Cẩm nang

PHÁT ĐỘNG THAM GIA CUỘC THI VIẾT NHỮNG KỶ NIỆM SÂU SẮC VỀ THẦY CÔ VÀ MÁI TRƯỜNG NĂM 2024

Bộ Giáo dục và đào tạo đã có Quyết định về việc ban hành thể lệ cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường năm 2024. Thể lệ cuộc thi viết những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường năm 2024 Thể lệ cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 được ban hành kèm theo Quyết định 2123/QĐ-BGDĐT ngày 13/8/2024 cụ thể như sau: (1) Mục đích Ghi nhận, tôn vinh những thầy giáo, cô giáo có tình cảm, việc làm, thành tích tốt đẹp, đóng góp tích cực cho công cuộc đổi mới giáo dục; những cơ sở giáo dục có nhiều đổi mới, sáng tạo trong dạy học và giáo dục học sinh. Lan tỏa những tình cảm tốt đẹp của học sinh, sinh viên, phụ huynh học sinh đối với các thầy giáo, cô giáo và các nhà trường, góp phần nâng cao tính giáo dục, khơi gợi niềm tự hào của mỗi học sinh, sinh viên với trường, lớp và thầy cô. Động viên, khuyến khích các thầy cô giáo vượt qua khó khăn, tiếp tục có những cống hiến cho ngành Giáo dục và xã hội. (2) Quy định chung Tên cuộc thi: “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 Nội dung các tác phẩm dự thi Tác phẩm dự thi tập trung vào những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường, cụ thể như sau: Những ấn tượng sâu sắc về thầy cô giáo mà tác giả yêu quý, ngưỡng mộ hoặc những tác động, ảnh hưởng đặc biệt của thầy cô giáo tới việc học tập, nhận thức, làm thay đổi cuộc sống của cá nhân tác giả (hoặc bạn bè, người thân tác giả). Những tình huống sư phạm tiêu biểu, điển hình và cách giải quyết các tình huống ấy của thầy cô giáo mà tác giả đã từng gặp hoặc trải qua, thể hiện năng lực nghề nghiệp, khả năng sáng tạo cũng như tình cảm của thầy cô giáo đối với học sinh, đối với nghề. Những kỷ niệm, những ấn tượng, tình cảm gắn bó sâu sắc đối với ngôi trường mà tác giả hoặc bạn bè, người thân của tác giả đã và đang theo học. Đối tượng tham gia Là công dân Việt Nam, có tác phẩm phù hợp với thể lệ của cuộc thi. Những thành viên Ban Tổ chức và Ban Giám khảo của cuộc thi không được gửi tác phẩm tham dự cuộc thi. Thể loại và hình thức trình bày Các tác phẩm dự thi viết bằng tiếng Việt, thể hiện dưới hình thức văn xuôi, mỗi tác phẩm tối thiểu 500 từ (chấp nhận các hình ảnh, video minh họa kèm theo nếu có). Các tác phẩm dự thi có thể viết tay hoặc đánh máy, trình bày rõ ràng trên một mặt giấy khổ A4, cỡ chữ 14, font chữ Time New Roman. Thông tin về tác giả và tác phẩm dự thi ghi rõ trên trang đầu tiên của tác phẩm dự thi. Các thông tin bắt buộc, bao gồm: Họ và tên, nơi công tác, địa chỉ liên hệ, số điện thoại; Thông tin về nhân vật trong tác phẩm. Tác phẩm dự thi phải là tác phẩm chưa được sử dụng, chưa được công bố trên bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào, chưa đưa lên các websites, blogs, các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter… của các tổ chức, cá nhân; chưa gửi dự thi bất kỳ cuộc thi nào khác. Các tác phẩm dự thi không được in vào tập sách riêng của tác giả và các tuyển tập chung cho đến khi kết thúc cuộc thi. Tác giả dự thi phải đảm bảo và chịu trách nhiệm về tính chân thực, chính xác về nhân vật và nội dung bài dự thi của mình. Tác phẩm dự thi không hợp lệ nếu sao chép các bài đã đăng trên các phương tiện báo, đài, trang tin, bản tin dưới mọi hình thức. Cơ cấu, giá trị giải thưởng cuộc thi viết những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường năm 2024 Theo thể lệ cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 được ban hành kèm theo Quyết định 2123/QĐ-BGDĐT 2024 thì cơ cấu giải thương như sau: (1) Cơ cấu giải thưởng 02 giải tập thể; 02 giải Nhất; 04 giải Nhì; 06 giải Ba; 10 giải Khuyến khích; 02 Giải dành cho Nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm đoạt giải; Giải thưởng phụ do Ban Tổ chức cuộc thi xem xét, quyết định, tùy tình hình thực tế của mối năm tổ chức. (2) Giá trị giải thưởng Giải Nhất: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và 10.000.000đ/ giải; Giải Nhì: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và 8.000.000đ/giải; Giải Ba: Giấy chứng nhận giải thưởng Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp và 6.000.000đ/giải; Giải Khuyến khích: Giấy chứng nhận giải thưởng Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp và 3.000.000đ/giải. Giải tập thể: Giấy chứng nhận do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp và 5.000.000 đồng/giải. Giải Nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm đoạt giải: Giấy chứng nhận do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp và 2.000.000 đồng/giải. Giải thưởng phụ: Giấy chứng nhận do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp và 2.000.000đ/giải. (Tiền thưởng nêu trên đã bao gồm thuế thu nhập mà các tác giả đạt giải phải thực hiện nghĩa vụ thuế của Nhà nước) Kết quả cuộc thi sẽ được thông báo đến tác giả đoạt giải và đăng tải trên Báo Giáo dục và Thời đại, website của Bộ Giáo dục và Đào

Bảo hiểm y tế dành cho học sinh, sinh viên – Những điều cần biết

Bảo hiểm y tế (BHYT) dành cho học sinh, sinh viên là một chính sách xã hội quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cho các em trong suốt quá trình học tập. Đây là một trong những loại bảo hiểm bắt buộc đối với học sinh, sinh viên ở Việt Nam. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể về bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên: Đối tượng tham gia Học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường từ mầm non đến đại học, cao đẳng, trung cấp, hoặc các cơ sở giáo dục khác thuộc diện bắt buộc tham gia BHYT. Mức đóng bảo hiểm y tế Mức đóng: Học sinh, sinh viên đóng 70% mức phí, 30% còn lại sẽ được nhà nước hỗ trợ. Thời gian đóng: Thông thường, học sinh, sinh viên có thể đóng BHYT cho thời gian 9 tháng, hoặc 12 tháng tùy theo yêu cầu của trường học. Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế Khám chữa bệnh: Học sinh, sinh viên được khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế thuộc hệ thống BHYT. Mức hưởng: Tùy thuộc vào nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, mức hưởng BHYT có thể từ 80% đến 100% chi phí khám chữa bệnh. Nếu khám chữa bệnh đúng tuyến: Được chi trả 80% chi phí. Nếu khám chữa bệnh trái tuyến nhưng thuộc hệ thống BHYT: Được chi trả từ 40% – 100% chi phí (tùy cấp độ bệnh viện và tuyến điều trị). Cách tham gia bảo hiểm y tế Đăng ký qua trường học: Học sinh, sinh viên thường đăng ký BHYT thông qua trường học của mình. Nhà trường sẽ thông báo về thời gian, mức đóng và hỗ trợ học sinh, sinh viên hoàn tất các thủ tục đăng ký. Chọn nơi khám chữa bệnh ban đầu: Khi đăng ký BHYT, học sinh, sinh viên cần lựa chọn cơ sở y tế ban đầu (thường là các bệnh viện, trạm y tế gần nơi sinh sống hoặc trường học) để thuận tiện khi cần khám chữa bệnh. Thời gian có hiệu lực Thẻ bảo hiểm y tế có thời hạn từ ngày phát hành và thường có hiệu lực trong khoảng thời gian học sinh, sinh viên đang theo học tại trường. Sau khi đóng phí, thẻ BHYT sẽ được cấp cho học sinh, sinh viên hoặc được hướng dẫn sử dụng thẻ BHYT điện tử qua ứng dụng VssID – Bảo hiểm xã hội số để sử dụng khi cần khám chữa bệnh. Đối với sinh viên năm thứ nhất của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng từ khi nhập học, trừ trường hợp thẻ của học sinh lớp 12 đang còn giá trị sử dụng. Sinh viên năm cuối của khóa học: Thẻ BHYT có giá trị đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học. Tra cứu thời hạn sử dụng thẻ BHYT Học sinh, sinh viên và phụ huynh có thể tự tra cứu thời hạn sử dụng thẻ BHYT theo các cách truy cập vào Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam tại địa chỉ: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/pages/tra-cuu-thoi-han-su-dung-the- bhyt.aspx Những lưu ý quan trọng Học sinh, sinh viên cần nắm rõ quyền lợi, mức hưởng BHYT và nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu để sử dụng khi cần thiết. Khi có sự thay đổi về nơi học tập, nơi đăng ký khám chữa bệnh, cần thông báo để được cập nhật thông tin trên hệ thống BHYT. Học sinh, sinh viên khi đi khám chữa bệnh BHYT phải xuất trình một trong các giấy tờ sau:    - Thẻ BHYT còn hạn sử dụng hoặc Hình ảnh thẻ BHYT điện tử trên ứng dụng VssID – Bảo hiểm xã               hội số và giấy tờ tùy thân có ảnh.    - Căn cước công dân gắn chíp hoặc ứng dụng VneID điện tử đã tích hợp thông tin thẻ BHYT.  Chính sách BHYT đã thực sự đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả trong việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho thế hệ trẻ. Việc tham gia BHYT là nghĩa vụ và quyền lợi của học sinh, sinh viên bởi đây là một biện pháp hữu hiệu để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thẩn cũng là đảm bảo tương lai của đất nước. Nguyễn Thị Yến – Phòng hành chính tổng hợp THUV 🇻🇳 🇯🇵 🇹 🇭 🇺 🇻 🇻🇳 🇯🇵8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣9️⃣⭕8️⃣8️⃣🇻🇳 🇯🇵 🇹 🇭 🇺 🇻 🇻🇳 🇯🇵  

Tầm quan trọng của phục hồi chức năng trước khi phẫu thuật

Những bài tập phục hồi chức năng trước phẫu thuật sẽ giúp người bệnh có được trạng thái sức khỏe tốt cả về thể chất lẫn tinh thần trước khi can thiệp. Hơn nữa, việc tập luyện trước phẫu thuật đúng cách còn giúp giảm nguy cơ gặp các biến chứng thứ phát sau phẫu thuật. Phục hồi chức năng trước phẫu thuật là gì? Phục hồi chức năng trước phẫu thuật đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao thể chất và tinh thần của người bệnh. Bởi quá trình phẫu thuật thường sẽ khiến người bệnh chịu tổn thương bệnh lý, tác động lên sức khỏe và làm giảm sút cả về thể chất lẫn tinh thần. Phục hồi chức năng trước phẫu thuật được áp dụng cho các bệnh nhân phẫu thuật chủ động – không phải các trường hợp cấp cứu hoặc người bệnh có quá trình tổn thương bệnh lý kéo dài. Việc phục hồi chức năng cho bệnh nhân trước phẫu thuật được áp dụng cho tất cả các đối tượng và độ tuổi. PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên giải đáp thông tin về tác dụng của phục hồi chức năng trước phẫu thuật. Các bài tập phục hồi chức năng trước phẫu thuật thường được cá thể hóa theo từng người bệnh phụ thuộc theo thể trạng, bệnh lý đồng mắc, vị trí phẫu thuật, phương pháp phẫu thuật… Các bài tập thường rất đa dạng. Để quá trình phục hồi chức năng trước phẫu thuật đạt kết quả tốt nhất, người bệnh cần phải được thăm khám và đánh giá kỹ lưỡng bởi các bác sĩ chuyên khoa về phục hồi chức năng kết hợp cùng các bác sĩ chuyên ngành khác, đặc biệt là bác sĩ phẫu thuật. Thông qua nhận xét, đánh giá của các bác sĩ ở các chuyên ngành, người bệnh sẽ có một chương trình phục hồi chức năng phù hợp, hoàn thiện nhất. Trong quá trình thực hiện, người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ, không tự ý luyện tập để tránh những biến chứng có thể xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì sao cần phải phục hồi chức năng trước phẫu thuật? Việc phục hồi chức năng trước phẫu thuật giúp người bệnh có một trạng thái sức khỏe tốt về cả thế chất lẫn tinh thần trước khi mổ. Bên cạnh đó, người bệnh còn được giải thích và hướng dẫn những bài tập quan trọng nhằm tránh các biến chứng sau mổ đồng thời đảm bảo quá trình hồi phục an toàn, nhanh chóng hơn. Như trong trường hợp bệnh nhân bị đứt dây chằng chéo trước, nếu bệnh nhân phẫu thuật ngay việc hồi phục sẽ gặp nhiều khó khăn vì người bệnh có thể gặp ảnh hưởng chức năng ở khớp gối rất nhiều. Nếu như người bệnh đứt dây chằng chéo có khoảng 4-6 tuần để phục hồi chức năng trước khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được trả lại một số chức năng và tránh các nguy cơ như không bị teo cơ, không bị ảnh hưởng co ngắn dây chằng, dính khớp. Sau mổ, bệnh nhân tiếp tục được tập các bài tập phục hồi chức năng, người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn. Hay như trong các trường hợp người bệnh thoát vị đĩa đệm cần phẫu thuật. Trước đó, người bệnh gặp tình trạng đau nhiều, các cơ ở cạnh cột sống trong tình trạng co cứng. Thông thường người bệnh sẽ cần áp dụng một số biện pháp phục hồi chức năng để cơ mềm mại, giãn ra giúp người bệnh giảm bớt cơn đau. Sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ dễ dàng thích nghi được với những bài tập phục hồi chức năng sau mổ. Ngoài ra, còn những trường hợp bệnh nhân phẫu thuật về đường tiêu hóa sẽ cần hướng dẫn các bài tập liên quan đến phục hồi chức năng hô hấp, tim mạch để sau khi phẫu thuật người bệnh cải thiện được sức khỏe tốt hơn, không bị đau vết mổ… Đa số các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những bệnh nhân được tập phục hồi chức năng trước khi phẫu thuật sẽ ít gặp tình trạng sa sút tinh thần, thể chất sau khi mổ.   Nguồn: Báo sức khỏe và đời sống – Bộ Y tế https://suckhoedoisong.vn/tai-sao-nguoi-benh-truoc-khi-phau-thuat-can-phuc-hoi-chuc-nang-169240506111237717.htm Tại sao người bệnh trước khi phẫu thuật cần phục hồi chức năng? PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức 🇻🇳 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇯🇵 🇻🇳🇻🇳 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇯🇵 🇻🇳 Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng

QUYẾT ĐỊNH – DANH SÁCH THÍ SINH TRÚNG TUYỂN NĂM 2024

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM                                           Số: 066/2024/QĐ-THUV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc   Hưng Yên, ngày 19 tháng 8 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH Về việc công nhận thí sinh trúng tuyển đại học hệ chính quy Đợt 1 năm 2024 Căn cứ Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non; Căn cứ Quyết định số 1139/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 4 năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai công tác tuyển sinh đại học; tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2024; Căn cứ Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2024 của Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 007/2024/QĐ-THUV ngày 15 tháng 2 năm 2024 của Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam; Xét đề nghị của Hội đồng tuyển sinh, Trưởng phòng Đào tạo;   QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Công nhận thí sinh trúng tuyển hệ đại học chính quy vào trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam theo danh sách đính kèm. Điều 2. Hội đồng Tuyển sinh chịu trách nhiệm triển khai các công việc tiếp theo của công tác tuyển sinh theo đúng các quy định hiện hành. Điều 3. Các ông (bà) Trưởng phòng, Trưởng khoa, Giáo vụ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./ Nơi nhận:  Ban giám hiệu;          Như điều 3; Lưu: văn phòng.  KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG   KURIYAMA AKIHIKO Quyết Định – Danh sách thí sinh Trúng Tuyển 2024 có chữ ký

THÔNG BÁO ĐIỂM CHUẨN/ĐIỂM TRÚNG TUYỂN TUYỂN SINH ĐỢT 1 NĂM 2024

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM Số: 065/2024/TB-THUV  V/v: công bố điểm trúng tuyển & hướng dẫn thủ tục xác nhận nhập học năm 2024 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hưng Yên, ngày 19 tháng 08 năm 2024 THÔNG BÁO ĐIỂM TRÚNG TUYỂN  HƯỚNG DẪN THỦ TỤC NHẬP HỌC HỆ ĐH CHÍNH QUY NĂM 2024 (Dành cho thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2024) 1. Điểm trúng tuyển: TT Ngành đào tạo Mã ngành Tổ hợp Điểm trúng tuyển 1.        Điều dưỡng 7720301 A00; A01; B00; B08 19 2.        Kỹ thuật Phục hồi chức năng 7720603 19 3.        Kỹ thuật Xét nghiệm y học 7720601 19 4.        Kỹ thuật Hình ảnh y học 7720602 19 2. Thời gian xác nhận nhập học: Đối với nhập học trực tuyến: Thí sinh cần hoàn thành việc xác nhận nhập học trực tuyến vào Trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, địa chỉ: http://thisinh.thithptquocgia.edu.vn trước 17:00 ngày 27/8/2024. Đối với nhập học trực tiếp tại trường: Ngay sau khi thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, thí sinh cần gửi hồ sơ bản giấy về Trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam trước 17:00 ngày 10/09/2024 (thời gian sẽ tính theo ngày gửi dấu bưu điện). Nếu quá thời gian trên mà thí sinh chưa gửi hồ sơ nhập học hoặc không có thông báo, Nhà trường mặc định thí sinh từ chối nhập học.   3. Hướng dẫn xác nhận nhập học trực tiếp tại trường: Chuẩn bị hồ sơ:  01 Bản gốc Giấy chứng nhận kết quả thi – Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024; 01 Bản gốc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc 01 Bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024. Cách thức gửi hồ sơ: Thí sinh có thể chọn 1 trong 2 cách sau: Cách thức 1: Nộp trực tiếp tại Văn phòng Nhà trường Cách thức 2: Gửi qua đường bưu điện về địa chỉ  Văn phòng Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam Địa chỉ: ST-01, Khu đô thị Ecopark, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên ĐT: (+84-24) 6664 0325 Hotline: (+84) 869 809 088 4. Một số lưu ý:  Sinh viên cần liên lạc ngay với Nhà trường khi gặp bất kỳ khó khăn nào trong việc chuẩn bị hồ sơ xác nhận nhập học. Sau khi thí sinh xác nhận nhập học, Nhà trường sẽ gửi Giấy báo nhập học và hướng dẫn các thủ tục làm hồ sơ sinh viên. Sau khi nhập học, Nhà trường sẽ liên lạc với Tân sinh viên thông qua số điện thoại và địa chỉ liên lạc đã đăng ký khi nhập học. Vì vậy, nhằm tránh ảnh hưởng đến học tập, yêu cầu sinh viên thông báo ngay đến Văn phòng Nhà trường khi có bất kỳ thay đổi nào về địa chỉ liên lạc. Mọi thắc mắc về thủ tục nhập học, xin vui lòng liên hệ: Văn phòng Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam Địa chỉ: ST-01, Khu đô thị Ecopark, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên ĐT: (+84-24) 6664 0325 Hotline: (+84) 869 809 088 E-mail: tuyensinh@tokyo-human.edu.vn KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG KURIYAMA AKIHIKO  Thông báo điểm trúng tuyển 2024

Từ Ngữ Tiếng Nhật Liên Quan Đến Mưa

Xin chào các bạn! Hôm nay tôi sẽ giới thiệu với các bạn về các cách diễn đạt về mưa trong tiếng Nhật. Ở Nhật Bản, có rất nhiều từ dùng để nói về mưa. Nhật Bản có khí hậu ôn hòa ẩm ướt với nhiều mưa, mưa đem lại cho con người sự vất vả nhưng còn có cả niềm vui. Trong cuộc sống hàng ngày, người Nhật rất nhạy cảm với những khác biệt nhỏ của mưa. Mưa rơi chậm, mưa rơi nhanh, mưa rơi ngay cả khi không có mây đen… Có nhiều tên khác nhau cho cùng một loại mưa và tên thay đổi tùy theo mùa. Theo một thống kê thì trong tiếng Nhật có hơn 400 từ chỉ mưa. Trong bài viết này tôi sẽ giới thiệu với các bạn về từ ngữ tiếng Nhật liên quan đến mưa. 1. Từ chỉ mưa theo mùa 1.1.Mùa xuân Mưa xuân 春雨Harusame: Mưa rơi vào cuối mùa xuân từ cuối tháng 2 đến tháng 3. Mưa đỏ 紅雨 Kōu: Mưa rơi vào mùa xuân, đặc biệt là khi hoa nở. Đó là từ so sánh mưa rơi trên một bông hoa màu đỏ và rơi xuống. Mưa hạt cải 菜種梅雨 Natanetsuyu: Mưa phùn từ tháng 3 đến tháng 4 khi hoa cải nở rộ. 1.2. Mùa hè Mưa trắng:  白雨 Hakuu: Cơn mưa mùa hạ với những trận mưa trắng xóa. Mưa rào: 夕立 Yūdachi: Vào một buổi chiều mùa hè, khi không khí nóng tích tụ trên bầu trời, mưa lớn đổ xuống trong thời gian ngắn, kèm theo sấm sét. 1.3. Mùa thu Mưa thu 秋雨: Akisame. Những đợt mưa mùa thu bắt đầu xuất hiện vào khoảng thời gian chuyển tiếp từ hạ sang thu. Mưa lạnh: 冷雨 Reiu Cơn mưa cuối thu se lạnh. 1.4. Mùa đông Mưa cuối thu đầu đông: 時雨Shigure: Mưa rơi vào thời điểm cuối thu đến đầu đông, không mạnh lắm. Bầu trời trong xanh bỗng chốc tối sầm lại, mưa rơi lất phất. Mưa sáng: 朝時雨Asashigure: Trời mưa liên tục vào buổi sáng. 2. Theo đặc điểm của mưa Mưa xối xả篠突く雨 Shino Tsuku Ame: Mưa to, mạnh. Mưa có cảm giác như đang đập vào những thanh tre mỏng. Mưa bay飛雨 Hiu: Mưa lớn xen lẫn gió. Mưa nhỏ 小雨 Kosame: Mưa kéo dài trong vài giờ với lượng mưa dưới 1mm. Mưa nước mắt 涙雨Namidaame: Mưa rơi hơi giống nước mắt. Trên đây chỉ là một số cách diễn đạt chỉ mưa phổ biến trong tiếng Nhật, các bạn thử tìm hiểu thêm những cách diễn đạt khác nhé. Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV) là trường Đại học với 100% vốn đầu tư của Nhật Bản, tại THUV các bạn không chỉ được học về chuyên ngành Y tế mà còn được học tiếng Nhật và trải nghiệm văn hóa Nhật Bản. Các bạn hãy đến THUV cùng học với chúng tôi nhé. Nguồn tham khảo: https://news.line.me/detail/oa-japaaan/2h0zfbt4nl3j Tác giả: Đỗ Thị Mai Giảng viên tiếng Nhật

NHỮNG LOẠI HẠT TỐT CHO SỨC KHỎE

Ăn thường xuyên các loại hạt là nhu cầu và sở thích của nhiều người hiện nay. Các loại hạt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ hỗ trợ trái tim khỏe mạnh đến khả năng bảo vệ chống lại bệnh ung thư. Dưới đây là một số các loại hạt tốt cho sức khỏe nên sử dụng hàng ngày: 1. Hạnh nhân Hạnh nhân là thực phẩm có hàm lượng canxi cao nhất trong các loại hạt có tác dụng giúp cho xương chắc khỏe, cũng như cho các chức năng chính xác của dây thần kinh và cơ bắp. Chất béo có lợi và hàm lượng chất xơ cao trong hạnh nhân giúp kiểm soát mức cholesterol tốt cho sức khỏe tim mạch. Ăn hạt hạnh nhân có thể mang lại nhiều lợi ích hơn nữa; hỗ trợ sức khỏe đường ruột bằng cách thúc đẩy sự phát triển của các chủng vi khuẩn có lợi, bao gồm cả Lactobacillus và Bifido-vi khuẩn. Da cũng chứa đầy các hợp chất bảo vệ được gọi là flavonoid có lợi ích chống ôxy hóa. 2. Hạt điều Trong hạt điều có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa như vitamin E, K, B6 và khoáng chất đồng, photpho, kẽm, magie, sắt và selen giúp duy trì tốt các chức năng của cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng hạt điều trong chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện mức độ lipid trong máu và giảm huyết áp, cả hai đều hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Hạt điều còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư, nuôi dưỡng tóc và da, chăm sóc cho sức khỏe của xương, giảm cân, ngăn chặn sỏi mật. Vì đóng góp một lượng protein tốt và là một nguồn khoáng chất hữu ích, hạt điều là một lựa chọn tuyệt vời cho những người ăn chay. Hạt điều cũng rất giàu magiee được có tác dụng cải thiện khả năng nhớ và trì hoãn việc mất trí nhớ do tuổi tác. Hạt điều là nguồn cung cấp chất béo không bão hòa đơn có lợi cho tim và cung cấp sterol thực vật, có thể giúp kiểm soát mức cholesterol.   3. Hạt dẻ Là một thành phần phổ biến và linh hoạt, hat dẻ có ít chất béo và calo, và là một nguồn chất chống oxy hóa bảo vệ tốt. Aescin trong chiết xuất hạt dẻ có tác dụng chống viêm hiệu quả trong chấn thương, suy tĩnh mạch và sưng đau. Hợp chất aescin trong hạt dẻ có tác dụng trong việc điều trị CVI, giúp làm tăng lưu lượng máu trong tĩnh mạch của người bệnh, cải thiện các triệu chứng. Bên cạnh tác dụng chống viêm hiệu quả, aescin trong hạt dẻ cũng có tác dụng làm giảm đáng kể sự phát triển của tế bào khối u trong một số bệnh ung thư như ung thư gan, bệnh bạch cầu và đa u tủy Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng aescin có thể tiêu diệt các tế bào ung thư trong ung thư tuyến tụy và ung thư phổi. 4. Hạt mắc ca Với một trong những hàm lượng chất béo cao nhất, hạt mắc ca thường được sử dụng để thêm hương vị và kết cấu cho món ăn. Đây cũng là nguồn hạt giàu chất béo không bão hòa đơn có lợi cho tim mạch và do đó, chúng giúp quản lý cholesterol và điều chỉnh các yếu tố nguy cơ của bệnh tim. Chúng là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào và đóng góp hữu ích vào việc hấp thụ khoáng chất, bao gồm magiê, canxi và kali. 5. Hạt thông Những loại hạt nhỏ này là một chất bổ sung bổ dưỡng cho món salad, mì ống hoặc nước chấm. Đặc biệt, do giàu vitamin E nên nếu sử dụng các loại hạt nhỏ này trong chế độ ăn có thể giúp hỗ trợ làn da khỏe mạnh và bảo vệ chống lại sự lão hóa. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng hạt thông giúp giảm mức đường huyết lúc đói và hàm lượng polyphenol phong phú của chúng có thể giúp ngăn ngừa một số biến chứng sức khỏe liên quan đến bệnh đái tháo đường. 6. Hạt dẻ cười Là một thành phần phổ biến trong các món tráng miệng và bánh pudding, hạt dẻ cười tạo thêm màu sắc hấp dẫn cho các món ăn, nhờ các sắc tố có đặc tính chống ôxy hóa. Một khẩu phần hạt dẻ cười 30g cung cấp: 169 kcals/706KJ, 6,1g protein, 13,6g chất béo, 1,7g chất béo bão hòa, 7,1g chất béo không bão hòa đơn, 4,1g chất béo không bão hòa đa, 5,4g carbohydrate, 3,1g chất xơ, 308mg kala, 1,18g sắt, 1,37mg vitamin E… So với hầu hết các loại hạt khác, hạt dẻ cười có hàm lượng chất béo và calo thấp hơn và chứa lượng kali cao nhất. Chúng đặc biệt giàu phytosterol, hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Chúng cũng là loại hạt duy nhất cung cấp lượng lutein và zeaxanthin hợp lý, hai chất chống ôxy hóa đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mắt. 7. Quả óc chó Giống như tất cả các loại hạt, quả óc chó cung cấp chất béo “tốt cho sức khỏe” và trong trường hợp này, chúng chủ yếu là chất béo không bão hòa đa (PUFA). Trên thực tế, quả óc chó có hàm lượng axit béo thiết yếu omega-3 chuỗi ngắn, axit alpha lipoic (ALA) cao nhất trong tất cả các loại thực vật ăn được, khiến chúng trở thành một loại thực vật vô cùng có giá trị đối với những người theo chế độ ăn kiêng tập trung vào thực vật. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng hàm lượng chất chống ôxy hóa trong quả óc chó, dồi dào hơn bất

Chép kinh ở chùa Toji

Có một ngôi chùa tên là Toji ở Kyoto là một địa điểm du lịch nổi tiếng của Nhật Bản. Chùa Toji được xây dựng vào năm 796 – hai năm sau khi Kyoto trở thành kinh đô vào năm 794.  Hiện nay, ở Kyoto có hơn 4.000 ngôi chùa và đền thờ, nhưng vào năm 796, chỉ có hai ngôi chùa là Toji (Đông Tự – chùa ở phía Đông) và Nishiji (Tây Tự – chùa ở phía Tây) được phép xây dựng tại Kyoto. Chùa Toji là ngôi chùa mang tính lịch sử lâu đời nhất ở Kyoto. Chùa Toji có nhiều tượng Phật và các tòa nhà được coi là quốc bảo (bảo vật quốc gia). Chúng ta có thể trải nghiệm chép kinh ‘shakyo” bên trong ngôi chùa. Đó là việc chúng ta chép lại đoạn được ghi trong Bát Nhã Tâm Kinh.  Ngày xưa người ta dùng cọ làm từ lông động vật nhưng lần này tôi dùng bút lông (bút cọ nhân tạo) để viết. Tôi vừa viết vừa cầu mong sức khỏe và hạnh phúc cho mọi người.  Có thể các bạn sẽ nghĩ rằng thật khó khi mà tất cả đều là chữ Hán! nhưng những chữ viết được in rất mỏng trên giấy nên cứ viết theo chúng là được. Ngay cả những người không giỏi chữ Hán cũng có thể viết nó một cách dễ dàng. Tờ giấy đã viết được một nhà sư vừa tụng kinh vừa đốt để mong muốn của chúng ta sẽ thành hiện thực. Khi đến Nhật, các bạn hãy đến ngôi chùa này và trải nghiệm nhé.  Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam là trường đại học nơi các bạn có thể học về y học của Nhật Bản. Khoa Điều dưỡng, Khoa Phục hồi chức năng, Khoa Kỹ thuật xét nghiệm Y học và Khoa Kỹ thuật hình ảnh Y học của chúng tôi vẫn đang tuyển sinh.  Chúng tôi chờ đón các bạn đến với trường Đại học của chúng tôi. Tác giả: Sato Hiroko Trưởng phòng đào tạo

Cùng dự phòng chứng sa sút trí tuệ để kéo dài tuổi thọ khỏe mạnh

Sa sút trí tuệ là tình trạng trí nhớ, khả năng phán đoán, khả năng hiểu và phân biệt thời gian, địa điểm và con người của não bị suy giảm, gây cản trở cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Các triệu chứng chủ yếu của sa sút trí tuệ: Suy giảm ký ức Quên mặt người thân người quen, ngày tháng năm sinh của bản thân Suy giảm khả năng ghi nhớ ngắn hạn Không thể nhớ là đã ăn sáng hay đi dạo chưa Suy giảm khả năng tính toán Không thể tính toán các phép tính đơn giản như cộng trừ Mất định hướng Không biết nhà mình ở đâu, không phân biệt được sáng, trưa, tối Tinh thần bất ổn Bất an, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, đảo ngược ngày và đêm Ảo giác thính giác và thị giác Phàn nàn về việc nhìn thấy hoặc nghe thấy những thứ người khác không thể nhìn thấy hoặc nghe thấy. Hành vi có vấn đề Đi đi lại lại, xuất hiện tình trạng ăn quá nhiều/chán ăn, tiểu không tự chủ và có hành vi thô bạo. Chúng ta cùng nhau dự phòng chứng sa sút trí tuệ bằng các cách sau: Cải thiện tập quán sinh hoạt: – Cải thiện thói quen sinh hoạt một cách có hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhồi máu não và xơ cứng động mạch, nguyên nhân gây ra chứng sa sút trí tuệ. – Hình thành thói quen tập thể dục. – Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, nhiều cá và rau, đồng thời hạn chế ăn muối. – Đặc biệt nếu có thói quen hút thuốc cần bỏ hút thuốc là việc rất quan trọng. – Có lối sống điều độ và cẩn thận không để thiếu ngủ hoặc uống quá nhiều rượu. – Làm tươi mới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày: Đi ra ngoài và tương tác với mọi người (Hãy chú ý đến cách ăn mặc/thời trang và tận hưởng cuộc trò chuyện với  mọi người xung quanh) – Tận hưởng sở thích, giải trí, thể thao, khiêu vũ, v.v. – Hãy thử những trò chơi như câu đố hay bộ xếp hình. – Lập kế hoạch du lịch, sử dụng máy tính, nấu ăn, vẽ tranh, thư pháp, làm vườn, v.v. được cho là những cách kích thích não bộ hiệu quả. Phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh trong thời kỳ sớm . – Sắc mặt trở nên yếu ớt – Không muốn đi ra ngoài nữa. – Không còn quan tâm đến ngoại hình của mình. – Lặp đi lặp lại cùng một câu chuyện hoặc nói chuyện với chính mình rất nhiều. – Không biết phải làm gì tiếp theo. – Quên mất nơi để những thứ bản thân sử dụng thường xuyên. – Đột nhiên không thể nhớ ra tên của các thành viên trong gia đình và người quen. Cùng tập thể dục để ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ Các bài tập dãn cơ: Các bài tập giãn cơ cũng quan trọng như một bài tập khởi động. Điều quan trọng là phải điều chỉnh nhịp thở để phù hợp với các bài tập giãn cơ của cơ thể. Vận động đối kháng: Bài tập vận động đối kháng đề cập đến việc thực hiện các chuyển động riêng biệt ở bên trái và bên phải của cơ thể cùng một lúc. Ví dụ: giữ tay phải của bạn thành hình nắm đấm và đưa nó về phía trước, đồng thời xòe bàn tay trái trên đùi thành tờ giấy. Bằng cách thực hiện các bài tập tập trung vào các chuyển động khác nhau ở bên trái và bên phải, sẽ kích hoạt vùng não liên quan đến chức năng nhận thức (vỏ não trước trán). Bắt đầu với những động tác chậm rãi, dễ dàng sau đó tăng dần tốc độ cũng như độ khó của bài tập. Vận động hiếu khí (đi bộ) Bằng cách tiếp tục tập thể dục nhẹ trong một khoảng thời gian nhất định, số lần thở và lượng hơi thở sẽ tăng lên, oxy sẽ được đưa vào máu tích cực, cải thiện lưu lượng máu và cải thiện chức năng não. Tăng lượng oxy cung cấp cho toàn bộ cơ thể và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Hãy sải bước rộng hơn một chút và đi nhanh hơn một chút. Đánh khuỷu tay khi bạn đi bộ. Giữ ánh mắt về phía trước khoảng 5 mét. Đi bộ khoảng 10 đến 30 phút, đi với tốc độ khiến phổi thở nhanh một chút ( Có thể nghỉ ngơi giữa chừng). Vận động đi kèm việc học tập Một bài tập mới do Trung tâm Lão khoa quốc gia phát triển nhằm rèn luyện trí não, trong khi di chuyển cơ thể và giúp ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ. Về cơ bản, ngoài việc tập các bài động hiếu khi như tập thể dục chi dưới và đi bộ, cần đồng thời thực hiện các phép tính để não bộ hoạt động. Nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 3 ngày một tuần. tập vận Di chuyển bàn chân của bạn sang một bên từng bước một, xen kẽ từ bên này sang bên kia. Trong khi làm bài tập trên, hãy thực hiện phép trừ bằng cách trừ 3 từ 100 đến hết. Hãy thoải mái thay thế các bài tập đơn giản khác. Hãy thoải mái thay thế các bài tập đơn giản khác. Thực hiện phép tính hay trò chơi chơi chữ trong khi đi bộ. Bạn có thể thực hiện đi theo cặp đôi hoặc theo nhóm. Sẽ là một ý kiến ​​hay nếu đặt câu hỏi cho nhau những câu hỏi khi đi bộ, chẳng hạn như tên hoa, tên cá, tên tỉnh, v.v. Quảng cáo: Để biết sâu hơn về

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến! Ở Việt Nam, bạo lực học đường đang trở thành mối lo của phụ huynh, ngành giáo dục và toàn xã hội. Nó không chỉ diễn ra ở thành thị mà còn ở nông thôn, không chỉ có học sinh nam, mà cả học sinh nữ. Nó không những gây ra những tác động xấu đến mối quan hệ giữa trò với trò, thầy với trò mà còn gây hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần, thái độ học tập của học sinh, sự giảng dạy của thầy cô giáo và các hoạt động giáo dục của nhà trường. Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang đưa tin rất nhiều về tình trạng bạo lực học đường. Trước đây, chúng ta thường nghĩ rằng bạo lực học đường là một vấn đề hết sức xa xôi và không xảy ra phổ biến. Vì vậy mà đã không thể lường trước được hậu quả của nó đối với giới trẻ và sự phát triển của xã hội. Hiện tượng học sinh (HS) đánh nhau là một thực tế không mới nhưng những hiện tượng đánh nhau của HS ở một số nơi trong thời gian gần đây đã bộc bộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng. Rõ ràng bạo lực học đường đang là một vấn đề nóng bỏng, gây nhức nhối lòng người. Nó không chỉ ảnh hưởng đến những người trong cuộc mà còn ảnh hưởng tới cả một thế hệ trẻ, ảnh hưởng trưc tiếp tới tương lai của dân tộc. Chính vì vậy, hiểu thế nào là bạo lực học đường, cách phòng tránh xảy ra bạo lực là hết sức quan trọng và thiết thực. 1. Khái niệm Bạo lực học đường: Khái niệm bạo lực học đường: là một dạng thức của bạo lực trong xã hội. Nó là những lời nói hoặc hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm nhân phẩm, thân thể người khác gây nên những tổn thương tinh thần và thể xác ở phạm vi các mối quan hệ trong trường học ( giữa giáo viên-học sinh, giáo viên với giáo viên, học sinh-học sinh hoặc đối tượng khác ngoài xã hội với học sinh). 2. Nguyên nhân * Từ phía gia đình:  Như chúng ta đã biết, gia đình là nền tảng đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ từ tuổi ấu thơ. Nếu cha mẹ, anh, chị, em… trong gia đình cư xử với nhau bằng bạo lực, sử dụng những từ ngữ, lời lẽ không hay với nhau sẽ ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ, tình cảm của đứa trẻ và từ đó dần hình thành trong trẻ những biểu hiện lệch lạc trong suy nghĩ và hành động giống như gia đình chúng. Một nguyên nhân nữa cũng cần nhắc đến đó là sự thiếu quan tâm từ phía gia đình do cha mẹ chỉ chăm chú vào các công việc làm ăn hàng ngày thiếu sự kiểm soát và chăm sóc con cái thường xuyên hoặc do gia đình ít con nên sự chiều chuộng con cái quá mức chỉ biết cung cấp, đáp ứng về tiền bạc theo yêu cầu của con cái mà thiếu sự kiểm soát, quan tâm đến suy nghĩ, hành động của con em cũng chính là mối quan tâm mà chúng ta cần suy nghĩ. *Từ xã hội:  Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, thế hệ trẻ đang bị đầu độc bởi ma lực của các trò chơi chém giết trong game online, các truyện tranh bạo lực, những trò chơi điện tử, phim ảnh đầy những pha bắn giết, những phim ảnh kích động sự hung bạo của các em cũng đang ngày một xuất hiện nhiều hơn, thường xuyên hơn, đặc biệt các em cũng bị ảnh hưởng từ chính những cảnh bạo hành trong gia đình và ngoài xã hội như bạo lực trên các sân cỏ, đâm chém để tranh giành quyền lợi, đánh người thi hành công vụ, … *Từ phía nhà trường:  Công tác chủ nhiệm còn ít được quan tâm, còn ít sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình – nhà trường và xã hội. *Từ phía học sinh:  Do bị tác động từ xã hội và bạn bè xấu lôi kéo. Mặt khác do tâm lý muốn khẳng định mình, muốn gây ấn tượng trong mắt người lớn và bạn bè. HS ở lứa tuổi mà cơ thể các em đang có sự phát triển mạnh mẽ, tâm sinh lý có nhiều biến đổi, suy nghĩ bồng bột, thích tự mình giải quyết các mâu thuẫn, dễ bị bàn bè rủ rê, lôi kéo. Lý do dẫn đến học sinh đánh nhau thương rất đơn giản như: nhìn mặt thấy “ghét”; va chạm trong lúc vui chơi, trên đường đi học; mâu thuẫn, nói xấu nhau qua diễn đàn, “chát” hay một số vụ việc là do học sinh có quan hệ khác giới, yêu đương sớm, ghen tuông nên ẩu đả, đánh nhau để trả thù. Rồi còn có những vụ chửi nhau trên facebook sau đó gặp nhau rồi đánh nhau… 3. Hậu quả * Ảnh hưởng đến bản thân học sinh Gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác. Tồi tệ hơn khi không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những học sinh vô tội để lại sự thiệt thòi, đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho học sinh và gia đình. Những HS bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp… Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh. Thậm chí, tình