April 2019

NHẬT KÝ GIẢNG DẠY số 3 _ RỐI LOẠN CÂN BẰNG AXIT-BAZƠ _THẦY ENDO TAKAYUKI

Chủ đề chính của hôm nay là : RỐI LOẠN CÂN BẰNG AXIT-BAZƠ. Máu người dao động trong một khoảng pH rất hẹp trong khoảng 7,4 (7,35-7,45). Thận và phổi duy trì các chất hóa học gọi là “axit” và “bazo” trong cơ thể ở mức cân bằng thích hợp (độ pH thích hợp) Nhiễm toan xảy ra khi axit tăng hoặc bazo giảm. Giảm lượng cacbon dioxit (một axit) hoặc tăng lượng bicacbonat (bazo) vượt mức làm cho cơ thể dư thừa kiềm dẫn đến một tình trạng gọi là nhiễm kiềm. Nhiễm toan và nhiễm kiềm được phân loại thành hô hấp hoặc chuyển hóa . Hình minh họa được vẽ bởi một sinh viên. Cô ấy giải thích về cơ chế của cân bằng axit – bazơ. Nếu phản ứng hóa học xuất hiện ở phổi, độ pH nghiêng về phía kiềm (ví dụ: giảm thông khí) Nếu phản ứng hóa học sảy ra trong thận, độ pH nghiêng về phía axit. Bệnh nhân bị suy thận: không có khả năng bài tiết H+ qua nước tiểu. Do đó, pH nghiêng về axit. Cân bằng axit – bazo bị kiểm soát bởi dịch dạ dày và dịch ruột. Dịch dạ dày được tiết ra ở dạy dày có nồng độ axit cao. Ngược lại, dịch ruột có tính kiềm. Tôi luôn đưa bài thi quốc gia Nhật Bản vào trong bài giảng. Đây là một câu hỏi trong bài thi điều dưỡng quốc gia ở Nhật Bản. Sự kết hợp nào sau đây của sự xáo trộn cân bằng axit-bazo và nguyên nhân chính xác là ? Nhiễm kiềm chuyển hóa — bệnh tiêu chảy Nhiễm toan chuyển hóa — nôn mửa Nhiễm toan chuyển hóa — suy thận mãn tính Nhiễm toan hô hấp — chứng thở quá nhanh Trả lời: 3 Nếu bạn muốn làm điều dưỡng ở Nhật Bản, bạn cần phải vượt qua kì thi điều dưỡng quốc gia Nhật Bản. Sinh viên trường THUV rất thích thú với những câu hỏi. Tôi biết những câu hỏi này rất là khó. Tuy nhiên nếu như bạn cần, tôi có thể giúp bạn. Aristotle đã nói: “Con người luôn theo đuổi mục tiêu mà mình đặt ra. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi bạn luôn phấn đấu vươn lên để đạt được mục tiêu của mình”.   By Endo Takayuki —————————————————————————————————————————- Thông tin tuyển sinh năm 2019 của trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/ Admin

NHẬT KÝ GIẢNG DẠY số 2 _BỆNH XƠ GAN _ THẦY ENDO TAKAYUKI

Xin chào. Tôi tên là Endo Takayuki. Hôm nay, tôi dạy sinh viên Bệnh và điều trị. Chủ đề của ngày hôm nay là bệnh xơ cứng gan (Bệnh xơ gan). Các triệu chứng của xơ cứng gan (xơ gan) bao gồm sưng ở dưới chân và dịch tích tụ ở bụng. Sinh viên đã học cơ chế của sưng. Đầu tiên sinh viên phải học “aquaporins”. Aquaporins còn được gọi là kênh nước, là các protein không màng tách rời. Nước vận chuyển thụ động qua hệ thống ống dẫn nước cho tế bào bằng cách thẩm thấu, di chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. Tiếp theo, sinh viên đã học về protein khác là albumin.  Albumin được tổng hợp trong gan và tiết vào máu. Nước chiếm 60% trọng lượng cơ thể. Chúng ta có 2 loại dịch cơ thể là dịch nội bào và dịch ngoại bào. Dịch ngoại bào bao gồm dịch kẽ (dịch giữa các tế bào) và máu. Dịch kẽ có 0.9% NaCl. Máu có 0.9% NaCl + albumin. Nghĩa là: máu có nồng độ cao hơn dịch kẽ. Vì vậy, nước di chuyển từ dịch kẽ đến máu thông qua aquaporins. Bệnh nhân bị bệnh xơ cứng gan, gan không thể tổng hợp đủ albumin. Vì vậy, số lượng albumin trong máu giảm. Nước di chuyển ngược lại từ máu đến dịch kẽ. Do đó, sự di chuyển ngược của nước dẫn đến sưng. Hình minh họa được vẽ bởi một sinh viên. Cô ấy đã giải thích cơ chế sưng với hình minh họa. Tôi biết điều này rất khó. Tuy nhiên, sinh viên trường THUV rất vui khi học. By Endo Takayuki —————————————————————————————————————————- Chân thành cảm ơn thầy Endo đã cung cấp bài viết và ảnh tư liệu. Xin cung cấp thêm với độc giả Tiến sĩ Endo đã sang Việt Nam và giảng dạy tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam được 3 năm. Thầy phụ trách các môn Giải phẫu, Sinh lý, Bệnh lý học, Bệnh và điều trị… Sau 3 năm ở Việt Nam thầy đã tự học cho bản thân vốn tiếng Việt như những gì thầy đã thể hiện ở bài viết trên. Thầy là một con người thân thiện, vui tính, luôn hòa đồng cùng mọi người. Hy vọng một trong số các bạn sẽ trở thành sinh viên của nhà trường trong tương lai. Thông tin tuyển sinh năm 2019 của trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/ Admin

NHẬT KÝ GIẢNG VIÊN số1_SUY TIM_THẦY ENDO TAKAYUKI

Tôi tên là Endo Takayuki. Tôi là người Nhật Bản. Tôi đến từ Tokyo. Hôm nay, tôi dạy sinh viên Bệnh và điều trị. Bài học ngày hôm nay là về suy tim. Sinh viên học triệu chứng của suy tim trái và suy tim phải. Triệu chứng chính của suy tim trái là rối loạn hô hấp (ví dụ như orthopnea( khó thở khi nằm)). Các triệu chứng của suy tim phải là: gan to,ứ máu tĩnh mạch, phù nề cẳng chân. Nếu sinh viên hiểu về Giải phẫu và chức năng của tim, sinh viên không cần phải ghi nhớ những triệu chứng trên. Tim có bốn ngăn: Tâm nhĩ trái, tâm thất trái, tâm nhĩ phải, tâm thất phải. Tâm thất trái bơm máu có nhiều oxy qua động mạch đến toàn cơ thể. Do đó, bệnh nhân với bệnh suy tim trái bị rối loạn hô hấp. Máu ít oxy từ khắp cơ thể trở về tâm nhĩ phải qua tĩnh mạch. Do đó, bệnh nhân với bệnh suy tim phải bị phù. Hình minh họa được vẽ bởi sinh viên. Cô ấy sẽ giải thích triệu chứng của suy tim với hình minh họa đó. Nếu cô ấy không hiểu chức năng của tim, cô ấy không thể giải thích chúng. Tôi rất vui khi tôi dạy Bệnh và điều trị cho sinh viên Việt Nam! By Endo Takayuki —————————————————————————————————————————- Chân thành cảm ơn thầy Endo đã cung cấp bài viết và ảnh tư liệu.     Xin cung cấp thêm với độc giả Tiến sĩ Endo đã sang Việt Nam và giảng dạy tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam được 3 năm. Thầy phụ trách các môn Giải phẫu, Sinh lý, Bệnh lý học, Bệnh và điều trị… Sau 3 năm ở Việt Nam thầy đã tự học cho bản thân vốn tiếng Việt như những gì thầy đã thể hiện ở bài viết trên. Thầy là một con người thân thiện, vui tính, luôn hòa đồng cùng mọi người. Hy vọng một trong số các bạn sẽ trở thành sinh viên của nhà trường trong tương lai. --------------------------------------------- Mời các bạn tham khảo thông tin tuyển sinh năm 2019 của trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/ Admin

Chủ tịch Hội đồng quản trị mời sinh viên trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đến làm việc tại Bệnh viện Quốc tế Việt Nhật

Sáng ngày 27/3, trường ĐH Y khoa Tokyo Việt Nam đã long trọng tổ chức Lễ ký kết biên bản ghi nhớ với bệnh viện đa khoa Quốc tế Việt Nam – Nhật Bản. Đến tham dự buổi lễ, về phía trường ĐH Y khoa Tokyo Việt Nam có TS.Kusumi Mari – Hiệu trưởng và các thầy cô giáo đại diện các ngành Đào tạo. Về phía BVĐK Quốc tế Việt Nam – Nhật Bản có ông Vũ Xuân Hợp – Chủ tịch Hội đồng quản trị; ông Hàn Đức Việt – Tổng giám đốc và các cố vấn chuyên môn của bệnh viện. Người Nhật luôn đứng đầu bảng trong danh sách các dân tộc sống khoẻ và sống thọ do có chất lượng chăm sóc sức khỏe được đánh giá cao và tốt nhất trên thế giới. Do đó, BVĐK Quốc tế Việt Nam – Nhật Bản lấy tiêu chuẩn Nhật Bản để xây dựng cơ sở vật chất, chất lượng chăm sóc và điều trị người bệnh. Nhằm mục tiêu mang thương hiệu Nhật Bản, đặc biệt là văn hóa chăm sóc Điều dưỡng của Nhật Bản đến Việt Nam và trở thành địa chỉ tin cậy về khám chữa bệnh, chẩn đoán, phát hiện sớm các bệnh ung thư và các bệnh nan y tại Hà Nội và cả nước. Để đáp ứng được các tiêu chuẩn Nhật Bản, phía bệnh viện rất cần các cán bộ Y tế được đào tạo theo chất lượng Nhật Bản như sinh viên trường ĐH Y khoa Tokyo Việt Nam. Chương trình đào tạo Nhật Bản tại trường ĐH Y khoa Tokyo Việt Nam được áp dụng cho 5 ngành đang rất cần nguồn nhân lực tại Việt Nam và Nhật Bản hiện nay, gồm Điều dưỡng, Phục hồi chức năng, Hình ảnh Y học, Xét nghiệm Y học và Dụng cụ chỉnh hình chân tay giả. Tại buổi lễ, đại diện hai bên đã ký kết biên bản ghi nhớ về nguyên tắc hợp tác về chương trình đào tạo, hợp tác chuyên môn. Đây là thỏa thuận nhằm đẩy mạnh hoạt động, nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường, tạo môi trường thực tập theo tiêu chuẩn và phong cách Nhật Bản tại Việt Nam. Bên cạnh hoạt động ký kết, ông Vũ Xuân Hợp đã gặp trực tiếp sinh viên của Nhà trường để mời các bạn sau tốt nghiệp, đến làm việc tại BVĐK Quốc tế Việt Nam – Nhật Bản. Đây là niềm vinh dự cũng như cơ hội việc làm rất tốt cho sinh viên của Nhà trường được làm việc tại những cơ sở Y tế uy tín, hiện đại và chế độ đãi ngộ hấp dẫn.