Ngành đạo tạo

Tầm quan trọng của phục hồi chức năng trước khi phẫu thuật

Những bài tập phục hồi chức năng trước phẫu thuật sẽ giúp người bệnh có được trạng thái sức khỏe tốt cả về thể chất lẫn tinh thần trước khi can thiệp. Hơn nữa, việc tập luyện trước phẫu thuật đúng cách còn giúp giảm nguy cơ gặp các biến chứng thứ phát sau phẫu thuật. Phục hồi chức năng trước phẫu thuật là gì? Phục hồi chức năng trước phẫu thuật đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao thể chất và tinh thần của người bệnh. Bởi quá trình phẫu thuật thường sẽ khiến người bệnh chịu tổn thương bệnh lý, tác động lên sức khỏe và làm giảm sút cả về thể chất lẫn tinh thần. Phục hồi chức năng trước phẫu thuật được áp dụng cho các bệnh nhân phẫu thuật chủ động – không phải các trường hợp cấp cứu hoặc người bệnh có quá trình tổn thương bệnh lý kéo dài. Việc phục hồi chức năng cho bệnh nhân trước phẫu thuật được áp dụng cho tất cả các đối tượng và độ tuổi. PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên giải đáp thông tin về tác dụng của phục hồi chức năng trước phẫu thuật. Các bài tập phục hồi chức năng trước phẫu thuật thường được cá thể hóa theo từng người bệnh phụ thuộc theo thể trạng, bệnh lý đồng mắc, vị trí phẫu thuật, phương pháp phẫu thuật… Các bài tập thường rất đa dạng. Để quá trình phục hồi chức năng trước phẫu thuật đạt kết quả tốt nhất, người bệnh cần phải được thăm khám và đánh giá kỹ lưỡng bởi các bác sĩ chuyên khoa về phục hồi chức năng kết hợp cùng các bác sĩ chuyên ngành khác, đặc biệt là bác sĩ phẫu thuật. Thông qua nhận xét, đánh giá của các bác sĩ ở các chuyên ngành, người bệnh sẽ có một chương trình phục hồi chức năng phù hợp, hoàn thiện nhất. Trong quá trình thực hiện, người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ, không tự ý luyện tập để tránh những biến chứng có thể xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì sao cần phải phục hồi chức năng trước phẫu thuật? Việc phục hồi chức năng trước phẫu thuật giúp người bệnh có một trạng thái sức khỏe tốt về cả thế chất lẫn tinh thần trước khi mổ. Bên cạnh đó, người bệnh còn được giải thích và hướng dẫn những bài tập quan trọng nhằm tránh các biến chứng sau mổ đồng thời đảm bảo quá trình hồi phục an toàn, nhanh chóng hơn. Như trong trường hợp bệnh nhân bị đứt dây chằng chéo trước, nếu bệnh nhân phẫu thuật ngay việc hồi phục sẽ gặp nhiều khó khăn vì người bệnh có thể gặp ảnh hưởng chức năng ở khớp gối rất nhiều. Nếu như người bệnh đứt dây chằng chéo có khoảng 4-6 tuần để phục hồi chức năng trước khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được trả lại một số chức năng và tránh các nguy cơ như không bị teo cơ, không bị ảnh hưởng co ngắn dây chằng, dính khớp. Sau mổ, bệnh nhân tiếp tục được tập các bài tập phục hồi chức năng, người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn. Hay như trong các trường hợp người bệnh thoát vị đĩa đệm cần phẫu thuật. Trước đó, người bệnh gặp tình trạng đau nhiều, các cơ ở cạnh cột sống trong tình trạng co cứng. Thông thường người bệnh sẽ cần áp dụng một số biện pháp phục hồi chức năng để cơ mềm mại, giãn ra giúp người bệnh giảm bớt cơn đau. Sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ dễ dàng thích nghi được với những bài tập phục hồi chức năng sau mổ. Ngoài ra, còn những trường hợp bệnh nhân phẫu thuật về đường tiêu hóa sẽ cần hướng dẫn các bài tập liên quan đến phục hồi chức năng hô hấp, tim mạch để sau khi phẫu thuật người bệnh cải thiện được sức khỏe tốt hơn, không bị đau vết mổ… Đa số các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những bệnh nhân được tập phục hồi chức năng trước khi phẫu thuật sẽ ít gặp tình trạng sa sút tinh thần, thể chất sau khi mổ.   Nguồn: Báo sức khỏe và đời sống – Bộ Y tế https://suckhoedoisong.vn/tai-sao-nguoi-benh-truoc-khi-phau-thuat-can-phuc-hoi-chuc-nang-169240506111237717.htm Tại sao người bệnh trước khi phẫu thuật cần phục hồi chức năng? PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức 🇻🇳 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇯🇵 🇻🇳🇻🇳 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇯🇵 🇻🇳 Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng

Một số bài tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau đột quỵ

Nhiều nghiên cứu cho rằng, khoảng thời gian trong vòng 6 tháng sau đột quỵ là thời điểm mà quá trình phục hồi diễn ra tốt nhất. Vì vậy, áp dụng những bài tập thể dục tại nhà là một trong những cách tốt nhất để người bệnh sau đột quỵ phục hồi về thể chất và tinh thần. Vai trò của tập luyện với người bệnh đột quỵ Đột quỵ gây mất chức năng thể chất vì làm tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn các bộ phận của não chịu trách nhiệm đó. Tương tự với những thay đổi về hành vi và nhận thức, từ các vấn đề trí nhớ, thị lực đến cảm xúc. Hoạt động thể chất làm giảm nguy cơ đột quỵ từ 25 – 30%, đồng thời làm tăng cơ hội phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau đột quỵ. Thời gian phục hồi sau đột quỵ chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn sớm: Trong vòng 6 tháng sau đột quỵ. Giai đoạn muộn: 6 – 12 tháng. Giai đoạn ít phục hồi: Trên 1 năm. Việc áp dụng tập luyện sớm cho người bệnh sau đột quỵ mang lại nhiều kết quả tích cực, bao gồm: – Lợi ích vật chất: Tập luyện giúp tăng tốc độ phục hồi đột quỵ toàn diện, phục hồi sức mạnh, cải thiện sức bền và khả năng vận động của người bệnh. Tập luyện còn giúp cải thiện sự cân bằng, tăng cường khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày và ngăn chặn nguy cơ tái phát đột quỵ. – Lợi ích tinh thần: Tập luyện giúp giảm trầm cảm, cải thiện tâm trạng và tránh căng thẳng cho người bệnh sau đột quỵ. Đồng thời, các bài tập phục hồi chức năng cũng là cách tăng cường sức mạnh não bộ, giúp người bệnh nâng cao ý thức về giá trị bản thân, khả năng tự lực với các hoạt động sống thông thường, tránh phụ thuộc. Nghiên cứu cho thấy tập luyện thể dục làm tăng protein não gọi là BDNF – giúp thúc đẩy sự phát triển các tế bào thần kinh mới và các kết nối trong não. Những bài tập tốt cho người sau đột quỵ Một số bài tập đơn giản giúp cải thiện khả năng vận động và chức năng sau đột quỵ: 2.1. Bài tập cho tay – Siết tay: Bóp một quả bóng mềm hoặc quả bóng căng hết sức có thể trong 5 giây. Lặp lại 10 lần mỗi tay. – Nắm chặt bàn tay: Tương tự bài tập siết chặt bàn tay với bóng mềm, bạn có thể nắm mở bàn tay và giữ trong 5 giây, sau đó thả ra. Lặp đi lặp lại 10 lần. – Xòe ngón tay: Bắt đầu chụm các ngón tay vào với nhau, sau đó xòe ngón tay ra xa nhất có thể và giữ trong vòng 5 giây. – Gấp ngón tay: Sử dụng tay bên lành để giúp gấp các ngón tay bên liệt thành nắm đấm. – Nâng ngón tay: Dùng tay bên lành nhấc từng ngón tay lên khỏi lòng bàn tay, giữ ở vị trí nâng lên trong 5 giây rồi hạ xuống. – Bật ngón tay cái: Đưa ngón tay cái nhấc ra khỏi lòng bàn tay và giữ trong vòng 5 giây. – Duỗi cổ tay: Đưa bàn tay bị ảnh hưởng ra trước mặt, lòng bàn tay úp. – Nâng cánh tay: Tư thế ngồi, bạn đưa cánh tay ra duỗi thẳng trước mặt, lòng bàn tay hướng lên trên. Với tay bên yếu liệt nếu không thể tự đưa lên, có thể dùng tay kia để giúp nâng cánh tay liệt lên, giữ thẳng khuỷu tay cho đến khi tay song song với vai. Hạ tay xuống và lặp đi lặp lại 10 lần. – Duỗi khuỷu tay: Dùng tay còn lại để giúp duỗi thẳng khuỷu tay bên tổn thương. – Nhún vai: Nhẹ nhàng nâng và hạ vai, giữ mỗi vị trí trong năm giây. Lặp lại 10 lần. Duỗi thẳng cánh tay qua đầu và siết chặt cổ tay trái bằng cổ tay phải. Nghiêng sang trái càng nhiều càng tốt và duỗi cánh tay phải một chút. Trong trường hợp này, bên phải sẽ cảm nhận được độ cứng của cơ ngực bên. Sau đó đổi tay. Nghiêng sang phải và duỗi tay trái. Lặp lại 5 – 10 lần mỗi bên. 2.2. Bài tập cho chân Những bài tập cho chân có thể giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp chi dưới, cải thiện khả năng thăng bằng và phối hợp động tác. – Nâng gót chân: Ngồi trên ghế với chân đặt trên sàn. Từ từ nâng gót chân lên cao nhất có thể, sau đó hạ gót chân xuống sàn. Lặp lại 10 lần. – Trượt gót chân: Ngồi trên ghế với hai chân duỗi thẳng trước mặt. Từ từ trượt gót chân ra càng xa càng tốt, sau đó từ từ đưa gót chân về vị trí ban đầu. Lặp lại 10 lần. – Nâng ngón chân: Ngồi trên ghế với bàn chân đặt phẳng trên sàn. Từ từ nâng ngón chân lên cao nhất có thể, sau đó hạ chúng xuống sàn. Lặp lại 10 lần. – Nâng chân: Nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng trước mặt. Từ từ nâng một chân lên cao nhất có thể, sau đó hạ chân xuống sàn. Lặp lại bài tập phục hồi này 10 lần, sau đó thực hiện chân còn lại. – Cong đầu gối: Đứng hai chân rộng bằng vai và đầu gối hơi cong. Từ từ cong đầu gối, hạ thấp cơ thể càng nhiều càng tốt. Sau đó từ từ đứng dậy trở lại. Lặp lại 10 lần. Hoặc người bệnh có thể thực hiện bằng cách đứng tựa lưng vào tường, hai chân rộng bằng vai, từ từ trượt xuống tường cho đến khi đầu gối của bạn uốn cong một góc 90 độ. Giữ trong 30 giây rồi đứng dậy. Lặp lại 10 lần. – Squat: Tương tự như cong đầu gối. Thực

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

  Phục hồi chức năng là quá trình quan trọng trong việc khôi phục và cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người gặp những vấn đề về sức khỏe như tai nạn, bệnh tật hay bất kỳ sự suy yếu nào của chức năng cơ thể. Đây không chỉ là việc duy trì, cải thiện các kỹ năng và năng lực hoạt động sinh hoạt hàng ngày mà còn là việc tư vấn cải thiện môi trường sống cũng như thay đổi góc nhìn của xã hội về người khuyết tật.   Trong lĩnh vực y học , phục hồi chức năng không chỉ dừng lại ở việc phục hồi về mặt thể chất mà còn mở rộng ra các khía cạnh tinh thần và xã hội. Chương trình phục hồi chức năng bao gồm nhiều phương pháp đa dạng như can thiệp y tế, vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu…. Những phương pháp này không chỉ giúp bệnh nhân khôi phục lại khả năng vận động mà còn hỗ trợ cho quá trình hồi phục tâm lý, thúc đẩy việc tham gia vào các hoạt động xã hội.   Phục hồi chức năng còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm thiểu các hậu quả xã hội cho những người mắc bệnh hay thương tật. Nhờ vào những tiến bộ trong phương pháp điều trị và sự cải tiến về công nghệ y tế, những người đã trải qua quá trình phục hồi chức năng có thể tái thiết lập lại năng lực và sự độc lập trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày.   Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với phục hồi chức năng vẫn là sự phối hợp giữa các chuyên gia y tế, gia đình và cộng đồng để tạo ra môi trường thuận lợi và hỗ trợ tối đa cho người bệnh. Việc tăng cường cảnh giác và nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của phục hồi chức năng là rất cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi của bệnh nhân, cũng như phát triển phục hồi chức năng tron tương lai.   Với sự phát triển không ngừng của y học và sự chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia, phục hồi chức năng đã đang và sẽ tiếp tục phát triển và mang lại hy vọng cho hàng triệu người trên khắp thế giới về một cuộc sống độc lập, tự chủ, không phụ thuộc. ThS Đỗ Minh Hải – Ngành kỹ thuật phục hồi chức năng 🇻🇳 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇯🇵 🇻🇳🇻🇳 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇯🇵 🇻🇳 Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng  

Tầm quan trọng của việc phục hồi chức năng cho người đột quỵ

Tỷ lệ người bị đột quỵ ngày một gia tăng. Đáng nói, đột quỵ thường để lại những di chứng nặng nề. Do vậy, việc phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng với người bệnh. Vì sao cần phục hồi chức năng sau đột quỵ Mục đích của việc phục hồi chức năng là tận dụng tối đa năng lực chưa bị suy giảm/tổn thương của người bệnh sau đột quỵ. Điều trị sớm và tập phục hồi chức năng sau đột quỵ giúp nhiều người lấy lại được nhiều chức năng, đặc biệt trong khoảng ba đến sáu tháng đầu sau đột quỵ, mặc dù vậy sự cải thiện có thể tiếp tục trong nhiều năm tiếp theo. PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên giải đáp về việc thực hiện phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ.  Hầu hết người bệnh sau đột quỵ đều ít nhiều để lại một vài di chứng thiếu sót về chức năng. Nhu cầu tập luyện phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng các chức năng của người bệnh, như: vận động, ngôn ngữ, nuốt, nhận thức… đến khả năng độc lập và sinh hoạt hàng ngày. Nhu cầu và mục tiêu của người bệnh sau đột quỵ là trọng tâm đối với chương trình phục hồi chức năng. Bên cạnh đó, người bệnh và gia đình cần được tư vấn bởi bác sĩ phục hồi chức năng để đánh giá cụ thể tình trạng di chứng, cân bằng giữa mục tiêu và khả năng của người bệnh để xây dựng một chiến lược can thiệp phục hồi chức năng phù hợp. Một chương trình phục hồi chức năng có thể bắt đầu ngay khi bệnh nhân ổn định và được xác định bởi bác sĩ điều trị và bác sĩ phục hồi chức năng phối hợp đánh giá tình trạng của người bệnh. Chương trình tập luyện được thực hiện bởi nhóm phục hồi chức năng đa chuyên ngành, có thể bao gồm các nhà thần kinh học chuyên điều trị đột quỵ, bác sĩ phục hồi chức năng, chuyên gia vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, chuyên viên ngôn ngữ và các chuyên gia khác. Phục hồi chức năng cho người đột quỵ là gì? Với giai đoạn tuần đầu tiên sau đột quỵ, người bệnh có thể được chuyển đến cơ sở phục hồi chức năng hoặc về nhà trong vòng bốn đến bảy ngày. Nó phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của đột quỵ và quá trình phục hồi. Hầu hết trường hợp người bệnh cần được tập luyện và phục hồi chức năng dưới sự giám sát của nhân viên y tế tại các cơ sở phục hồi chức năng nội trú hoặc ngoại trú.   Trong vòng khoảng ba đến sáu tháng đầu sau đột quỵ: Người bệnh có thể trở về nhà và tiếp tục tập luyện phục hồi chức năng tại nhà hoặc điều trị ngoại trú thông qua một trung tâm phục hồi chức năng đột quỵ ở địa phương. Giai đoạn tiếp theo khoảng một năm sau cơn đột quỵ, một số trường hợp có thể trở lại trạng thái chức năng như trước, trong khi những người khác cân điều chỉnh và thích nghi cơ các di chứng kéo dài sau đột quỵ và tiếp tục duy trì chương trình tập luyện tại nhà. Phương pháp phục hồi chức năng sau đột quỵ Việc lựa chọn phương pháp phục hồi đột quỵ tùy thuộc vào mức độ di chứng sau đột quỵ. Các can thiệp phục hồi chức năng tập trung vào: Cải thiện sức mạnh cơ bắp và điều hợp vận động Cải thiện khả năng di chuyển – sử dụng dụng cụ hỗ trợ đi lại, gậy hoặc nẹp chân Tập thích nghi các hoạt động hàng ngày với chi yếu liệt Cải thiện ngôn ngữ, khả năng giao tiếp – chức năng năng nói, đọc và viết Can thiệp nhận thức và trí nhớ Sức khỏe tinh thần. Ngoài ra phục hồi chức năng còn bao gồm các công nghệ hỗ trợ như robot trị liệu và kích thích điện chức năng, kích thích não không xâm lấn để cải thiện các kỹ năng và khả năng phối hợp khác nhau… Tùy tình trạng của người bệnh sau đột quỵ, thời gian can thiệp và các phương pháp phục hồi chức năng sẽ khác nhau, có thể kéo dài từ 1 tháng đến 1 năm hoặc nhiều năm. Hầu hết các kỹ thuật phục hồi chức năng đều được bảo hiểm chi trả toàn bộ hoặc một phần khi người bệnh điều trị tại các đơn vị phục hồi chức năng theo quy định. Người bệnh và gia đình người bệnh cần được khám và tư vấn bởi nhóm phục hồi chức năng để có một lộ trình điều trị phù hợp. Nguồn: PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên Trưởng khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức Báo Sức khỏe và Đời sống – Bộ Y tế. 🇻🇳 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇯🇵 🇻🇳🇻🇳 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇯🇵 🇻🇳 Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng

THIẾU HỤT NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VIỆT NAM

Phục hồi chức năng là một trong 4 trụ cột của nền y tế quốc gia, là một chuyên ngành cơ bản cần phải được đáp ứng phù hợp với nhu cầu của người bệnh và người khuyết tật. Nhu cầu phục hồi chức năng của người dân ngày càng tăng Phục hồi chức năng (PHCN) là quá trình trợ giúp người bệnh bằng các phương pháp tiếp cận đa ngành giúp người bệnh giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của khuyết tật, có cơ hội bình đẳng tham gia các hoạt động xã hội và hòa nhập cộng đồng. Vì vậy PHCN là một trong 4 hợp phần của dịch vụ y tế, bao gồm: Nâng cao sức khỏe; dự phòng; điều trị; PHCN và chăm sóc giảm nhẹ. Tại Việt Nam, nhu cầu về PHCN đang ngày càng gia tăng do mô hình bệnh tật đang chuyển đổi với đa gánh nặng về các bệnh mãn tính, bệnh không lây và chấn thương. Cùng với đó là tình trạng gia tăng đáng lo ngại về tai nạn thương tích. Sau 4 năm (2012 – 2015), số vụ tai nạn giao thông, tai nạn lao động và số ca bị thương nặng đã tăng từ 1,2 đến 1,4 lần, nhất là tổn thương về tủy sống. Không chỉ thế, Việt Nam là một trong những quốc gia già hóa nhanh nhất ở châu Á. Tỷ lệ người cao tuổi chiếm 11,9% (2019). Tuổi thọ ở nước ta đạt ở mức cao so với các nước có cùng mức thu nhập nhưng tuổi thọ khỏe mạnh lại chưa cao. Đồng thời, những tiến bộ trong ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển kỹ thuật Y học giúp phát hiện sớm, cứu sống nhiều bệnh nhân hơn nên số lượng cần PHCN cũng sẽ nhiều hơn. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), ở nước ta vào thời điểm năm 2019; cứ khoảng 7 người thì có 2 người mắc các bệnh/tật cần PHCN, tương ứng với tỷ lệ 30.000/100.000 dân. Ước tính cả nước sẽ có trên 30 triệu người cần được PHCN trong đó tỷ lệ bệnh nhân nữ cao hơn so với nam, tập trung nhiều hơn ở độ tuổi 50 – 59 và nhiều nhất thuộc với nhóm mắc bệnh rối loạn cơ xương khớp … Nhu cầu PHCN của người dân rất lớn tuy nhiên khả năng cung cấp dịch vụ còn nhiều hạn chế, bất cập. Mạng lưới các cơ sở Chỉnh hình – PHCN phân tán trực thuộc nhiều bộ ngành, thiếu cơ chế kết nối, phối hợp trong kiểm soát chất lượng dịch vụ. Nhân lực chưa đảm bảo cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng… Điều này dẫn đến tình trạng người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng, đặc biệt là các kỹ thuật chuyên sâu như hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Phát triển nguồn nhân lực là một trong các giải pháp quan trọng Những năm gần đây nhiều đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của nhà nước về phát triển PHCN đã được ban hành trong đó có Kế hoạch Quốc gia về phát triển PHCN giai đoạn 2014 – 2020. Hệ thống PHCN ở nước ta nhờ vậy mà đã ngày càng được cải thiện, khả năng cung cấp dịch vụ ngày càng được tăng cường mặc dù vậy mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ so với nhu cầu trong thực tế. Trên phạm vi cả nước, tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam chỉ có 0,25 nhân lực PHCN/10.000 dân, thấp hơn so với định mức theo khuyến cáo của WHO (0,5 – 1/10.000 dân). Để đạt được mức trung bình theo khuyến cáo của WHO (0,75/10.000), Việt Nam hiện còn thiếu khoảng 4.850 nhân lực có chuyên môn được đào tạo về PHCN, nhiều gấp 2 lần so với số lượng nhân lực được cấp Chứng chỉ hành nghề hiện có. Bởi vậy, đa số các cơ sở PHCN trong cả nước đều đang có nhu cầu được bổ sung nhân lực là bác sĩ PHCN (85% số bệnh viện có báo cáo), cử nhân kỹ thuật PHCN (75%), kỹ thuật Hoạt động trị liệu (65%) …  Nắm bắt được nhu cầu thực tiễn và cấp bách phát triển ngành PHCN, Bộ Y tế đã ký Quyết định số 4039/QĐ về Kế hoạch Quốc gia về phát triển phục hồi chức năng Việt Nam. Kế hoạch này bao gồm nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đào tạo nhân lực ngành PHCN với mục tiêu: 100% các trường đại học chuyên ngành Y, 50% các trường cao đẳng, trung cấp y tế công lập có đào tạo về PHCN và có khoa hoặc bộ môn PHCN; 100% các khoa hoặc bộ môn PHCN có nội dung đào tạo các chức danh chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa PHCN, cử nhân vật lý trị liệu, ngôn ngữ (âm ngữ) trị liệu, hoạt động trị liệu… Chính vì thế, trong các năm gần đây, các trường đại học Y trên cả nước hầu hết đều đào tạo về Bác sĩ định hướng PHCN. Cả nước hiện có 3 cơ sở đào tạo Bác sĩ chuyên khoa PHCN (Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược Huế, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh) với số lượng ước tính khoảng gần 100 người/năm. Ngoài ra còn có 9 cơ sở đào tạo cử nhân kỹ thuật PHCN (ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y DƯỢC ĐÀ NẴNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC

“Kéo giãn trước khi ngủ” giúp giảm mỏi vai gáy và ngủ ngon

Khi tiến hành vận động kéo giãn (Stretch) cơ và khớp sẽ giúp giúp giảm nhẹ các triệu chứng như đau cổ vai gáy, đau lưng…. Ngoài ra kéo giãn cũng có tác dụng thư giãn nên nếu tiến hành trước khi ngủ sẽ giúp chúng ta có giấc ngủ ngon hơn và sâu hơn. Chúng ta đều biết vận động tốt cho sức khỏe nhưng để nó trở thành một thói quen là việc vô cùng khó khăn. Với những bạn thuộc trường hợp này hãy thử một biện pháp vô cùng đơn giản là「KÉO GIÃN TRƯỚC KHI NGỦ」nhé. Thật dễ dàng để dành thời gian trước khi đi ngủ, và nếu bạn luôn làm điều đó vào cùng một thời điểm, bạn sẽ dễ dàng biến nó thành thói quen. Hãy cùng chúng tôi RESET lại thể chất và tinh thần của bạn vào cuối mỗi ngày bằng các phương pháp dưới đây. Phương pháp 1: KÉO GIÃN CỔ TỪ TỪ Phương pháp tiến hành Bước 1: ngồi thẳng lưng trên giường hoặc ghế, hay chân chạm đất. Bước 2: giữ thân mình hướng trước như ban đầu, quay mặt từ từ sang phải. Bước 3: Sau khi quay mặt sang phía phải ta từ từ hướng khuôn mặt lên trên và xuống dưới. Lặp đi lặp lại động tác này 3 lần. Bước 4: Tiến hành tương tự với bên đối diện.   Hãy thở chậm và cảm nhận các cơ khác nhau của bạn đang được kéo căng ra.   Phương pháp 2: BƠI SẢI và BƠI NGỬA BẰNG KHUỶU TAY Phương pháp tiến hành Bước 1: Ngồi trên giường hoặc ghế, hai chân chạm đất, hay tay để lên vai, xuay khuỷu tay phải về phía trước. Tiếp theo tiến hành xuay khuỷu tay trái. Giữ thăng bằng và tiến hành luân phiên xoay trước phải trái mỗi bên 3 lần. Bước 2: Sau khi xoay trước ta tiến hành xoay sau mỗi bên 3 lần. Lưu ý: tiến hành cử động xương bả vai một cách từ từ. Trường hợp bạn dồn sức quá nhiều hoặc làm quá nhanh sẽ gây kích thích ngược vào thần kinh giao cảm dẫn tới mất ngủ. Do vậy hãy tiến hành một cách từ từ! CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG! Nguồn: Chương trình sức khỏe Đài truyền hình NHK Nhật Bản https://www.nhk.or.jp/kenko/atc_1470.html Người dịch: ThS Đỗ Minh Hải Khoa Phục hồi chức năng 🇯🇵 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng  

XÉT NGHIỆM Y HỌC: TỪ GÓC NHÌN “QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG”

Những năm qua, với sự bùng nổ về tiến bộ khoa học kỹ thuật, nền y học thế giới và trong nước ngày càng phát triển mạnh. Xét nghiệm y học không nằm ngoài guồng quay của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vì có liên quan trực tiếp đến 3 lĩnh vực: công nghệ sinh học, kỹ thuật số và vật lý. Đây cũng là một trong những ngành của y học hiện đại có sự ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của trí tuệ nhân tạo (AI), kết nối Internet vạn vật (IoT) và Big Data. Nhờ đó hiện nay phần lớn các xét nghiệm hóa sinh, miễn dịch và huyết học – truyền máu, một số xét nghiệm vi sinh, di truyền – sinh học phân tử, tế bào – mô bệnh học đã và đang được tự động hóa trên các hệ thống máy hiện đại, cho ra kết quả nhanh chóng, rút ngắn rất nhiều thời gian so với trước đây. Vậy nhưng liệu rằng các xét nghiệm, dù được thực hiện bằng máy móc tự động, bán tự động hay hoàn toàn nhờ bàn tay của người kỹ thuật viên thì có thực sự cho kết quả chính xác, sai sót có thể xảy ra ở những khâu nào, làm sao để phát hiện và khắc phục? Trong ngành xét nghiệm, có một phương châm luôn được các thầy cô, các bậc tiền bối có nhiều kinh nghiệm nhắc đi nhắc lại đó là “Cần phải nhớ rằng: nếu chúng ta làm việc trong phòng thí nghiệm thì một kết quả sai sẽ dẫn đến sự phiền phức, phí thời gian, công sức và tiền bạc, và điều này phải hết sức tránh. Nhưng nếu chúng ta làm việc trong phòng xét nghiệm phục vụ chẩn đoán bệnh thì một kết quả sai sẽ liên quan đến tính mạng của người bệnh.” Giải pháp được đưa ra là cần quản lý toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Ngày 28/12/2018, Bộ y tế đã ra thông tư 49/2018/TT-BYT “Hướng dẫn hoạt động xét nghiệm trong khám bệnh, chữa bệnh”, trong đó nhấn mạnh các nguyên tắc quản lý hoạt động xét nghiệm gồm: Bảo đảm kết quả xét nghiệm chính xác, tin cậy và kịp thời Bảo đảm an toàn phòng xét nghiệm Quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế phục vụ xét nghiệm hiệu quả, tiết kiệm Quản lý chất thải y tế phát sinh từ hoạt động xét nghiệm theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Hiểu một cách ngắn gọn, “Quản lý chất lượng xét nghiệm” là các hoạt động phối hợp để định hướng và kiểm soát của phòng xét nghiệm về chất lượng xét nghiệm, bao gồm lập kế hoạch, kiểm soát, bảo đảm và cải tiến chất lượng xét nghiệm. Đảm bảo chất lượng các xét nghiệm trở thành một mục tiêu quan trọng mà các phòng xét nghiệm uy tín luôn nhắm tới phải thực hiện, nhằm mục đích duy trì chất lượng chung của toàn bộ quá trình tạo ra các kết quả xét nghiệm cho bệnh nhân. Đây là công việc xem xét tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, từ thời điểm chỉ định, yêu cầu xét nghiệm cho đến khi trả lời, báo cáo kết quả. Đã từ lâu, các xét nghiệm có một vai trò quan trọng trong nền y học. Hệ thống chăm sóc sức khỏe phụ thuộc ngày càng nhiều vào các xét nghiệm cận lâm sàng. Các kết quả xét nghiệm đóng vai trò chính trong các quyết định của các bác sĩ lâm sàng, điều dưỡng và các nhân viên y tế trong toàn bộ quá trình chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân. Càng ngày người ta càng thấy rõ vị trí cần thiết của xét nghiệm: thiếu xét nghiệm, chẩn đoán trở thành mò mẫm, thiếu một chỗ dựa chính xác, chắc chắn, các công trình nghiên cứu thiếu một cơ sở khoa học có giá trị, thiếu những yếu tố để chứng minh cụ thể hoặc bị hạn chế, không thể phát triển được. Cũng chính vì vậy mà việc các kết quả xét nghiệm phải đạt chất lượng là một yêu cầu vô cùng quan trọng. Những phòng xét nghiệm khi thực hiện nghiêm túc những nguyên tắc đảm bảo và kiểm soát chất lượng sẽ mang lại cho bệnh nhân các kết quả chính xác, tiết kiệm chi phí một cách tối ưu không chỉ của riêng bệnh nhân mà còn của xã hội, đặc biệt có những chi phí không thể tính toán bằng tiền, đó là sinh mạng hoặc sức khỏe của người bệnh. Muốn đạt và duy trì chất lượng xét nghiệm thì cần phải tiến hành các hoạt động quản lý chất lượng, trong đó việc quan tâm đúng mức, phát huy các thành tố cần thiết sẽ quyết định sự thành công. Vì vậy, các tổ chức quốc tế như WHO, CDC, CLSI, ISO… đã đề xuất 12 thành tố thiết yếu cần quan tâm, chúng tạo thành một mạng lưới, tương tác qua lại với nhau để tạo nên chất lượng. Trong 12 thành tố này, không như các thiết bị, cơ sở vật chất, thành tố nhân sự rất đặc biệt, khó kiểm soát nếu không có ý thức tự giác. Thành tố “nhân sự” – con người, tham gia với tính chất quyết định đối với chất lượng. Cụ thể hơn, các cán bộ phòng xét nghiệm y học bao gồm các bác sỹ xét nghiệm và đặc biệt là đội ngũ cử nhân – kỹ thuật viên xét nghiệm không chỉ đảm nhận các công việc liên quan đến vận hành máy xét nghiệm, thực hiện kỹ thuật xét nghiệm mà còn trực tiếp tham gia vào công tác quản lý, đảm bảo chất lượng xét nghiệm. Nhận

Phục Hồi Chức Năng Hướng Đến Việc Thay Đổi Lối Sống Tại Nhà

Tiên lượng chức năng của bệnh nhân có thể thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào các yếu tố xã hội và môi trường. Ví dụ: nếu một bệnh nhân đang nghĩ đến việc quay trở lại làm việc, thì việc di chuyển khi đi làm sẽ khác nhau rất nhiều tùy thuộc vào việc họ đi bộ, đi xe đạp, xe máy, xe buýt hay ô tô. Cụ thể hơn, trong khoảng cách đi bộ khi đi làm, 100m và 1km là khác nhau, và điều kiện mặt đường, chẳng hạn như có hay không có bậc thang hoặc chỗ thấp chỗ cao, cũng tạo ra sự khác biệt lớn. Do đó, điều quan trọng là phải hiểu đầy đủ về thể chất, tinh thần/tâm lý và hoàn cảnh xã hội của bệnh nhân, cũng như hy vọng của họ, đặt mục tiêu điều trị cho từng bệnh nhân và thực hiện phục hồi chức năng toàn diện. Phục hồi chức năng hướng đến các đặc thù của bệnh nhân là điều quan trọng, thay vì tuân thủ phục hồi chức năng thông thường dựa trên những mô hình chăm sóc lâm sàng đã đề ra. Bên cạnh đó chúng ta không được quên việc xây dựng những tài liệu hướng dẫn, giáo dục bảo đảm tính dễ hiểu cho người bệnh và cả gia đình họ. Ngoài ra, phục hồi chức năng không chỉ giới hạn ở việc tập luyện trong khi đang ở viện mà cần xây dựng cả các động tác, bài tập cần thiết để hướng tới việc xuất viện và hoạt động sinh hoạt tại nhà. Vì lý do này, một phần công việc của phục hồi chức năng bao gồm cả việc đánh giá nhà ở của bệnh nhân, vì vậy chúng tôi đến thăm và tiến hành khảo sát, đo đạc tại nhà bệnh nhân. Chúng tôi kiểm tra xem phòng khách của bệnh nhân (chủ yếu là nơi họ sống) ở tầng một hay tầng hai, họ có ngồi xổm trên sàn (kiểu Nhật Bản) hay họ sử dụng ghế , có bậc thang hay không, chỗ bậc thang có tay vịn hay không, v.v. Ví dụ: nếu đánh giá tại nhà cho thấy bệnh nhân cần đi lên xuống một bậc thang 20 cm, chúng tôi sẽ bổ sung bài tập lên xuống bậc thang vào kế hoạch phục hồi chức năng tiếp theo và tiến hành phục hồi chức năng để hướng tới việc chuẩn bị xuất viện cho bệnh nhân.   Do đó, trong Khoa Vật lý trị liệu, sinh viên học cách vẽ các bản vẽ kiến ​​​​trúc cơ bản. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu bản vẽ ngôi nhà mà sinh viên đã vẽ.   Như bạn có thể thấy, không ai sống trong một ngôi nhà giống hệt nhau, cửa ra vào, hình dáng nhà vệ sinh, cách sắp xếp đồ đạc cũng khác nhau đối với mỗi người. Ngoài ra, tùy thuộc vào chiều rộng của hành lang, bạn có thể phải chọn những dụng cụ hỗ trợ đi bộ cho phù hợp. Dựa trên những điều này, nhiệm vụ của kỹ thuật viên vật lý trị liệu là thực hiện phục hồi chức năng tốt hơn tùy theo tình trạng thể chất của bệnh nhân và hơn nữa là hướng tới việc tập luyện để bệnh nhân xuất viện có thể hoạt động sinh hoạt phù hợp với điều kiện môi trường tại nhà. Sức khỏe của bệnh nhân có tốt lên không, tương lai của bệnh nhân có thay đổi nhiều không, cũng là một phần trách nhiệm của kỹ thuật viên vật lý trị liệu chúng tôi. Tác giả: Kaori Yokosawa – Người dịch: Ths. Nguyễn Đăng Khoa Khoa phục hồi chức năng 🇯🇵 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng                                                

BIỆT ĐỘI THUV TƯ VẤN TUYỂN SINH TẠI TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

Vào sáng ngày 10/03, tại trường THPT Chu Văn An đã diễn ra Ngày hội Tư vấn tuyển sinh dành riêng cho các bạn học sinh THPT, sự kiện thu hút rất nhiều trường Đại học uy tín trong đó có Trường Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam. Sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động tuyển sinh thường niên của THUV nhằm cung cấp những thông tin về cách thức xét tuyển, các ngành học và các học bổng của trường. THUV đã chuẩn bị rất nhiều các phần quà hấp dẫn dành tặng tới các bạn học sinh có hứng thú và quan tâm tới Trường. Hơn nữa, giảng viên khoa Điều dưỡng của THUV cũng tham gia kiểm tra và tư vấn sức khỏe miễn phí cho các bạn học sinh thông qua các chỉ số huyết áp, nhịp tim, cân nặng, chiều cao giúp các bạn cân bằng điều chỉnh lại thói quen ăn uống, sinh hoạt để có một cơ thể khỏe mạnh, phục vụ tốt cho việc học tập. Hy vọng rằng những chương trình Tư vấn Tuyển sinh sắp tới đây của Trường Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục nhận được thật nhiều sự quan tâm, ủng hộ của các bạn!  Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam  Website: https://tokyo-human.edu.vn/  Hotline: 024 6664 0325 hoặc 0869 809 088 Mail: tuyensinh@tokyo-human.edu.vn   #THUVUniversity #THPTChuVanAn  #Tuvantuyensinh #THPTQG #2k5 Trần Lê Thảo – Phòng Tuyển sinh 🇯🇵 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/thong-tin-tuyen-sinh-2023/

Ý NGHĨA CÁC LOÀI HOA CỦA NHẬT BẢN

Nhắc đến Nhật Bản người ta thường nghĩ ngay đến những món ăn ngon như Sushi, Sashimi …, đến những cảnh đẹp như núi Phú Sỹ …, đến những nơi giải trí như Khu vui chơi Tokyo Disneyland. Tuy nhiên, đất nước xinh đẹp này còn được biết đến với nhiều chủng loại hoa đẹp và có ý nghĩa sâu sắc. Nếu quan tâm đến Nhật Bản thì chắc hẳn bạn cũng đã từng nghe đến những loài hoa này. Tsubaki (Hoa Trà) Đối với người Nhật, hoa trà là biểu trưng cho sự kiên định và lòng dũng cảm. Chính vì vậy, chúng được xem là hình ảnh đại diện cho tầng lớp Samurai tại đất nước này. Ngày nay, hoa trà được coi là biểu tượng của sức đề kháng và kéo dài tuổi thọ. Vì đặc tính chịu lạnh cực cao lên đến -25 độ C. Sumire (Hoa Violet) Loài hoa này là biểu tượng cho “một tình yêu nhỏ”, “sự chân thành” và “hạnh phúc bé nhỏ”. Sakura (Hoa Anh Đào Nhật) Sakura là quốc hoa của Nhật Bản. Người Nhật ngắm hoa Sakura tại Ohanami – Lễ hội hoa anh đào vào mùa xuân. Trong ngôn ngữ của loài hoa, nó mang ý nghĩa của “Sự thành công” và “Vẻ đẹp của trái tim” và sự “hi vọng”. Kiku (Hoa Kim Cúc) Hoa cúc là loài hoa đại diện cho mùa thu ở Nhật Bản. Xét về tính văn hóa, từ xa xưa, người Nhật đã xem hoa cúc là biểu tượng quan trọng mang những ý nghĩa đặc biệt. Trong ngôn ngữ của loài hoa, nó mang ý nghĩa “Cao quý”, “Hãy tin tôi” và “Sự tinh khiết”. Kosumosu (Hoa Chuồn Chuồn) Ngoài vẻ đẹp mỏng manh và nhẹ nhàng đó, ý nghĩa hoa cánh bướm còn tượng trưng cho một tình yêu trọn vẹn, ngọt ngào. Người ta thường gọi đây là hoa tình yêu, bởi vào ngày lễ tình nhân chúng cũng có thể được dùng để tặng người con gái ta thương. Ý nghĩa hoa cánh bướm đẹp từ hình ảnh cánh hoa mỏng manh, nhỏ bé, nhẹ nhàng thể hiện một tình yêu tuy đơn giản nhưng thật sâu sắc. Kinmokusei (Hoa Mộc) Kinmokusei là một trong những loài hoa quyến rũ nở rộ vào mùa thu Nhật Bản. Loài hoa này có nguồn gốc từ Trung Quốc du nhập vào Nhật Bản ở thời kì Edo khi đó người ta dùng hoa mộc cho việc bếp núc và chữa bệnh. Hoa Mộc có màu trắng, vàng nhạt, vàng hoặc vàng cam, với hương thơm rất đậm. Mang ý nghĩa là “cốt cách thanh cao”, loài hoa này là biểu tượng của sự minh bạch. Trong ngôn ngữ của loài hoa nó mang ý nghĩa “Sự thật”, “Người cao quý”. Tham khảo: https://tokyometro.vn/10-loai-hoa-dep-cua-nhat-ban-va-y-nghia-cua-chung-s168364-html/  CN. Nguyễn Thị Thu Hường – Khoa Điều dưỡng 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 Ngành Điều dưỡng