November 2019

MÁI TRƯỜNG LÀ NỀN MÓNG, LÀ NGÔI NHÀ THỨ HAI, LÀ NƠI LƯU LẠI NHỮNG DẤU ẤN ĐÁNG NHỚ NHẤT CỦA THỜI HỌC TRÒ

Ở đó, Thầy Cô như cha mẹ hiền, bạn bè là những bông hoa muôn cánh và cùng nhau tạo nên những màu sắc, những kỉ niệm khó phai mờ dọc suốt năm tháng cắp sách đến trường. Chúng em ngày một lớn khôn và học liên cấp, nên được học rất nhiều Thầy Cô giáo khác nhau dạy dỗ. Nhưng em nhận thấy các Thầy Cô luôn có một nét chung. Đó chính là lòng yêu thương vô bờ bến dành cho học trò. Học trò chúng em cứ hay làm cho Thầy Cô giận, thầy cô buồn vì những trò nghịch ngợm, ngang bướng. Nhưng chỉ cần chúng em biết lỗi thì Thầy Cô bỏ qua tất cả, rồi lại khuyên răn dạy bảo ân cần, phân tích điều hay lẽ phải vô cùng bổ ích.               Thầy Cô là người cha người mẹ thứ hai của chúng em, dạy chúng em kiến thức, truyền đạt chúng em bài học hay. Thầy Cô lặng lẽ sớm trưa, mặc kệ thời gian đã điểm màu râm bạc lên mái tóc, chỉ có chiếc bảng trắng và những trang giấy, cây bút, cùng Thầy Cô vẫn đứng đợi rồi lại đưa chúng em đến bến bờ của mơ ước.                       Dù năm tháng theo quy luật hàng ngày sẽ trôi đi, Thầy Cô vẫn đứng ở một góc nhỏ sân trường dõi theo chúng em, ở bất cứ đâu Thầy Cô cũng hiện hữu như muôn ngàn tia nắng, sáng soi bước em trong cuộc đời. Giờ em đã đi làm không còn được ngồi trên ghế nhà trường nữa, em thấy vô cùng nuối tiếc cái tuổi học trò dại khờ bồng bột “ham chơi lười học”, phụ công thầy cô…để rồi em luôn thấy thấm thía nhớ từng lời Thầy Cô nói: “Nên thầy nên thợ vì ham học  Có ăn có mặc bởi hay làm”.                     Thầy Cô ơi! Mong các Thầy Cô hãy tha thứ cho em về tất cả những lỗi lầm em đã gây ra và cảm ơn Thầy Cô về tất cả những gì Thầy Cô dành cho em. Em yêu Thầy Cô, yêu mái trường, yêu cái tuổi học trò nhiều lắm. Em cũng như các bạn sẽ chẳng bao giờ quên thầy cô, những người chắp cánh cho những ước mơ của chúng em bay cao bay xa.          Các bạn THUV ơi, các bạn hãy làm gì đó để tỏ lòng biết ơn đến Thầy Cô chưa! Chắc hẳn các Thầy Cô sẽ không cần những món quà quí giá hay những hộp mỹ phẩm, lọ nước hoa đắt tiền. Các bạn nhớ rằng điều mà Thầy Cô mong muốn nhất, tâm huyết lớn nhất, đó là nhìn thấy học sinh mình dạy dỗ ngoan ngoãn, học giỏi, nghe lời. Các bạn cố gắng, nỗ lực thật nhiều trong học tập, chăm chú học hành sớm hôm nhé! Điều đó mới là phần quà quí báu nhất, ý nghĩa nhất mà các bạn tặng tới Thầy Cô. Các bạn hãy dâng lên Thầy cô những bông hoa điểm chín điểm mười, những bằng khen sáng chói…và tự hứa sẽ luôn học hành chăm chỉ, mãi mãi là trò cưng của Thầy Cô nhé.                             Tác giả Nguyễn Hằng Hải *********************************************************************** Giới thiệu tác giả Anh Nguyễn Hằng Hải có kinh nghiệm 10 năm làm việc tại công ty TNHH QUỐC TẾ VINATA  (Nhật Bản) – Nhà thầu chính xây dựng trường ĐH Y KHOA TOKYO VIỆT NAM Hiện tại anh đang công tác tại Bộ phận phòng hành chính tổng hợp (Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị). *********************************************************************** THUV’S 2024 OPEN DAY  

NHẬT KÝ GIẢNG DẠY số 15– THẦY ENDO TAKAYUKI 教員日誌 第15回 遠藤先生

Xin chào. Tôi tên là Endo Takayuki. こんにちは。私は遠藤隆行と申します。 Hôm nay, tôi dạy sinh viên môn sinh lý học. 本日、学生に生理学の講義をしました。 Chủ đề hôm nay là Hệ sinh dục. 本日の講義は生殖器系でした。 Sinh viên học về chu kì kinh nguyệt của phụ nữ. 学生は性周期について勉強しました。 Chu kì kinh nguyệt có 3 giai đoạn : giai đoạn phát triển nang trứng (trước rụng trứng), rụng trứng và giai đoạn hoàng thể (sau rụng trứng). 月経周期は三つの期間があります。卵胞期(卵放出前)、排卵期(卵放出)、黄体期(卵放出後)です。 Thêm vào đó, tôi đã giới thiệu cho sinh viên 1 bài báo khoa học. さらに、私は学生に新しい論文を紹介しました。 Vào năm 1996, một nhóm nghiên cứu của trường đại học London cho rằng, trong giai đoạn phát triển nang trứng, các cơ trong cơ thể hoạt động mạnh hơn so với các giai đoạn khác. 1996年にユニバーシティ・カレッジ・ロンドンの研究グループが、卵胞期は他の時期よりも筋力が増加することを報告したのです。 Nếu tôi là nữ giáo viên, sinh viên sẽ phải tự học trong khi tôi ở giai đoạn phát triển nang trứng . もし私が女性教員でしたら、私が卵胞期の間は学生は自習となります。 Bởi vì tôi muốn hoãn tiết học lại và đi tập gym ở ecopark trong giai đoạn phát triển nang trứng . 何故なら、私が卵胞期の期間は、授業を休講にしてエコパークのジムで筋力トレーニングを行いたいからです。 Tài liệu tham khảo 参考文献: Phillips S. K. et al., Changes in maximal voluntary force of human adductor pollicis muscle during the menstrual cycle. Journal of Physiology 496, 551–557, 1996.   By Endo Takayuki *************************************************************************** Chân thành cảm ơn thầy Endo đã cung cấp bài viết và ảnh tư liệu. Xin cung cấp thêm với độc giả Tiến sĩ Endo đã sang Việt Nam và giảng dạy tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam được 4 năm. Thầy phụ trách các môn Giải phẫu, Sinh lý, Bệnh lý học, Bệnh và điều trị… Sau 4 năm ở Việt Nam thầy đã tự học cho bản thân vốn tiếng Việt như những gì thầy đã thể hiện ở bài viết trên. Thầy là một con người thân thiện, vui tính, luôn hòa đồng cùng mọi người. Hy vọng một trong số các bạn sẽ trở thành sinh viên của nhà trường trong tương lai. 遠藤先生は4年前来越し東京健康科学大学ベトナムの講師として活躍されています。先生の担当科目は解剖学、生理学、病理学、疾病と治療などです。来越4年目で自己学習によってベトナム語はご覧のようなレベルまで達成しました。遠藤先生は親切、面白い、お付き合いしやすい先生です。ご覧の皆さんがいつか遠藤先生の生徒になることを願っています。 *************************************************************************** THUV’S 2024 OPEN DAY

第1期生 4年生 初めての地域・在宅看護論の授業風景 KHUNG CẢNH TIẾT HỌC ĐIỀU DƯỠNG TẠI CỘNG ĐỒNG CỦA SINH VIÊN KHÓA 1 NĂM TƯ

 東京健康科学大学ベトナムでは、日本の看護師国家試験を受験する為の必須科目である地域・在宅看護の概論、援助論を受講して地域・在宅看護の臨地実習を行う必要があり、第1期生の学生達は、ベトナムでは初めてと思われるこの学習を行いました。  1年生の時から真面目に日本語を勉強してきたので、学生達は通訳を全く介することなく日本語で授業を理解することができ、日本人の学生でも理解する事が難しい在宅看護が必要になった日本の社会的背景や在宅関連の法律的な内容を勉強していきました。  その授業風景を今回コラムとして取り上げてみました。  2018年の統計によると、ベトナムの平均寿命は76歳を超え、平均出生率は1.82人ということから、ベトナムも近い将来には、日本と同様に深刻な少子高齢社会を迎えることが予測されています。日本の場合は、政府主導によって2000年に創設された介護保険制度によって介護が必要になった人が自宅でも生活していけるように、国民全体で支える保険制度が創設されました。日本の医療を目指す学生達は、介護保険制度を十分に理解する必要があり、医療職に就いた時には制度を活用して、高齢者や介護が必要な人を援助できるような科目建てが整備されてきています。  第1期生の学生達は、これまでの学習から日本の医療に関する歴史的背景は十分に理解を深めてきておりますが、介護保険に関連する法律、法律用語、様々な介護関連施設の名前等々、とても難しい学習内容になりました。学生達は、日本の在宅看護だけにとどまることなく、将来のベトナムにはどのような在宅看護が必要なのかについても考察を深めながら授業・演習を進めていきました。 第1期生が真剣に授業や演習を行っているスナップ写真をご覧ください。  Để có thể tham dự kỳ thi Chứng chỉ hành nghề quốc gia Nhật Bản dành cho điều dưỡng viên, thì môn học Tổng quan về điều dưỡng tại nhà/cộng đồng và thực hành về điều dưỡng tại nhà/cộng đồng là môn học thiết yếu. Tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam sinh viên khóa một của nhà trường đã lần đầu tiên được tiếp cận với môn học này.  Bằng việc học tiếng Nhật một cách nghiêm túc ngay từ khi còn là sinh viên năm nhất, các bạn sinh viên có thể hiểu những giờ học bằng tiếng Nhật mà không cần tới sự trợ giúp phiên dịch viên, cũng như có thể học được cả những kiến thức nội dung pháp lý liên quan đến bối cảnh xã hội Nhật Bản về điều dưỡng tại nhà mà ngay cả các sinh viên người Nhật còn cảm thấy khó. Tôi xin được lấy ví dụ như bài học bên dưới Theo thống kê năm 2018, tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam đã vượt quá 76 tuổi, và tỉ lệ sinh trung bình là 1,82. Trong tương lai gần, có thể dự đoán rằng Việt Nam sẽ đối mặt với tình trạng thiếu trẻ em và già hóa dân số như Nhật Bản.Tại Nhật Bản, từ năm 2000 một hệ thống bảo hiểm chăm sóc cho toàn bộ người dân đã được chính phủ thiết lập để những người cần chăm sóc có thể sống tại nhà nhờ hệ thống bảo hiểm chăm sóc dài hạn. Những sinh viên muốn được công tác trong ngành chăm sóc y tế tại Nhật Bản cần hiểu đầy đủ về hệ thống bảo hiểm chăm sóc dài hạn và khi đảm nhận vị trí nhân viên y tế, hệ thống này sẽ được sử dụng để hỗ trợ người già và những người cần chăm sóc dài hạn. Các bạn sinh viên khóa 1 đã được học rất kỹ về bối cảnh lịch sử y tế của Nhật Bản, nhưng các quy định luật pháp liên quan đến bảo hiểm chăm sóc dài hạn, các thuật ngữ pháp luật, các tên của các cơ sở liên quan đến chăm sóc dài hạn v.v. là một nội dung học rất khó. Học sinh không chỉ học về điều dưỡng tại nhà của Nhật Bản, mà còn được học ở lớp và thực hiện bài tập để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề tầm quan trọng và sự cần thiết của hình thức điều dưỡng tại nhà của Việt Nam trong tương lai. Hãy cùng xem một vài hình ảnh sinh viên năm nhất đang rất nghiêm túc trong giờ học của chúng tôi nhé. Ngành Điều dưỡng Ths 小堀純子Kobori Junko ******************************************************************* 作者紹介 Giới thiệu tác giả   私は、人間総合科学大学では主に看護教員養成と養護教諭養成を担当しております。 東京健康科学大学ベトナムでは、第1期生の時から、基礎看護学では基礎看護援助論とヘルスアセスメント、成人看護学では、急性期の看護等を担当させて頂いております。 今回は、地域・在宅看護概論と援助論を担当しました。 Cô Kobori hiện đang phụ trách đào tạo giảng viên điều dưỡng và đào tạo giáo viên hộ lý tại trường Đại học Khoa học tổng hợp và nhân sinh Nhật Bản. Tại  trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam, cô hiện đang phụ trách lý thuyết hỗ trợ điều dưỡng cơ bản, đánh giá sức khỏe trong điều dưỡng cơ bản và điều dưỡng cấp tính trong điều dưỡng người lớn cho sinh viên khóa 1 Ngoài ra, lần này cô còn phụ trách tổng quan về điều dưỡng và hỗ trợ tại nhà / cộng đồng.   ******************************************************************* TRẢI NGHIỆM SƠ CỨU HỒI SINH TIM PHỔI TẠI OPENDAY THUV 24/11/2019

臨床検査技師は健康食品(Health food)の分野でも働いています Kĩ thuật viên xét nghiệm y học làm việc trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Xin chào các bạn! Tôi tên là Yamadata Shukoh, trực thuộc Khoa giảng viên ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học – Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Đây là bài viết thứ 2 của tôi trong chuyên mục này. Trong bài viết trước, tôi đã giới thiệu rằng các Kĩ thuật viên xét nghiệm y học của Nhật Bản làm việc trong những lĩnh vực rất rộng. Trong bài viết này, tôi xin giới thiệu với các bạn một trong số những công việc không nằm trong các cơ sở y tế của Kỹ thuật viên xét nghiệm y học. Hiện nay, không chỉ ở Nhật Bản mà ở bất cứ quốc gia nào, mọi người dành rất nhiều sự quan tâm đối với thực phẩm chức năng, có quá nhiều thông tin đan xen về những thực phẩm chức năng đang được bán trên thị trường. Kĩ thuật viên xét nghiệm y học cũng làm việc cả trong lĩnh vực thực phẩm chức năng đấy các bạn ạ. Chẳng hạn, ở Nhật từ xa xưa đã sử dụng các loại gia vị như “Miso” (một loại tương của Nhật), “Shoyu” (xì dầu). Người ta để 1 trong rất nhiều các loại tương trong thời gian dài, làm cho nó lên men để tạo nên loại tương có màu đỏ là “Akamiso”. Người ta nói rằng ở khu vực sản xuất tương màu đỏ này có ít người mắc bệnh tiểu đường, nhưng những Kĩ thuật viên xét nghiệm y học đã tham gia để chứng minh điều này một cách khoa học. Các kĩ thuật viên xét nghiệm là những người đo chỉ số đường huyết trong các đợt kiểm tra sức khỏe cho những người sống ở khu vực hay ăn tương màu đỏ Akamiso. Ngoài ra, còn có các Kĩ thuật viên xét nghiệm khác phát hiện và đo lường các chất có hiệu quả đối với bệnh tiểu đường ở trong các công ty sản xuất bia rượu. Tương màu đỏ Akamiso được lên men trong thời gian dài sẽ chứa rất nhiều sắc tố màu nâu “melanoid”, các kĩ thuật phân tích trong xét nghiệm lâm sàng đã làm sáng tỏ một cách khoa học rằng melanoid tác động lên tuyến tụy để thúc đẩy bài tiết insulin giúp giảm lượng đường trong máu. Hơn nữa, nếu oxy hoạt tính trong cơ thể sống tăng quá mức cần thiết, các tế bào bình thường sẽ bị tổn thương do tác động của quá trình oxy hóa và khử trùng, gây ra nhiều bệnh khác nhau. Polyphenol được biết đến như một chất có tác dụng ức chế hoạt động của oxy hoạt tính này, vì thế mà loại rượu vang đỏ có chứa nhiều Polyphenol là thức uống rất được yêu thích. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu và kĩ thuật viên trong lĩnh vực xét nghiệm lâm sàng chỉ ra một cách khoa học rằng Proanthocyanidin có trọng lượng phân tử thấp hơn được cơ thể hấp thụ tốt hơn so với Polyphenol. Người ta cũng thấy rằng Proanthocyanidin này có nhiều trong loài nho dại. Nếu dùng nho dại làm nguyên liệu để ủ trong thời gian dài có thể tạo nên anthocyanidin (Proanthocyanidin với mức độ trùng hợp thấp) dễ hấp thụ hơn. Các kỹ thuật xét nghiệm cũng được sử dụng để nghiên cứu sự hấp thụ, tác dụng và cả vị đắng của nho dại trong các thử nghiệm trên động vật. Những năm gần đây xuất hiện rất nhiều loại thực phẩm chức năng được bày bán. Có những trường hợp uống quá liều hoặc kết hợp uống cùng thuốc điều trị kê đơn của bệnh viện gây ra những tác dụng phụ. Kĩ thuật viên xét nghiệm y học chính là những người phối hợp với dược sỹ, chuyên gia dinh dưỡng để phân tích các trường hợp như vậy. Như vậy, lĩnh vực thực phẩm chức năng cần nguồn nhân lực có kiến thức khoa học chuẩn xác để thực hiện công việc chứng minh tác dụng của các thực phẩm chức năng một cách khoa học và đưa ra các lời khuyên để sử dụng các thực phẩm này một cách đúng đắn. Cũng vì thế mà Hiệp hội an toàn thực phẩm Nhật Bản đã tạo ra hệ thống cấp bằng chứng nhận “Kĩ thuật viên quản lý thực phẩm chức năng”. Trong số những người đạt được bằng chứng nhận này có rất nhiều Kĩ thuật viên xét nghiệm y học. こんにちは ‼ 臨床検査学科の山舘周恒(Yamadate Shukoh)です。このコラムを担当するのは2回目です。 前回は、日本の臨床検査技師が医療分野で非常に広範囲な仕事をしていることを紹介しました。今回は、医療機関以外での臨床検査技師の仕事の一つを紹介します。 日本に限らず、どこの国でも健康食品への関心は非常に高く、いろんな情報が飛び交ってさまざまなサプリメント(supplement)も発売されていますが、この分野でも臨床検査技師が働いています。 例えば、日本には古くからの調味料に“味噌(miso)”や“醤油(Soy sauce)”があります。その味噌の一種に長期間熟成して作る“赤味噌(dark brown miso)”があります。この赤味噌を作っている地域では糖尿病患者が少ないと言われていましたが、それを科学的に立証する仕事にも臨床検査技師が関わっています。赤味噌をよく食べる地域の健康診断で血糖値を測定するのは臨床検査技師の仕事ですが、それ以外にも醸造会社でその効果を示す物質の検出や測定をしている臨床検査技師もいます。長時間熟成した赤味噌には褐色色素の“メラノイド(melanoid)”が豊富に含まれていて、それが膵臓に作用して血糖値を下げるインスリン(insulin)の分泌を促進することを科学的に明らかにする仕事にも臨床検査の分析技術が貢献しました。  また、生物の体内で活性酸素(reactive oxygen)が必要以上に増えると、その酸化・殺菌の作用によって正常な細胞が傷つけられてしまい、様々な病気の要因になることが分かっています。この活性酸素の働きを抑える効果がある物質としてポリフェノールが知られるようになり、このポリフェノールを多く含む赤ワインが好んで飲まれています。しかし、臨床検査の分野の研究者や技術者が調べたところポリフェノールよりも低分子のプロアントシアニジンのほうが体内への吸収が良いことが科学的に明らかになっています。そして、このプロアントシアニジンは野生の“山ぶどう(wild grapes)”に多く含まれていることも分かりました、さらに、それを原料にして長時間醸造するとさらに吸収されやすい低重合アントシアニジン(proanthocyanidins with a low degree of polymerization)ができることも分かってきました。動物実験でそれらの吸収や効果、さらにその渋み(bitterness)の研究にも臨床検査の技術が使われています。  さらに、近年はさまざまなサプリメントが発売されていますが、その飲みすぎや病院から出された薬との飲み合わせで副作用が出る場合もあることが明らかになってきています。薬剤師や栄養士と協力してその分析を担当しているのも臨床検査技師です。 このように健康食品の分野において、正しい知識をもってその効果を科学的に立証する仕事や正しい摂取についてアドバイスする人材が必要になり、日本食品安全協会という団体が“健康食品管理士(Functional food consultant)”とう認定資格制度を作りました。この認定制度の運用にも臨床検査技師が関わり、資格取得者には多くの臨床検査技師が含まれています。   Tác giả 山舘周恒 博士(医学)By Shukoh Yamadate,  Ph.D., Thùy Linh Biên dịch ************************************************************************* Giới thiệu tác giả 作者紹介 Thầy Yamadate có kinh nghiệm công tác tại Khoa xét nghiệm y học tại bệnh viện thuộc trường đại học của Nhật Bản. Từ khoảng 10 năm trước thầy bắt đầu kiêm nhiệm làm giảng viên giảng dạy tại khoa Y và Khoa kỹ thuật xét nghiệm y học. Đề tài tốt nghiệp đại học của thầy là “Tốc độ phản ứng của enzym”, vì vậy kể từ khi tốt nghiệp đại học, một thời gian dài trong lĩnh vực xét nghiệm y học, thầy đã tham gia vào chuẩn hóa các phương pháp đo hoạt động của enzym trong máu. Trong quá trình làm việc nghiên cứu chuẩn hóa phương pháp đo enzym γ-GT, một kỉ niệm đáng nhớ của thầy là quyết định hệ số hấp thụ ánh sáng mol của 5-amino-2-nitorobenzoate (một loại amino axit) đã được Hội liên hiệp hóa học lâm sàng quốc tế chọn là phương pháp chuẩn. Tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, thầy phụ trách giảng dạy môn Hóa học lâm sàng và bộ môn Tổng quan thiết bị xét nghiệm y học. Đồng thời, tại Trường Đại học Khoa học tổng hợp nhân sinh (Nhật Bản), thầy giảng dạy môn

TRẢI NGHIỆM SƠ CỨU HỒI SINH TIM PHỔI TẠI OPENDAY THUV 24/11/2019

Chào các bạn! Chủ Nhật 24/11/2019 AM tới đây tại khuôn viên THUV chúng tôi sẽ tổ chức một buổi TƯ VẤN TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ. Tới tham dự ngoài việc được cung cấp các thông tin liên quan tới THUV cũng như các thông tin tuyển sinh dự kiến năm 2020 các bạn sẽ được tham gia một chương trình trải nghiệm khá bổ ích. Chủ để trải nghiệm chúng tôi mang tới cho các bạn năm nay là SƠ CỨU HỒI SINH TIM PHỔI CÙNG CHUYÊN GIA NHẬT BẢN. Trong nội dung trải nghiệm ngoài việc phổ biến phương pháp cấp cứu người bị nạn có bản chúng tôi còn mang tới cho các bạn chương trình trải nghiệm phương pháp sử dụng máy khử rung tim ngoài tự động (Automated External Defibrillator, AED). Tại Nhật Bản AED là thiết bị hỗ trợ cấp cứu được sử dụng rộng rãi không chỉ tại các cơ sở y tế mà nó được đặt ở hầu hết các cơ quan công sở, nhà máy, những khu vực công cộng có nhiều người sử dụng. Việc sử dụng AED giúp cho tỉ lệ người bị nạn được cứu sống được cải thiện một cách đáng kể. Còn chờ gì nữa hãy đăng ký để được trải nghiệm SƠ CỨU HỒI SINH TIM PHỔI CÙNG CHUYÊN GIA NHẬT BẢN – SƠ CỨU HỒI SINH TIM PHỔI CÙNG AED các bạn nhé.   Đăng ký tham gia TẠI ĐÂY   Admin

金沢 日本の素敵な街 KANAZAWA – THÀNH PHỐ ĐÁNG YÊU CỦA NHẬT BẢN

Các bạn ơi, nếu kể về địa danh nổi tiếng của Nhật Bản thì bạn sẽ nghĩ đến nơi nào? Ở Nhật có rất nhiều nơi đẹp và thú vị như Tokyo, Osaka, Kyoto, núi Phú Sĩ, hay các khu vui chơi… Hôm nay tôi xin giới thiệu với các bạn một trong những địa điểm ấy, đó là thành phố Kanazawa. Thành phố Kanazawa nằm ở tỉnh Ishikawa, phía Tây Bắc thủ đô Tokyo. Đi từ Tokyo bằng tàu nhanh Shinkansen có tên Kagayaki (Vận tốc tối đa 260km/h) trong khoảng 3 giờ là tới Kanazawa. Đây là một thành phố có lịch sử lâu đời, có di tích của những căn nhà của các võ sĩ từ thời Edo (1603-1868). Thời đại Edo, võ sĩ có tên Maedashi cùng với gia đình mình đã trị vì mảnh đất này và nơi này đã là một mảnh đất vô cùng giàu có, phồn vinh. Tháng 10 năm nay, lần đầu tiên tôi đến Kanazawa.  Trên cuốn sách hướng dẫn du lịch “Michelin Green Guide Japan” xuất bản vào năm 2009, ngôi nhà của võ sĩ nơi đây được đánh giá 2 sao/ 3 sao và trong cuốn tạp chí chuyên môn về nhà vườn Nhật Bản “The Journal of Japandese Gardening”, ngôi nhà này được chọn đứng thứ 3 trong Bảng xếp hạng các nhà vườn Nhật Bản. Có lẽ bởi vậy mà rất nhiều du khách nước ngoài đã tới đây. Đi bộ qua khu phố có lưu lại ngôi nhà của những võ sĩ, ta có cảm giác như trở lại thời kì Edo, cảm tưởng như những võ sĩ cầm kiếm ở các góc đường cũng đang đi lại. Ngoài ra, nơi đây còn là một khu phố với nhiều món ăn ngon. Món cá sống Sashimi, món Sushi, đến cả kẹo truyền thống của Nhật hay món kem cũng rất ngon. Tôi đã ăn Sashimi, Sushi và cả ly kem trái cây nữa. Nơi đây cũng là khu phố làm rất nhiều đồ mỹ nghệ truyền thống của Nhật Bản. Tôi đã mua những chiếc đĩa màu sắc sống động và mua phụ kiện dùng cho mặc bộ đồ Kimono truyền thống của Nhật Bản. Chính vì vậy các Hội thảo của rất nhiều các Hội nghiên cứu khoa học thường được tổ chức tại Kanazawa. Cuối tháng 11 năm năm nay, Hội thảo học thuật của Hiệp hội Khoa học Điều dưỡng Nhật Bản mà tôi làm thành viên trong đó cũng sẽ được tổ chức tại Kanazawa. Các bạn nhất định hãy thử tới Kanazawa một lần xem nhé! Nếu bạn làm việc tại Nhật Bản, có thể bạn sẽ có cơ hội tham dự Hội thảo học thuật được tổ chức tại Kanazawa đấy.  みなさんは、日本の有名な場所というと、どこを思い浮かべますか。 東京、大阪、京都、富士山、遊園地、日本にはたくさん、きれいなところ、楽しいところがあります。 今回は、そのひとつである金沢(Kanazawa)を紹介します。 金沢は東京の西北・石川県にあり、東京から新幹線「かがやき」(最高速度260km/h)で3時間くらいでつきます。古い歴史のある街で、江戸時代(1603年~1868年)に建てられた武士の家が残っているところもあります。江戸時代は前田氏という武士の一族がこの土地を治めていて、とても豊かで、文化も栄えたところでした。 私は10月のはじめに金沢にいってきました。 武士の家は2009年に発行された、日本を訪れる外国人観光客向けガイドブック『ミシュラン・グリーンガイド・ジャポン』で二つ星と評価され、アメリカの庭園専門誌「ジャーナル・オブ・ジャパニーズ・ガーデニング」誌の日本庭園ランキングでは3位に選ばれて」いるためか、外国からのお客さんがとても多かったです。この武士の家が残っている街を歩くと、江戸時代にタイムスリップしたようで、道の角から刀をもった武士が歩いてくるように感じました。 また、食べ物のおいしい町でもあります。海が近いので、刺身、すしもおいしいですし、和菓子やアイスクリームなどのお菓子もおいしいです。私は、刺身、おすし、パフェを食べました。 また、日本の伝統的な工芸品がたくさん作られている街でもあります。私は、鮮やかな皿と日本の伝統的な着物を着るときに使う小物を買ってきました。 また、金沢ではいろいろな学会の会議がよく開かれています。私の所属する日本看護科学学会の学術集会も11月末に金沢で開かれます。 みなさんも、金沢にぜひ、行ってください。 日本で働くようになったら、金沢で開かれる学会の会議に参加するというチャンスもあるかもしれませんよ。     Makino Yukari ********************************************************************* ĐĂNG KÝ THAM GIA OPENDAY NGÀY 24/11/2019 (xin mời bấm vào Tại đây)    

NHẬT KÝ GIẢNG DẠY số 14– THẦY ENDO TAKAYUKI 教員日誌 第14回 遠藤先生

Xin chào. Tôi tên là Endo Takayuki. こんにちは。私は遠藤隆行と申します。 Hôm nay, tôi dạy sinh viên môn sinh lý học. 本日、学生に生理学の講義をしました。 Chủ đề hôm nay là hoocmon. 本日の講義はホルモンについてでした。 Hoocmon nam bao gồm testosterone. 男性ホルモンとして、テストステロンがあります。 Testosterone đóng vai trò chủ chốt trong sự phát triển của mô sinh dục nam như tinh hoàn và tuyến tiền liệt, cũng như thúc đẩy các đặc điểm giới tính thứ phát như tăng cơ và khối lượng xương, và sự phát triển lông của cơ thể. テストステロンは男性の生殖組織、すなわち精巣や前立腺を成長させ、同時に第二次性徴の発現、筋や骨量、体毛の促進を起こします。 Vào năm 2012, nhóm nghiên cứu tại Đại học Valencia, Tây Ban Nha, báo cáo rằng tỉ lệ testosterone dâng lên khi xem trận đấu bóng đá (World Cup 2010) 2012年に、スペインのバレンシア大学の研究グループが、サッカーの試合を観るとテストステロンの値が上昇することを発表しました。 Tối hôm qua, tôi gặp sinh viên theo dõi trận đấu bóng đá qua tivi trên phố. 昨夜、街中のテレビでサッカーを観戦している学生たちと会いました。 Tôi lập tức trở về nhà, và tăng độ khó của bài kiểm tra lên để hạ lượng testosterone xuống. 私はすぐ家に帰り、学生たちのテストステロンを減少させるための難しい試験問題を作りました。 Tài liệu tham khảo : 参考文献: van der Meij L. et al., Testosterone and cortisol release among Spanish soccer fans watching the 2010 World Cup final. PLoS One 7(4), e34814, 2012.   By Endo Takayuki ******************************************************************** ĐĂNG KÝ THAM DỰ OPENDAY 2020  Thông báo lịch tham quan trường năm 2020