Giao lưu quốc tế

??THÚ VUI HÁI DÂU TÂY いちご狩り??

Xin chào các bạn! Ở Việt Nam có rất nhiều loại trái cây nhiệt đới mà ở Nhật hiếm khi có cơ hội được ăn như sầu riêng, măng cụt, mít… Cũng có những loại quả chỉ có ở Nhật như quả cam yuzu, quả lô quất biwa. Và một trong những lựa chọn cho những chuyến dã ngoại ở Nhật Bản đó là những chuyến đi hái quả tại các trang trại như hái nho, hái việt quất (blueberry), hái dâu tây…, chúng tôi gọi đó là “chuyến dã ngoại hái quả” Tôi vô cùng thích những chuyến dã ngoại hái dâu tây. Thật không hề đơn giản để diễn đạt bằng lời cho xứng với vị ngon của dâu tây Nhật Bản. Các bạn biết không, Nhật Bản có tới hơn 300 loại dâu dây, trong đó mỗi loại lại có vị chua ngọt khác nhau. Tôi sinh ra ở tỉnh Gunma, nói đến Gunma thì phải nói tới dâu tây Yayoihime, nói đến tỉnh Tochigi thì phải nói tới dâu tây Tochiotome, nói đến tỉnh Fukuoka thì phải nói tới dâu tây Amaou vv…, mỗi một vùng đất lại trồng một loại dâu tây đặc trưng khác nhau. Vì có rất nhiều giống dâu tây khác nhau nên một trong những thú vui của tôi là nếm thử và so sánh chúng. Dâu tây rất giàu Vitamin C và được cho là có tác dụng phòng cảm lạnh, giảm mệt mỏi, giúp da không bị khô ráp, nứt nẻ. Dâu tây vừa ngon lại còn tốt cho sức khỏe, đẹp da nữa các bạn nhỉ!:) Có câu chuyện kể rằng vì người ta thường thu hoạch dâu tây vào độ tháng 1 (tiếng Nhật: ichi) đến tháng năm (tiếng Nhật: go) nên mới sinh ra tên dâu tây trong tiếng Nhật là “Ichigo”. Liệu có thật vậy không nhỉ? Để lí giải được điều bí ẩn này, mời các hãy tiếp cận với văn hóa Nhật Bản nhé! Sẽ là cơ hội để bạn tìm hiểu rất nhiều điều chưa biết về nước Nhật đấy! Tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV) của chúng tôi có 4 khoa: Khoa Điều dưỡng, Khoa Kỹ thuật Phục hồi chức năng, Khoa Kỹ thuật Xét nghiệm y học, Khoa Kỹ thuật Hình ảnh y học. Chúng tôi luôn chào đón các quý vị phụ huynh học sinh quan tâm tới tham quan trường, xin mời quý vị hãy đừng ngần ngại ghé thăm trường chúng tôi nhé! Chúng tôi đang chờ đón các bạn! ベトナムにはドリアン,マンゴスチン,ジャックフルーツなど日本では滅多に食べることのできない南国フルーツがたくさんあります. 日本には柚子,びわなど日本ならではの果物があります.そして,「○○狩り」と言って,りんご狩り,ブルーベリー狩り,ぶどう狩りなど農園でさまざまな果物狩りをするのも日本の行楽の1つです. その中でも私は「いちご狩り」が大好きです. なんといっても日本のいちごの美味しさたるもの,簡単には表現できない程です.その理由の1つに日本のいちごの品種は300以上もあり,その1つ1つの甘味や酸味が異なるのです. 私の出身は群馬県ですが,群馬県と言ったら「やよいひめ」,栃木県と言ったら「とちおとめ」,福岡県と言ったら「あまおう」などと,その土地特有の開発品種があります.たくさんの種類があるので,いちごの食べ比べをするのも1つの楽しみです. また,いちごにはビタミンCが多く含まれ,風邪の予防や疲労の回復,肌荒れなどに効果があるとされています.美味しいうえに,健康にも美容にも良いのです. そして,いちごは「1月~5月に収穫される」ため,「1(いち)5(ご)」と呼ばれていると聞いたことがあります.本当なのでしょうか?この謎を解明するためにもぜひ,THUVでのイベントに参加したり,日本文化に触れてみてはいかがですか?まだ見ぬ日本を知れるチャンスになります. THUVでは看護学科,理学療法学科,臨床検査学科,診療放射線学科があります.見学を随時募集していますので,いつでも気軽にお越しください.お待ちしています. 横澤 香 Yokosawa Kaori ????????????????????????????????

Hina Matsuri (雛 祭り) – Lễ hội búp bê của những bé gái Nhật Bản

Người Nhật hầu như không có khái niệm gì về ngày Quốc tế Thiếu Nhi 1/6. Ở Nhật, người ta tổ chức lễ hội cho các bé trai và bé gái vào hai ngày khác nhau. Ngày của các bé gái được tổ chức vào ngày 3/3 và ngày của các bé trai là ngày 5/5 hàng năm. Ngày 3/3 là ngày Hina Matsuri – Lễ hội búp bê của các bé gái Nhật Bản, một lễ hội đặc biệt dành cho các bé gái được tổ chức vào những ngày cuối đông sắp sang xuân. Nguồn gốc của Hina Matsuri: Truyền thống của lễ Hina Matsuri bắt nguồn từ tập tục trầm mình trong nước để loại bỏ những điều không may của người Trung Quốc thời xưa. Về sau, người ta thay bằng búp bê. Từ xa xưa, ở Nhật Bản đã có tập quán làm sạch cơ thể để xua đuổi những điều không may mắn vào những lúc giao mùa. Vào ngày này người ta sẽ làm những con búp bê hình người. Những con búp bê này được làm ra để nhận thay con người những điều rủi ro hay bệnh tật và mang ra sông thả trôi đi (流しひな). Phong tục bày búp bê trong lễ Hinamatsuri có từ thời Edo. Trước đây, nhiều người tin rằng những con búp bê có quyền kiểm soát những linh hồn xấu xa và do đó sẽ bảo vệ cho chủ nhân búp bê. Ngày nay, Hina Matsuri trở thành dịp cho cả gia đình tập hợp cùng ra ngoài và tận hưởng khí trời khi mùa xuân mới sắp về. Hina Matsuri là ngày cầu phúc, may mắn và sức khoẻ đến với các bé gái trong gia đình, trong ngày này người ta dùng búp bê Hina để trang trí trong nhà. Đây cũng là một trong số rất hiếm hoi những ngày trong năm mà các bé gái xứ sở Phù Tang có thể tận hưởng những bữa tiệc dành riêng cho mình. Búp bê Hina: Trong tiếng Nhật, “Hina” có nghĩa là “búp bê nhỏ”. Đây là một loại búp bê đặc biệt rất xinh đẹp, là biểu tượng cho vua và hoàng hậu cùng những cận thần. Búp bê Hina là loại búp bê quý giá và đắt tiền nên được các cô gái khi lập gia đình mang theo về nhà chồng như một vật phù hộ may mắn. Búp bê Hina là những vật trang trọng, được truyền từ đời này sang đời khác qua nhiều thế hệ. Chúng được trưng bày trong căn phòng đẹp nhất của gia đình một vài ngày trong kỳ lễ hội và sau đó được cất giữ cẩn thận trong hộp cho đến kỳ lễ hội của năm sau. Ở những gia đình khá giả, bố mẹ cũng thường mua tặng cho con gái mới sinh của họ một bộ búp bê để chuẩn bị cho ngày Hina Matsuri. Tùy vào cách chế tạo mà búp bê Hina được phân thành 2 loại, loại Kimekomi và loại Ishochaku. Kimekomi (木目込み) là loại búp bê mà y phục được làm bằng cách khắc/dán vải trực tiếp vào hình nhân. Còn với loại Ishochaku (衣裳着) thì y phục được làm riêng, sau đó mới mặc vào cho hình nhân. Loại nào cũng có nét đặc trưng riêng và đều được làm hết sức tỉ mỉ, tinh xảo. Ngoài ra, búp bê Hina còn được phân loại theo số búp bê có trong một bộ. Có 3 bộ búp bê Hina gồm: bộ 2 búp bê, bộ 5 búp bê và bộ từ 7-15 búp bê. Theo truyền thống, một bộ búp bê đầy đủ nhất bao gồm 15 búp bê & được trang trí trên một kệ 7 tầng được phủ thảm đỏ: – Tầng trên cùng là Vua và Hoàng Hậu (được gọi là Dairibina). Nếu nhìn chính diện thì Vua được đặt bên trái và Hoàng hậu được đặt bên phải. Sau lưng Vua và Hoàng hậu là một bức bình phong gọi là Byobu (屏風). Ở hai bên là 2 cây đèn đứng gọi là Bonbori (雪洞), thường có hoa văn là hoa anh đào hoặc hoa đào. Trước mặt Vua & Hoàng hậu là Sanpokazari và Hishidai. Sanpokazari là hai bình hoa được cắm hai nhánh hoa đào. Hishidai là hai bệ đựng Omochi (một món ăn truyền thống của Nhật, gần giống như bánh dày của Việt Nam) gọi là Hishi-mochi. Hishi-mochi trên Hishidai có hình dạng như viên kim cương & có màu sắc tươi sáng khác nhau tượng trưng cho sắc màu mùa xuân. – Tầng thứ 2 gồm 3 búp bê, là 3 cung nữ hầu rượu sake (Sannin-kanjo, 三人官女). Người ở giữa ngồi, còn 2 người ở hai bên thì đứng. Ở giữa 3 người này là 2 Takatsuki, loại bàn đứng được đặt Omochi hình tròn (Maru-mochi), 2 tầng trắng và hồng. – Tầng thứ 3 gồm 5 búp bê (Gonin-bayashi). Đây là 5 nhạc công nam: 3 người chơi trống, 1 người thổi sáo và người cầm quạt là ca sĩ. – Tầng thứ 4 là 2 búp bê Đại thần (Zuijin). Nếu nhìn trực diện thì bên phải phải là Đại thần già và bên trái là Đại thần trẻ. – Tầng thứ 5 gồm 3 búp bê (Sannin-jichou) là hộ vệ cho Vua và Hoàng hậu khi đi ra ngoài. Phía hai bên được trang trí bằng một chậu hoa đào và một chậu quất. – Tầng thứ 6 & tầng dưới cùng dùng để trang trí nhiều vật dụng khác nhau. Các tập tục trong ngày Hina Matsuri: Ngày Hina Matsuri là một trong số rất ít dịp mà các bé gái Nhật có được những buổi tiệc riêng dành cho chúng. Trong nhày này, các bé gái có thể mời bạn bè đến nhà cùng thưởng thức những món ăn và bánh kẹo được dâng cho các búp bê. Có lúc các bé cũng tự mình

THƯỞNG THỨC MÌ SOBA ĐÊM GIAO THỪA – MỘT NÉT PHONG TỤC CỦA NHẬT BẢN 日本の風習「年越し蕎麦(としこしそば)」

『CÓ TIẾNG VIỆT Ở DƯỚI』 今年のテト休暇はいかがでしたか? なかなか外出できなかったのではないでしょうか? 日本でも年末年始は新型コロナウィルスの感染拡大予防のため、皆さん外出や規制を控えていました。  日本には、800年くらい前から新年(1月1日)になる前に「蕎麦(そば)」を食べる習慣があります。 多くの地域では、12月31日に蕎麦を食べます。 その理由は? ①蕎麦の麺は長いため、長生きできる ②蕎麦は切れやすいため、その年にあった不運を切り捨てて、来年は幸運になる ③昔の金銀を作る職人が作業時に蕎麦を使用していたため、金運が上がる ④蕎麦は風雨で弱くなっても日光を浴びると元気になるため、無病息災になる このような理由で縁起が良い蕎麦を食べるのです。 私もベトナムとTHUVの皆さんの幸せを祈りながら蕎麦を食べましたよ~! 東京健康科学大学ベトナムは、日本の医療を学べる大学です。 看護学科、理学療法学科、臨床検査学科、診療放射線学科、義肢装具学科では、入学生を募集しています。 皆さんのご来学をお待ちしております!! Chào các bạn! Kỳ nghỉ Tết âm lịch của các bạn đã diễn ra như thế nào? Tôi đoán rằng các bạn không thể đi đây đi đó một cách dễ dàng phải không. Ngay cả ở Nhật Bản cũng vậy, trong dịp nghỉ cuối năm và dịp tết dương lịch, mọi người đều hạn chế ra ngoài để nhằm ngăn chặn sự lây lan của VIRUS CORONA chủng mới. Các bạn biết không, từ khoảng 800 năm trước người Nhật Bản đã có tục lệ ăn mì Soba trước khi bước sang năm mới (mồng 1 tháng 1). Ở hầu hết các vùng miền tại Nhật, người ta thường ăn mì Soba vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Vậy lí do hình thành tập tục này là gì? ① Sợi mì Soba dài, mang ý nghĩa con người có thể sống lâu, sống thọ. ② Sợi mì Soba dễ cắt, có nghĩa là cắt bỏ, hóa giải vận xui năm cũ và đón may mắn trong năm mới. ③ Những thợ thủ công vàng bạc thời xưa sử dụng bột Soba (kiều mạch) trong quá trình chế tác, vì vậy ăn mì Soba còn mang ý nghĩa thêm vận may về tiền bạc. ④ Cây Soba (kiều mạch) có thể bị yếu đi khi chịu mưa gió, tuy nhiên nó sẽ khỏe mạnh trỗi dậy khi được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, vì vậy nó có ý nghĩa một năm mới sức khỏe, không bệnh tật. Vì những lí do ấy mà người Nhật ăn món “Mì Soba tốt lành”. Trong dịp năm mới tại Nhật Bản, tôi vừa thưởng thức mì Soba và vừa cầu chúc may mắn tới Việt Nam và tất cả các thành viên của gia đình THUV (Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam) đấy các bạn ạ. Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV) là trường đại học đào tạo y tế theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Chúng tôi đang tuyển sinh sinh viên theo học các ngành: Điều dưỡng, Kỹ thuật Phục hồi chức năng, Kỹ thuật Xét nghiệm y học, Kỹ thuật Hình ảnh y học, Dụng cụ chỉnh hình chân tay giả. Chúng tôi luôn sẵn sàng chào đón các bạn!   Ths. 佐藤弘子 Sato Hiroko Trưởng phòng đào tạo THUV ????????????????????????????????? 作者紹介 Giới thiệu tác giả THUVで教務部長をしております。 日本の人間総合科学大学では、看護教員の資格を取るための「看護教員養成コース」で教員をしていました。 他大学や専門学校での看護教員、及び臨床での看護師としての経験があります。 Cô Sato Hiroko hiện là Trưởng phòng đào tạo tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Cô từng là giảng viên của Khóa đào tạo Giảng viên Điều dưỡng nhằm giúp đối tượng tham gia học đạt được Chứng chỉ giảng viên Điều dưỡng tại Trường Đại học khoa học tổng hợp nhân sinh của Nhật Bản. Bên cạnh đó, cô cũng từng là giảng viên điều dưỡng tại nhiều trường đại học cao đẳng ở Nhật Bản, cũng như có nhiều kinh nghiệm điều dưỡng lâm sàng tại các bệnh viện của Nhật Bản. ????????????????????????????????? https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/thuv2020/