TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM QUÁ TRÌNH LÃO HÓA THEO SINH LÝ BÌNH THƯỜNG

Lão hóa là hiện tượng tất yếu của tự nhiên. Hiểu một các đơn giản, lão hóa là hiện tượng chức năng trong cơ thể giảm dần theo thời gian. Những thay đổi này được biểu hiện ở: 1.Xương trở nên giòn Tuổi càng cao thì xương càng trở nên yếu và dễ gãy. Nguyên nhân do sự hấp thụ canxi kém ở ruột. Do đó, ngay cả khi bổ sung lượng canxi trong chế độ ăn uống như khi còn trẻ, nhưng khổng thể hấp thụ lượng canxi đầy đủ, từ đó khiến xương trở nên dễ gãy. Đặc biệt phụ nữ sau mãn kinh dễ bị loãng xương, cứng khớp. 2.Các cơ quan nội tạng dần co lại và cứng hơn Khi tuổi càng càng cao thì những cơ quan như gan, lá nách, thận… sẽ teo nhỏ lại, mất đi sự đàn hồi và trở nên cứng hơn. Và chỉ có tim là ngoại lệ, ở người già tim thường sẽ to hơn và chiếm thể tích lớn hơn trong lồng ngực 3.Cân bằng nội môi kém hiệu quả Chức năng giữ ổn định về thân nhiệt, huyết áp, nhịp tim, dịch cơ thể… được gọi là cân bằng nội môi. Cơ thể ít có khả năng duy trì cân bằng nội môi theo thời gian, vì vậy, tuổi tác tăng lên kéo theo đó chức năng cân bằng nội môi cũng giảm dần.Dẫn đến giảm khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ bên ngoài, dễ mất nước hơn do sốt, tiêu chảy, nôn mửa, khả năng kiểm soát lượng đường trong máu giảm,.. 4.Phản ứng chậm với các kích thích Cơ thể con người chúng ta phản ứng với các kích thích, biến đổi bên trong cơ thể để điều chỉnh và duy trì chức năng bên trong cơ thể. Và theo thời gian, tuổi tác phản ứng sẽ bị chậm dần. Người già dễ bị say nắng ngay cả khi ở trong nhà vì độ nhạy cảm với nhiệt độ ở người già bị yếu và phản ứng chậm. Thông thường, khi não xác định trời nóng, cơ thể sẽ tự động tăng lưu lượng máu và tiết mồ hôi trên da để cố gắng giải phóng nhiệt bên trong ra môi trường xung quanh. Tuy nhiên, do lão hóa phản ứng chậm với kích thích, dẫn đến bước đầu của những sự gia tăng lưu lượng máu này bị trì hoãn và tốc độ gia tăng liên quan đến sự gia tăng nhiệt độ cơ thể giảm xuống. 5.Khả năng thích ứng, phục hồi giảm dần Trong chúng ta luôn có sẵn khả năng thích ứng mà có thể phát huy vượt quá khả năng bình thường trong tính huống khẩn cấp. Khả năng thích ứng giảm khiến cho dù một  chút căng thẳng cũng có thể làm suy giảm chức năng và dễ đổ bệnh. Khả năng phục hồi từ trạng thái suy yếu trở lại trạng thái ban đầu cũng giảm nên dễ ốm và khó lành. Lão hóa là hiện tượng tự nhiên không thể nào tránh khỏi và không có một loại thuốc nào giúp cải lão hoàn đồng. Nhưng nếu biết được những đặc điểm biến đổi do quá trình lão hóa sẽ giúp cho người cao tuổi cũng như các thành viên trong gia đình biết cách chăm sóc sức khỏe phù hợp, phòng bệnh tốt để giúp người thân yêu của chúng ta luôn sống vui vẻ, sống khỏe mạnh, lạc quan với gia đình và xã hội. Nguồn: https://www.tyojyu.or.jp/net/kenkou-tyoju/kenkou-undou/shintaiteki-tokucho.html              https://www.netsuzero.jp/learning/le05 CN Đỗ Thị Mai Phương – Khoa Điều dưỡng  🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵  

CÁC LOẠI NGHỈ NGƠI

Nghỉ ngơi là một trạng thái giúp cơ thể cân bằng, lấy lại năng lượng để hoạt động. Theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt, nghỉ ngơi là tạm ngừng công việc hoặc một hoạt động nào đó. Tuy nhiên, nghỉ ngơi không chỉ đơn giản là ăn một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và ngủ một giấc sâu; vì ngủ và nghỉ ngơi là các trạng thái không hoàn toàn giống nhau. Nghỉ ngơi bao hàm nghĩa rộng hơn gồm cả các khía cạnh về tinh thần và xã hội. Vậy có những kiểu nghỉ ngơi nào? Đầu tiên là nghỉ ngơi về thể chất: gồm thụ động và chủ động. Nghỉ ngơi thể chất thụ động bao gồm việc ngừng tạm thời các hoạt động thể chất tiêu tốn năng lượng và ngủ nghỉ. Nghỉ ngơi thể chất tích cực có nghĩa là các hoạt động hồi phục như yoga, liệu pháp kéo giãn và xoa bóp. Loại nghỉ ngơi thứ hai là nghỉ ngơi về thần kinh: Hệ thần kinh của con người được cấu tạo bởi cả trăm tỷ các nơ-ron thần kinh, chúng hoạt động liên tục giúp con người hoạt động hàng ngày, suy nghĩ, phân tích, phán đoán…. Và vì thế các tế bào này cũng cần được “nghỉ ngơi”. Khi mệt mỏi về thần kinh, con người sẽ hay quên, khó tập trung vào công việc hay học tập, thậm chí dễ cáu kỉnh hoặc suy nghĩ tiêu cực. Loại nghỉ ngơi thứ ba là nghỉ ngơi về tinh thần: Khi bạn cảm thấy mất kết nối với thế giới và trở nên không có hứng thú, mông lung thì nghỉ ngơi tinh thần sẽ khiến bạn cân bằng trở lại. Đối với những người có đức tin, hãy dành thời gian thực hành niềm tin tâm linh dựa trên đức tin của mình như đi chùa, nhà thời, cầu nguyện… Đối với những người không thuộc về một tín ngưỡng cụ thể nào đó, sự nghỉ ngơi tinh thần có thể được thực hiện bằng cách thiền định, tham gia tình nguyện hoặc các hoạt động cộng đồng khác mang lại cảm giác có mục đích và cảm thấy được kết nối. Loại nghỉ ngơi thứ tư mà chúng ta cần là nghỉ ngơi cảm giác: Ánh đèn sáng, màn hình máy tính, tiếng ồn xung quanh và những cuộc trò chuyện hàng ngày có thể khiến các giác quan của chúng ta cảm thấy bị quá tải và cần phải nghỉ ngơi.  Có thể khắc phục điều này bằng cách làm điều gì đó đơn giản như nhắm mắt lại một phút vào giữa ngày, không xử dụng các thiết đị điện tử vào cuối ngày. Những khoảnh khắc cố ý loại bỏ cảm giác này có thể xóa bỏ trừ những tổn thương do thế giới xung quanh quá kích thích gây ra. Loại nghỉ ngơi tiếp theo là nghỉ ngơi sáng tạo: Nghỉ ngơi sáng tạo là điều cần thiết khi bạn cảm thấy bế tắc, không có hứng thú và không thể tạo ra những ý tưởng hoặc giải pháp mới cho các vấn đề. Loại nghỉ ngơi này đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ ai phải giải quyết vấn đề hoặc động não các ý tưởng mới. Nghỉ ngơi sáng tạo đánh thức lại sự tìm tòi, khám phá, những điều ngạc nhiên bên trong mỗi chúng ta, và sau đó những ý tưởng mới lại có cơ hội xuất hiện trong đầu bạn. Nghỉ ngơi thứ sáu là nghỉ ngơi cảm xúc: Một số dấu hiệu cho thấy bạn đang cần nghỉ ngơi cảm xúc bao gồm việc hoài nghi và trách móc bản thân vì những sai lầm nhỏ, lo lắng thái quá, dễ mất bình tĩnh và cảm thấy kiệt quệ về mặt cảm xúc. Bạn hãy dành thời gian và không gian để tự do thể hiện cảm xúc của mình và đôi khi cũng cần hạn chế làm hài lòng mọi người. Nghỉ ngơi cảm xúc cũng cần có dũng khí đích thực. Một người nghỉ ngơi cảm xúc có thể trả lời câu hỏi “Hôm nay bạn thế nào” với một câu nói trung thực “Mình không ổn lắm” – và sau đó tiếp tục chia sẻ một số điều khó khăn thay vì giữ yên trong lòng. Và kiểu nghỉ ngơi cuối cùng là nghỉ ngơi xã hội: Sự thiếu hụt nghỉ ngơi cảm xúc thường đi kèm với thiếu hụt nghỉ ngơi xã hội. Điều này giúp chúng ta không phân biệt được đâu là những mối quan hệ giúp hồi sinh chúng ta với những mối quan hệ khiến chúng ta mệt mỏi. Để trải nghiệm nghỉ ngơi xã hội nhiều hơn, hãy làm sao cho quanh bạn là những người tích cực và hỗ trợ. Tài liệu tham khảo và trích dẫn: https://phcn-online.com/2021/05/16/7-loai-nghi-ngoi-ma-moi-nguoi-can/ Ths.BS Nguyễn Trọng Nghĩa – Phó trưởng khoa Điều dưỡng  🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 Ngành Điều dưỡng

LỢI ÍCH CỦA VIỆC BƠI LỘI TRONG RÈN LUYỆN SỨC KHỎE

Chào các bạn, để làm được nhiều dự định chúng ta cần có sức khỏe tốt. Để có sức khỏe tốt chúng ta cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, rèn luyện sức khỏe, sống lành mạnh,…Có rất nhiều môn thể thao bạn có thể lựa chọn. Tôi chọn bơi bởi lợi ích của bơi lội không chỉ là một kỹ năng sinh tồn mà môn thể thao dưới nước này còn tác động tích cực đến sức khỏe tổng thể của chúng ta. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem những tác dụng của bộ môn thể thao này nhé. 1. Lợi ích của bơi lội: Tăng cường sức mạnh Người tập luyện bơi lội thường xuyên sẽ dần có được sức mạnh cơ bắp trên toàn bộ cơ thể. Khi đắm mình dưới làn nước, bạn sẽ cần phải phối hợp cách sử dụng nhiều nhóm cơ với nhau để có thể di chuyển, từ đó làm cho hầu như cả tứ chi đều vận động, hỗ trợ nâng cao sức mạnh, sức bền. 2. Bơi lội tốt cho bệnh nhân hen suyễn Môi trường ẩm ướt của những bể bơi trong nhà làm cho bơi lội trở thành một hoạt động tuyệt vời cho những người mắc bệnh hen suyễn. Không chỉ vậy, các bài tập thở liên quan đến môn thể thao này chẳng hạn như nín thở có thể giúp bạn mở rộng dung tích phổi và kiểm soát hơi thở tốt hơn. Giống như các bài tập aerobic khác, bơi lội buộc cơ thể bạn phải làm việc nhiều hơn so với bình thường rất nhiều. Do môi trường nước đặc hơn không khí, phổi sẽ cần phải hoạt động tích cực trong khi bạn bơi để đảm bảo cung cấp đủ oxy. Việc dung tích phổi được cải thiện có thể giúp giảm bớt các triệu chứng hen suyễn và cũng giúp cải thiện khả năng miễn dịch. 3. Lợi ích bơi lội: Nâng cao chất lượng giấc ngủ Một lợi ích của bơi lội đối với sức khỏe chính là giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm. Trong một nghiên cứu về những người lớn tuổi bị chứng mất ngủ, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng mục tiêu tăng chất lượng cuộc sống và giấc ngủ sẽ có kết quả khả quan khi tập bơi đều đặn. Thêm vào đó, người cao tuổi thường dễ mắc phải các chứng bệnh về cơ xương khớp nên các hình thức vận động khác như chạy bộ hoặc đạp xe có lẽ sẽ khiến họ ngại ngần. Tuy nhiên khi bơi, nước sẽ giúp nâng đỡ cơ thể bạn một cách tối đa, từ đó giúp chân và tay được hoạt động nhưng lại tránh khỏi các chấn thương không mong muốn. 4. Tác dụng của bơi lội: Tốt cho sức khỏe tinh thần Lợi ích của bơi lội không những chỉ nằm ở phương diện thể chất mà còn tác động tích cực đến sức khỏe tinh thần. Nghiên cứu cho thấy vận động dưới nước sẽ giúp cải thiện trạng thái tinh thần, khơi gợi các suy nghĩ tích cực. Do vậy, bộ môn thể thao này được khuyến khích rộng rãi cho những người gặp vấn đề về thay đổi tâm trạng liên tục. Chưa dừng lại ở đó, tập thể dục trong nước ấm sâu có thể giúp mọi người giảm lo lắng và trầm cảm, đồng thời tăng cường trạng thái tinh thần. Lợi ích của bơi lội còn hỗ trợ giảm các cơn đau và rối loạn liên quan đến căng thẳng. 5. Giảm nguy cơ mắc bệnh do thói quen sống Các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên vận động thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa một số bệnh đến từ lối sống, do đó bơi lội có thể là một lựa chọn tuyệt vời. Việc tham gia bơi lội thường xuyên có thể giúp cải thiện lưu thông máu, cung cấp oxy cho các bộ phận cơ thể và duy trì cân nặng ở mức khỏe mạnh. Một lợi ích của bơi lội mà bạn không thể bỏ qua chính là giúp duy trì ổn định lượng đường trong máu, điều hòa huyết áp và tăng lượng cholesterol tốt. Nhờ vào những lợi ích của bơi lội liên quan đến sức khỏe, bạn có thể giảm nguy cơ mắc phải các chứng bệnh rối loạn do lối sống như béo phì, đái tháo đường và bệnh tim. 6. Lợi ích của bơi lội là giúp giảm đau Bên cạnh đóng vai trò như một bài tập toàn thân tuyệt vời, bơi lội còn có tác dụng giúp thư giãn các cơ bắp và giảm đau cơ thể. Lợi ích của bơi lội liên quan đến sức khỏe, đặc biệt là giảm đau cơ thể bao gồm: Bơi sẽ hỗ trợ thư giãn các cơ vùng cổ hoặc lưng và đau cơ bắp khác. Bơi ngửa có thể giúp bạn vừa tập luyện sức mạnh cho lưng nhưng đồng thời làm giảm các căng thẳng đang xuất hiện ở khu vực này. Môn thể thao dưới nước này mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời cho bệnh viêm khớp và là một biện pháp hữu hiệu giúp giảm đau. 7. Tác dụng của bơi lội: Hỗ trợ giảm viêm Ngoài các lợi ích về tim mạch giúp tăng cường cơ tim và sức khỏe, bơi lội còn mang lại những lợi ích khác. Tập bơi thường xuyên có thể làm giảm viêm, nguyên nhân dẫn đến tình trạng tích tụ xơ vữa động mạch trong tim. Môn thể thao này hỗ trợ giảm viêm trên toàn bộ cơ thể, do đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về viêm và những rối loạn khác. 8. Bơi lội có tác dụng nâng cao sức bền Bơi lội được coi là bài tập toàn thân tốt nhất để cải thiện tính linh

VIỆT NAM NHÌN TỪ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ~LÃNG PHÍ THỰC PHẨM~

Bạn có biết “Các Mục tiêu Phát triển Bền vững mà toàn thể cộng đồng quốc tế nên hướng tới” được Liên Hợp Quốc thông qua vào năm 2015 không? Tôi đã có cơ hội làm việc trong lĩnh vực viện trợ từ năm 1999 đến năm 2014, khi mà các MDG (Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ năm 2000) được thiết lập. Vì vậy, tôi rất vui vì “Mục tiêu phát triển bền vững” (SDGs) đã trở thành một cụm từ được biết đến rộng rãi trong mười năm qua. Có vẻ khó để chỉ nắm bắt nội dung thông qua từ ngữ, nhưng tôi sẽ cố gắng giải thích và đưa nó vào thực tế theo cách riêng của mình, chẳng hạn như “Mỗi người trên trái đất không nên chỉ nghĩ cho bản thân mình, mà còn nên thực hiện những hành động liên quan đến sự tồn tại trong tương lai của trái đất”. Với mục tiêu “Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi (Mục tiêu số 3)” và “Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người (Mục tiêu số 4)”, Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đang trực tiếp hành động để hướng tới mục tiêu đó. Cho đến hôm nay, tôi đã làm việc tại Việt Nam được hai năm. Có một vấn đề mà tôi để ý rất nhiều nhưng tôi nghĩ giờ đã đến lúc tôi phải lên tiếng. Đó là vấn đề về việc lãng phí thức ăn. Khi còn ở Nhật Bản, tôi đã không biết rằng Việt Nam có nhiều lương thực đến như vậy. Sau khi thử tra cứu tôi thấy có báo cáo chỉ ra rằng so với tỷ lệ tự cung tự cấp lương thực của Nhật là 37% thì của Việt Nam vượt trên mức 110%. Tôi nghĩ rằng Nhật Bản là một quốc gia không thể tồn tại nếu không dựa vào sự giúp đỡ của các quốc gia khác, tuy nhiên Việt Nam lại được trời phú cho lương thực đến mức có thể hỗ trợ cho Nhật Bản. Tuy nói như vậy nhưng gần đây, việc lãng phí thực phẩm cũng đã trở nên phổ biến ở Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản gần đây đã bắt đầu hành động sau khi nhận được báo động về tình trạng lãng phí thực phẩm quá mức. Kết quả này đã giúp cho cụm từ “Lãng phí thực phẩm” đến gần hơn với mọi người. (https://www.maff.go.jp/j/shokusan/recycle/syoku_loss/161227_4.html) Tôi đã sống ở châu Phi khoảng 7 năm, vì vậy tôi có được kinh nghiệm thực tiễn rằng thức ăn và nước uống là hai thứ đặc biệt gắn liền với sinh mệnh con người. Do đó, nguồn lương thực dồi dào của Việt Nam đã khiến tôi thực sự bất ngờ. Đặc biệt trong việc thể hiện lòng hiếu khách, tôi cho rằng việc chuẩn bị thức ăn một cách đề huề là một phần văn hóa của Việt Nam. Ở Nhật cũng có tinh thần hiếu khách tương tự như vậy, tuy nhiên ở các thành phố họ thường không chú trọng tới điều này. Không dễ để thay đổi cách suy nghĩ đã ăn sâu trở thành văn hóa, và đặc biệt khó có thể thay đổi hành vi của người cao tuổi, tuy nhiên những người trẻ tuổi lại có thể thay đổi mọi thứ từng chút một và đây chính là đặc quyền của người trẻ. Nếu con người giữa sự thay đổi văn hóa chia thành các quan điểm “tốt” và “xấu”, nó có thể khiến cả hai bên cảm thấy không thoải mái, nhưng tôi nghĩ một trong những giải pháp hòa bình là đưa ra một ý tưởng chung hợp nhất. Về vấn đề lãng phí thực phẩm, khi không thể tránh khỏi việc để thức ăn thừa khi tiếp khách, thay vì vứt đi, bạn có thể cho chúng vào hộp cơm cho ngày hôm sau hoặc nghĩ ra một công thức tạo thành món ăn mới, hoặc cho vật nuôi ăn, ủ phân, nhân giống. Việc bảo vệ Trái đất phụ thuộc vào thái độ của mỗi người. Nếu có hứng thú, bạn có thể tìm kiếm trên trang web của Liên Hợp Quốc (https://sdgs.un.org/goals), ngoài ra cũng có nhiều trang giải thích khá dễ hiểu, hãy thử tham khảo. Bạn có muốn cùng nhau thực hiện các “Mục tiêu phát triển bền vững” kể từ hôm nay không? SUGAWARA JUNKO – Phòng Hành chính – Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam  🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 THÔNG TIN TUYỂN DỤNG THUV

THUV TRONG TÔI LÀ GÌ

Những ngày này, được nhìn thấy sinh viên trở lại trường làm tôi nhớ lại những năm tháng còn là sinh viên, cùng bạn bè tới trường. Mặc dù việc học rất vất vả, nhưng vì được đến trường, gặp bạn bè, thầy cô nên lúc nào miệng cũng cười “toe toét”. Khi còn là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường, THUV với tôi là những ngày miệt mài “cày cuốc”. Từ môn tiếng Nhật, đến môn Giải phẫu, rồi cao hơn nữa là những môn chuyên ngành và chuyên ngành bằng tiếng Nhật … Đó là những tháng ngày cùng bạn bè tới trường để ôn tập kiến thức, tự đốc thúc nhau học hành, hay những buổi tâm sự cùng thầy cô về tương lai, về khát vọng của tuổi trẻ. Cuộc sống sinh viên ở THUV không chỉ có những tháng ngày miệt mài học tập, đó còn là những kỷ niệm vô cùng đáng nhớ thời sinh viên: Là lễ hội văn hoá, là cuộc thi hát Karaoke,… những buổi họp lớp cãi nhau “chí choé” để đưa ra kế hoạch tập duyệt. Đó sẽ mãi mãi là những trang hồi ức tuyệt vời của tuổi trẻ. Tôi của hiện tại vẫn ở THUV, nhưng với một vai trò mới, mang trên mình trách nhiệm mới. Hi vọng rằng, tôi có thể cùng các bạn Sinh viên tạo nên thật nhiều những kỉ niệm đáng nhớ ở nơi đây. Mong cho dịch bệnh sớm lắng xuống để chúng ta có thể gặp gỡ nhau dễ dàng hơn, đông đủ hơn. Và đừng quên thực hiện tốt 5K để bảo vệ bản thân nhé! Hẹn sớm được gặp TẤT CẢ các bạn tại THUV. Nếu các bạn quan tâm tới trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam, hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 0869.809.088. Hãy đến và cùng nhau trải qua những năm tháng thanh xuân đầy ý nghĩa nhé! Chúng tôi luôn chào đón bạn!                                        Cô Đặng Thanh Hiền- Cựu sinh viên trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam                                           Hiện là Giảng viên khoa Kỹ thuật phục hồi chức năng 🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸 Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng

VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN

Tôi đã sống với nền ẩm thực của Nhật Bản hơn nửa thế kỷ. Giữa tháng 8 năm 2021, tôi chuyển tới Việt Nam làm việc. Khi đó, làn sóng dịch bệnh Covid đã khiến Hà Nội bị phong tỏa (lockdown). Tôi phải cách ly tại khách sạn 2 tuần và tại chung cư nơi tôi ở 2 tuần. Trong khoảng 1 tháng đó, tôi đã sinh hoạt mà không thể ra ngoài mua đồ ăn. Bữa sáng đầu tiên trong ngày cách ly của tôi là một suất phở đựng trong bát giấy. Trước khi đặt chân đến Việt Nam, tôi đã nghĩ phở là một món ăn linh hồn của Việt Nam và nó được đánh giá là rất ngon nhưng suất phở tôi được chuẩn bị tại khách sạn đã bị nguội lạnh và làm giảm đi một nửa vị ngon của tô phở. Do đó, tôi đã không ăn phở trong vài tháng vì hương vị của suất phở đó quá khác so với những những gì tôi đã tưởng tượng. Trong một lần khi cùng các đồng nghiệp đi chơi tại Hà Nội, tôi được mọi người giới thiệu đến một quán phở có thể coi là ngon nhất ở đây, ban đầu tôi đã thưởng thức tô phở trong tâm thế lo lắng. Tuy nhiên đó lại chính là khoảnh khắc mà tôi thực sự nhận ra đây mới chính là hương vị của phở, mọi ấn tượng không tốt của tôi về món phở hoàn toàn biến mất, tôi bắt đầu ra ngoài và thưởng thức thêm nhiều món ăn khác của Việt Nam. Những món ăn nóng quả đúng là chỉ nên ăn trong lúc còn nóng phải không các bạn?! Một lần nữa tôi càng thấm thía hơn hương vị món ăn sẽ bị giảm đi đáng kể nếu bị nguội lạnh. Khi còn ở Nhật Bản tôi đã tự nấu ăn hàng ngày trong thời gian dài và nó đã trở thành một thói quen không thể thiếu của tôi. Tôi sinh ra ở tỉnh Hiroshima. Món ăn được coi là linh hồn tại nơi đây chính là món OKONOMIYAKI. Món ăn này tôi đã được ăn từ khi còn bé, vì vậy khi đến Việt Nam, thỉnh thoảng tôi vẫn tự làm để thưởng thức. Okonomoyaki là một trong những món ăn nổi tiếng của Nhật Bản, có thể coi rằng nó đứng ngang hàng với mì ramen và sushi. Thật may mắn vì gần chung cư nơi tôi sinh sống có một nhà hàng Nhật Bản và thỉnh thoảng tôi có tới ăn tại nhà hàng đó. Bầu không khí trong nhà hàng hoàn toàn mang phong cách Nhật Bản. Trong khoảnh khắc ấy, tôi như cảm thấy rằng mình đã quay trở lại Nhật, đây chính xác là nơi có thể làm vơi đi nỗi nhớ quê hương của tôi. Trong thời gian giãn cách, tôi cảm nhận rằng xung quanh chung cư nơi tôi sống như một lâu đài ma nhưng đến thời điểm hiện tại tôi đã không còn cảm thấy như vậy, nhiều nhà hàng đã mọc lên và tôi có thể ra ngoài để thưởng thức các món ăn. Tôi sử dụng máy dịch và dịch những chữ viết trong cuốn menu tiếng Việt để gọi món, tuy nhiên, thỉnh thoảng máy dịch khiến tôi không hiểu. Tôi đang khám phá văn hóa ẩm thực Việt Nam và tôi nghĩ đây là một trải nhiệm tốt. Ngoài ra, những buổi tiệc nhỏ vui vẻ cùng với đồng nghiệp và cùng nhau thưởng thức những món ăn của Việt Nam cũng được tổ chức. Tương tự như ở Nhật Bản, mọi người cũng tụ tập với nhau và tổ chức những bữa tiệc ăn uống vui vẻ. Tôi cảm thấy rằng những buổi tụ tập ở Việt Nam và Nhật Bản có nét khá giống nhau. Sự khác biệt duy nhất mà tôi nhận ra được là những nguyên liệu tôi chưa từng một lần thấy. Những thứ ở Nhật hầu như chưa bao giờ tôi được ăn lại xuất hiện trong cuốn menu đặt trên bàn. Đó chính là văn hóa ẩm thực của Việt Nam! TS. Minoru Ishifuro – Ngành kỹ thuật hình ảnh y học 🇯🇵 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 Ngành Kỹ thuật hình ảnh Y học