thành thạo một  ngôn ngữ đã là một vũ khí, nhưng nếu có thêm cả kiến thức chuyên môn đi kèm, tôi nghĩ đó sẽ là một lợi thế lớn khi xin việc. Nhiều công ty Nhật Bản đang mở rộng sang Việt Nam và ngay tại Nhật, các chính sách quốc gia đang được thực hiện để người nước ngoài cũng có thể làm việc và đóng góp một cách tích cực tại Nhật Bản. Tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, chúng tôi luôn đón chào các bạn. Chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện những mục tiêu này nhé! SUGAWARA JUNKO 🇯🇵 🇯🇵 🇯🇵 🇻🇳 🇻🇳 🇻🇳 🇯🇵 🇯🇵 🇯🇵 🇻🇳 🇻🇳 🇻🇳🇯🇵 🇯🇵 🇯🇵 🇻🇳 🇻🇳 🇻🇳 🇯🇵 🇯🇵 🇯🇵 🇻🇳 🇻🇳 🇻🇳🇯🇵 🇯🇵 🇯🇵 🇻🇳 🇻🇳 🇻🇳 🇯🇵 🇯🇵 🇯🇵 Giới thiệu tác giả Cô Sugawara Junko hiện đang công tác tại Văn phòng Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Cô đã trải qua nhiều công việc khác nhau ở 5 quốc gia bao gồm cả Nhật Bản, và chủ yếu là làm việc tại các quốc gia ở Châu Phi. Một trong những sở thích của cô là đi du lịch một mình với ba lô trên lưng, và Việt Nam là quốc gia thứ 24 mà cô đến thăm. Cô Sugawara thực sự cảm thấy rằng “Giáo dục xây dựng nên đất nước” và hiện tại cô phụ trách công việc văn phòng, đóng vai trò hỗ trợ các hoạt động tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt nam. Cô đang nỗ lực mỗi ngày để hỗ trợ các bạn sinh viên của nhà trường – những người có thể sẽ đóng góp để mở ra tương lai của thế giới. 🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺 https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/thuv2022/

PHYSIKO MÔ HÌNH THĂM KHÁM THỂ CHẤT HIỆN ĐẠI TẠI THUV

Nếu là một sinh viên ngành Y bạn có mong muốn được thực hành trên một mô hình  hiện đại như thế nào? Tôi tin Physiko chính là câu trả lời tốt nhất cho bạn! Ngành Y là một ngành đặc thù, mang tầm quan trọng đặc biệt bởi liên quan đến sức khỏe và tính mạng của con người. Nhận thức được điều đó trong công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế, Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam luôn chú trọng phát triển toàn diện năng lực cho các em sinh viên. Trong đó, vấn đề nâng cao kỹ năng thực hành được nhà trường đặc biệt quan tâm và đầu tư bài bản. Mô hình thăm khám thể chất Physiko được nhà trường nhập khẩu nguyên chiếc từ Nhật bản. Đây là mô hình thăm khám thể chất hiện đại bậc nhất ở Việt Nam hiện nay trong công tác phục vụ đào tạo nhân viên y tế. Với các tính năng vượt trội, mô phỏng một cách hoàn hảo, mô hình thăm khám thể chất Physiko có lẽ là niềm ao ước của rất nhiều trường Y tại Việt Nam. Vậy Physiko có tính năng và khả năng training vượt trội gì? Chúng ta cùng đi tìm hiểu các chức năng mô phỏng của mô hình này nhé ! Physiko có những tính năng mô phỏng các chức năng trong cơ thể con người từ sinh lý đến bệnh lý chia làm 3 nhóm chính: Nhóm 1: Chế độ đào tạo kỹ thuật kiểm tra cá nhân Mô phỏng lại những chức năng sinh lý và bệnh lý một cách rõ nét như: Tiếng tim, tiếng phổi, tiếng nhu động ruột, độ co giãn của đồng tử…. Nhóm 2: 12 chế độ huấn luyện (Mode1) Physiko đã được cài đặt mô phỏng sẵn 12 mặt bệnh lý khác nhau trong các lĩnh vực tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, hồi sức cấp cứu nhằm mục đích thăm khám tổng quát lâm sàng. Nhóm 3: Chế độ đào tạo (Mode2) Giảng viên có thể cài đặt bất kỳ trường hợp bệnh nhân mang các bệnh lý khác nhau theo ý muốn. Từ đó tạo ra được các ca bệnh lâm sàng phong phú phục vụ quá trình đào tạo và kiểm tra sinh viên. Một số chức năng của Physiko trong 3 nhóm chế độ trên: Kiểm tra phản xạ đồng tử: Physiko mô phỏng các trường hợp Đồng tử bình thường/ Đồng tử co/ Đồng tử giãn/ Đồng tử 2 bên không cân đối. Đo huyết áp: Physiko mô phỏng các trường hợp Huyết áp thấp/ Huyết áp cao/ Huyết áp kẹt ở các mức độ khác nhau Nghe tiếng tim:  Với một loa tích hợp ở phía trước kết nối với máy tính. Physiko có thể mô phỏng gần 18 loại tiếng tim từ sinh lý tới bệnh lý một cách chân thực nhất. Điều này thực sự rất quý giá đối với thực hành trong lâm sàng của các cán bộ y tế.  Nghe phổi: Physiko có thể mô phỏng rõ các trường Bình thường/ Rale ẩm, rale nổ, tiếng rale rít, rale ngáy… Mô phỏng điện tâm đồ: Physiko mô phỏng các trường hợp điện tim:  Bình thường / Rung tâm nhĩ / Cuồng động tâm nhĩ / Co thất sớm / Nhịp nhanh thất / Rung thất / Nhồi máu cơ tim (giai đoạn cấp tính) / Nhồi máu cơ tim (giai đoạn bán cấp) / Nhồi máu cơ tim (giai đoạn mãn tính) Physiko có thể mô phỏng các trường hợp ECG bất thường, đặc biệt là ECG trong bệnh lý  nhồi máu cơ tim. Mô phỏng tiếng nhu động ruột    Ngoài ra Physiko cũng có thể mô phỏng theo lời nói của bệnh nhân, bắt được mạch đập các vị trí trên cơ thể và một số chức năng khác. Học với Physiko, sinh viên sẽ được huấn luyện đào tạo và nâng cao năng lực nhận định, chăm sóc chuyên nghiệp nhất. Người Việt Nam ta có câu “ Học đi đôi với hành”, vì vậy để có thể thực hiện  tốt công tác chăm sóc người bệnh trong thực tế thì nhân viên y tế cần có một tay nghề thành thạo, một trái tim nóng bỏng và có khả năng phán đoán,  xử trí kịp thời trong các tình huống lâm sàng. Các bạn sinh viên trường THUV luôn được thực hành với những điều kiện và trang thiết bị, mô hình  hiện đại nhất. Đây cũng chính là sự tôn trọng dành cho người bệnh cũng như mang lại giá trị cốt lõi cho THUV.   Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển từ ngày 19/4/2022. Nếu bạn yêu thích màu áo blouse trắng và muốn theo đuổi con đường đam mê hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline 0869-809-088, Zalo, Face: https://www.facebook.com/thuv.edu.vn Tài liệu tham khảo: https://www.kyotokagaku.com/jp/products_introduction Tác giả: ThS. Trần Thị Thảo 🌡💊💉🔬📙📚🖌🖋🌡💊💉🔬📙📚🖌🖋🌡💊💉🔬📙📚🖌🖋🌡💊💉🔬📙📚🖌🖋 https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/thuv2022/

LỊCH SỬ NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG

Những năm gần đây, ngành điều dưỡng ngày càng phát triển và thu hút sự quan tâm của mọi người. So với mười năm trước, lịch sử ngành điều dưỡng đã có những bước tiến khá xa. Ở nước ta, thời kì thực dân Pháp xâm lựợc, chúng cho xây dựng nhiều bệnh viện tại Việt Nam, từ đó, ngành điều dưỡng Việt Nam ra đời. Có thể nói, ngành điều dưỡng đã có một lịch sử phát triển rất đáng tự hào. Xem thêm: Biểu tượng ngành điều dưỡng Ngành điều dưỡng làm gì Ngành điều dưỡng học mấy năm 1. Lịch sử ngành điều dưỡng thế giới Việc chăm sóc, nuôi dưỡng bắt đầu từ vai trò của những người phụ nữ đối với các thành viên trong gia đình. Dần dần, xã hội phát triển, họ tham gia vào các hoạt động cộng đồng, từ đó xuất hiện các tổ chức giúp đỡ chăm sóc người đau ốm, trên cơ sở đó ngành điều dưỡng phát triển. Cũng có người tin rằng, ngành điều dưỡng xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ III khi mà Đế chế La Mã hùng mạnh nhất. Đế quốc La Mã đặt mỗi thị trấn của mình một bệnh viện, trong mỗi bệnh viện có người hỗ trợ, giúp đỡ cho bác sĩ chăm sóc bệnh nhân. Họ có cả nam và nữ được gọi với cái tên “hypourgoi”. 1.1 Ngành điều dưỡng thời trung cổ Ngành điều dưỡng thời trung cổ chính là nền tảng cho sự phát triển của ngành điều dưỡng hiện đại. Khi các nước châu Âu ban hành một số điều luật mới đã tạo điều kiện cho bệnh viện được mọc lên hàng loạt. Các tu viện bắt đầu xây dựng bệnh viện riêng của họ chỉ để cung cấp các dịch vụ cho con chiên. Bên cạnh đó, mỗi nhà thờ đều có bệnh viện. Bởi những chính sách này mà tại Đức từ năm 1200 đến 1600 đã xây dựng hơn 150 bệnh viện. Thế kỉ XVI, Camillus De Lellis lập nên nhóm người chuyên chăm sóc người nghèo đau ốm và tù nhân. Năm 1633, Sisters Chariting thành lập tổ chức chăm sóc người đau ốm với tên gọi Saint Vincent De Paul, họ đưa các “điều dưỡng viên” của mình đi khắp nơi trên thế giới. Đầu thế kỉ XVII, bởi quá trình cải cách Tín lành, các tổ chức tôn giáo bị giải tán khiến quy mô ngành điều dưỡng lúc này bị suy giảm nghiêm trọng, xã hội có thái độ xấu đối với ngành điều dưỡng. 1.2 Bà Florence Nightingale và sự hình thành ngành điều dưỡng hiện đại Florence Nightingale (1820 – 1910) sinh ra và lớn lên trong gia đình Anh giàu có, quyền quý, gắn bó mật thiết với chính phủ Anh quốc lúc bấy giờ. Vì thế, bà bị cấm không được phép làm các nghề nghèo hèn như điều dưỡng viên lúc bấy giờ. Với tư chất thông minh cùng một trái tim đau đớn khi chứng kiến cảnh đói nghèo, bệnh tật, bà đã làm trái với lời cha mẹ và bắt đầu nghiên cứu, tìm các sách viết về chăm sóc người bệnh. Bà đi đến các bệnh viện tại London và vùng lân cận để giúp đỡ người nghèo, người tàn tật không nơi nương tựa. Những năm 1854 – 1856, chiến tranh “Cremean War” nổ ra giữa Nga và một bên là Anh, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ. Florence Nightingale cùng 38 y tá khác được cử đến Thổ Nghĩ Kỳ nơi quân đội Anh đóng quân. Lúc này, tại quân khu, hơn 4000 binh lính Anh bị thương và chết do dịch tả, thương hàn. Số người chết vì bệnh tật nhiều hơn cả trên chiến trường. Bà nhanh chóng nhận ra số người nhiễm bệnh chủ yếu ăn uống thiếu dinh dưỡng, thiếu vệ sinh và hệ thống ống cống và thoáng khí bị nghẽn làm không khí ô nhiễm nặng. Florence Nightingale mạnh dạn đề nghị sự giúp đỡ từ Chính phủ Anh. Tháng 3/1855, Chính phủ Anh gửi nhân viên tẩy trùng, làm thông thoáng hệ thống ống cống, nhờ vậy mà tỷ lệ tử vong giảm đáng kể chỉ trong thời gian ngắn. Tờ “Times” đã gọi Florence Nightingale là “Người phụ nữ với cây đèn”. Trong những năm tháng chiến đấu gian khổ, khi các bác sĩ y tá khác đã về nghỉ ngơi, Florence Nightingale vẫn một mình đi kiểm tra tại các trại bệnh với một nét mặt lo lắng cho những chiến sĩ đang bị giày vò đau đớn. Khi trở lại Anh quốc, Florence Nightingale dành cả phần đời còn lại của mình đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc bệnh nhân. Bà cùng mọi người thành lập “quỹ Nightingale” và “Trường đào tạo điều dưỡng Nightingale” mà sau này, “Trường đào tạo điều dưỡng Nightingale” là nơi đặt nền móng cho ngành điều dưỡng ở nước Anh cũng như toàn thế giới. Cuốn sách “Cẩm nang điều dưỡng” của bà trở thành di sản, tài liệu căn bản đào tạo cho các trường điều dưỡng khác.   1.3 Ngày thành lập điều dưỡng Để tưởng nhớ và ghi nhận những đóng góp của Florence Nightingale cho ngành điều dưỡng thế giới, Hội đồng điều dưỡng thế giới đã lấy ngày sinh của bà, tức ngày 12/5 làm Ngày quốc tế Điều dưỡng.   1.4. Biểu tượng ngành điều dưỡng thế giới Hình ảnh “người phụ nữ với cây đèn” trong những năm tháng chiến tranh sẽ mãi là hình ảnh đẹp trong lòng mọi người. Hiếm có một người phụ nữ nào trong lịch sử được quân đội và nhân dân Anh yêu quý như Florence Nightingale. Tấm lòng tận tụy, hết mình, thầm lặng và yêu thương con người của bà trở thành biểu tượng, tôn chỉ của ngành điều dưỡng. Từ đó, hình ảnh cây đèn trở

TUẦN LỄ VÀNG Ở NHẬT BẢN

Ở Nhật Bản vào khoảng thời gian từ ngày 29 tháng 4 đến mồng 5 tháng 5 luôn có 4 ngày nghỉ lễ theo qui định, kết hợp với nghỉ Thứ 7, Chủ nhật tạo thành một kì nghỉ dài tới 1 tuần. Người Nhật Bản gọi tuần lễ này là TUẦN LỄ VÀNG. Năm 2020 và 2021, do sự lây lan của dịch COVID-19, mọi người không thể đi đến nhiều nơi mình mong muốn trong dịp lễ này, nhưng năm nay các biện pháp hạn chế được nới lỏng, nhiều người về quê hoặc đi du lịch nên có thể thấy được sự nhộn nhịp, náo nức của kì nghỉ lễ đã quay trở lại. Ở Nhật Bản, chỉ có học sinh mới được nghỉ hè dài ngày như ở các nước châu Âu, và vào thời điểm đó cả gia đình sẽ cùng nhau đi du lịch hoặc về quê để tận hưởng. Ngoài kỳ nghỉ hè thì tại Nhật còn có đợt nghỉ lễ vào tháng 8 và kì nghỉ tết. Đặc biệt vào đầu tháng 5, thời tiết tốt nên tất cả người dân Nhật Bản có thể thoải mái tham gia các hoạt động giải trí. Năm nay do sự sắp xếp của thời gian nên kỳ nghỉ có thể được sắp xếp kéo dài liên tục tới 10 ngày nên tại các điểm du lịch nào cũng đông nghịt người.  Trước đây, “Lễ hội Dontaku” ở thành phố Fukuoka thuộc khu vực Kyushu và “Lễ hội hoa anh đào Hirosaki” ở thành phố Hirosaki, tỉnh Aomori, thuộc khu vực Tohoku đạt tới ngưỡng hơn 2 triệu người đến thăm trong Tuần lễ vàng . Trong ảnh là rất nhiều loại hoa tươi thắm đang nở rộ.  Rất đông người di chuyển, đi lại bằng ô tô vào những ngày này khiến cho giao thông trên đường cao tốc bị ách tắc. Trước đây, việc đi ra ngoài chơi giải trí vào ngày đầu tiên và ngày cuối cùng của kì nghỉ lễ được cho là mệt do giao thông trên đường cao tốc bị tắc, nhưng ngày nay, mọi người có xu hướng tận hưởng kì nghỉ nhàn hạ hơn bằng cách tránh đi vào những ngày đông đúc. Dù vậy, mọi người vẫn cần có đủ kiên nhẫn và thể lực để tận hưởng trọn vẹn kì nghỉ có thời tiết đẹp nhất trong năm ở Nhật Bản. TS. Shukoh Yamadate,  Trưởng khoa kỹ thuật xét nghiệm y học 🌸🌼🌺🏵️🌻🌷🌹🌸🌼🌺🏵️🌻🌷🌹🌸🌼🌺🏵️🌻🌷🌹🌸🌼🌺🏵️🌻🌷🌹🌸🌼🌺🏵️🌻🌷🌹 https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/thuv2022/