Cuộc sống sinh viên

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

  Phục hồi chức năng là quá trình quan trọng trong việc khôi phục và cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người gặp những vấn đề về sức khỏe như tai nạn, bệnh tật hay bất kỳ sự suy yếu nào của chức năng cơ thể. Đây không chỉ là việc duy trì, cải thiện các kỹ năng và năng lực hoạt động sinh hoạt hàng ngày mà còn là việc tư vấn cải thiện môi trường sống cũng như thay đổi góc nhìn của xã hội về người khuyết tật.   Trong lĩnh vực y học , phục hồi chức năng không chỉ dừng lại ở việc phục hồi về mặt thể chất mà còn mở rộng ra các khía cạnh tinh thần và xã hội. Chương trình phục hồi chức năng bao gồm nhiều phương pháp đa dạng như can thiệp y tế, vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu…. Những phương pháp này không chỉ giúp bệnh nhân khôi phục lại khả năng vận động mà còn hỗ trợ cho quá trình hồi phục tâm lý, thúc đẩy việc tham gia vào các hoạt động xã hội.   Phục hồi chức năng còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm thiểu các hậu quả xã hội cho những người mắc bệnh hay thương tật. Nhờ vào những tiến bộ trong phương pháp điều trị và sự cải tiến về công nghệ y tế, những người đã trải qua quá trình phục hồi chức năng có thể tái thiết lập lại năng lực và sự độc lập trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày.   Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với phục hồi chức năng vẫn là sự phối hợp giữa các chuyên gia y tế, gia đình và cộng đồng để tạo ra môi trường thuận lợi và hỗ trợ tối đa cho người bệnh. Việc tăng cường cảnh giác và nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của phục hồi chức năng là rất cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi của bệnh nhân, cũng như phát triển phục hồi chức năng tron tương lai.   Với sự phát triển không ngừng của y học và sự chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia, phục hồi chức năng đã đang và sẽ tiếp tục phát triển và mang lại hy vọng cho hàng triệu người trên khắp thế giới về một cuộc sống độc lập, tự chủ, không phụ thuộc. ThS Đỗ Minh Hải – Ngành kỹ thuật phục hồi chức năng 🇻🇳 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇯🇵 🇻🇳🇻🇳 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇯🇵 🇻🇳 Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng  

Hội nghị khoa học vật lý trị liệu Việt Nam lần thứ 2: Vai trò của Vật lý trị liệu trong hợp tác đa chuyên ngành

Ngày 16/6, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị khoa học vật lý trị liệu Việt Nam lần thứ 2. Hội nghị có chủ đề: Vai trò của Vật lý trị liệu trong hợp tác đa chuyên ngành. Hội nghị Khoa học Vật lý trị liệu Việt Nam năm 2024 là nơi hội ngộ và trao đổi các kết quả nghiên cứu, chứng cứ và ứng dụng lâm sàng trong lĩnh vực Vật lý trị liệu (VLTL) đến từ các chuyên viên Vật lý trị liệu trong và ngoài nước. Hội nghị với mục tiêu thúc đẩy việc hành nghề độc lập trong quá trình can thiệp Vật lý trị liệu trên cơ sở hợp tác đa chuyên ngành nhằm đưa đến dịch vụ chăm sóc tốt nhất, lấy người bệnh/khách hàng làm trung tâm. Ngoài ra, việc thực hành dựa trên thực chứng là điều không thể thiếu trong quá trình hành nghề. Phát biểu tại Hội nghị, GS.TS Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế chỉ rõ, vật lý trị liệu đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống y tế hiện đại. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, VLTL ngày càng chứng tỏ vai trò không thể thiếu trong việc điều trị và phục hồi chức năng (PHCN) cho bệnh nhân sau chấn thương, phẫu thuật, hoặc mắc các bệnh mãn tính. Thông qua các phương pháp điều trị không dùng thuốc, VLTL giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe, cải thiện chức năng vận động và nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong những năm qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều tiến bộ quan trọng trong lĩnh vực VLTL. Hệ thống chính sách, pháp luật về khám chữa bệnh, PHCN được hoàn thiện; các quy định về chuyên môn kỹ thuật được ban hành và áp dụng hiệu quả; tổ chức hệ thống, mạng lưới VLTL, PHCN với 01 bệnh viện trung ương, 38 bệnh viện địa phương (trong đó có 10 bệnh viện YHCT về PHCN), khoảng 550 khoa VLTL/PHCN tại các cấp cơ sở KCB từ ban đầu đến chuyên sâu và 25 bệnh viện/trung tâm thuộc y tế các Bộ, ngành, đã ngày càng được củng cố và ngày càng phát triển, làm chủ những kỹ thuật cao; đội ngũ nhân lực phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng; chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao hơn; công tác chăm sóc sức khỏe PHCN dựa vào cộng đồng tiếp tục được đẩy mạnh ở các địa phương giúp cho người bệnh, người khuyết tật được chăm sóc ngày một tốt hơn, hòa nhập với cộng đồng và nâng cao sức khỏe toàn dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Sự gia tăng của các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, và các bệnh lý cơ xương khớp đặt ra yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và hiệu quả của các phương pháp VLTL. Hơn nữa, việc tiếp cận dịch vụ VLTL còn hạn chế ở nhiều vùng nông thôn và khu vực khó khăn. Đội ngũ nhân lực và cơ sở vật chất ở những khu vực này còn thiếu thốn, cần được đầu tư và phát triển. Tại Hội nghị, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cũng nhấn mạnh việc ban hành Nghị định 96/2023 NĐ- CP của Chính phủ, trong đó có phần của VLTL/PHCN tại Điều 53 khoản 4 mục a, b về người chịu trách nhiệm cơ sở PHCN là bác sĩ PHCN hoặc kỹ thuật viên Phục hồi chức năng tốt nghiệp đại học trở lên. Nghị định này là bước quan trọng về văn bản pháp lý giúp người làm vật lý trị liệu từ bậc đại học có thể chủ động tiếp cận và điều trị cho người bệnh. Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Trần Văn Dần, Chủ tịch Hội Vật lý trị liệu Việt Nam, khẳng định, đến nay, chuyên ngành Vật lý trị liệu tại Việt Nam đã và đang được phát triển, đóng góp vào công việc chăm sóc sức khỏe toàn dân. “Vật lý trị liệu là phương pháp y học vừa an toàn, vừa hiệu quả. Việc nghiên cứu khoa học và sự hợp tác đa chuyên ngành để tối ưu hóa, nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh là vô cùng cần thiết. Vì vậy, Hội Vật lý trị liệu Việt Nam tổ chức hội nghị khoa học với chủ đề: Vai trò của Vật lý trị liệu trong hợp tác đa chuyên ngành”, ông Dần nhấn mạnh. Trong khuôn khổ diễn ra Hội nghị, các chuyên gia trong nước và quốc tế cùng thảo luận, cập nhật các kỹ thuật mới trong lĩnh vực vật lý trị liệu. Trong đó, mô hình phố hợp đa chuyên ngành được tập trung thảo luận. “Các chuyên gia cùng thảo luận, phát triển mô hình phối hợp đa chuyên ngành, cùng hoạt động chung, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục, giảm được các biến chứng của căn bệnh”, ông Dần cho hay. Nguồn: Báo Mới – Tác giả Linh Nhi https://baomoi.com/hoi-nghi-khoa-hoc-vat-ly-tri-lieu-viet-nam-lan-thu-2-vai-tro-cua-vat-ly-tri-lieu-trong-hop-tac-da-chuyen-nganh-c49410140.epi THUV-PT 🇻🇳 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇯🇵 🇻🇳🇻🇳 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇯🇵 🇻🇳 Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng  

Hái Dâu Tây

Xin chào các bạn, hôm nay tôi sẽ giới thiệu về hoạt động hái dâu tây. Ở Nhật, từ tháng 1 đến tháng 5 chúng ta có thể trải nghiệm hoạt động thu hoạch dâu tây ở các trang trại trồng dâu tây. Ở nhiều trang trại trồng dâu tây chúng ta sẽ được ăn không giới hạn trong vòng 30 phút. Nếu trả thêm phí chúng ta có thể trải nghiệm làm kem dâu hay bánh dâu. Lần này chúng tôi đã đi đến trang trại dâu tây có thể ăn không giới hạn thời gian ở thành phố Takasaki, tỉnh Gunma. Từ nhà tôi đi đường cao tốc bằng ô tô hết một tiếng rưỡi. Tôi đã rủ những cựu sinh viên của trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam hiện đang du học tại Nhật đi cùng. Chúng tôi đã thu hoạch 4 loại dâu tây ngon ngọt và ăn no nê. Dù đã no căng bụng và nói với nhau là “chúng ta đi về thôi” thì lại có người trong chúng tôi bắt đầu ăn tiếp, mọi người đều thích ăn nên mãi mà chẳng thể ra về được. Tiếp theo chúng tôi đến hồ Haruna. Hoa anh đào Oyama màu hồng đậm đã nở rộ và rất đẹp. Trời mưa nên chúng tôi không thể đi dạo quanh hồ Haruna, nhưng chúng tôi vừa lái xe vòng quanh, vừa ngắm nhìn hoa anh đào Oyama, nhiều loài hoa và cây cối đẹp đẽ khác nên thật thư thái. Cuối cùng chúng tôi đã đi đến nhà hàng Gyoza no Ousho (một nhà hàng về sủi cảo). Chúng tôi đã ăn sủi cảo, thịt lợn xào chua ngọt, rau xào. Có vẻ như các bạn du học sinh cũng thích nhà hàng này.  Chúng tôi đã có một khoảng thời gian thật vui vẻ cùng nói chuyện về cuộc sống ở Nhật, chuyện gia đình ở Việt Nam. Khoảng thời gian vui vẻ trôi qua thật nhanh. Thấy các bạn cựu sinh viên đang sống khỏe mạnh tôi cũng thấy yên lòng. Để có thể dự thi kỳ thi chứng chỉ quốc gia của Nhật về điều dưỡng trước tiên các bạn cần thi đỗ N1 trong kỳ thi năng lực tiếng Nhật. Tôi mong các bạn sẽ thật cố gắng. Tại trường Đại học Y khoa Tokyo các bạn sẽ được học theo chương trình đào tạo của Nhật, với tiếng Nhật là môn học bắt buộc. Trường có các khoa Điều dưỡng, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học. Các bạn có muốn học cùng chúng tôi không? Tác giả: Yoko Oguma Giảng viên khoa Điều dưỡng

Giới thiệu di sản thế giới của Nhật Bản “Vườn thiền đá ở chùa Ryoan-ji”

Chùa Ryoan-ji nằm ở phường Ukyo, thành phố Kyoto, là ngôi chùa thuộc trường phái Myoshinji của giáo phái Rinzai, nơi nổi tiếng với khu vườn thiền đá. Ở đây thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Chùa được đăng ký là Di sản Thế giới với tư cách là “Tài sản văn hóa của cố đô Kyoto”. Khu vườn đá của chùa Ryoan-ji là một khu vườn cảnh truyền thống với những gợn sóng trên cát trắng tượng trưng cho những con sóng chồng lên nhau. Khu vườn dài khoảng 25 mét và rộng 10 mét, có 15 tảng đá với nhiều kích cỡ khác nhau, nhưng không thể nhìn thấy tất cả những tảng đá từ bất kỳ vị trí nào trong vườn. Nó được thiết kế sao cho dù nhìn ở góc độ nào cũng không thể nhìn thấy một viên đá mà sẽ thấy nó chồng lên một viên đá khác. Tôi đã từng đến đó và ấn tượng đầu tiên của tôi là khu vườn nhỏ hơn mình nghĩ. Tuy nhiên, khi quan sát kỹ hơn thì thật kỳ lạ là khu vườn đá mà lúc đầu tôi tưởng nhỏ bé lại bắt đầu trông không còn chật hẹp nữa. Có tất cả là 15 tảng đá lớn nhỏ, có những tảng đá lớn nhưng không phải là những tảng đá khổng lồ nên đây không phải là một vườn đá đồ sộ. Các viên đá được sắp xếp thành 5, 2, 3, 2, 3 từ bên trái, hướng vào nhau. Khi nhìn chăm chú, mỗi viên đá bắt đầu trông giống như một hòn đảo nhỏ nổi trên biển, và tôi như cảm nhận thấy một không gian huyền bí. Dù là khung cảnh khô cằn, không có nước nhưng những gợn sóng trên nền cát trắng tuyệt đẹp với những vòng tròn rêu mềm mại bao quanh những tảng đá. Ngoài ra, cát có màu trắng đồng nhất, không có một hạt bụi nào và được cào thành những đường với những gợn sóng đều đặn, khiến nó trông giống như một đại dương vô tận. Ở đây giống như một thế giới khác biệt với sự hối hả và nhộn nhịp của cuộc sống hằng ngày. Đây cũng là không gian hoàn hảo cho một cuộc trò chuyện tĩnh lặng về Thiền. Đây là một khu vườn đá đại diện cho Nhật Bản mà tôi muốn được ghé thăm lần nữa. Tác giả: Aoki Etsuko Giảng viên tiếng Nhật

Đón xuân cùng cựu học viên trường đại học y khoa Tokyo Việt Nam tại Nhật Bản

Mùa xuân tại Nhật Bản sống động nhất là vào tháng 4. Hoa anh đào và nhiều loại hoa khác nhau đang nở rộ trong công viên trên khắp nước Nhật. Các giảng viên người Nhật Bản đã đến các công viên và quán cà phê cùng với 3 cựu sinh viên khoa điều dưỡng của trường đại học y khoa Tokyo Việt Nam và đã có khoảng thời gian rất vui vẻ. Các cựu sinh viên hiện đang làm việc tại Bệnh viện Kurosawa ở thành phố Takasaki, tỉnh Gunma, Nhật Bản. Các bạn đang làm việc chăm chỉ mỗi ngày, cân bằng giữa việc học và công việc tại bệnh viện để vượt qua kỳ thi quốc gia lấy chứng chỉ hành nghề điều dưỡng và kỳ thi năng lực tiếng Nhật N1. Chúng tôi đã ăn cơm trứng tráng ngon tuyệt tại một quán cà phê do sinh viên đại học ở thành phố Takasaki mở. Có một công viên rộng lớn gần Tòa thị chính Takasaki. Chúng tôi rất thích vừa ngắm hoa anh đào vừa đi dạo và tận hưởng không khí mát nhẹ của mùa xuân. Sau khi đi dạo, chúng tôi đến một quán cà phê khác để tìm và thưởng thức thứ gì đó ngọt ngào.   Chúng tôi đã có khoảng thời gian tuyệt vời khi được nghe những câu chuyện về cuộc sống và học tập tại Nhật Bản. Những cuộc trò chuyện bằng tiếng Nhật, các bạn cựu sinh viên đã thành thạo sử dụng những cụm từ khó và những từ tiếng Nhật tuyệt vời như người Nhật, và tôi cảm nhận được sự tiến bộ vượt bậc của các bạn. Thật là một ngày xuân tràn đầy niềm vui. Tác giả: Yuko Nakai Trưởng khoa KT Xét Nghiệm Y Học

PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

Bệnh sốt xuất huyết Dengue (Hay còn gọi là sốt xuất huyết – Dengue hemorrhagic fever) là một bệnh truyền nhiễm phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới. Bệnh có thể gây thành dịch hàng năm (thường tập trung cao điểm các ca mắc từ tháng 7 đến tháng 10). Bệnh có mã theo CDC là A91 và được Bộ Y tế Việt Nam xếp vào nhóm B trong các bệnh truyền nhiễm.           Tác nhân gây bệnh là vi rút Dengue (DEN) gây nên. Đây là virus thuộc nhóm Flavivirus, họ Flaviviridae với 4 týp huyết thanh là DEN – 1, DEN – 2, DEN – 3 và DEN – 4. Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người mà do muỗi đốt người bệnh có mang vi rút sau đó truyền vi rút sang người lành qua vết đốt. Ở Việt Nam, hai loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó quan trọng nhất là Aedes aegypti.           Muỗi Aedes aegypti (Hay còn gọi là muỗi vằn) hoạt động vào ban ngày và chỉ có muỗi cái mới đốt người và truyền bệnh. Khi muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus dengue, virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày. Trong khoảng thời gian sống còn lại sau đó, muỗi có nguy cơ truyền bệnh cho người. Khi virus vào cơ thể người, chúng tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này nếu muỗi Aedes hút máu thì virus được truyền cho muỗi. Thời kỳ ủ bệnh ở người từ 3 – 14 ngày, trung bình từ 5 – 7 ngày. Bệnh nhân là nguồn lây bệnh trong thời kỳ có sốt, nhất là 5 ngày đầu của sốt là giai đoạn trong máu có nhiều vi rút.     Mọi người chưa có miễn dịch đặc hiệu đều có thể bị mắc bệnh từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn. Sau khi khỏi bệnh sẽ được miễn dịch suốt đời với týp vi rút Dengue gây bệnh nhưng không được miễn dịch bảo vệ chéo với các týp vi rút Dengue khác. Nếu bị mắc bệnh lần thứ hai với týp vi rút Dengue khác, bệnh nhân có thể sẽ bị bệnh nặng hơn và dễ xuất hiện sốc Dengue. Chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue thường dựa vào các yếu tố dịch tễ, biểu hiện lâm sàng như: nổi ban đặc trưng trên da của sốt xuất huyết kèm sốt cao, người mệt mỏi rũ rượi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ (đau thắt lưng và đôi khi đau chân), thường kèm theo đau họng, buồn nôn, nôn mửa, đau vùng thượng vị và tiêu chảy; cũng như dựa vào các xét nghiệm đơn giản như: số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu và hematocrit. Chẩn đoán huyết thanh học thông qua phương pháp xác định IgM bằng kỹ thuật hấp phụ miễn dịch gắn kết enzyme (MAC-ELISA) ở hai mẫu máu bệnh nhân lấy cách nhau 14 ngày. Mẫu máu thứ nhất lấy trước ngày thứ 7 của bệnh cũng có thể có ích trong việc phân lập virus bằng cách cấy vào tế bào của muỗi Aedes albopictus. Sau đó, việc định danh vi khuẩn có thể thực hiện nhờ xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang sử dụng kháng thể đơn dòng. Phòng chống bệnh sốt xuất huyết: Đến nay, mặc dù trên thế giới đã có một số nước triển khai tiêm vắc-xin phòng bệnh. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có vắc xin phòng bệnh và cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy các biện pháp phòng chống bệnh chủ yếu là: Diệt véc tơ đặc biệt là diệt lăng quăng/bọ gậy với sự tham gia tích cực của từng hộ gia đình và cả cộng đồng là biện pháp hiệu quả trong phòng chống sốt xuất huyết. Phun chủ động hóa chất diệt muỗi tại những nơi có nguy cơ cao (vùng nguy cơ cao là vùng nhiều năm liên tục có ca bệnh và có chỉ số mật độ muỗi cao ³ 0,5 con/nhà hoặc chỉ số BI ³ 30; riêng khu vực miền Bắc chỉ số bọ gậy BI ³20). Xử lý, dập tắt ổ dịch nhanh chóng, phòng lây lan rộng ra cộng đồng Điều trị, chăm sóc tốt những ca mắc bệnh tại cơ sở y tế và tại nhà. Tổ chức tuyên truyền, truyền thông tốt, định kỳ để người dân nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh ThS. Nguyễn Trọng Nghĩa – Phó trưởng khoa Điều Dưỡng THUV 📚🔬💊💉🇯🇵 🇻🇳 🇾 🇰 🇭 🇴 🇦 🇹 🇴 🇰 🇾 🇴 🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇯🇵 🇻🇳⭕8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣⭕9️⃣⭕8️⃣8️⃣🇯🇵 🇻🇳 Ngành Điều dưỡng

VẬN ĐỘNG THỂ LỰC ĐỂ NÂNG CAO SỨC KHỎE

Trong những năm gần đây, tình trạng thừa cân béo phì và các bệnh không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng đang trẻ hóa và gia tăng nhanh chóng tại nước ta, đặc biệt là tại các đô thị. Nguyên nhân chính là do chế độ dinh dưỡng dư thừa năng lượng, dư thừa chất béo, ăn ít rau và ít vận động thể lực. Vì vậy, việc vận động thể lực là rất cần thiết để nâng cao sức khỏe. Thời gian vận động thế nào? Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thời gian vận động thể lực được khuyến nghị như sau: Đối với trẻ em 1 – 5 tuổi:vận động thể lực ít nhất 3 giờ mỗi ngày. Đối với trẻ em 5 – 17 tuổi: ít nhất 60 phút vận động cường độ trung bình và mạnh hằng ngày. Chủ yếu là vận động dạng hiếu khí. Vận động cường độ mạnh nên bao gồm các hình thức làm mạnh khối cơ, tối thiểu 3 lần mỗi tuần. Đối với người trưởng thành 18 – 64 tuổi:ít nhất 150 phút vận động hiếu khí với cường độ trung bình mỗi tuần hoặc ít nhất 75 phút vận động cường độ mạnh. Để có lợi cho sức khỏe cần tăng thời gian vận động lên 300 phút vận động hiếu khí với cường độ trung bình mỗi tuần hoặc ít nhất 150 phút vận động cường độ mạnh. Đối với người trưởng thành trên 65 tuổi:ít nhất 150 phút vận động hiếu khí với cường độ trung bình mỗi tuần hoặc ít nhất 75 phút vận động cường độ mạnh hoặc 75 phút kết hợp cường độ trung bình và cường độ mạnh. Để có lợi cho sức khỏe nên tăng thời gian vận động đến 300 phút vận động hiếu khí với cường độ trung bình mỗi tuần hoặc 150 phút vận động cường độ mạnh hoặc 150 phút kết hợp cường độ trung bình và cường độ mạnh. Các bài vận động tăng sức mạnh các nhóm cơ chính: ít nhất 2 – 3 ngày mỗi tuần. Trường hợp không vận động thể lực đạt khuyến nghị vì lý do sức khỏe vẫn nên hoạt động thể chất tùy theo khả năng và điều kiện cho phép. Nên cố gắng đạt 30 phút mỗi ngày. Vận động thể lực giúp phát triển chiều cao, tăng cường thể lực, phòng ngừa thừa cân béo phì, đái tháo đường. Các mức độ hoạt động thể lực Hoạt động thể lực cường độ nhẹ: bao gồm các hoạt động trong sinh hoạt hằng ngày như đi lại, vệ sinh cá nhân, làm việc nhà, lao động văn phòng, điều khiển phương tiện giao thông… Hoạt động thể lực cường độ nhẹ chiếm đa số hoạt động thể lực trong ngày nhưng lại tiêu hao rất ít năng lượng và không phát huy tác dụng có lợi cho sức khỏe. Hoạt động thể lực cường độ trung bình:là các hoạt động làm tăng nhịp tim lên khoảng 60 – 70% so với nhịp tim tối đa và tăng nhịp thở. Biểu hiện của loại vận động này là làm cho người tập thở hổn hển và tim đập nhanh. Các hoạt động trong nhóm này bao gồm đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội, chạy chậm… Các hoạt động thể lực nhóm này có lợi cho sức khỏe và cần thực hiện hằng ngày. Hoạt động thể lực cường độ mạnh:là các hoạt động làm tăng nhịp tim tối đa. Các hoạt động thể lực trong nhóm này bao gồm tennis, bóng đá, chạy nhanh, leo núi, đi lên cầu thang nhiều tầng… Các hoạt động trong nhóm này cũng có lợi cho sức khỏe và nên tăng cường trong tổng số các vận động thể lực trong ngày.   Các loại hình vận động thể lực Vận động hiếu khí:là các loại hình vận động mà cơ thể cần cung cấp nhiều ôxy như đi bộ nhanh, chạy bộ, thể dục nhịp điệu, đạp xe, các môn bóng như bóng đá, bóng ném, bơi, tennis… Vận động có sức đề kháng:là các loại hình vận động làm mạnh khối cơ như tập thể hình, hít đất, kéo co, tập tạ, chống đẩy… Những lưu ý khi vận động thể lực Hiệu quả của vận động thể lực có thể kể đến là giúp phát triển chiều cao, tăng cường thể lực, phòng ngừa thừa cân béo phì, đái tháo đường, bệnh tim mạch, ung thư vú và đại tràng, trầm cảm, duy trì khối cơ, khối xương. Vận động thể lực giúp người cao tuổi giảm suy giảm trí nhớ, té ngã, suy dinh dưỡng. Vận động thể lực còn là một trong những biện pháp điều trị một số bệnh lý như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, loãng xương. Vì vậy, mọi người cần chọn ít nhất một môn thể dục thể thao mà mình yêu thích và phù hợp với điều kiện sức khỏe, kinh tế của bản thân. Nên tham gia cùng nhóm người thân, bạn bè cùng nơi làm việc hoặc khu dân cư. Hạn chế đi tập một mình vì dễ “bỏ cuộc”. Có thể chia thành các đợt vận động 10, 15, 20 hoặc 30 phút, kết hợp giữa cường độ trung bình và mạnh. Nguồn: Tác giả Đỗ Thị Ngọc Báo Sức khỏe và Đời sống – Bộ Y Tế https://suckhoedoisong.vn/van-dong-the-luc-de-nang-cao-suc-khoe-169166982.htm ThS. Đỗ Minh Hải – Giảng viên Khoa Phục hồi chức năng 📚🔬💊💉🇯🇵 🇻🇳 🇾 🇰 🇭 🇴 🇦 🇹 🇴 🇰 🇾 🇴 🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇯🇵 🇻🇳⭕8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣⭕9️⃣⭕8️⃣8️⃣🇯🇵 🇻🇳 Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng  

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS

Định nghĩa HIV được viết tắt của cụm từ “Human Immunodeficieny Viramrus” có nghĩa là Virus gây suy giảm miễn dịch ở người. AIDS được viết tắt từ “Acquired Immunodeficieny Syndrom” hoặc SIDA viết tắt từ “Syndrome d’ Immunodeficiece Acquise” có nghĩa là “Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải”. Đặc điểm sinh học của HIV là sau khi xâm nhập cơ thể con người, virus sẽ phát triển nhân lên trong hệ miễn dịch và phá hủy các tế bào miễn dịch. Khi các tế bào miễn dịch suy giảm, sẽ tạo thuận lợi cho sự xuất hiện của các bệnh nhiễm trùng cơ hội, và gây ra các triệu chứng liên quan và các bệnh lý khối u. Nguyên nhân chính gây tử vong ở người nhiễm HIV là do các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Tuy nhiên, do chưa có vaccin phòng bệnh và do những hành vi nguy cơ dẫn đến tình trạng lây lan bệnh trong cộng đồng, ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội của mọi quốc gia, vì vậy HIV/AIDS đang là mối quan tâm của nền y tế toàn cầu Tác nhân gây bệnh HIV là các ARN virus, thuộc họ Retroviridae Hình thể và cấu trúc: HIV có hình cầu, đường kính 80 – 120 nm, gồm 3 lớp: vỏ ngoài, vỏ trong, nhân virus Dịch tễ học Các phương thức lây truyền Lây qua đường tình dục Virus HIV có rất nhiều trong chất dịch sinh dục của người bị nhiễm. Do vậy, virus HIV có thể xâm nhập vào máu bạn tình qua cơ quan sinh dục. Việc sinh hoạt tình dục dù có giao hợp hay chỉ tiếp xúc cơ quan sinh dục đều có khả năng lây nhiễm. Lây qua đường máu HIV có rất nhiều trong máu người nhiễm. Do vậy việc dùng chung bơm kim tiêm, dụng cụ y tế không qua tiệt trùng với người nhiễm HIV, truyền máu của người nhiễm HIV đều làm lây nhiễm HIV. Riêng về ma túy, bản thân nó không sinh ra HIV nhưng người nghiện ma túy dễ dàng bị lây nhiễm HIV khi dùng chung bơm kim tiêm với bạn nghiện hoặc bơm kim tiêm tại tụ điểm bán thuốc. Lây truyền mẹ sang con Tỷ lệ trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV từ những người mẹ bị nhiễm HIV là 25-30%. HIV có thể lây từ mẹ sang bé qua nhau thai khi bé trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh hoặc qua sữa mẹ khi mẹ cho con bú. Trẻ sơ sinh nhiễm HIV thường không sống được quá 3 năm. Những đặc điểm dịch tễ học của nhiễm HIV/AIDS Nhiễm HIV là trùng suốt đời: Khác với các nhiễm khuẩn khác, mầm bệnh chỉ tồn tại một thời gian ngắn trong cơ thể, HIV một khi đã tích hợp vào bộ gen của tế bào chủ sẽ tồn tại lâu dài. Thậm chí sau khi tử vong, HIV vẫn tiếp tục sống trong tử thi vài ngày, do vậy, người nhiễm HIV vẫn có thể truyền bệnh cho người khác Dịch HIV là một dịch ẩn: Nhiễm HIV diễn biến qua nhiều giai đoạn từ sơ nhiễm qua giai đoạn cửa sổ, đến giai đoạn nhiễm HIV không có triệu chứng, rồi hạch sưng to dai dẳng toàn thân và cuối cùng là các biểu hiện của AIDS. Thời gian trung bình khoảng 10 – 15 năm, luôn có khả năng lây nhiễm cho người khác. Dịch HIV/AIDS là đại dịch của toàn cầu: Những ca bệnh đầu tiên được phát hiện ở Mỹ. Theo số liệu UNAIDS tính đến cuối năm 2021, Thế giới hiện có khoảng 38,4 triệu người nhiễm HIV. Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tính đến năm 2021 có 5,7 triệu người nhiễm HIV. Trong năm 2021, có 260.000 người nhiễm mới trong đó có khoảng 14.000 là trẻ em dưới 15 tuổi, 128 ngàn người tử vong do AIDS. Đối tượng mới được phát hiện nhiễm HIV chủ yếu là nam quan hệ tình dục đồng giới (chiếm 53%). Tại Việt Nam, kể từ ca nhiễm đầu tiên được phát hiện năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh, tính đến tháng 10/2022, theo báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì cả nước có 220.580 người nhiễm HIV hiện đang còn sống và 112.368 người nhiễm HIV đã tử vong. Dịch tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long chiếm gần 80% số người nhiễm mới phát hiện trên toàn quốc (thành phố Hồ Chí Minh chiếm hơn 1/4 số người nhiễm mới phát hiện trên toàn quốc) và chủ yếu ở đối tượng nam giới (trên 80%). Các giai đoạn nhiễm HIV Giai đoạn sơ nhiễm (còn gọi là thời kỳ cửa sổ) Thời gian kéo dài từ 2 đến 6 tháng, cơ thể hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm HIV cho kết quả âm tính (vì thế trong giai đoạn này dễ lây bệnh cho người khác nếu quan hệ tình dục không an toàn). Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng Thời gian từ 5 đến 7 năm, cơ thể vẫn khỏe mạnh bình thường. Xét nghiệm cho kết quả dương tính. Giai đoạn cận AIDS Vẫn không có biểu hiện đặc trưng, xét nghiệm cho kết quả dương tính. Giai đoạn AIDS Có các triệu chứng sau: Gầy sút (giảm trên 10% trọng lượng cơ thể ). Sốt , ỉa chảy, ho kéo dài trên 1 tháng. Xuất hiện nhiều bệnh như: ung thư, viêm phổi, lao, viêm da, lở loét toàn thân. Người bệnh nhanh chóng tử vong tùy theo điều kiện chăm sóc và điều trị Điều trị bằng ARV Thuốc kháng HIV (tên tiếng Anh: Antiretroviral viết tắt là ARV) là nhóm các thuốc có men sao chép ngược có khả năng ức chế sự phát triển của HIV. Sử dụng

THUV x BỆNH VIỆN KUSUMI: HỘI THẢO CHIA SẺ BÍ QUYẾT SỐNG KHỎE

Tham dự hội thảo của Bệnh viện Kusumi trực thuộc Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam để tìm hiểu về cách phòng chống ung thư và bệnh không lây nhiễm, cùng nhận những phần quà miễn phí và trải nghiệm chống oxy hóa từ chương trình. Đăng ký ngay! Bệnh Viện Kusumi Kết Hợp Với Chuyên Gia Nhật Bản Tổ Chức Hội Thảo Chia Sẻ Bí Quyết Sống Khỏe Bệnh viện Kusumi trực thuộc Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam cùng với các chuyên gia uy tín từ Nhật Bản sẽ tổ chức một buổi hội thảo mang đề tài “Bí Quyết Sống Khỏe”. Buổi hội thảo nhằm mục đích chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về phòng chống ung thư và bệnh không lây nhiễm, đồng thời giới thiệu về tác dụng của Carotenoid đối với sức khỏe. Thông Tin Chi Tiết Buổi Hội Thảo: Tầm Soát Ung Thư Đường Tiêu Hóa: Bác sĩ CK I. Lê Thị Thắm từ Bệnh viện Kusumi sẽ chia sẻ về quan trọng của việc tầm soát và phòng tránh ung thư đường tiêu hóa. Phòng Chống Bệnh Không Lây Nhiễm: Tiến sĩ BSCC. TTND. Vũ Quốc Bình từ Dr. Binh_TeleClinic sẽ giới thiệu các biện pháp phòng chống bệnh không lây nhiễm. Tác Dụng của Carotenoid Đối Với Sức Khỏe: Tiến sĩ BS. Kazutaka Yoshida từ KAGOME CO., LTD sẽ trình bày về tác dụng của Carotenoid và lợi ích của nó đối với sức khỏe. Thông Tin Về Buổi Hội Thảo: Thời Gian: 10:00 – 12:00, Thứ Bảy ngày 27/04/2024 Địa Điểm: Hội trường lớn, Trường Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam, ST-01, KĐT Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên Đăng Ký Tham Dự: Hãy đăng ký tham dự ngay hôm nay để nhận những phần quà miễn phí và trải nghiệm chống oxy hóa từ chương trình. Liên hệ qua hotline hoặc truy cập website để biết thêm chi tiết. LINK ĐĂNG KÝ: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSeEQ0O9j4uYdms5_v1phrcxPxE3Es5ZGFv7BUXXXMZvMxZrYQ/viewform?pli=1 Thông Tin Liên Hệ: Bệnh Viện Kusumi – Bệnh Viện Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam Địa Chỉ: ST-01, Khu Đô Thị Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên Website: tokyohospital.vn Hotline: 1900 86 86 90 / 0221 2206 789 Thời Gian Khám Bệnh: Từ 07h30 – 16h30 từ Thứ 2 – Thứ 6 hàng tuần #BenhvienKUSUMI #BenhvienTokyo #KUSUMIhospital #TokyoHospital #Ecopark

TRIỂN VỌNG NGHỀ NGHIỆP: CHUYÊN GIA VẬT LÝ TRỊ LIỆU KẾT HỢP VỚI HUẤN LUYỆN VIÊN CÁ NHÂN

Các bạn thân mến, Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam hiện dang đào tào 04 chuyên ngành. Đó là Điều dưỡng, Kỹ thuật Phục hồi chức năng, Kỹ thuật Xét nghiệm y học và Kỹ thuật Hình ảnh y học. Các chuyên ngành này đều thú vị và vô cùng cần thiết trong ngành Y. Hôm nay, tôi muốn chia sẻ quan điểm của mình về Kỹ thuật Phục hồi chức năng kết hợp với Huấn luyện viên cá nhân giúp tăng triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Phục hồi chức năng được đánh giá là một nghề nghiệp giàu tính nhân văn khi trực tiếp góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp người bệnh độc lập trong các sinh hoạt và công việc hàng ngày, đóng góp sức lực và trí tuệ cho gia đình, xã hội.Khi xã hội ngày càng phát triển, con người có nhu cầu quan tâm đến bản thân nhiều hơn. Trong các nhu cầu đó, nhu cầu về việc nâng cao sức khỏe và vẻ đẹp hình thể được mọi người yêu thích. Để đạt được điều này, họ thường tìm đến các huấn luyện viên cá nhân. Huấn luyện viên cá nhân – Personal Trainer (PT) – là gì? Huấn luyện viên cá nhân – Personal Trainer (PT) – là gì? PT hay huấn luyện viên cá nhân là một chuyên gia thể thao cung cấp cho khách hàng các chương trình tập luyện và huấn luyện được cá nhân hoá theo từng nhu cầu cụ thể. Các PT giúp khách hàng của họ đạt được các mục tiêu về mặt thể hình, cho dù đó là giảm cân, xây dựng cơ bắp, tăng sức mạnh hay cải thiện sức khỏe tổng thể. Họ thiết kế các kế hoạch tập luyện phù hợp với mức độ tập luyện, sở thích và giới hạn của khách hàng. Đồng thời, PT cũng có trách nhiệm theo dõi chế độ ăn uống cũng như tiến trình thay đổi của khách hàng Triển vọng nghề nghiệp của Huấn luyện viên cá nhân Thực tế là với tư cách là một huấn luyện viên cá nhân, bạn có thể mở rộng sang các lĩnh vực khác của thế giới Fitness. Để làm một PT, bạn thường có kiến thức tốt về giải phẫu, vận động và các bài tập là tiền để để phát triển thêm nhiều nhánh chuyên môn khác. Ví dụ: bạn có thể bắt đầu với tư cách là một PT trong phòng tập nhưng sau đó học thêm để trở thành: Huấn luyện viên thể thao Chuyên gia vật lý trị liệu Chuyên gia phục hồi chấn thương hoặc thậm chí là y học thể thao. Nếu một nhân viên kế toán muốn trở thành chuyên gia vật lý trị liệu, lượng kiến thức cần trang bị lại từ đầu là rất lớn. Nhưng nếu là PT, bạn sẽ chỉ cần học một chút lý thuyết và tập trung vào thực hành vì lý thuyết khó nhằn nhất (như giải phẫu) bạn đã được học khi làm PT rồi. PT có thể chỉ là một bước khởi đầu để bạn xây dựng lên một sự nghiệp rộng lớn trong ngành chăm sóc sức khỏe cá nhân. Đây chắc chắn sẽ là xu hướng nghề nghiệp tuyệt vời. Hoặc trong tình thế ngược lại, nếu bạn đang có kiến thức về giải phẫu, về phục hồi chấn thương, hãy tìm hiểu sâu hơn lĩnh vực thể thao hoặc thể hình. Điều này không chỉ giúp bản thân bạn khỏe mạnh mà chắc chắn có ích và mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho bạn trong tương lai. Sự kết hợp giữa chuyên gia vật lý trị liệu, phục hồi chức năng với huấn luyện viên cá nhân sẽ còn hiệu quả hơn nữa khi Personal trainer đã, đang và sẽ là nghề xu hướng đi tiên phong trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cá nhân. Học tập tại THUV có thể giúp bạn thực hiện kế hoạch này. Hãy cùng suy ngẫm và thực hiện nếu bạn cũng đồng tình với tôi nhé. Tài liệu tham khảo https://vpta.vn/pt-nghe-xu-huong/ Tác giả: Bùi Lan Hương Phòng hành chính tổng hợp