Tuyển sinh

LỊCH SỬ NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG

Những năm gần đây, ngành điều dưỡng ngày càng phát triển và thu hút sự quan tâm của mọi người. So với mười năm trước, lịch sử ngành điều dưỡng đã có những bước tiến khá xa. Ở nước ta, thời kì thực dân Pháp xâm lựợc, chúng cho xây dựng nhiều bệnh viện tại Việt Nam, từ đó, ngành điều dưỡng Việt Nam ra đời. Có thể nói, ngành điều dưỡng đã có một lịch sử phát triển rất đáng tự hào. Xem thêm: Biểu tượng ngành điều dưỡng Ngành điều dưỡng làm gì Ngành điều dưỡng học mấy năm 1. Lịch sử ngành điều dưỡng thế giới Việc chăm sóc, nuôi dưỡng bắt đầu từ vai trò của những người phụ nữ đối với các thành viên trong gia đình. Dần dần, xã hội phát triển, họ tham gia vào các hoạt động cộng đồng, từ đó xuất hiện các tổ chức giúp đỡ chăm sóc người đau ốm, trên cơ sở đó ngành điều dưỡng phát triển. Cũng có người tin rằng, ngành điều dưỡng xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ III khi mà Đế chế La Mã hùng mạnh nhất. Đế quốc La Mã đặt mỗi thị trấn của mình một bệnh viện, trong mỗi bệnh viện có người hỗ trợ, giúp đỡ cho bác sĩ chăm sóc bệnh nhân. Họ có cả nam và nữ được gọi với cái tên “hypourgoi”. 1.1 Ngành điều dưỡng thời trung cổ Ngành điều dưỡng thời trung cổ chính là nền tảng cho sự phát triển của ngành điều dưỡng hiện đại. Khi các nước châu Âu ban hành một số điều luật mới đã tạo điều kiện cho bệnh viện được mọc lên hàng loạt. Các tu viện bắt đầu xây dựng bệnh viện riêng của họ chỉ để cung cấp các dịch vụ cho con chiên. Bên cạnh đó, mỗi nhà thờ đều có bệnh viện. Bởi những chính sách này mà tại Đức từ năm 1200 đến 1600 đã xây dựng hơn 150 bệnh viện. Thế kỉ XVI, Camillus De Lellis lập nên nhóm người chuyên chăm sóc người nghèo đau ốm và tù nhân. Năm 1633, Sisters Chariting thành lập tổ chức chăm sóc người đau ốm với tên gọi Saint Vincent De Paul, họ đưa các “điều dưỡng viên” của mình đi khắp nơi trên thế giới. Đầu thế kỉ XVII, bởi quá trình cải cách Tín lành, các tổ chức tôn giáo bị giải tán khiến quy mô ngành điều dưỡng lúc này bị suy giảm nghiêm trọng, xã hội có thái độ xấu đối với ngành điều dưỡng. 1.2 Bà Florence Nightingale và sự hình thành ngành điều dưỡng hiện đại Florence Nightingale (1820 – 1910) sinh ra và lớn lên trong gia đình Anh giàu có, quyền quý, gắn bó mật thiết với chính phủ Anh quốc lúc bấy giờ. Vì thế, bà bị cấm không được phép làm các nghề nghèo hèn như điều dưỡng viên lúc bấy giờ. Với tư chất thông minh cùng một trái tim đau đớn khi chứng kiến cảnh đói nghèo, bệnh tật, bà đã làm trái với lời cha mẹ và bắt đầu nghiên cứu, tìm các sách viết về chăm sóc người bệnh. Bà đi đến các bệnh viện tại London và vùng lân cận để giúp đỡ người nghèo, người tàn tật không nơi nương tựa. Những năm 1854 – 1856, chiến tranh “Cremean War” nổ ra giữa Nga và một bên là Anh, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ. Florence Nightingale cùng 38 y tá khác được cử đến Thổ Nghĩ Kỳ nơi quân đội Anh đóng quân. Lúc này, tại quân khu, hơn 4000 binh lính Anh bị thương và chết do dịch tả, thương hàn. Số người chết vì bệnh tật nhiều hơn cả trên chiến trường. Bà nhanh chóng nhận ra số người nhiễm bệnh chủ yếu ăn uống thiếu dinh dưỡng, thiếu vệ sinh và hệ thống ống cống và thoáng khí bị nghẽn làm không khí ô nhiễm nặng. Florence Nightingale mạnh dạn đề nghị sự giúp đỡ từ Chính phủ Anh. Tháng 3/1855, Chính phủ Anh gửi nhân viên tẩy trùng, làm thông thoáng hệ thống ống cống, nhờ vậy mà tỷ lệ tử vong giảm đáng kể chỉ trong thời gian ngắn. Tờ “Times” đã gọi Florence Nightingale là “Người phụ nữ với cây đèn”. Trong những năm tháng chiến đấu gian khổ, khi các bác sĩ y tá khác đã về nghỉ ngơi, Florence Nightingale vẫn một mình đi kiểm tra tại các trại bệnh với một nét mặt lo lắng cho những chiến sĩ đang bị giày vò đau đớn. Khi trở lại Anh quốc, Florence Nightingale dành cả phần đời còn lại của mình đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc bệnh nhân. Bà cùng mọi người thành lập “quỹ Nightingale” và “Trường đào tạo điều dưỡng Nightingale” mà sau này, “Trường đào tạo điều dưỡng Nightingale” là nơi đặt nền móng cho ngành điều dưỡng ở nước Anh cũng như toàn thế giới. Cuốn sách “Cẩm nang điều dưỡng” của bà trở thành di sản, tài liệu căn bản đào tạo cho các trường điều dưỡng khác.   1.3 Ngày thành lập điều dưỡng Để tưởng nhớ và ghi nhận những đóng góp của Florence Nightingale cho ngành điều dưỡng thế giới, Hội đồng điều dưỡng thế giới đã lấy ngày sinh của bà, tức ngày 12/5 làm Ngày quốc tế Điều dưỡng.   1.4. Biểu tượng ngành điều dưỡng thế giới Hình ảnh “người phụ nữ với cây đèn” trong những năm tháng chiến tranh sẽ mãi là hình ảnh đẹp trong lòng mọi người. Hiếm có một người phụ nữ nào trong lịch sử được quân đội và nhân dân Anh yêu quý như Florence Nightingale. Tấm lòng tận tụy, hết mình, thầm lặng và yêu thương con người của bà trở thành biểu tượng, tôn chỉ của ngành điều dưỡng. Từ đó, hình ảnh cây đèn trở

TUẦN LỄ VÀNG Ở NHẬT BẢN

Ở Nhật Bản vào khoảng thời gian từ ngày 29 tháng 4 đến mồng 5 tháng 5 luôn có 4 ngày nghỉ lễ theo qui định, kết hợp với nghỉ Thứ 7, Chủ nhật tạo thành một kì nghỉ dài tới 1 tuần. Người Nhật Bản gọi tuần lễ này là TUẦN LỄ VÀNG. Năm 2020 và 2021, do sự lây lan của dịch COVID-19, mọi người không thể đi đến nhiều nơi mình mong muốn trong dịp lễ này, nhưng năm nay các biện pháp hạn chế được nới lỏng, nhiều người về quê hoặc đi du lịch nên có thể thấy được sự nhộn nhịp, náo nức của kì nghỉ lễ đã quay trở lại. Ở Nhật Bản, chỉ có học sinh mới được nghỉ hè dài ngày như ở các nước châu Âu, và vào thời điểm đó cả gia đình sẽ cùng nhau đi du lịch hoặc về quê để tận hưởng. Ngoài kỳ nghỉ hè thì tại Nhật còn có đợt nghỉ lễ vào tháng 8 và kì nghỉ tết. Đặc biệt vào đầu tháng 5, thời tiết tốt nên tất cả người dân Nhật Bản có thể thoải mái tham gia các hoạt động giải trí. Năm nay do sự sắp xếp của thời gian nên kỳ nghỉ có thể được sắp xếp kéo dài liên tục tới 10 ngày nên tại các điểm du lịch nào cũng đông nghịt người.  Trước đây, “Lễ hội Dontaku” ở thành phố Fukuoka thuộc khu vực Kyushu và “Lễ hội hoa anh đào Hirosaki” ở thành phố Hirosaki, tỉnh Aomori, thuộc khu vực Tohoku đạt tới ngưỡng hơn 2 triệu người đến thăm trong Tuần lễ vàng . Trong ảnh là rất nhiều loại hoa tươi thắm đang nở rộ.  Rất đông người di chuyển, đi lại bằng ô tô vào những ngày này khiến cho giao thông trên đường cao tốc bị ách tắc. Trước đây, việc đi ra ngoài chơi giải trí vào ngày đầu tiên và ngày cuối cùng của kì nghỉ lễ được cho là mệt do giao thông trên đường cao tốc bị tắc, nhưng ngày nay, mọi người có xu hướng tận hưởng kì nghỉ nhàn hạ hơn bằng cách tránh đi vào những ngày đông đúc. Dù vậy, mọi người vẫn cần có đủ kiên nhẫn và thể lực để tận hưởng trọn vẹn kì nghỉ có thời tiết đẹp nhất trong năm ở Nhật Bản. TS. Shukoh Yamadate,  Trưởng khoa kỹ thuật xét nghiệm y học 🌸🌼🌺🏵️🌻🌷🌹🌸🌼🌺🏵️🌻🌷🌹🌸🌼🌺🏵️🌻🌷🌹🌸🌼🌺🏵️🌻🌷🌹🌸🌼🌺🏵️🌻🌷🌹 https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/thuv2022/

THUV OPENDAY 8/5/2022🙇🙇

Nằm trong chuỗi sự kiện tư vấn tuyển sinh mùa tuyển sinh năm 2022, sáng chủ nhật ngày 8/5/2022 Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đã được hân hạnh đón tiếp quý phụ huynh và các bạn thí sinh quan tâm tới thăm quan trải nghiệm tại trường. Về phía nhà trường có Hiệu trưởng nhà trường TS. Kusumi Mari và các thầy cô trực thuộc các chuyên ngành đào tạo tham dự. Phát biểu tại buổi lễ TS. Kusumi Mari đã gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể quý phụ huynh cùng các bạn thí sinh đã không quản ngại ngày nghỉ tới thăm quan trường. Bên cạnh đó Hiệu trưởng còn nhấn mạnh SỨ MỆNH SÁNG LẬP của nhà trường đào tạo ra những cán bộ y tế Giàu lòng nhân ái, sẵn sàng hội nhập thế giới. Nuôi dưỡng khả năng sáng tạo và  tính nhân văn, giúp trau dồi tinh thần tự lập, tương trợ lẫn nhau của đội ngũ CBYT để “Mang lại sức khỏe, hạnh phúc” cho cộng đồng. Ngoài việc được cung cấp các thông tin về nhà trường, thông tin tuyển sinh năm 2022 khách thăm quan còn được trải nghiệm một số tình huống thực tế như: kỹ thuật hồi sinh tim phổi – cách sử dụng thiết bị khử rung tim tự động ngoài lồng ngực – AED, trải nghiệm mô hình thăm khám thể chất Physiko, trải nghiệm người già… Hy vọng thông qua buổi OPENDAY đã giúp cho quý phụ huynh cùng các bạn thí sinh có thêm cái nhìn khách quan hơn về THUV và lựa chọn THUV trong thời gian tới. THAY MẶT BAN GIÁM HIỆU và TOÀN THỂ CÁN BỘ GIẢNG VIÊN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ PHỤ HUYNH CÙNG CÁC BẠN THÍ SINH ĐÃ ĐẾN THĂM QUAN và TRẢI NGHIỆM. Hy vọng sớm được gặp lại quý vị tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM Quý vị quan tâm có nguyện vọng thăm quan THUV xin vui lòng liên hệ số hotline 0869 809 088 hoặc số máy bàn 024 6664 0325 Chúng tôi rất hân hạnh được chào đón quý vị tại THUV. Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam 🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇 https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/thuv2022/

GIÁ TRỊ CỦA MRI TRONG CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH Y HỌC

Cộng hưởng từ (MRI) cùng với siêu âm, x-quang, cắt lớp vi tính (CT), SPECT và PET/CT là những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng phổ biến trong Y học hiện đại. So với các kỹ thuật chụp khác, MRI thể hiện ưu điểm vượt trội trong việc đánh giá các mô mềm, sụn khớp, gân cơ và dây chằng. MRI cung cấp nhiều hình ảnh khác nhau (T1, T2, PD, fatsat, IR…) trên tất cả hướng axial, coronal, sagittal, oblique giúp cho việc chẩn đoán đạt được hiệu suất tối đa. Vậy MRI hoạt động như thế nào và làm sao để chúng ta có được những hình ảnh đó? Một thực tế quan trọng trong tất cả các điều này nằm ở proton Hydro, chúng ta có một proton với hai trạng thái năng lượng nằm ngược hướng nhau, một chỉ hướng Bắc và một chỉ hướng Nam. (Nếu có một số chẵn proton trong hạt nhân thì mọi proton sẽ được ghép cặp: với mỗi proton quay trong từ trường hướng ngược lên, chúng ta có một proton ghép cặp quay trong từ trường hướng ngược xuống. Từ trường của các cặp ghép đôi này sẽ triệt tiêu nhau và từ trường ròng sẽ là 0). Khi có số lẻ proton thì sẽ luôn tồn tại một proton không được ghép cặp. Proton đó chỉ hướng Bắc hoặc Nam và tạo ra điện từ trường hay momen lưỡng cực từ tới hạt nhân. Thực tế, MDM được tìm thấy ở bất kì hạt nhân nào có số lẻ proton, neutron, hay cả hai. Tương tác lưỡng cực – lưỡng cực nói đến sự tương tác giữa hai proton hay giữa proton với electron. Hạt nhân của một số nguyên tố, như Hydro (1H) và Flo (19F), có những tính chất này. Mỗi trong số những hạt nhân có số lẻ proton hay neutron có thể được sử dụng cho hình ảnh MR. Tuy nhiên, có lý do giải thích tại sao chúng ta dừng lại với Hydro. Chúng ta sử dụng Hydro cho hình ảnh vì chúng rất phong phú. Khoảng 60% cơ thể là nước. Ví dụ, chúng ta tìm kiếm proton (1H), trong H2O và chất béo (-CH2-). Đến với THUV, các bạn sẽ được tìm hiểu sâu sắc về nguyên lý căn bản trong việc thu thập tín hiệu, tái tạo tín hiệu, xây dựng hình ảnh và tối ưu hóa hình ảnh MRI. Song song với việc học tập tại trường, các bạn cũng sẽ được quan sát và vận hành thực tế MRI trên những máy chụp hiện đại như 1.5 Tesla và 3.0 Tesla trong chương trình thực tập tại Bệnh viện. Ngoài ra, các bạn cũng sẽ được tìm hiểu về nhiều kỹ thuật chụp MRI khác như cộng hưởng từ phổ (MRS) trong chụp chẩn đoán khối u não, u tiền liệt tuyến; cộng hưởng từ tim, cộng hưởng từ tưới máu não (MR Perfusion), cũng như ứng dụng của PET/MRI trong chẩn đoán Y học hạt nhân. Tác giả: TS.Trần Văn Biên- Giảng viên Ngành Kỹ thuật Hình ảnh Y học 🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸 https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/thuv2022/

VAI TRÒ CỦA CÁC CƠ TRONG ỐNG TIÊU HÓA

Tại Khoa Kỹ thuật xét nghiệm Y học, sinh viên sẽ được học về cấu tạo của các mô trong cơ thể con người. Và trong đó có nhóm cơ thuộc ống tiêu hóa, nơi thực hiện hoạt động khi chúng ta ăn uống hàng ngày. Vậy nhóm cơ này có chức năng gì? Ống tiêu hóa là các cơ quan từ miệng, thực quản, dạ dày đén ruột non, đại tràng. Ống tiêu hóa có vai trò hoạt động để vận chuyển thức ăn từ khi vào miệng, tới khi ra ngoài qua hậu môn. Nhóm cơ thực hiện hoạt động này chính là cơ trơn mà tôi đã giới thiệu đến các bạn trong bài trước.Chính xác hơn thì ¼ trên của thực quản là cơ vân, phần sau đó là cơ trơn thực hiện nhiệm vụ vận chuyển thức ăn. Phần cơ trơn này cử động theo chiều ngang và chiều dọc. Tại ruột non và đại tràng có 2 lớp cơ trơn xếp song song, bằng việc cử động theo chiều dọc và chiều ngang giúp di chuyển thức ăn đến hậu môn. Hoạt động này gọi là nhu động ruột.Nhóm cơ của dạ dày được chia làm 3 lớp, bằng việc tăng cường thêm lớp cơ chéo giúp thức ăn được trộn đều với dịch vị theo chiều dọc, ngang và chéo. Chúng ta có thể thấy được sự khác biệt rõ ràng của các nhóm cơ này qua kính hiển vi. Cơ trơn của ruột non chính là nhóm cơ được chỉ mũi tên như hình 2 qua kính hiển vi Vậy tại sao chúng ta lại phải biết về sự cấu tạo này? Bởi vì cấu tạo này sẽ thay đổi tùy vào tình trạng bệnh, nên để hiểu được những thay đổi đó, chúng ta cần phải hiểu rõ trạng thái cấu tạo bình thường của chúng.Tại khoa Kỹ thuật xét nghiệm Y học, các bạn sinh viên sẽ được học về cấu tạo tổ chức như vậy. Hãy cùng chúng tôi khám phá những điều kỳ lạ đó nhé. Có thể các bạn sẽ thấy nó khó, nhưng chúng tôi sẽ chỉ cho các bạn từng chút, từng chút một nên các bạn hãy yên tâm nhé. Nếu bạn có quan tâm, hãy đến thăm quan THUV nhé. Tác giả: ThS.Nakai Yuko- Phó Trưởng khoa Kỹ thuật xét nghiệm Y học 🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸 https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/thuv2022/

ĐIỀU DƯỠNG QUAN – HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG LÝ TƯỞNG CỦA BẠN

Với hầu hết sinh viên chuyên ngành Điều dưỡng tại Việt Nam, khái niệm “Điều dưỡng quan” là một khái niệm hoàn toàn mới. Tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, với chương trình giảng dạy theo tiêu chuẩn Nhật Bản, các bạn sinh viên ngoài việc được tiếp cận với các kiến thức tiên tiến nhất, học tập với trang thiết bị máy móc hiện đại nhất còn được nuôi dưỡng và phát triển “Điều dưỡng quan” để trở thành một nhân viên y tế giàu lòng nhân ái. Vậy “Điều đưỡng quan” là gì ? Điều dưỡng quan là quan điểm, là cách suy nghĩ về vấn đề : “Với tư cách là một điều dưỡng viên, ta nên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người bệnh như thế nào ?”. Quan điểm này khác nhau tùy thuộc vào từng nhân viên Điều dưỡng và cũng thay đổi tùy thuộc vào vị trí và tình hình tại thời điểm đó. Hơn nữa, trong quá trình làm việc, “Điều dưỡng quan” sẽ ngày càng sâu sắc và vững chắc hơn. Hiểu một cách đơn giản, “Điều dưỡng quan” là đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi : Bạn muốn trở thành một Điều dưỡng viên như thế nào ? Bạn đã từng muốn trở thành một Điều dưỡng viên như thế nào ? Bạn đã trở thành một Điều dưỡng viên mà bạn mong muốn trở thành chưa ? Làm thế nào để trở thành một Điều dưỡng viên mà bạn mong muốn ? Hay nói cách khác, “Điều dưỡng quan” là đi tìm hình tượng người điều dưỡng lý tưởng của bạn. Bạn muốn bản thân mình trở thành người điều dưỡng như thế nào ? Vì sao bạn nghĩ rằng “Điều dưỡng quan” đó lại trở nên quan trọng đối với bạn với tư cách là Điều dưỡng viên ? Từ thực tế, trải nghiệm nào khiến bạn đúc kết được “Điều dưỡng quan” cho riêng mình…? Hành trình đi tìm “Điều dưỡng quan” không phải là khi bạn đã trở thành Điều dưỡng viên thực thụ, mà nó bắt đầu ngay khi bạn nuôi dưỡng ước mơ trở thành một Điều dưỡng viên. Hành trình ấy, có điểm bắt đầu nhưng không có điểm kết thúc. Nó sẽ là hành trang trong suốt quá trình học tập và làm việc của mỗi một Điều dưỡng viên. Điều dưỡng là một công việc liên quan trực tiếp đến tính mạng của con người. Nó không chỉ đòi hỏi về kiến thức, kỹ năng mà còn mang cả một ý nghĩa nhân văn cao cả. Là sự cảm thông, chia sẻ, là sự ân cần, tỷ mỉ… để có thể chăm sóc người bệnh một cách An toàn – An lạc – An tâm. Hy vọng rằng, mỗi một bạn sinh viên Điều dưỡng nói riêng, và nhân viên y tế nói chung, đều tìm được cho bản thân mình một hình tượng lý tưởng, một “Điều dưỡng quan” làm kim chỉ nam cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Tác giả- Cô Dương Thị Thu Hương- Phó Trưởng khoa Điều dưỡng 🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸 https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/thuv2022/

MÔI TRƯỜNG NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA NHẬT BẢN

Từ thời kỳ Minh Trị trong Cuộc Duy Tân Minh Trị (1858- 1881), đất nước Nhật Bản đã bắt đầu thực hiện các cuộc cải cách mang tính bước ngoặt cho lịch sử nước nhà. Đó là việc thực hiện một loạt các chính sách về Kinh tế, chính trị, quân sự, giáo dục để tiếp thu các kiến thức, tinh hoa của nền khoa học, kĩ thuật tiên tiến từ các nước phương Tây. Điều này đã tạo đà cho nước Nhật chuyển mình trở thành một trong những cường quốc trên Thế Giới. Đi đôi với sự phát triển khoa học hiện đại, Nhật Bản cũng đẩy mạnh phát triển về công nghệ giáo dục nhằm đào tạo ra các thế hệ tương lại có kiến thức, kĩ năng để phù hợp với sự phát triển của đất nước, hội nhập với nền khoa học của Thế Giới. Tại các Trường Đại học của Nhật Bản bên cạnh việc đào tạo bậc Đại học, họ cũng mở rộng đào tạo thêm các kiến thức chuyên môn, chuyên sâu và nhiều ngành nghề sau Đại học. Trong đó không thể không nhắc tới nghành Y tế. Vì việc nâng cao chất lượng cuộc sống luôn đi đôi với việc bảo vệ và duy trì sức khỏe của con người. Hầu hết các Trường Đại học Y khoa của Nhật bản hiện đang có rất nhiều Giảng viên là Giáo sư, Tiến sĩ được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn ở nước ngoài về cống hiến cho nước nhà. Họ chính là người trao truyền kiến thức cho các thế hệ tương lai của đất nước. Ngoài công việc giảng dạy hàng ngày, các Giảng viên tại đây luôn không ngừng nghiên cứu, tìm tòi các kiến thức mới mẻ để truyền đạt đến các sinh viên của họ. Tại đây, các bạn sinh viên ngành Y của Nhật Bản được học tập về phương pháp nghiên cứu khoa học từ rất sớm và được nhà trường cũng như các Giảng viên khuyến khích, tạo điều kiện để có học tập và nghiên cứu khoa học. Sinh viên của các Trường Đại học tại Nhật Bản nói chung cũng như các Trường Đại học Y nói riêng, họ luôn cố gắng đến trường sớm và ra về rất muộn. Họ vô cùng hăng say với công việc và công việc được xem như một phần quan trọng trong cuộc sống. Đây là tác phong làm việc đã trở thành văn hóa, lối sống của người Nhật Bản. Văn hóa làm việc cũng như thái độ cầu thị, vượt khó, vượt khổ của họ làm cho chúng ta phải ngưỡng mộ. Tại Trường Đại học Y của Nhật Bản, cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc rất hiện đại, được nhà trường trang bị đầy đủ. Các hoạt động nghiên cứu giữa thầy và trò diễn ra rất sôi nổi. Các bạn sinh viên thường tham gia nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của các Giáo sư, Tiến sĩ. Các nhóm nghiên cứu định kỳ thực hiện nghiêm túc các báo cáo hàng ngày, hàng tuần và về tiến mức độ phát triển của quá trình nghiên cứu. Họ thường xuyên giao lưu các nhóm nghiên cứu với nhau để trao đổi kiến thức, kinh nghiệm trong và ngoài nước. Không chỉ vậy, sinh viên còn có cơ hội được trình bày các công trình nghiên cứu của mình ở các tỉnh trong nước và nước ngoài, giúp các bạn phát huy, được cọ sát và học hỏi nhiều hơn. Chính điều này đã giúp sinh viên đạt được nhiều thành tựu nghiên cứu cho bản thân và nền khoa học Nhật Bản. Đằng sau những thành tự đó là sự miệt mài, cố gắng đến tối muộn để thực hiện thí nghiệm. Tại các Trường Đại học Y của Nhật Bản, chúng ta thường xuyên bắt gặp hình ảnh các bạn sinh viên học tập nghiên cứu đến tối muộn vẫn chưa về. Đến đêm vẫn còn các ánh đèn điện phòng học, phòng nghiên cứu, thư viện, hay khu rèn luyện thể thao. Đó là nơi các sinh viên đang nỗ lực, rèn luyện phát triển bản thân cả về trí óc và thể lực để cứu giúp người bệnh – nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh, giúp mọi người có cuộc sống tốt đẹp hơn. Điều khiên tôi ấn tượng nhất ở hầu hết các sinh viên Nhật Bản trong đó có sinh viên Y khoa đó chính là thái độ ngoan ngoãn, lễ phép, lịch thiệp. Có lẽ bởi vì họ đã được đào tạo trong môi trường giáo dục rất tốt từ nhỏ cả từ phía gia đình và trường học. Bên cạnh đó các bạn sinh viên Nhật Bản cũng rất năng động, luôn tìm tòi sáng tạo cái mới. Đặc biệt là họ rất ưa hoạt động thể dục, thể thao và đọc sách. Đó là những kĩ năng cần thiết cho giới trẻ 4.0 “Khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ”. Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, với chương trình giáo dục tiêu chuẩn Nhật Bản là một trong những môi trường học tập như vậy. Hãy đến với Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, chúng tôi luôn chào đón bạn! Tác giả: ThS. Nguyễn Đăng Khoa- Giảng viên Ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng 🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸 https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/thuv2021/

XU HƯỚNG TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TRÊN THẾ GIỚI SAU ĐẠI DỊCH COVID-19

Theo Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey (MGI), xu hướng phát triển và nhu cầu phát sinh của các ngành nghề trong đại dịch COVID-19 sẽ ảnh hưởng rõ rệt tới xu hướng tuyển dụng tại một số thị trường lớn trên Thế giới. Những thay đổi trong hành vi người tiêu dùng và cách thức hoạt động của doanh nghiệp cũng góp phần tác động tới nhiều nhóm công việc khác nhau. Ngành y tế, khoa học, vận tải cần nhân lực Sau đại dịch, người tiêu dùng tại một số thị trường lớn vẫn sẽ tiếp tục tận dụng các nền tảng thương mại điện tử và các dịch vụ giao hàng nhanh. So với các mô hình bán lẻ truyền thống, những dịch vụ này có thể mang lại sự tiện lợi cho người dùng. Khi hình thức làm việc tự do, bán thời gian trở nên phổ biến tại nhiều Quốc gia, ngành vận tải hàng hoá có thể thu hút và duy trì nguồn lao động tự do qua các dịch vụ “trung gian”. Để tuân thủ các quy định về giãn cách xã hội trong thời dịch, người lao động phải làm việc từ xa qua Internet, do vậy để quá trình vận hành được thuận lợi, nhiều công ty cần tăng nguồn nhân lực cho bộ phận quản trị hệ thống mạng và cơ sở dữ liệu. Theo cơ quan Dịch vụ Việc làm của Liên minh châu Âu (EURES), sự bùng phát đại dịch COVID-19 đã dẫn tới nhu cầu đáng kể của toàn cầu trong lĩnh vực khoa học, Y tế và môi trường. Sau đại dịch, các ngành kỹ thuật y sinh, hoá học, sinh học hay phân tích dữ liệu sẽ tiếp tục mang lại giải pháp đổi mới và sáng tạo cho cuộc sống hiện đại. Trong quá trình phòng chống và ứng phó với dịch bệnh, vai trò của ngành Y tế đối với sức khoẻ cộng đồng liên tục được nhấn mạnh. Sau đại dịch, việc đẩy mạnh đào tạo các chuyên ngành Y khoa như Bác sĩ, Dược sĩ, các Kĩ thuật viên xét nghiệm, Điều dưỡng… sẽ được chú trọng. Bên cạnh đó, các cơ quan dịch vụ Y tế hiện nay đã sẵn sàng cho việc đưa nền tảng tự động hoá và công nghệ trực tuyến vào hoạt động sản xuất thuốc, vaccine hay chẩn đoán bệnh. Để vận hành những công nghệ này, ngành Y tế sẽ cần thêm nguồn nhân lực trình độ cao với các kỹ năng khoa học, kỹ thuật. Trong bối cảnh dân số Thế giới ngày càng già đi, ngày càng có nhiều các đại dịch, các vấn đề sức khỏe khác nhau của con người thì các ngành nghề trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ càng có nhiều cơ hội phát triển. Máy móc có thể thay thế con người trong một số việc đơn giản, xóa sổ một số ngành nghề trong tương lai, tuy nhiên có một sự thật không thể thay đổi là nhân viên y tế không thể thay thế. Nhu cầu về nhân lực Y tế phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe của con người chưa bao giờ là đủ. Qua đó, các bạn có thể thấy được vị trí không thể thay thế của ngành Y tế, dù là ở trước đây, hiện tại hay tương lai. Các bạn trẻ thân mến, các bạn nghĩ sao khi chúng ta lựa chọn ngành Y để đăng kí học và làm ngành nghề chúng ta sẽ phát triển bản thân trong tương lai? Chắc chắn sẽ có rất nhiều ý kiến đa chiều ở đây. Tuy nhiên, tôi tin chắc rằng trong số các bạn đọc được bài viết này, sẽ có những bạn dừng lại và nghĩ về tương lai, về lựa chọn ngành Y. Và, hãy nghĩ về Trường Đại học Tokyo Việt Nam các bạn nhé. Chúng tôi đang ở đây vì sự lựa chọn của bạn! Tác giả: Cô Lê Thị Thanh Thủy- Bộ phận Hành chính Tổng hợp 🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸 https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/thuv2021/