Nhật ký giảng viên

Cùng nói về chủ đề học gì ở THUV nhé?🙄🙄🙄

Đã chia sẻ cùng các bạn một chút xíu thông tin về Lễ Khai Giảng sắp tới rồi, vậy bây giờ nên chia sẻ thêm những thông tin gì cho các bạn để các bạn có thể chuẩn bị thật tốt để trở thành TÂN SINH VIÊN THUV nhỉ? Cùng nói về chủ đề học gì ở THUV nhé?🙄🙄🙄 🧐Chắc chắn khi nhắc tới học gì đầu tiên ở Trường, chúng ta sẽ phải nghĩ ngay tới TIẾNG NHẬT rồi, phải không nào?🌸🌸🌸 🌼Đúng là như vậy đấy, những tiết học đầu tiên của các bạn dưới một vai trò mới là TÂN SINH VIÊN, các bạn sẽ được học tiếng Nhật. Làm quen với một ngôn ngữ mới, những nét văn hoá đặc sắc, độc đáo của Nhật Bản cũng sẽ dần dần được hé lộ qua mỗi bài học tiếng Nhật của các bạn. 🤔🤔Mình rất tò mò không biết trong các bạn TÂN SINH VIÊN của THUV thì đã có bạn nào “biết biết” về tiếng Nhật  chưa? 🎏Nếu chưa có bạn nào biết thì cũng không thành vấn đề gì cả, gần như toàn bộ sinh viên của THUV từ trước tới nay đều bắt đầu từ con số 0 như các bạn thôi, và sau quãng thời gian rèn luyện 4 năm ở Trường, rất nhiều bạn đã tích luỹ được cho mình một vốn kiến thức cũng như ngoại ngữ “kha khá” để làm hành trang bước vào đời rồi đó. Đừng lo lắng gì, nhé 💙💙💙 THUV đang chờ đón các bạn 💓 #THUV_KHAI_GIẢNG_KHOÁ_VI #TRƯỜNG_ĐẠI_HỌC_Y_KHOA_TOKYO_VIỆT_NAM

THUV, CÓ ĐIỀU GÌ SAO CHƯA BẬT MÍ CÙNG NHAU?

2/10 là ngày gì mà bí mật thế nhỉ các bạn TÂN SINH VIÊN ơi?! Có phải là ngày mà các bạn đang rất mong chờ không? THUV cũng vậy đấy, cũng đang rất mong chờ LỄ KHAI GIẢNG của các bạn đó ❤️‍🔥❤️‍🔥❤️‍🔥❤️‍🔥 📌Năm nay, LỄ KHAI GIẢNG của chúng ta có gì đặc biệt hơn mọi năm? Chắc chắn là có rồi, và cũng có lẽ là một Lễ Khai Giảng vô cùng đáng nhớ trong cuộc đời của các bạn đó 📝📝📝 🪅Dịch Covid19 đã “hoành hành” vô cùng đáng sợ trong suốt thời gian vừa qua, từ đầu năm 2021 tới giờ. Không chỉ riêng học sinh, sinh viên chịu ảnh hưởng mà toàn xã hội đều phải hứng chịu những hậu quả mà Covid đem lại, tất nhiên THUV cũng không thể nằm ngoài phạm vi này. ✴️Tuy nhiên, không vì vậy mà Nhà Trường sẽ bỏ qua Lễ Khai Giảng chào đón các TÂN SINH VIÊN KHOÁ VI của mình❗️❗️❗️ 💻 Mặc dù, hình thức khai giảng là hình thức ONLINE, nhưng mong muốn lưu giữ cho các bạn những khoảnh khắc trọn vẹn nhất (không dám nói là tuyệt vời nhất), vẫn luôn là động lực để các thầy cô cán bộ giảng viên, nhân viên của THUV cố gắng từng ngày 💪🏻💪🏻💪🏻 Hi vọng sẽ mang tới cho các bạn những giây phút đáng nhớ nhất trên con đường từ HỌC SINH trở thành SINH VIÊN của mình 👏🏻👏🏻👏🏻👏🏻 Không biết các bạn có háo hức như chúng mình bây giờ hay không nhưng đội ngũ những cán bộ, giảng viên đang đếm từng ngày để sớm có thể được chính thức “ra mắt” cùng các bạn đấy 🙋🏻‍♀️🙋🏻‍♀️🙋🏻🙋🏻🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗 #tanoshimi #THUV_KHAI_GIẢNG_KHOÁ_VI #TRƯỜNG_ĐẠI_HỌC_Y_KHOA_TOKYO_VIỆT_NAM

CÂU CHUYỆN VỀ MÈO THẦN TÀI MANEKI-NEKO NHẬT BẢN

Mèo thần tài Maneki-Neko hay còn gọi là mèo may mắn có xuất xứ từ Nhật Bản, trong đó “Neko” nghĩa là con mèo còn “Maneki” mang ý nghĩa là sự hấp dẫn, mời gọi, có thể hiểu là Mèo vẫy gọi hoặc Chiêu tài. Chú mèo này được xem như là linh vật giúp chiêu dụ may mắn về tài lộc và sức khoẻ, được không ít giới kinh doanh  sử dụng trong công việc, buôn bán. Bên cạnh đó còn có các tác dụng về cầu duyên, cầu gia đạo. Mèo thần tài thường được trưng bày trong các cửa hàng kinh doanh, trung tâm thương mại… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về nguồn gốc, vị trí đặt và ý nghĩa, màu sắc của từng loại mèo.   Nguồn gốc mèo thần tài Tại Nhật, có rất nhiều truyền thuyết về sự ra đời của mèo Maneki Neko, tuy nhiên nguồn gốc của chúng được biết đến chủ yếu thông qua truyền thuyết về một ngôi đền nhỏ có tên là Gotokuji. Người ta truyền tai nhau rằng, vào khoảng thế kỷ 17, có một thầy tu hành nghèo sống khổ sở trong ngôi đền ở Tokyo. Dù cuộc sống vô cùng khó khăn, ông vẫn chia sẻ phần ăn của mình cho chú mèo cưng có tên là Tama. Một ngày nọ, lãnh chúa Nakaota Ii của quận Hikone trên đường đi săn bỗng gặp cơn mưa bão đã dừng chân trú ở một cái cây to gần đền. Trong lúc đang đứng trú dưới gốc cây thì ông thấy một con mèo cứ giơ tay vẫy gọi mời ông vào đền. Cảm thấy tò mò, ông đã tiến về phía đền để nhìn cho rõ hơn chú mèo kì lạ kia. Không ngờ, khi ông vừa rời gốc cây thì một tia sét lớn giáng xuống ngay chỗ gốc cây đó. Vị lãnh chúa đã may mắn thoát chết nhờ chú mèo. Để bày tỏ lòng biết ơn chú mèo đã cứu sống mạng mình, vị lãnh chúa trở thành người bảo trợ cho ngôi đền. Ông đã cho người đến sửa chữa nó trở nên khang trang hơn và đổi tên thành đền Gotokuji vào năm 1697. Sau khi mèo Tama chết, chú đã được chôn ở một nghĩa địa riêng dành cho loài mèo ở trong ngôi đền, cùng với đó họ dựng một bức tượng mèo có tên là Maneki Neko để tưởng nhớ chú mèo đặc biệt này đã ra đời từ đó. Kể từ khi xuất hiện, mèo Maneki Neko được coi là biểu tượng của may mắn, đem đến vận may cho gia đình và những cửa hàng cũng như công ty kinh doanh. Hình ảnh mèo Maneki Neko thường thông dụng nhất là chiếc vòng cổ có gắn chuông. Điều này là do vào thời Edo (1603-1868) mèo là một loại vật nuôi đắt tiền nên để giữ nó không chạy mất người ta hay đeo vào cổ mỗi con mèo một chiếc chuông. Những chú mèo Thần Tài có mang lục lạc vàng hay chuông vàng lại càng mang ý nghĩa may mắn về tài lộc, như việc khai vận, chiêu phúc, hút tài về gia đạo. Mèo thần tài vẫy tay được làm từ chất liệu gốm sứ cao cấp với nhiều hoa văn và màu sắc nổi bật. Tay của mèo được làm từ nhựa, có gắn động cơ bên trong. Mèo có thể hoạt động bằng pin hoặc điện. Màu sắc của mỗi chú mèo thần tài mang lại những ý nghĩa khác nhau như: màu hồng: cầu may mắn, tình duyên, màu đỏ: cầu sức khỏe dồi dào, khỏe mạnh, màu trắng: cầu may mắn, màu đen: cầu bình an, xua đuổi tà ma, trừ xui xẻo, màu xanh biển: cầu công thành danh toại, cầu đường học thuận lợi, màu vàng: cầu sự nghiệp phồn vinh, vững chãi, màu tím: cầu sức khỏe, xinh đẹp, trường thọ, màu xanh lá: cầu sự nghiệp sớm thành công. Với những chú mèo giơ cả hai tay lên có ý nghĩa là cầu chúc may mắn, phát lộc phát tài. Còn chuông hoặc thỏi vàng mà mèo Thần Tài ôm trước ngực là biểu trưng của việc mời gọi nhân duyên, kêu gọi tài khí, phúc khí.      Những chú mèo Maneki Neko với những ý nghĩa khác nhau Nếu có dịp đến thăm nước Nhật, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh của chú mèo này ở hầu hết các cửa hàng, công ty hay ngân hàng tại đây. Tại Việt Nam, nếu có dịp, hãy ghé qua văn phòng của Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam để chiêm ngưỡng chú mèo Maneki Neko các bạn nhé. Mèo Maneki Neko tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam Lê Thị Thanh Thủy ************************************************************************* Giới thiệu tác giả Cô Lê Thị Thanh Thủy đã tốt nghiệp thạc sĩ tại Trường Đại học Khoa học tổng hợp nhân sinh (Nhật Bản) với chuyên ngành sức khỏe thể chất và tinh thần. Không chỉ có vậy, cô còn có rất nhiều kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội và các tỉnh thành lớn khác trong cả nước. Cô đã có gần 3 năm làm việc và cống hiến tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. ************************************************************************* THÔNG BÁO TUYỂN SINH XÉT HỌC BẠ NĂM 2021 ĐỢT CUỐI

KINH NGHIỆM HỌC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN

Nghề y là một trong những nghề cao quý bởi tính nhân văn, tình thương và trách nhiệm với người bệnh và khách hàng. Đối tượng phục vụ của chúng ta không chỉ là những người đang mắc bệnh, mà còn cả những người muốn bảo vệ, nâng cao sức khỏe cả về thể chất và tinh thần của họ. Chính bởi lẽ đó, khối lượng và kiến thức của sinh viên y cần phải học trước khi ra nghề là rất lớn; và cũng không thể phủ nhận một điều rằng học ngành y là một chuyên ngành khó. Do  đó, muốn đạt được kết quả học tập cao nhất, thiết nghĩ ngoài sự chăm chỉ, chịu khó và niềm đam mê, hăng say với nghề nghiệp, các bạn sinh viên cũng cần biết cách học, như người ta vẫn nói phải “giỏi học” thì mới “học giỏi” được. Bài viết này sẽ chia sẻ một vài kinh nghiệm học lâm sàng để các sinh viên bạn tham khảo. Học lâm sàng là một học phần đặc thù của ngành y.  “Lâm” là đến gần, là vào một hoàn cảnh nào đó; “sàng” là cái giường (nghĩa giường bệnh) là một danh từ y khoa, chỉ những gì liên quan đến, xảy ra ở giường của người bệnh, bệnh viện. Học lâm sàng có nghĩa là học những gì xảy ra trên người bệnh tại bệnh viện bao gồm dấu hiệu, triệu chứng, biến chứng của một bệnh hay những phản ứng của người bệnh với tình trạng bệnh tật, những nhu cầu cần chăm sóc, phục hồi chức năng hay thậm chí là những tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của người bệnh, khách hàng. Việc học tại bệnh viện có chút khác với cách học trên mô hình tại các phòng skill-lab và càng khác so với học lý thuyết tại các phòng học ở trường. Để có kết quả tốt cho một đợt đi học lâm sàng, điều đầu tiên các em cần làm là công tác chuẩn bị. Đối với mỗi đợt trước khi đi bệnh viện học, các thầy cô đều phổ biến mục tiêu, các nội dung các em cần phải đạt được, suy ra các em có  thể “điểm danh” được những mặt bệnh mình sẽ gặp trên người bệnh. Từ đó, các em sẽ đọc và xem lại phần lý thuyết đã được học trên giảng đường và tìm tòi đọc thêm sách về các bệnh hay chủ đề đó. Điều kiện tiên quyết giúp các em học lâm sàng hiệu quả là phải nắm thật vững kiến thức lý thuyết. Vì đối với ngành y thường sẽ có một “khoảng trống” nhất định giữa lý thuyết và thực tập bệnh viện, nói theo cách dễ hiểu là lý thuyết là một chuyện nhưng thực tế có thể hơi khác Vậy nên, nếu lý thuyết mà còn chưa nắm vững được thì rõ ràng việc học lâm sàng sẽ rất khó khăn. Công việc tiếp theo cần chuẩn bị của người học là các đồ dùng học tập phục vụ cho việc học như ống nghe, đèn soi đồng tử, búa phản xạ,  sổ lâm sàng, quần áo blu sạch sẽ, mũ, khẩu trang và thẻ sinh viên. Việc trang phục, đầu tóc gọn gàng sẽ giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp với người bệnh và các nhân viên y  tế. Trong số các đồ dùng học tập trên, sổ lâm sàng là rất quan trọng và không thể thiếu. Người học nên sắm cho mình một cuốn sổ nhỏ bỏ vừa vào túi áo blu và luôn  mang theo bên mình để có thể ghi chép được ngay mỗi khi học được điều gì hay; sổ có bìa nên bằng vật liệu không thấm nước và cứng để tránh nhàu nát và ướt sổ vì đi bệnh viện rất hay phải rửa tay. Nội  dung ghi trong sổ sẽ là bất cứ điều gì mà người học cảm thấy hay,  thấy bổ ích, thấy cần thiết từ chuyên môn đến giao tiếp với người bệnh. Và sẽ lưu lại sổ này cho đợt thực tập tiếp theo, ở khoa khác và bệnh viện khác, từ đó, khi ra trường, các em sẽ có một cuốn sổ thật sự quý giá với bao kinh nghiệm và kiến thức tích lũy được trong cả quá trình học. Có nhiều phương pháp học, nhưng quan sát là một phương pháp học tốt tại bệnh viện. Các em hãy quan sát kỹ mọi thứ diễn tra trong suốt các buổi học: từ các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh, các hiện tượng bất thường mà đáng lẽ nó không có, từ màu sắc, số lượng, tính chất các dịch của người bệnh, từ cách bố trí khoa phòng của bệnh viện hay các phản ứng của người bệnh v.v… Khi biết cách quan sát lâu dần các em sẽ hình thành được kỹ năng gọi là “phản xạ lâm sàng”, tức là chỉ cần nhìn, nghe, tiếp xúc nhanh một cái là biết ngay người bệnh có vấn đề gì và cần xử trí, chăm sóc gì. Tất nhiên, kiến thức lý thuyết vẫn là nền tảng các em nhé. Điều tiếp theo là hình thành tư duy logic khi đi lâm sàng, luôn đặt câu hỏi vì sao ? tại sao? Lâm sàng có chút ngược so với cách học lý thuyết là ở chỗ, lý thuyết các em học theo bệnh, tức là bệnh là có trước và bệnh này sẽ có những dấu hiệu, triệu chứng này và người bệnh sẽ cần những vấn đề chăm sóc hay phục hồi chức năng theo quy trình của bệnh đó. Nhưng đi lâm sàng chúng ta không bắt đầu từ một bệnh mà lại từ các dấu hiệu, triệu chứng, phản ứng người người bệnh rồi mới ra chẩn đoán là bệnh gì hay vấn đề chăm sóc. Vì vậy,

CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM

Mỗi sáng khi thức dậy, các bạn có muốn được trải mình trên những con đường đầy  nắng, gió và hoa để đến trường hay đến nơi làm việc không nhỉ? Với tôi, mỗi sáng thức dậy tôi luôn cảm thấy rất hào hứng để bắt đầu một ngày làm việc mới vì được đi qua những con đường rất đẹp để đến nơi làm việc của mình, đó là Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (thường gọi là trường THUV). Con đường đến trường tôi luôn trải đầy hoa lá và cỏ cây, tràn đầy nắng  gió cho tôi cảm giác thật dễ chịu. Tôi sẽ đi qua những cây cầu đầy màu sắc rực rỡ của những loài hoa, luôn thay áo theo mùa và xòe những nhánh hoa ra hai bên đường như chào đón mọi người đi qua. Tiếp đến là những hàng cây cổ thụ rất to rợp bóng mát và những hàng cọ xanh mướt  hai bên đường. Phía dưới là những triền cỏ xanh trải dài, vẫn còn đọng lại những giọt sương đêm. Khi mặt trời lên thả những tia nắng xuống, xen qua những kẽ lá, vòm cây, những khóm hoa, dường như những tia nắng, cành lá và hoa đang nhảy nhót trên mặt đường. Ánh nắng làm những giọt sương long lanh trong suốt như những hạt ngọc trai lấp lánh trông rất thích mắt. Những làn gió khẽ thổi đu đưa, rì rào qua tán lá và những tiếng chim hót véo von, ríu rít trên những vòm cây, tất cả âm thanh dường như tạo nên một bản nhạc nghe rất vui tai và thích thú, như đưa tôi vào một khu rừng trong truyện cổ tích. Khác hẳn với những con đường lúc nào cũng tấp nập người qua lại cùng với tiếng còi xe inh ỏi và vô vàn khói bụi, con đường tôi đi lúc nào cũng sạch sẽ, yên tĩnh và trầm mặc. Mỗi lần đi qua tôi có thể thả tâm hồn mình vào khoảng không gian đó, để nghe 1 bản nhạc của lá hoa, gió và chim hót cùng hòa ca, hay để suy nghĩ vu vơ về 1 điều gì đó, cảm thấy lòng mình bình yên đến lạ kỳ. Xa xa phía cuối con đường là nơi Trường Đại học Y khoa Tokyo nằm đó, một không gian rộng rãi, sạch sẽ với rất nhiều cây xanh và thảm cỏ và những bụi hoa rực rỡ, nơi tôi và các bạn đồng nghiệp bắt đầu công việc hàng ngày, còn các bạn sinh viên đang hăng say học tập và lĩnh hội những kiến thức về y khoa để chắp cánh cho những ước mơ tương lai. Đã từ lâu, tôi đã có cảm giác con đường đó dường như đã gắn bó với tôi như người bạn rất gần gũi, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn của mình, giúp tôi luôn cân bằng hơn trong cuộc sống. Vì vậy, tôi rất muốn mời các bạn hãy thử một lần đi qua con đường đó và đến thăm trường tôi nhé! Tôi chắc chắn các bạn sẽ cảm thấy rất thích và yêu con  đường đó như tôi. Các bạn hãy gắn bó với mái trường của chúng tôi, gửi gắm những tháng ngày tươi đẹp thời sinh viên của mình dưới mái trường của chúng tôi nhé. Chúng tôi, những người đang giảng dạy và công tác tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam luôn vui mừng và chào đón các bạn! Ngô Thanh Hà *************************************************************************** Giới thiệu tác giả Cô Ngô Thị Thanh Hà hiện đang làm việc tại Phòng Hành chính – nhân sự của Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam.  Cô có kinh nghiệm từng sinh sống và làm việc tại Nhật Bản 6 năm. *************************************************************************** GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO Ngành Kỹ thuật hình ảnh Y học