Cẩm nang

GÓC TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT: Nghị định 168/2024/NĐ-CP

Nhân dịp năm mới 2025 kính chúc các bạn cùng gia đình luôn mạnh khỏe, gặt hái được nhiều thành công trong học tập cũng như cuộc sống. Bước sang năm 2025 một số quy định pháp luật mới giúp cho cuộc sống của chúng ta an toàn và văn mình hơn bắt đầu có hiệu lực. Một trong những chính sách đó là Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Là một công dân Việt Nam ít nhiều chúng ta cũng đang tham gia giao thông đường bộ, để tránh rơi vào những hoàn cảnh éo le hãy tham khảo các thông tin mới liên quan tới trật tự, an toàn giao thông đường bộ các bạn nhé. TOÀN VĂN: Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/toan-van-nghi-dinh-168-2024-nd-cp-quy-dinh-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-ve-trat-tu-atgt-duong-bo-119241231164556785.htm Dưới đây là các hành vi vi phạm giao thông sẽ tăng mức xử phạt từ năm 2025: Trên đây là một số điểm lưu ý nhà trường xin phép được chia sẻ tới các bạn! Chúc các bạn luôn mạnh khỏe, chấp hành tốt luật pháp để không đặt mình vào những tính huống khó xử.   Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam Ban sinh viên!

Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm cho người

Vi sinh vật và prion là hai loại tác nhân gây bệnh truyền nhiễm cho người có sự khác biệt rõ rệt về cấu trúc và cơ chế hoạt động. Hãy cùng trường đại học y khoa Tokyo Việt Nam tìm hiểu về những tác nhân gây bệnh trên trong bài viết này nhé! Vi sinh vật Vi sinh vật là những sinh vật nhỏ bé, chỉ có thể nhìn thấy qua kính hiển vi, và bao gồm nhiều loại khác nhau, chẳng hạn như vi khuẩn, virus, nấm và kí sinh trùng. Các loại vi sinh vật chính: Vi khuẩn: Là sinh vật đơn bào có cấu trúc đơn giản, có thể sống trong nhiều môi trường khác nhau. Một số vi khuẩn có lợi cho con người (như vi khuẩn đường ruột), trong khi một số khác gây bệnh như Mycobacterium tuberculosis gây bệnh lao,… Virus: Là các tác nhân gây bệnh không có tế bào, cần phải xâm nhập vào tế bào chủ để nhân lên. Ví dụ HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người, HBV gây viêm gan B,… Nấm: Là vi sinh vật có thể gây ra các bệnh như nấm da, nấm móng, và các bệnh nấm hệ thống nghiêm trọng. Ví dụ: Candida albicans,… Kí sinh trùng: Là những vi sinh vật sống bám vào và sống nhờ vào một sinh vật khác (gọi là vật chủ) để có thể tồn tại và phát triển. Ví dụ: Plasmodium gây sốt rét, Amip gây lỵ amip,… Cấu trúc của vi sinh vật: Tùy thuộc vào loại, vi sinh vật có cấu trúc khác nhau: Vi khuẩn có thể có vỏ, màng tế bào, và đôi khi là lông hoặc roi. Virus không có cấu trúc tế bào mà thay vào đó là một bộ gen được bao quanh bởi một lớp vỏ protein. Prion Prion là các tác nhân gây bệnh rất đặc biệt, không phải là vi sinh vật. Chúng là các protein gây ra bệnh nhờ thay đổi cấu trúc của các protein khác trong cơ thể, dẫn đến những bệnh lý nghiêm trọng. Đặc điểm của prion: Cấu trúc: Prion chỉ là các phân tử protein mà không có vật chất di truyền (DNA hay RNA). Thay vì giúp cơ thể thực hiện các chức năng bình thường, prion gây ra sự biến đổi cấu trúc của các protein khác, làm chúng trở nên bất thường và dẫn đến sự chết tế bào. Cơ chế gây bệnh: Khi prion xâm nhập vào cơ thể, nó có thể thay đổi cấu trúc của các protein bình thường, khiến chúng trở thành các prion khác, từ đó gây ra sự lan rộng và tổn thương mô, đặc biệt là trong não. Bệnh Creutzfeldt-Jakob (CJD ): là một bệnh hiếm gặp, thuộc nhóm bệnh không nhiễm trùng, nhưng có khả năng lây nhiễm, được định nghĩa là một tình trạng thoái hóa thần kinh tiến triển nhanh do các protein prion gây ra, có thể khiến người bệnh bị mất trí nhớ rồi tử vong. Sự khác biệt giữa vi sinh vật và prion: Cấu trúc: Vi sinh vật có cấu trúc tế bào (dù đơn giản), trong khi prion chỉ là các protein. Cơ chế gây bệnh: Vi sinh vật có thể sinh sản và nhân lên trong cơ thể chủ, còn prion không thể nhân lên theo cách thông thường mà thay đổi cấu trúc của các protein trong cơ thể. Khả năng lây truyền: Vi sinh vật có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, giọt bắn, hay các vật thể bị nhiễm bẩn. Trong khi đó, prion thường lây truyền qua thực phẩm hoặc các vật liệu có chứa prion. Kỹ thuật viên xét nghiệm là những chuyên gia có trách nhiệm trong việc thu thập mẫu, thực hiện các xét nghiệm. Việc phân tích và chẩn đoán các bệnh nhiễm trùng do vi sinh vật (vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng) gây ra giúp các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật xét nghiệm y học tại trường đại học y khoa Tokyo Việt Nam còn có cơ hội tham gia vào lĩnh vực khoa học nghiên cứu các quá trình sinh học ở cấp độ phân tử như DNA, RNA, và protein, cũng như cách thức các phân tử này tham gia vào các quá trình di truyền, chuyển hóa, và phản ứng sinh hóa trong cơ thể sống. Từ đó, cung cấp các công cụ để phát hiện, chẩn đoán và điều trị các bệnh, đặc biệt là các bệnh di truyền, ung thư, và bệnh truyền nhiễm. TS Trần Thị Thanh Huyền Giảng viên khoa Kỹ thuật xét nghiệm Y học

Chức năng và sự khác biệt các hình thái biểu mô của ruột già

Tại khoa Kỹ thuật xét nghiệm y học ở trường đại học y khoa Tokyo Việt Nam, sinh viên được học về biểu mô của ống tiêu hóa. Ruột già, là một ống dài 150 cm nối với ruột non và dày hơn ruột non khoảng 5 đến 6 cm. Ruột già được tạo từ ba phần: manh tràng, đại tràng và trực tràng. Nó hấp thụ nước từ cặn thức ăn còn sót lại sau khi được tiêu hóa tại ruột non, tạo và lưu trữ phân. Phần trực tràng nối liền hậu môn được gọi là ống hậu môn. Hình thái biểu mô niêm mạc của trực tràng là biểu mô trụ đơn, hình thái này được kéo dài đến ống hậu môn. Sau ống hậu môn, biểu mô chuyển sang biểu mô vảy phân tầng, các hốc niêm mạc và lớp cơ niêm biến mất, thay vào đó là đám rối tĩnh mạch (hay đám rối tĩnh mạch trực tràng) phát triển ở lớp dưới niêm mạc. Bệnh trĩ xảy ra khi các tĩnh mạch này bị giãn ra một cách bệnh lý hoặc thành chứng giãn tĩnh mạch, tĩnh mạch phình ra vào màng nhầy. Bệnh trĩ là bệnh xuất hiện ở hậu môn, xảy ra khi có lưu lượng máu bị tắc nghẽn ở vùng hậu môn. Sở dĩ bệnh trĩ được cho là bệnh liên quan đến lối sống sinh hoạt là vì chúng có thể do các thói quen hàng ngày như táo bón, tiêu chảy, ngồi một tư thế trong thời gian dài hoặc mang vác vật nặng. Phụ nữ cũng có thể bị bệnh trĩ khi mang thai hoặc sinh con. Có các cơ trơn và cơ vân quy tụ nhiều sợi thần kinh cảm giác và vận động ở hậu môn. Trong hai lớp cơ: cơ thắt trong hậu môn (vòng trong) và cơ thắt ngoài hậu môn (lớp cơ dọc ngoài), cơ thắt trong đặc biệt phát triển và dày lên ở phần dưới ống hậu môn tạo thành cơ vòng trong. Bao quanh cơ thắt trong, cơ nâng hậu môn, được tạo thành từ cơ xương, tạo thành cơ thắt ngoài hậu môn. Cơ thắt trong là loại cơ trơn được kích hoạt tự động, không phụ thuộc vào suy nghĩ có ý thức, nhưng cơ thắt ngoài là cơ vân, cơ tự chủ và có thể giãn ra theo ý muốn.   Tại sao chúng ta cần biết các loại cấu trúc mô này? Cấu trúc hình thái mô thay đổi tùy theo bệnh lý và để hiểu được những thay đổi này, cần phải hiểu hình dạng mô bình thường. Nếu bạn hứng thú về cơ thể người ở cấp độ tế bào hãy đến thăm khoa Kỹ thuật xét nghiệm y học tại Trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam.   Nakai Yuko Trưởng khoa Kỹ thuật xét nghiệm y học. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành xét nghiệm Giải phẫu bệnh tại Nhật Bản.

Ngành phục hồi chức năng – Tương lai của sức khỏe và chất lượng cuộc sống

Ngành phục hồi chức năng đang ngày càng trở thành một lĩnh vực quan trọng, không chỉ giúp người bệnh hồi phục sau chấn thương và bệnh tật mà còn đóng vai trò chủ đạo trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho hàng triệu người. Với sự phát triển mạnh về công nghệ và y học, ngành phục hồi chức năng trong tương lai sẽ đạt đến một tầm cao mới, đưa ra những phương pháp trị liệu đột phá và hiệu quả. Hãy cùng Trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam tìm hiểu về ngành trong bài viết này nhé! Đột Phá Trong Công Nghệ Trị Liệu Sự ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), và công nghệ robot trong phục hồi chức năng sẽ đem đến những trải nghiệm trị liệu chưa từng có. Nhờ AI, các thiết bị trị liệu có khả năng phân tích từng cử động của bệnh nhân, điều chỉnh phương pháp trị liệu ngay lập tức để tối ưu hóa hiệu quả. Công nghệ thực tế ảo cũng hỗ trợ tạo ra môi trường tập luyện an toàn và sinh động, giúp người bệnh cảm thấy phấn khích hơn khi tham gia trị liệu. Cá Nhân Hóa Điều Trị – Mọi Quyết Định Dựa Trên Dữ Liệu Mỗi người bệnh đều có quá trình phục hồi khác nhau, và trong tương lai, các phác đồ trị liệu sẽ được cá nhân hóa tối đa nhờ vào dữ liệu sức khỏe được thu thập và phân tích liên tục. Với các thiết bị đeo thông minh, bệnh nhân có thể tự theo dõi tình trạng sức khỏe và tiến trình phục hồi của mình ngay tại nhà, trong khi đội ngũ y bác sĩ có thể đưa ra hướng dẫn cụ thể dựa trên dữ liệu cập nhật, giúp điều trị đạt hiệu quả cao hơn. Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Các chương trình đào tạo tiên tiến cùng sự đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu khoa học đang giúp đội ngũ chuyên gia trong ngành phục hồi chức năng không ngừng nâng cao kỹ năng và kiến thức. Bên cạnh đó, sự hợp tác quốc tế và chuyển giao công nghệ cũng mang đến cho ngành phục hồi chức năng tại Việt Nam những bước tiến vững chắc, tạo điều kiện cho người bệnh được tiếp cận với các phương pháp điều trị mới nhất từ thế giới. Chăm Sóc Tinh Thần Và Thể Chất Toàn Diện Sức khỏe tinh thần và động lực sống là yếu tố không thể thiếu trong quá trình phục hồi. Ngành phục hồi chức năng tương lai sẽ bao gồm các chương trình hỗ trợ tâm lý, giúp bệnh nhân không chỉ phục hồi thể chất mà còn vượt qua rào cản tâm lý, sẵn sàng quay lại cuộc sống một cách mạnh mẽ và lạc quan hơn. ________________________________________ Tổng kết Với tất cả những tiến bộ vượt bậc đó, ngành phục hồi chức năng đang từng bước khẳng định vai trò chủ đạo trong việc chăm sóc sức khỏe toàn diện và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đầu tư vào sự phát triển của ngành phục hồi chức năng chính là đầu tư vào sức khỏe và hạnh phúc dài lâu – bởi vì mỗi chúng ta đều xứng đáng có một cuộc sống khỏe mạnh và đầy ý nghĩa. Ngành phục hồi chức năng – Đem đến hy vọng, đổi mới cuộc sống!

Văn hóa Omotenashi trong khám chữa bệnh tại Nhật Bản và tiềm năng ứng dụng tại Việt Nam

Omotenashi – tinh thần hiếu khách đặc trưng của Nhật Bản – đã từ lâu vượt ra khỏi phạm vi dịch vụ và nhà hàng, trở thành một triết lý trong nhiều lĩnh vực khác, bao gồm cả y tế. Tại Nhật Bản, Omotenashi không chỉ là cách chào đón mà còn là sự tận tụy, chú ý đến từng chi tiết nhỏ để đem lại trải nghiệm thoải mái nhất cho khách hàng và bệnh nhân. Những nguyên tắc của Omotenashi trong y tế Nhật Bản mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh, không chỉ từ chất lượng dịch vụ y khoa mà còn từ thái độ phục vụ chu đáo, chuyên nghiệp. Những giá trị này ngày càng thu hút sự quan tâm và ứng dụng vào hệ thống y tế của Việt Nam, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe và gia tăng sự hài lòng của bệnh nhân. Hãy cùng Trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam tìm hiểu về văn hóa đặc trưng này của người Nhật trong bài viết này nhé! Văn hóa Omotenashi trong y tế Nhật Bản Omotenashi trong y tế Nhật Bản mang đến một hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe lấy bệnh nhân làm trung tâm, nơi mọi hoạt động đều nhằm đáp ứng nhu cầu về cả thể chất lẫn tinh thần của người bệnh. Điều này được thể hiện qua: Tận tâm trong từng chi tiết: Từ cách chào hỏi, hướng dẫn, cho đến giải đáp thắc mắc, nhân viên y tế đều hành xử với thái độ nhã nhặn và thân thiện. Thậm chí, các chi tiết nhỏ như cung cấp chăn ấm vào mùa đông, điều chỉnh nhiệt độ phòng, hay thiết kế phòng chờ thoáng đãng và yên tĩnh đều được chú trọng. Lắng nghe và thấu hiểu bệnh nhân: Nhân viên y tế Nhật Bản không chỉ tập trung vào chuyên môn mà còn lắng nghe và tôn trọng cảm xúc của người bệnh. Bệnh nhân luôn được tạo điều kiện để bày tỏ mong muốn, lo lắng và hiểu rõ về phương án điều trị trước khi ra quyết định. Không gian điều trị thân thiện: Các bệnh viện Nhật Bản thường có không gian xanh, sạch sẽ và gần gũi với thiên nhiên để tạo cảm giác dễ chịu cho bệnh nhân. Từ phòng chờ đến phòng bệnh đều được thiết kế hài hòa, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái và an tâm trong suốt quá trình điều trị. Ứng dụng Omotenashi trong y tế tại Việt Nam Trong bối cảnh hệ thống y tế Việt Nam đang ngày càng phát triển, việc ứng dụng triết lý Omotenashi là một bước tiến đáng kể nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân và tạo dựng niềm tin với cộng đồng. Một số ứng dụng của Omotenashi trong y tế Việt Nam có thể bao gồm: Đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên y tế: Để phát huy hiệu quả của Omotenashi, các bệnh viện có thể tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng giao tiếp, ứng xử nhằm giúp nhân viên y tế thấu hiểu tâm lý bệnh nhân, từ đó tạo cảm giác an tâm, thoải mái. Việc tập trung vào kỹ năng mềm không chỉ cải thiện hình ảnh dịch vụ y tế mà còn góp phần giảm bớt căng thẳng trong quá trình điều trị cho người bệnh. Xây dựng không gian bệnh viện thân thiện: Nhiều bệnh viện tại Việt Nam hiện nay đã chú trọng đầu tư vào cơ sở vật chất, không gian phòng chờ và các dịch vụ tiện ích khác như khu vực giải trí cho trẻ em, sách báo, và máy lọc nước miễn phí. Việc cải thiện không gian vật lý này không chỉ giảm bớt căng thẳng mà còn đem lại cảm giác gần gũi, thoải mái hơn cho bệnh nhân. Dịch vụ chăm sóc cá nhân hóa: Mỗi bệnh nhân có nhu cầu và mong muốn khác nhau, vì vậy việc cung cấp dịch vụ cá nhân hóa có thể giúp gia tăng sự hài lòng. Ví dụ, nhân viên y tế có thể dành thời gian tư vấn chi tiết, hỗ trợ bệnh nhân các dịch vụ tiện ích, và đảm bảo việc trao đổi thông tin đầy đủ. Các dịch vụ chăm sóc cá nhân hóa có thể giúp bệnh nhân cảm nhận được sự tận tâm và quan tâm thực sự từ phía bệnh viện. Chú trọng đến sự riêng tư và tôn trọng cá nhân: Việc bảo mật thông tin và tôn trọng quyền riêng tư của bệnh nhân cũng là một phần của tinh thần Omotenashi. Các bệnh viện Việt Nam có thể học hỏi và áp dụng những chuẩn mực này để tạo ra môi trường an toàn, tin tưởng cho bệnh nhân. Thách thức trong việc áp dụng Omotenashi tại Việt Nam Dù tiềm năng áp dụng Omotenashi tại Việt Nam là rất lớn, nhưng vẫn có một số thách thức: Cơ sở hạ tầng và chi phí: Để đáp ứng tiêu chuẩn Omotenashi, các bệnh viện cần phải đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, đặc biệt là các khu vực phòng chờ, không gian xanh và các dịch vụ tiện ích. Điều này đòi hỏi một khoản đầu tư lớn, không phải bệnh viện nào cũng đủ điều kiện để thực hiện. Đào tạo và thay đổi tư duy nhân viên y tế: Triết lý Omotenashi không thể thực hiện chỉ qua một số quy trình mà đòi hỏi thay đổi tư duy từ cấp lãnh đạo đến nhân viên y tế. Việc đào tạo về văn hóa này cần thời gian và công sức, đòi hỏi các nhân viên y tế phải nắm bắt và thực hành lâu dài. Khả năng phục vụ số lượng bệnh nhân lớn: Số lượng bệnh nhân lớn và hạn chế về nguồn nhân

Bệnh sởi: đặc điểm và cách phòng ngừa

Bệnh sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt phổ biến ở trẻ em và có khả năng lây lan mạnh mẽ nếu không được kiểm soát. Tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, chúng tôi không ngừng đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức cộng đồng về các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe. Với mục tiêu “mang lại sức khỏe và hạnh phúc cho cộng đồng,” bài viết này cung cấp thông tin tổng quan về bệnh sởi, triệu chứng nhận biết và các phương pháp phòng tránh hiệu quả để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi dịch bệnh. Tổng quan về bệnh sởi Bệnh sởi (Measles) là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến và có khả năng lây lan mạnh mẽ, đặc biệt ở trẻ em. Sởi là bệnh do virus gây ra và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời. Mặc dù vắc xin đã giúp giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh, nhưng các đợt bùng phát vẫn xảy ra ở nhiều khu vực trên thế giới do việc không tiêm phòng đầy đủ và sự lây lan nhanh chóng của virus. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong năm 2022, toàn cầu đã ghi nhận hơn 140.000 ca tử vong do bệnh sởi, chủ yếu ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Các quốc gia có tỷ lệ mắc sởi cao thường nằm ở châu Phi, châu Á và một số vùng của châu Âu, nơi tỷ lệ tiêm chủng còn thấp. Việt Nam, mặc dù đã có chương trình tiêm phòng rộng rãi, vẫn ghi nhận một số ca bùng phát sởi cục bộ. Theo Bộ Y tế, trong những năm gần đây, Việt Nam ghi nhận hàng nghìn ca mắc sởi mỗi năm, với đa số là trẻ em chưa tiêm chủng hoặc chưa tiêm đủ liều vắc xin phòng bệnh. Đặc biệt, trong năm 2019, cả nước ghi nhận trên 6.000 trường hợp mắc bệnh sởi, chủ yếu tập trung tại các khu vực đông dân cư và có điều kiện vệ sinh kém. Sự gia tăng của các đợt bùng phát sởi là lời nhắc nhở mạnh mẽ về tầm quan trọng của việc tiêm chủng đầy đủ và duy trì miễn dịch cộng đồng. Việc không đạt được tỷ lệ tiêm chủng tối ưu (trên 95%) có thể dẫn đến sự lây lan nhanh chóng của bệnh và gây nên các đợt dịch lớn, đe dọa sức khỏe cộng đồng. Tác nhân gây bệnh sởi Bệnh sởi do một loại virus thuộc họ Paramyxoviridae, tên là Polinosa morbillarum gây ra. Virus sởi có khả năng lây truyền rất mạnh và lây chủ yếu qua đường hô hấp thông qua các giọt bắn nhỏ khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Khi virus sởi xâm nhập vào cơ thể, nó tấn công các tế bào hô hấp và sau đó lan sang các hệ cơ quan khác, gây ra những triệu chứng điển hình của bệnh. Virus sởi có thể tồn tại trong không khí hoặc trên bề mặt trong vài giờ. Điều này làm cho bệnh sởi trở thành một trong những bệnh truyền nhiễm dễ lây lan nhất. Những người chưa có miễn dịch với bệnh sởi có tới 90% nguy cơ mắc bệnh khi tiếp xúc gần với người nhiễm virus. Một đặc điểm đáng chú ý của virus sởi là thời gian ủ bệnh kéo dài từ 7 đến 14 ngày, trong thời gian đó người nhiễm bệnh đã có thể lây nhiễm cho người khác ngay cả khi chưa xuất hiện triệu chứng. Đây chính là lý do vì sao các đợt bùng phát sởi có thể lan nhanh trong các cộng đồng dân cư, trường học hoặc khu vực tập trung đông người. Đối tượng mắc và triệu chứng Mặc dù bất kỳ ai chưa có miễn dịch với bệnh sởi đều có nguy cơ mắc bệnh, nhưng nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất là trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn chưa tiêm phòng hoặc chưa tiếp xúc với virus sởi. Những người có hệ miễn dịch yếu như phụ nữ mang thai hoặc những người mắc các bệnh nền như HIV/AIDS, ung thư, hoặc đang điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch cũng có nguy cơ cao hơn. Trẻ em chưa tiêm vắc xin hoặc chưa hoàn thành các mũi tiêm đầy đủ thường là nhóm bị mắc bệnh nặng nhất, với nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng. Theo WHO, khoảng 1/5 trẻ em mắc sởi sẽ phải nhập viện, và trong số này, nhiều trẻ có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, hoặc các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng như suy dinh dưỡng nặng. Bệnh sởi xuất hiện với các triệu chứng: Giai đoạn ủ bệnh kéo dài từ 7 đến 14 ngày, trong thời gian này người bệnh chưa xuất hiện triệu chứng. Sau thời gian ủ bệnh, các triệu chứng ban đầu bao gồm sốt cao (thường trên 38,5°C), mệt mỏi, ho khan, chảy nước mũi và viêm kết mạc (mắt đỏ). Sau vài ngày, các nốt phát ban đỏ đặc trưng của bệnh sởi xuất hiện, ban đầu là các nốt nhỏ màu đỏ ở mặt và sau đó lan xuống toàn bộ cơ thể. Một triệu chứng quan trọng khác là các đốm Koplik (các đốm trắng nhỏ bên trong má) có thể xuất hiện trong miệng 2-3 ngày trước khi phát ban ngoài da. Bệnh sởi có thể tự khỏi trong 7-10 ngày nếu không có biến chứng, tuy nhiên đối với một số trường hợp, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: Viêm phổi: Đây là biến chứng thường gặp nhất và cũng là nguyên nhân chính gây tử

Những lưu ý phòng bệnh khi thời tiết chuyển mùa

Thời tiết chuyển mùa thường khiến nhiều người mắc phải một số bệnh như cảm cúm, viêm họng, sốt… Dưới đây là những lưu ý đến từ các chuyên gia sức khỏe của Trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam để giúp mọi người phòng tránh và bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Thời tiết chuyển mùa dễ khiến cơ thể gặp các triệu chứng như cảm cúm, viêm họng … Theo các chuyên gia về sức khỏe, thời điểm chuyển giao mùa được xem là giai đoạn khá nguy hiểm đối với cơ thể con người. Vì thế, cần có những biện pháp bảo vệ để phòng tránh cũng như bảo vệ mình trước mưa nắng của thời tiết. Giữ gìn vệ sinh cá nhân nhưng không tắm quá lâu Để phòng tránh các bệnh lây nhiễm trong thời điểm chuyển giao mùa, mọi người cần vệ sinh cá nhân và nơi sinh hoạt thật sạch sẽ. Tuy vậy, lúc này nhiệt độ thường có sự thay đổi rõ rệt, có thể là sáng nắng nóng và tối trở lạnh. Chính những điều đấy sẽ khiến cho việc tắm quá lâu, hay tắm nước lạnh trở nên nguy hiểm hơn. Các chuyên gia tại bệnh viện Kusumi trực thuộc THUV khuyên rằng, trong thời tiết chuyển mùa, hãy hạn chế tắm trong thời gian dài quá 15 phút và không tắm quá khuya. Lý do là bởi khi tắm lâu cơ thể sẽ trở nên yếu, sức đề kháng giảm cũng như việc tắm lâu hay muộn sẽ khiến gặp tình trạng cảm cúm, thậm chí có nguy cơ đột quỵ. Cần chú ý mặc ấm để bảo vệ sức khỏe khi thời tiết chuyển giao mùa. Ăn sáng đầy đủ Bỏ ăn sáng là thói quen của nhiều người, đặc biệt giới trẻ nhưng đây là một thói quen xấu cần phải thay đổi. Bởi nếu duy trì thói quen này sẽ gây ảnh hưởng và dẫn đến sức khỏe giảm sút cũng như gặp tình trạng cảm cúm, mệt mỏi với những thay đổi của thời tiết… Để hạn chế tình trạng trên, hãy điều chỉnh thói quen và cố gắng ăn sáng đầy đủ. Điều này giúp cơ thể có đủ chất dinh dưỡng, giúp giữ ấm cơ thể trong những ngày gió mùa về. Ngoài ra, cũng cần bổ sung thêm các loại thực phẩm có tác dụng làm ấm người khi đi ngoài trời lạnh như gừng, tỏi… Đây cũng là cách giúp bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất trong thời tiết chuyển giao mùa. Mặc đủ ấm Việc mặc đủ ấm sẽ giúp cơ thể không bị nhiễm lạnh trong thời tiết chuyển giao mùa. Hãy lựa chọn trang phục phù hợp để thân nhiệt không bị quá nóng hay quá lạnh, thậm chí có thể hỗ trợ bằng các phụ kiện như khẩu trang, mũ, khăn quàng cổ để có thể bảo vệ cơ thể một cách toàn diện nhất. Ngoài các điều đáng lưu tâm ở trên, chúng ta cũng cần lưu ý như sau – Giữ cho cơ thể khỏe mạnh bằng cách tăng cường vận động để nâng cao thể trạng – Ăn đầy đủ chất và các nhóm chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, nhất là các thức ăn có nhiều vitamin; rau xanh, hoa quả tươi – Tiêm phòng đầy đủ. – Cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhà ở thông thoáng, ít bụi bẩn. – Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, nếu dùng tay che miệng thì nên rửa sạch với xà phòng. Đeo khẩu trang, tránh tụ tập nơi đông người khi có dịch. – Khi có biểu hiện bất thường cần được khám và tư vấn của bác sĩ.

Sự khác biệt về khí hậu, thời tiết giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Khí hậu, thời tiết cũng là một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến một số công việc cũng như cuộc sống. Đây cũng là lý do mà trước khi đến “xứ Phù Tang”, mọi người đều tìm hiểu khí hậu Nhật Bản. Vậy khí hậu, thời tiết Nhật Bản như thế nào? Có gì khác biệt với Việt Nam hay không? Cũng giống với Việt Nam, Nhật Bản cũng có sự phân hóa khí hậu theo mùa với 4 mùa riêng biệt là Xuân, Hạ, Thu, Đông. Yếu tố đem đến sự khác biệt giữa các mùa là sự chênh lệch nhiệt độ, đặc biệt là giữa mùa hạ và mùa đông. Sự chênh lệch có thể lên đến trên 30 độ. Thời điểm mùa thu và mùa xuân có thời tiết dễ chịu hơn. Vào đầu mùa hạ có mưa nhiều trong khoảng tháng 6 đến giữa tháng 7, mùa hạ nhiệt độ và độ ẩm cao. Còn mùa đông thì có nhiều tuyết rơi. Khoảng thời gian giữa mùa hạ đến đầu mùa thu thường có nhiều bão đổ bộ vào Nhật Bản. Mùa xuân Mùa xuân xứ Phù Tang là thời điểm đẹp nhất trong năm, tuy nhiên, thời gian mùa xuân khá ngắn, chỉ kéo dài khoảng 3 tháng, từ tháng 3- tháng 5. Thời tiết mùa xuân tại Nhật Bản khá lạnh, đôi khi có thể có tuyết rơi, rất phù hợp với du lịch cũng như những hoạt động ngoài trời. Mùa hạ Mùa hạ có nhiệt độ và độ ẩm cao. Trừ vùng Hokkaido thì toàn bộ nước Nhật đều có mưa nhiều khoảng từ tháng 6- tháng 7. Mùa thu Mùa thu là khoảng thời tiết dễ chịu nhất trong năm vì thời tiết lúc này khá mát mẻ và cảnh sắc vô cùng đẹp. Mùa đông Mùa đông là thời điểm lạnh nhất trong năm. Tuyết trắng phủ nhiều nơi. Thời gian này, nền nhiệt ở mọi khu vực đều hạ thấp, không khí thường khô. Khu vực gần biển và vùng phía bắc sẽ có tuyết phủ dày trong suốt mùa đông. Việt Nam và Nhật Bản nằm trong các đới khí hậu khác nhau, vì thế, khí hậu và thời tiết tại hai quốc gia có khá nhiều điểm khác biệt. Nhật Bản thuộc vùng khí hậu ôn đời, còn Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới. Thêm đó, Nhật Bản có địa hình trải dài nên sự phân bố khí hậu tại Nhật cũng có nhiều khác biệt giữa đầu bắc và đầu nam. Nhật Bản thuộc vùng khí hậu ôn đới, mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh nên thời tiết thay đổi thường xuyên. Cả hai nước đều có mùa hè nóng và ẩm, nhưng nhiệt độ ở Nhật Bản thường thấp hơn so với Việt Nam. Do nằm trong khu vực nhiệt đới lại chịu ảnh hưởng của gió mùa nên đặc trưng của khí hậu Việt Nam là nóng, ẩm, mưa nhiều. Độ ẩm quanh năm cao và một năm có một thời kỳ khô hạn. Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, nơi sinh viên được học tập theo chương trình đào tạo tiêu chuẩn Nhật Bản. Sinh viên cũng có cơ hội việc làm tại các bệnh viện liên kết với Trường tại Nhật Bản – đất nước xinh đẹp với khí hậu mát mẻ và khung cảnh tuyệt đẹp.

Sự khác biệt giữa biểu mô thực quản và biểu mô dạ dày

Hệ tiêu hóa là một hệ thống các cơ quan thực hiện chức năng tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Cấu tạo bao gồm ống tiêu hóa và hệ thống mật tụy. Trong đó, ống tiêu hóa là một hệ thống tạng rỗng kéo dài từ miệng đến hậu môn. 1. Biểu mô thực quản Thực quản là một ống cơ nối cổ họng (hầu họng) với dạ dày. Thức ăn vào miệng, các cơn co thắt cơ xảy ra trong thực quản được gọi là nhu động, có chức năng đưa thức ăn di chuyển đến dạ dày. Niêm mạc thực quản là lát tầng không sừng hóa, tương tự như biểu mô của khoang miệng. Biểu mô của thực quản có tốc độ tái tạo lại tương đối nhanh và có chức năng bảo vệ chống lại các tác động mài mòn của thức ăn. 2. Biểu mô dạ dày Dạ dày là một tạng rỗng, chứa enzym phân giải thức ăn thành dạng có thể hấp thụ được. Dạ dày có hai chức năng chính: tiết dịch vị (chứa hydrochloric acid HCl, enzyme pepsin phân giải protein thành các đoạn polypeptide ngắn hơn) và co bóp, trộn đều viên thức ăn với dịch vị (gọi là dưỡng chấp). Trong dạ dày có một sự cân bằng nhỏ giữa acid và chất nhầy bảo vệ thành niêm mạc dạ dày. Dạ dày có các tuyến đáy vị thực hiện quá trình tiêu hóa, nhưng chất nhầy trong biểu mô trên bề mặt dạ dày không hòa tan trong axit clohydric do tuyến đáy vị sản xuất. Điều này ngăn cản quá trình tiêu hóa ở dạ dày. Có ba loại tế bào trong tuyến cơ bản: Các tế bào chính tổng hợp và tiết ra pepsinogen phân giải protein Tế bào thành có tác dụng diệt khuẩn và tiết ra acid clohydric có tác dụng tiêu hóa protein và chuyển pepsinogen thành pepsin. Các tế bào phụ tiết ra chất nhầy hòa tan trong axit clohydric và có tác dụng bôi trơn để trộn thức ăn trong dạ dày. Biểu mô thực quản có khoảng 3 lớp tế bào tương phản với biểu mô trụ cao, 1 lớp của dạ dày. Điều này là do sự khác biệt về chức năng tiêu hóa giữa thực quản và dạ dày. Ảnh ①  biểu mô lát tầng của thực quản (Trích dẫn hình ảnh từ hội thảo khoa học về giải phẫu bệnh) Ảnh ② biểu mô trụ đơn của dạ dày (Trích dẫn hình ảnh từ hội thảo khoa học về giải phẫu bệnh) Tại sao cần hiểu biết về loại cấu trúc này? Cấu trúc thay đổi tùy theo bệnh và để hiểu được những thay đổi này, cần phải hiểu hình dạng của biểu mô bình thường. Tại khoa Kỹ thuật xét nghiệm y học, sinh viên được học và quan sát cấu trúc của hệ tiêu hóa. Hãy cùng nhau khám phá về thế giới vi mô. Nếu bạn quan tâm về vấn đề này hãy đến thăm Trường Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam (THUV).   Tác giả: Nakai Yuko Trưởng khoa Kỹ thuật xét nghiệm y học  

【TUYÊN TRUYỀN】 PHÒNG TRÁNH SỐT XUẤT HUYẾT

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút, sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Ngoài sự vào cuộc quyết liệt của các ban, ngành, địa phương, rất cần ý thức của mỗi gia đình trong việc loại trừ các ổ sinh sản của muỗi, áp dụng các biện pháp phòng, chống muỗi đốt. Để chủ động công tác phòng chống dịch, không để dịch bùng phát, lan rộng, người dân cần tự giác thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Khuyến cáo các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết: Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng Thả cá vào lu, chum, vại, bể nước để diệt lăng quăng, bọ gậy Thường xuyên thay rửa dụng cụ chứa nước, thay nước bình hoa, đổ nước đọng tại khay nước thải tủ lạnh Bỏ muối, dầu hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn Loại bỏ, lật úp các vật phế thải như chai, lọ, vỏ dừa, lốp, vỏ xe cũ, các hốc chứa nước Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt, ngay cả ban ngày Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt loăng quăng, bọ gậy và các đợt phun hóa chất diệt muỗi. Khi bị sốt, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà. Nguồn: Trung tâm y tế xã Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội 🇹 🇭 🇺 🇻 🇻🇳 🇯🇵🇻🇳 🇯🇵 🇹 🇭 🇺 🇻 🇻🇳 🇯🇵8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣9️⃣⭕8️⃣8️⃣🇻🇳 🇯🇵 🇹 🇭 🇺 🇻 🇻🇳 🇯🇵🇻🇳 🇯🇵 🇹 🇭 🇺 🇻 Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng