CÁC LOẠI NGHỈ NGƠI

Nghỉ ngơi là một trạng thái giúp cơ thể cân bằng, lấy lại năng lượng để hoạt động. Theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt, nghỉ ngơi là tạm ngừng công việc hoặc một hoạt động nào đó. Tuy nhiên, nghỉ ngơi không chỉ đơn giản là ăn một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và ngủ một giấc sâu; vì ngủ và nghỉ ngơi là các trạng thái không hoàn toàn giống nhau. Nghỉ ngơi bao hàm nghĩa rộng hơn gồm cả các khía cạnh về tinh thần và xã hội. Vậy có những kiểu nghỉ ngơi nào?

Đầu tiên là nghỉ ngơi về thể chất: gồm thụ động và chủ động. Nghỉ ngơi thể chất thụ động bao gồm việc ngừng tạm thời các hoạt động thể chất tiêu tốn năng lượng và ngủ nghỉ. Nghỉ ngơi thể chất tích cực có nghĩa là các hoạt động hồi phục như yoga, liệu pháp kéo giãn và xoa bóp.

Loại nghỉ ngơi thứ hai là nghỉ ngơi về thần kinh: Hệ thần kinh của con người được cấu tạo bởi cả trăm tỷ các nơ-ron thần kinh, chúng hoạt động liên tục giúp con người hoạt động hàng ngày, suy nghĩ, phân tích, phán đoán…. Và vì thế các tế bào này cũng cần được “nghỉ ngơi”. Khi mệt mỏi về thần kinh, con người sẽ hay quên, khó tập trung vào công việc hay học tập, thậm chí dễ cáu kỉnh hoặc suy nghĩ tiêu cực.

Nguồn ảnh: https://www.vietnamplus.vn/7-kieu-nghi-ngoi-giup-giai-quyet-triet-de-tinh-trang-kiet-suc/

Loại nghỉ ngơi thứ ba là nghỉ ngơi về tinh thần: Khi bạn cảm thấy mất kết nối với thế giới và trở nên không có hứng thú, mông lung thì nghỉ ngơi tinh thần sẽ khiến bạn cân bằng trở lại. Đối với những người có đức tin, hãy dành thời gian thực hành niềm tin tâm linh dựa trên đức tin của mình như đi chùa, nhà thời, cầu nguyện… Đối với những người không thuộc về một tín ngưỡng cụ thể nào đó, sự nghỉ ngơi tinh thần có thể được thực hiện bằng cách thiền định, tham gia tình nguyện hoặc các hoạt động cộng đồng khác mang lại cảm giác có mục đích và cảm thấy được kết nối.

Nguồn ảnh: https://www.vietnamplus.vn/7-kieu-nghi-ngoi-giup-giai-quyet-triet-de-tinh-trang-kiet-suc/

Loại nghỉ ngơi thứ tư mà chúng ta cần là nghỉ ngơi cảm giác: Ánh đèn sáng, màn hình máy tính, tiếng ồn xung quanh và những cuộc trò chuyện hàng ngày có thể khiến các giác quan của chúng ta cảm thấy bị quá tải và cần phải nghỉ ngơi.  Có thể khắc phục điều này bằng cách làm điều gì đó đơn giản như nhắm mắt lại một phút vào giữa ngày, không xử dụng các thiết đị điện tử vào cuối ngày. Những khoảnh khắc cố ý loại bỏ cảm giác này có thể xóa bỏ trừ những tổn thương do thế giới xung quanh quá kích thích gây ra.

Loại nghỉ ngơi tiếp theo là nghỉ ngơi sáng tạo: Nghỉ ngơi sáng tạo là điều cần thiết khi bạn cảm thấy bế tắc, không có hứng thú và không thể tạo ra những ý tưởng hoặc giải pháp mới cho các vấn đề. Loại nghỉ ngơi này đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ ai phải giải quyết vấn đề hoặc động não các ý tưởng mới. Nghỉ ngơi sáng tạo đánh thức lại sự tìm tòi, khám phá, những điều ngạc nhiên bên trong mỗi chúng ta, và sau đó những ý tưởng mới lại có cơ hội xuất hiện trong đầu bạn.

Nghỉ ngơi thứ sáu là nghỉ ngơi cảm xúc: Một số dấu hiệu cho thấy bạn đang cần nghỉ ngơi cảm xúc bao gồm việc hoài nghi và trách móc bản thân vì những sai lầm nhỏ, lo lắng thái quá, dễ mất bình tĩnh và cảm thấy kiệt quệ về mặt cảm xúc. Bạn hãy dành thời gian và không gian để tự do thể hiện cảm xúc của mình và đôi khi cũng cần hạn chế làm hài lòng mọi người. Nghỉ ngơi cảm xúc cũng cần có dũng khí đích thực. Một người nghỉ ngơi cảm xúc có thể trả lời câu hỏi “Hôm nay bạn thế nào” với một câu nói trung thực “Mình không ổn lắm” – và sau đó tiếp tục chia sẻ một số điều khó khăn thay vì giữ yên trong lòng.

Và kiểu nghỉ ngơi cuối cùng là nghỉ ngơi xã hội: Sự thiếu hụt nghỉ ngơi cảm xúc thường đi kèm với thiếu hụt nghỉ ngơi xã hội. Điều này giúp chúng ta không phân biệt được đâu là những mối quan hệ giúp hồi sinh chúng ta với những mối quan hệ khiến chúng ta mệt mỏi. Để trải nghiệm nghỉ ngơi xã hội nhiều hơn, hãy làm sao cho quanh bạn là những người tích cực và hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo và trích dẫn: https://phcn-online.com/2021/05/16/7-loai-nghi-ngoi-ma-moi-nguoi-can/

Ths.BS Nguyễn Trọng Nghĩa – Phó trưởng khoa Điều dưỡng

 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵

Ngành Điều dưỡng

TUYỂN SINH 2024

Bạn đang chưa biết lựa chọn ngành nào ?
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ - tư vấn.
Hotline: 0869 809 088
Email: tuyensinh@tokyo-human.edu.vn

Hẹn gặp lại các bạn tại THUV.