Giao lưu quốc tế

Tổng hợp các phong tục ngày Tết cổ truyền thiêng liêng của Việt Nam

Tết là một dịp quan trọng để gia đình có thể quây quần, đoàn tụ cùng nhau sau một năm dài làm việc vất vả. Đây là dịp lễ lớn nhất trong năm và giữ được trọn vẹn bản sắc dân tộc của người Việt Nam với các phong tục ngày Tết đặc trưng. Hãy cùng bài viết tổng hợp qua 17 phong tục ngày Tết dưới đây nhé. Đoàn tụ và quây quần bên gia đình Theo như quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết đầu năm là dịp để đoàn tụ các thành viên trong gia đình, mở rộng mối quan hệ xã hội. Tôn lên được nét đẹp của tình cảm gia đình, tình thầy trò, tình cảm đôi lứa, bạn bè, tri kỷ,… Đồng thời theo phong tục ngày Tết cổ truyền thì đây là dịp để biết ơn, đoàn tụ cùng ông bà, tổ tiên, những người thân đã mất. Theo phong tục từ xưa đến này, thì từ bữa cơm tối đêm giao thừa, đến 3 ngày Tết chính. Các gia đình đều phải thắp hương để mời ông bà, tổ tiên, người thân đã mất về dùng cơm, vui Tết cùng với gia đình. Cúng ông Công, ông Táo Theo như phong tục ngày Tết của người Việt Nam, thì cứ vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, các gia đình sẽ tiến hành làm lễ để tiễn ông Công, ông Táo về trời để báo cao mọi việc của gia chủ với Ngọc Hoàng. Trong ngày này, mọi người sẽ phải dọn dẹp nhà bếp thật sạch sẽ, nấu cơm cỗ, mua cá vàng về cúng để tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời. Đi thăm mộ của tổ tiên Một phong tục ngày Tết nối tiếp sau cúng ông Công, ông Táo sẽ là thăm viếng, dọn dẹp nơi an nghỉ của ông bà, người thân. Đây là một phong tục phổ biến, thể hiện đạo hiếu và lòng biết ơn, kính trọng với đấng sinh thành, bậc tổ tiên đã khuất. Gói và nấu bánh chưng, bánh tét Một phong tục ngày Tết được xem như là đặc trưng không thể thiếu và được rất nhiều gia đình vẫn giữ đến hiện tại chính là gói và nấu bánh chưng, bánh tét. Bánh chưng, bánh tét là một trong những món ăn truyền thống không thể thiếu vào dịp Tết Nguyên Đán của nhiều gia đình. Mọi người sẽ cùng nhau gói và nấu bánh, thức thâu đêm trò chuyện cùng nhau. Tống cựu nghênh tân Một phong tục ngày Tết có tên gọi khá là xa lạ Tống cựu nghênh tân, nhưng thực chất lại rất quen thuộc chỉ đơn giản là dọn dẹp nhà cửa, mua sắm, trang trí với mong muốn vạn sự cát lành, tài lộc, gia đạo bình an. Tống cựu nghênh tân mang trên mình một ý nghĩa sâu sắc trong đời sống mỗi dịp Tết sẽ là tránh xung đột, những điều xưa cũ, xích mích, lớn tiếng,…, đều sẽ được bỏ qua hết. Ai nấy đều sẽ tay bắt mặt mừng, trao nhau những lời chúc tốt lành, mọi sự như ý. Đón mừng khoảnh khắc giao thừa Đón mừng khoảnh khắc giao thừa là một trong những phong tục ngày Tết cực kỳ quan trọng, được xem là quyết định mọi điều may mắn trong năm mới. Đây là thời điểm chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, là khoảnh khắc giao thoa giữa con người và đất trời trở nên gần gũi hơn. Trong đêm giao thừa có rất nhiều hoạt động đa dạng như bắn pháo bông, cúng giao thừa, chúc tết, lì xì,… Chưng mâm ngũ quả Mâm ngũ quả chưng bàn thờ tổ tiên là một phong tục ngày Tết quan trọng không thể thiếu. Mỗi vùng miền khác nhau sẽ có những cách bày mâm ngũ quả và các loại trái cây khác nhau. Các loại trái cây được sử dụng đều thường có ý nghĩa chung là cầu chúc một năm mới bình an, may mắn, an khang, phú quý. Chơi hoa vào dịp Tết Chợ hoa Tết luôn là một nét đẹp quen thuộc vào những dịp cuối năm. Vào thời điểm gần Tết, mọi người thường sẽ đến các chợ hoa, tìm mua các loại cây rực rỡ, đặc trưng như mai, đào, quất, cúc,…Những loại cây này không thể thiếu trong ngày tết, vì chúng góp phần làm cho ngôi nhà rực rỡ, sắc màu hơn, đồng thời cũng tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng, hạnh phúc,…. Tuỳ theo phong tục ngày Tết của từng vùng miền khác nhau, thì sẽ có những loại cây trưng Tết khác nhau, miền Bắc đặc trưng với hoa đào, miền Nam đặc trưng là hoa mai. Ngoài ra thì cây quất cũng là cây đặc trưng cho may mắn, thịnh vượng, được trưng cả 3 miền. Xông đất Theo quan niệm của người Việt Nam thì xông đất đầu năm là một phong tục ngày Tết vô cùng quan trọng. Việc nhờ người hợp tuổi với gia chủ đến xông đất nhằm cầu mong năm mới hạnh phúc, làm ăn phát đạt. Thời điểm xông đất thường sẽ là sau phút giao thừa bởi những người vui tính, hợp tuổi và hay gặp may mắn. Xuất hành ngày đầu năm Vào ngày mùng 1 đầu năm, mọi người thường sẽ chọn hướng, giờ và phương tiện di chuyển để ra khỏi nhà. Với mong muốn khi bước sang một năm mới thì mọi thứ đều thuận lợi, gặp được nhiều may mắn, tất cả đều thuận lợi, gặp được nhiều tốt lành cả năm. Chúc Tết, mừng tuổi và lì xì Chúc Tết, mừng tuổi là một trong những phong tục ngày Tết được các bé yêu thích nhất vào mỗi dịp xuân về. Vào những ngày Tết, mọi người sẽ dành tặng cho nhau những lời chúc vô cùng tốt đẹp, đồng thời tặng những bao

NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA TẾT NGUYÊN ĐÁN

Tết Nguyên đán (hay còn được gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay đơn giản là Tết) – Tết lớn nhất trong năm, diễn ra vào mùa xuân, thời điểm kết thúc một chu kỳ bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông để bước vào một chu kỳ mới, một khởi đầu mới, nên luôn được gửi gắm nhiều ước vọng. Nguồn gốc Tết Nguyên đán Vậy Tết nghĩa là gì? Tết bắt nguồn từ đâu? Đó là những câu hỏi mà nhiều học giả đã dày công tìm câu trả lời qua nhiều thế hệ. Tết là sự bắt đầu, là khởi nguồn. Ý nghĩa của Tết bao trùm lên mọi mơ ước về những điều tốt đẹp, những điều lành và may mắn… Tết, khởi đầu của một năm, một tháng, một mùa, một chu kỳ sản xuất nông nghiệp mới. Tết cũng là lễ hội lớn nhất, quan trọng nhất của người Việt trong năm và ai cũng dành những điều tốt đẹp nhất cho Tết. Trong sử sách, ở mỗi thời, các nhà nghiên cứu đều phân tích và cho thấy những yếu tố gì dẫn đến việc hình thành nên cái Tết như ngày nay. GS.TS, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyên viết trong tạp chí Indochine số 75 và 75 ngày 12/12/1942, được MaiHaBooks dịch và in lại trong cuốn “Tết Việt Nam xưa” rằng, Tết theo lịch âm ở châu Á là một ngày lễ được người Việt tổ chức long trọng nhất trong năm. Theo lịch âm dựa trên sự vận động của mặt trăng, mỗi tháng bắt đầu vào một ngày trăng mới. Và năm mới bắt đầu vào ngày trăng xuất hiện sau khi mặt trời ló rạng khỏi chí tuyến nam, dấu hiệu cuối cùng trong ba dấu hiệu mùa đông. Tết, vì thế mà theo sự diễn biến của cả mặt trăng và mặt trời. Tết mở ra mùa xuân và luôn rơi vào khoảng từ 10 ngày cuối cùng của tháng Một đến ngày thứ ba của tháng Hai. Tết này gọi là “tiết Nguyên đán”, “thời kỳ rạng đông bắt đầu”. Ngày này là ngày bắt đầu của năm, của tháng và của mùa, vì vậy, đó là buổi sáng thiêng liêng nhất. Nó báo trước những sự kiện tốt lành của mặt trăng sẽ xảy ra sau đó. Vì Âm lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng, cho nên Tết Nguyên đán muộn hơn Tết Dương lịch. Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch, cho nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán hằng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng). Nhà sử học Trần Văn Giáp trong bài viết “Nguồn gốc Tết Nguyên đán ở Việt Nam” năm 1963 (Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I giới thiệu) cũng phân tích, “Tết” hiểu theo gốc chữ Hán là chữ “Tiết”, nghĩa là “thời tiết” tức là “Bát tiết” và “khí tiết”. “Bát tiết” theo chữ Hán là Tám ngày thay đổi khí hậu (khí tiết) trong bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông, gồm: Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu, Lập Đông, Xuân phân, Thu phân, Hạ chí và Đông chí. Trong tiếng Việt, Tết hay tiết là dịp hội hè, cũng là dịp lễ vui vẻ, bát tiết của Việt Nam không phải là Lập xuân, Xuân phân… mà là những ngày Tết có cúng lễ, gồm: Nguyên đán, Thượng nguyên, Hàn thực, Đoan ngọ, Trung nguyên, Trung thu, Thường tân, Đông chí. Trong tám ngày Tết ấy, Nguyên đán là ngày tết đầu năm, cho nên gọi là Tết Cả, cùng với các tết khác, ở các đình, chùa, đền, miếu đều có cúng lễ linh đình, ở các nhà thờ họ, các nhà riêng đều có làm cỗ bàn cúng lễ và hội họp vui vẻ. Tết Nguyên đán được xem là tiết lễ đầu tiên của năm mới, bắt đầu từ lúc giao thừa với lễ “trừ tịch”. Lễ “trừ tịch” thường được tiến hành giữa giờ Hợi của ngày 30 hay nếu vào tháng thiếu thì vào ngày 29 tháng Chạp, và giờ Tý của ngày mồng 1 tháng Giêng năm mới. (Nhà nghiên cứu Toan Ánh) Hai chữ “Nguyên đán” là một danh từ chữ Hán, theo sách cổ, sau thời nguyên thủy người ta đã biết định ra thế nào là một năm, thì lấy ngày thứ nhất của một năm gọi là Nguyên đán. “Nguyên” nghĩa là đầu; “đán” nghĩa là buổi sớm; “Nguyên đán” là buổi sớm đầu năm…  Theo nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng phân tích trong cuốn “Tập tục đời người”, người Việt sử dụng nông lịch hay lịch âm được tính theo vòng quay của mặt trăng chung quanh trái đất, nhưng cũng tính được 24 tiết khí của trái đất với mặt trời, với 4 điểm gốc Xuân phân, Thu phân, Đông chí, Hạ chí. Tết bắt đầu từ ngày đầu tiên của tháng Giêng, khởi đầu của một năm mới, cũng là khởi đầu của một chu kỳ canh tác mới. Còn trong cuốn “Bắc kỳ tạp lục” của tác giả Henri Emmanuel Souvignet viết: “Tết Nguyên đán hay Tết đầu năm bắt đầu với lễ tế giao thừa lúc nửa đêm, vào đúng thời khắc năm cũ qua đi (giao) và năm mới tới (thừa), chính vì thế mà có cái tên Tế giao thừa để gọi lễ này”. Còn về nguồn gốc Tết ở Việt Nam bắt đầu từ bao giờ, cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào xác định.  Theo nghiên cứu của nhà sử học Trần Văn Giáp, ngày “Tết Nguyên đán” ở Việt Nam đã có từ đầu thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Nguồn gốc chữ Tết cũng như nghĩa chữ “Tết Nguyên đán”

Mô hình bệnh tật nhiều thay đổi… nhu cầu phục hồi chức năng ở Việt Nam ngày càng cao

Việt Nam có nhu cầu phục hồi chức năng cao do số người cao tuổi gia tăng, chiếm 11,9% dân số; người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên chiếm 7,06% dân số; mô hình bệnh tật thay đổi gia tăng số người cần phục hồi chức năng: tai nạn thương tích, tim mạch, đột quỵ, bệnh không lây nhiễm, tâm thần, COVID-19… GS.TS Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế đã nhấn mạnh những thông tin này tại Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam và Nhật Bản về phục hồi chức năng diễn ra hôm nay, 23/12 tại Hà Nội với sự tham dự của hơn 200 đại biểu là chuyên gia y tế, bác sĩ về phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật trị liệu đến từ các cơ sở y tế trong toàn quốc cùng các chuyên gia của Nhật Bản. Đây là một trong những hoạt động khoa học, ý nghĩa nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam. Mạng lưới các cơ sở PHCN được mở rộng, nhưng vẫn còn khá nhiều thách thức… Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nhấn mạnh, Nhật Bản và Việt Nam là hai nước châu Á, có nền văn hóa tương đối tương đồng, có mối quan hệ hợp tác lâu dài ý nghĩa, mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên. Đối với lĩnh vực phục hồi chức năng (PHCN), Nhật Bản là quốc gia đã đào tạo và triển khai các chuyên ngành chuyên sâu về PHCN rất lâu như: Vật lý trị liệu, Hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, chân tay giả và dụng cụ trợ giúp… Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, đối với Việt Nam, công tác PHCN là vô cùng quan trọng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Lĩnh vực PHCN trong giai đoạn vừa qua đã có được những kết quả khả quan như: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật dần được hoàn thiện, Việt Nam đã có nhiều quy định của pháp luật về khám, chữa bệnh, người cao tuổi, người khuyết tật… và các hướng dẫn chuyên môn về PHCN do Bộ Y tế ban hành. Mạng lưới các cơ sở PHCN được mở rộng, từ việc chỉ có một số ít cơ sở PHCN cách đây 30 năm, đến nay mạng lưới PHCN cơ bản đã được hình thành rộng khắp trên cả nước, bao gồm 1 bệnh viện PHCN tuyến trung ương; 37 bệnh viện phục hồi chức năng tuyến tỉnh và 25 BV điều dưỡng – phục hồi chức năng thuộc các Bộ ngành (chủ yếu là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội); 550 khoa phục hồi chức năng, hoặc liên khoa trong đó có chuyên môn phục hồi chức năng ở các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến trung ương, tỉnh, huyện; tại xã phường có phân công cán bộ theo dõi công tác phục hồi chức năng… Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, công tác PHCN ở nước ta vẫn còn khá nhiều thách thức, đó là mạng lưới cơ sở PHCN phát triển chưa đồng bộ cả ở trong và ngoài ngành Y tế, cả y tế cơ sở và tuyến tỉnh của nhiều địa phương. Hiện nay, có 10 địa phương sáp nhập bệnh viện PHCN vào bệnh viện y học cổ truyền làm giảm số lượng bênh viện PHCN. Dù vậy lại thiếu sự phối hợp, liên kết trong hoạt động chuyên môn; thiếu sự kiểm soát chất lượng của các cơ quan quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn đối với cơ sở PHCN thuộc các bộ, ngành khác quản lý. Nhân lực chuyên khoa PHCN vừa yếu vừa thiếu ở các tuyến, đặc biệt tuyến y tế cơ sở và khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, hiện có khoảng 0,25 nhân lực PHCN/10.000 dân, thấp hơn so với định mức theo khuyến cáo của WHO (0,5 – 1/10.000 dân). Việc đào tạo về PHCN còn nhiều hạn chế, Việt Nam mới có mã ngành đào tạo về PHCN, chưa có mã ngành đào tạo riêng về vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, chân tay giả và dụng cụ trợ giúp, công nghệ trợ giúp… Hiện có khoảng 7.200 người được đào tạo về PHCN, trong đó khoảng 6500 người được đào tạo về vật lý trị liệu, khoảng 50 người được đào tạo về hoạt động trị liệu, khoảng 180 người được đào tạo về ngôn ngữ trị liệu… Hiện nay Việt Nam đang thí điểm đào tạo 3 mã ngành: Vật lý trị liệu, Hoạt động trị liệu, Ngôn ngữ trị liệu. Cơ sở vật chất hầu hết là các trang thiết bị cơ bản, đơn giản, chưa đáp ứng nhu cầu; tuyến y tế cơ sở và hệ thống bảo trợ xã hội, nhiều cơ sở chật hẹp, cũ, không tiếp cận người khuyết tật. Ngoài ra, phát triển chuyên môn, kỹ thuật PHCN chưa đồng bộ giữa trung ương và địa phương, dịch vụ PHCN chủ yếu về vật lý trị liệu. Tại tuyến xã mới chỉ có PHCN dựa vào cộng đồng ở 25% các xã, cung cấp dịch vụ PHCN tại trạm y tế xã còn rất hạn chế; Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dữ liệu và hoạt động PHCN cho người khuyết tật còn hạn chế… “Với thực trạng như trên, công tác PHCN cần được tiếp tục tăng cường đầu tư phát triển nhiều hơn nữa trong thời gian tới. Nhận định được những khó khăn, thách thức này, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày phê duyệt Chương trình phát triển hệ thống PHCN giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050”- Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thông tin.

HỌC VIỆN Y KHOA WASEDA NHẬT BẢN KỶ NIỆM 70 NĂM THÀNH LẬP

Nhân lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Học viện Y khoa Waseda Nhật Bản, Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam và Bệnh Viện Kusumi xin được gửi video chúc mừng tới Học viện Waseda. Học Viện Y khoa Waseda Nhật Bản Học viện Y khoa Waseda Nhật Bản tiền thân là Học viện Chiropractic Tokyo đã có lịch sử 70 năm giáo dục đào tạo dựa trên triết lý giáo dục “phát triển nguồn nhân lực đóng góp cho sức khỏe và hạnh phúc của mọi người”. Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển, Học viện Y khoa Waseda Nhật Bản đã đào tạo được khoảng 20.000 người giữ giấy phép trong lĩnh vực y tế cung cấp nhân lực trình độ cao cho hệ thống y tế Nhật Bản. Thông qua chương trình học từ xa, trường đã đào tạo người học làm chuyên viên, bậc cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ, với sự tập trung chính là người lao động chuyên nghiệp. Hiện tại, trường là cơ sở giáo dục y tế toàn diện, bao gồm Trường Cao đẳng Công nghệ Y tếWaseda Website: https://wasedas.human.ac.jp/ Trường Đại học Khoa học nhân sinh Nhật Bản (Khoa Khoa học Sức khỏe Thể chất và Tâm thần, Khoa Sức khỏe và Dinh dưỡng, Khoa Khoa học Thực phẩm Y tế), Khoa Khoa học Y tế và Sức khỏe (Khoa Điều dưỡng, Khoa Phục hồi chức năng), Các khoa: Chuyên ngành Vật lý trị liệu, Chuyên ngành Chân tay giả và Chỉnh hình Website: https://www.human.ac.jp/ Trường Cao học Waseda, chương trình Thạc sĩ, Tiến sĩ, Chuyên ngành Khoa học sức khỏe tâm thần và thể chất (Chương trình thạc sĩ, Chương trình tiến sĩ) và Chuyên ngành khoa học sức khỏe và dinh dưỡng (Chương trình thạc sĩ)… Website: https://www.human.ac.jp/graduate-school/guide/institute/ Video Chúc Mừng Tại Việt Nam, Trường Đại học Y khoa Tokyo VN và Bệnh viện KUSUMI cũng là đơn vị trực thuộc của Học viện Waseda Nhật Bản. Nhân lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Học viện Y khoa Waseda Nhật Bản, Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam và Bệnh Viện Kusumi xin được gửi video chúc mừng tới Học viện Waseda. Xem thêm tại: Video chúc mừng

THUV tham dự “Meet Japan 2023” tại Hà Nội

Ngày 2/11, Trường Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam đã tham dự sự kiện “Meet Japan 2023” tại Hà Nội do Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức sự kiện nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trên một số lĩnh vực. Meet Japan 2023 Meet Japan 2023 được tổ chức với mục đích tăng cường hợp tác, thúc đẩy giao lưu với Nhật Bản trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kinh tế, thông qua việc tạo cơ hội cho các tỉnh, thành phố tại Việt Nam kết nối trực tiếp với Nhật Bản. Nhân cơ hội này các công ty và tổ chức Nhật Bản đang hoạt động trong khu vực cũng tham gia tích cực. Thành phần tham gia chính của sự kiện dự kiến ​​sẽ là Bộ Ngoại giao Việt Nam và các quan chức chính phủ trung ương khác, lãnh đạo các tỉnh, thành phố và các công ty địa phương. Tại đây các công ty địa phương của Nhật Bản, các cơ quan hành chính độc lập, chính quyền địa phương, v.v. đã quảng bá sản phẩm và hoạt động kinh doanh của họ. Trong khuôn khổ Hội nghị, đã diễn ra ba phiên chuyên đề với những chủ đề được hai bên quan tâm hiện nay gồm tăng cường thương mại – đầu tư, hợp tác giáo dục – đào tạo và nguồn nhân lực, hợp tác văn hóa, du lịch. Bên cạnh đó, Ban Tổ chức thu xếp hàng trăm cuộc gặp gỡ, làm việc giữa lãnh đạo địa phương, doanh nghiệp Việt Nam với Đại sứ Nhật Bản, các cơ quan, doanh nghiệp, đối tác Nhật Bản để hai bên chia sẻ những kết quả hợp tác cần phát huy, những vướng mắc cần tháo gỡ và đặc biệt là những ý tưởng hợp tác cụ thể, thiết thực cho thời kỳ hợp tác mới. THUV tại Meet Japan 2023 Tại Meet Japan 2023 Đại diện phía Bệnh viện Kusumi và Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam – Chi nhánh CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC Y KHOA NHẬT BẢN (VIỆT NAM) đã đã giới thiệu các thông tin tổng quan cũng như chi tiết về các hoạt động trong thời gian sắp tới. Về phía bệnh viện Kusumi, các phiếu giảm giá và thông tin các gói thăm khám sức khỏe đã được gửi tới nhiều đại biểu, công ty quan tâm về bệnh viện y khoa theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Đồng thời, Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam cũng cung cấp các thông tin tuyển sinh của Nhà trường, các hoạt động giao lưu văn hóa Nhật – Việt và chuỗi hội thảo kết hợp với Bệnh Viện trực thuộc. Thông tin về hội thảo sắp tới mời bạn đọc tham khảo tại: HỘI THẢO CHIA SẺ “BÍ QUYẾT SỐNG KHỎE CỦA NGƯỜI NHẬT” CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC Y KHOA NHẬT BẢN (VIỆT NAM) xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý đại biểu, đại diện các công ty, các cá nhân quan tâm và ủng hộ đã ghé thăm gian hàng tìm hiểu thông tin và bày tỏ mong muốn hợp tác hữu nghị. Thông tin về các gói khám chữa bệnh và các hoạt động giao lưu, hợp tác liên tục được cập nhật tại website của bệnh viện: Website: https://tokyohospital.vn/ Facebook: Bệnh Viện Kusumi – BV ĐH Y khoa Tokyo Việt Nam   

AKABEKO – CHÚ BÒ ĐỎ DỄ THƯƠNG

Chào các bạn! Hôm nay, tôi muốn giới thiệu đến bạn một món đồ chơi quen thuộc trong văn hóa Nhật Bản chú bò màu đỏ “Akabeko” dễ thương. Chú bò “Akabeko” là 1 đồ chơi thủ công truyền thống được tạo ra từ xa xưa ở vùng Aizu của tỉnh Fukushima, Nhật Bản. Nó được chế tác ra từ khoảng năm 1950. Ở tỉnh Fukushima, con bò được gọi là “beko”, còn ở Nhật Bản, màu đỏ mang ý nghĩa là “bùa hộ mệnh” hoặc “xua đuổi tà ác”. Do đó, chú bò màu đỏ rất được yêu thích và được coi như một linh vật mang lại may mắn và những điều tốt lành. Và “Akabeko” cũng đã trở thành linh vật đại diện cho tỉnh Fukushima các bạn ạ. Chú bò màu đỏ này rất thú vị các bạn ạ! Nếu bạn chạm nhẹ vào đầu nó, nó có thể di chuyển theo bạn. Có rất nhiều nơi ở tỉnh Fukushima mà bạn có thể trải nghiệm tự làm những chú bò như thế này. Người ta thương sơn sơn màu đỏ cho nó, tuy nhiên bạn có thể lựa chọn màu sơn khác. Biết đâu sơn màu khác trông nó lại dễ thương hơn ấy chứ. Nếu bạn đến tỉnh Fukushima, hãy thử tự làm “Akabeko” cho riêng mình nhé! Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là nơi bạn có thể học tập về Y tế của Nhật Bản. Chúng tôi đang tuyển sinh sinh viên cho các ngành: Điều dưỡng, Kỹ thuật Phục hồi chức năng, Kỹ thuật Xét nghiệm Y học và Kỹ thuật hình ảnh y học. Chúng tôi rất mong chờ được gặp bạn ở đó !! ThS. Sato Hiroko Trưởng phòng đào tạo 🇯🇵 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 Ngành Điều dưỡng  

CÁC CÔNG CỤ TRẮC NGHIỆM TÍNH CÁCH ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

Tôi là ai? là câu hỏi mà người ta loay hoay mất cả đời để đi tìm câu trả lời. Đứng trước những ngã rẽ cuộc đời, cùng với nỗi sợ, khao khát khám phá bản thân cũng không ngừng thôi thúc ta phải định nghĩa chính mình. Lựa chọn nghề nghiệp , định hướng nghề nghiệp có thể coi là một trong những ngã rẽ, đòi hỏi nhiều nỗ lực để đưa ra quyết định phù hợp. Hiện nay, có nhiều công cụ và phương pháp giúp chúng ta hiểu bản thân hơn và đưa ra lựa chọn phù hợp. Định hướng nghề nghiệp dựa trên tính cách Mỗi ngành nghề đều yêu cầu một loại hình tính cách nhất định. Đó cũng là một trong số những lý do mà các nhà tuyển dụng thường đánh giá tính cách của ứng viên ngoài thông tin biểu thị trên CV. Nếu bạn có tính cách không phù hợp với nghề nghiệp thì bạn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn để thành công với nghề nghiệp bạn đã chọn, chưa kể đến sự thiếu phù hợp với công việc còn gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần và tâm lý khi đi làm. Ngược lại nếu bạn lựa chọn được công việc phù hợp thì sự hài lòng, chất lượng cuộc sống cũng như công việc sẽ được đảm bảo. Không hiểu bản thân, chuyển nghề nghiệp nhiều lần gây lên lãng phí thời gian, sức lực và tiền bạc cho bản thân, gia đình và xã hội.Vì vậy, bạn cần thu nhập nhiều đánh giá khách quan nhất có thể, để đưa ra lựa chọn phù hợp. Những phương pháp trắc nghiệm tính cách 1.   MBTI Hệ thống trắc nghiệm tính cách MBTI (Myers – Briggs Type Indicator) được phát triển gần 60 năm trước đây bởi Katharine Cook Briggs và con gái của bà – Isabel Briggs Myers. Cùng với sự hợp tác đắc lực của nhà tâm lý học nổi tiếng người Thuỵ Sỹ, Carl G. Jung. MBTI phân loại tính cách dựa trên 4 chức năng tâm lý cơ bản nhằm cho ra đời 16 loại tính cách điển hình khác nhau: Xu hướng giao tiếp: Hướng ngoại (Extroversion) – Hướng nội (Introversion) Cách nhận thức thế giới xung quanh: Giác quan (Sensing) – Trực giác (Intuition) Cách chọn lựa và đưa ra quyết định: Lý trí (Thinking) – Tình cảm (Feeling) Xu hướng hành động: Nguyên tắc (Judgment) – Linh hoạt (Perception) Link bài test: Tại đây 2.   DISC DISC được bắt đầu phát phát triển từ năm 1928, khi tiến sĩ William Moulton Marston mô tả về lý thuyết này trong cuốn “Emotions of Normal People” (tạm dịch: Cảm xúc người thường). “DISC” là viết tắt của bốn đặc điểm hành vi chính của một con người, bao gồm Thống trị (Dominance), Ảnh hưởng (Influence), Ổn định (Steadiness) và Tuân thủ (Compliance) Theo Marston, hành vi của con người có thể được phân thành 4 kiểu: Dominance (D) – tạm dịch là “Xông xáo”: những người thuộc nhóm này thường quyết đoán, mạnh mẽ, tự tin, nhanh nhẹn, năng nổ, tập trung, cạnh tranh, hướng đến kết quả. Inducement hoặc Influence (I) – tạm dịch là “Nhiệt tình”: nhóm I bao gồm những cá nhân hòa đồng, thích xã giao, cởi mở, nhiệt tình, có khả năng thuyết phục. Steadiness (S) – tạm dịch là “Điềm đạm”: người thuộc kiểu S có tính cách ổn định, điềm tĩnh, hòa nhã, biết lắng nghe, tận tâm và thận trọng. Compliance hoặc Cautiousness hay Conscientiousness (C) – tạm dịch là “Chuẩn mực”: ở nhóm I là những người có trách nhiệm, rõ ràng, logic, có kỷ luật, chính xác và nghiêm túc. Link bài test: Tại đây 3.   Trắc nghiệm 16 yếu tố tính cách (16 Personality Factor Questionnaire/ 16PF Test) Trắc nghiệm tính cách này mô tả và giải thích sự khác biệt cá nhân giữa tính cách của mọi người, phân loại16 đặc điểm tính cách khác nhau. Các yếu tố được xem xét bao gồm cách đối phó, hành động, khả năng đồng cảm, nhu cầu tương tác giữa các cá nhân, thái độ đối với quyền lực, quy tắc hoặc tiêu chuẩn xã hội, sở thích nghề nghiệp của một người. Bài test bao gồm 185 câu hỏi trắc nghiệm trong khoảng 35 đến 50 phút, yêu cầu người trả lời phải chọn một trong ba phương án khác nhau. Link bài test: Tại đây 4.   Trắc nghiệm tính cách Holland TRẮC NGHIỆM HOLLAND được phát triển bởi tiến sĩ tâm lý học người Mỹ – John Holland, được sử dụng khá rộng rãi trong hướng nghiệp phổ thông tại các quốc gia phát triển nhất về giáo dục như Hà Lan, New Zealand, Thuỵ Sỹ, Italy… Theo lý thuyết này, tính cách con người thành 6 nhóm riêng biệt, tương ứng với 6 nhóm ngành nghề phổ biến: Nhóm ngành nghề nghiên cứu (Investigative): Thích quan sát, thích tìm tòi, phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề nào đấy. Nhóm ngành nghề kỹ thuật (Realistic): Thích khám phá các loại máy móc, dụng cụ, kỹ thuật,… Nhóm ngành nghề nghệ thuật (Artistic): Am hiểu về nghệ thuật; có khả năng sáng tạo, nhạy cảm và tinh tế tế; thích được làm trong những ngành nghề sáng tạo như điện ảnh, viết lách,… Nhóm ngành nghề xã hội (Social): Thích giúp đỡ, chữa trị hoặc chăm sóc cho người khác. Nhóm ngành nghề quản lý (Enterprising): Thích làm việc với những người khác, có khả năng tác động, thuyết phục, thể hiện, lãnh đạo hoặc quản lý các mục tiêu của tổ chức, các lợi ích kinh tế. Nhóm ngành nghề nghiệp vụ (Conventional): Nhanh nhạy với những con số, dữ liệu, thông tin; có khả năng làm những công việc tỉ mỉ, chi tiết. Link bài test: Tại đây Hi vọng rằng các công cụ trên đây có thể giúp bạn khám phá bản thân mình nhiều

Ý NGHĨA CÁC LOÀI HOA CỦA NHẬT BẢN

Nhắc đến Nhật Bản người ta thường nghĩ ngay đến những món ăn ngon như Sushi, Sashimi …, đến những cảnh đẹp như núi Phú Sỹ …, đến những nơi giải trí như Khu vui chơi Tokyo Disneyland. Tuy nhiên, đất nước xinh đẹp này còn được biết đến với nhiều chủng loại hoa đẹp và có ý nghĩa sâu sắc. Nếu quan tâm đến Nhật Bản thì chắc hẳn bạn cũng đã từng nghe đến những loài hoa này. Tsubaki (Hoa Trà) Đối với người Nhật, hoa trà là biểu trưng cho sự kiên định và lòng dũng cảm. Chính vì vậy, chúng được xem là hình ảnh đại diện cho tầng lớp Samurai tại đất nước này. Ngày nay, hoa trà được coi là biểu tượng của sức đề kháng và kéo dài tuổi thọ. Vì đặc tính chịu lạnh cực cao lên đến -25 độ C. Sumire (Hoa Violet) Loài hoa này là biểu tượng cho “một tình yêu nhỏ”, “sự chân thành” và “hạnh phúc bé nhỏ”. Sakura (Hoa Anh Đào Nhật) Sakura là quốc hoa của Nhật Bản. Người Nhật ngắm hoa Sakura tại Ohanami – Lễ hội hoa anh đào vào mùa xuân. Trong ngôn ngữ của loài hoa, nó mang ý nghĩa của “Sự thành công” và “Vẻ đẹp của trái tim” và sự “hi vọng”. Kiku (Hoa Kim Cúc) Hoa cúc là loài hoa đại diện cho mùa thu ở Nhật Bản. Xét về tính văn hóa, từ xa xưa, người Nhật đã xem hoa cúc là biểu tượng quan trọng mang những ý nghĩa đặc biệt. Trong ngôn ngữ của loài hoa, nó mang ý nghĩa “Cao quý”, “Hãy tin tôi” và “Sự tinh khiết”. Kosumosu (Hoa Chuồn Chuồn) Ngoài vẻ đẹp mỏng manh và nhẹ nhàng đó, ý nghĩa hoa cánh bướm còn tượng trưng cho một tình yêu trọn vẹn, ngọt ngào. Người ta thường gọi đây là hoa tình yêu, bởi vào ngày lễ tình nhân chúng cũng có thể được dùng để tặng người con gái ta thương. Ý nghĩa hoa cánh bướm đẹp từ hình ảnh cánh hoa mỏng manh, nhỏ bé, nhẹ nhàng thể hiện một tình yêu tuy đơn giản nhưng thật sâu sắc. Kinmokusei (Hoa Mộc) Kinmokusei là một trong những loài hoa quyến rũ nở rộ vào mùa thu Nhật Bản. Loài hoa này có nguồn gốc từ Trung Quốc du nhập vào Nhật Bản ở thời kì Edo khi đó người ta dùng hoa mộc cho việc bếp núc và chữa bệnh. Hoa Mộc có màu trắng, vàng nhạt, vàng hoặc vàng cam, với hương thơm rất đậm. Mang ý nghĩa là “cốt cách thanh cao”, loài hoa này là biểu tượng của sự minh bạch. Trong ngôn ngữ của loài hoa nó mang ý nghĩa “Sự thật”, “Người cao quý”. Tham khảo: https://tokyometro.vn/10-loai-hoa-dep-cua-nhat-ban-va-y-nghia-cua-chung-s168364-html/  CN. Nguyễn Thị Thu Hường – Khoa Điều dưỡng 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 Ngành Điều dưỡng

TÔI ĐÃ CHỌN KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG và HÀI LÒNG?? CÒN BẠN❓❓❓

Chào các bạn! Nói về Kỹ thuật phục hồi chức năng thì chưa hẳn ai cũng hiểu về công việc của ngành nghề này là gì phải không? Hôm nay tôi xin phép được chia sẻ một vài kỷ niệm của bản thân liên quan tới ngành nghề này. Xuất thân là một Điều dưỡng viên tốt nghiệp và làm việc tại một bệnh viện tuyến tỉnh của Việt Nam lại là nam giới nên tôi luôn khát khao được học tập nâng cao trình độ. Năm 23 tuổi cơ hội đã đến khi tôi được người quen giới thiệu về chương trình du học Nhật Bản. Còn trẻ và còn nhiều khát vọng tôi không ngần ngại từ bỏ công việc hiện tại và bắt đầu hành trình mới. Sau 8 tháng trang bị cho mình lượng tiếng Nhật tối thiểu nhất tôi đã đặt chân tới xứ sở hoa Anh Đào tươi đẹp. Xứ sở mặt trời mọc và con người nơi đây đón tôi trong sự quan tâm, thân thiện và ấm áp. Nhờ sự giúp đỡ của mọi người tôi nhanh chóng tìm được công việc làm thêm tại một bệnh viện tư nho nhỏ để có thu nhập trang trải học phí cũng như sinh hoạt phí. Chính tại nơi đây suy nghĩ của tôi đã thay đổi và thay đổi cả định hướng của cuộc đời. Là người nước ngoài tiếng Nhật còn chưa tốt và chưa có chứng chỉ nghề nghiệp nên tôi được sắp xếp công việc khá đơn giản là làm Hộ lý. Hàng ngày tôi đi theo các bạn Điều dưỡng, Hộ lý người Nhật hỗ trợ họ từ dọn dẹp buồng bệnh, vận chuyển bệnh nhân, tắm rửa cho những bệnh nhân không thể tự làm được… Bệnh viện của tôi chuyên về các bệnh Não – Thần kinh nên số lượng bệnh nhân có vấn đề về vận động/liệt khá nhiều. Trong bệnh viện có một không gian khá rộng và được bố trí nhiều máy móc mà ban đầu tôi không biết để làm gì cả nhưng giờ thì tôi hiểu rõ đó là Khoa phục hồi chức năng. Khác với khoa phục hồi chức năng tại bệnh viện tôi đã làm ở quê hương Việt Nam, khoa phục hồi chức năng ở đây rộng hơn, đẹp hơn, nhiều trang thiết bị hơn, nhiều bệnh nhân và nhiều kỹ thuật viên hơn. Khoa mở cửa 365 ngày trong năm để điều trị cho bệnh nhân các bạn ạ. Là một đơn vị trong bệnh viện thật đó nhưng do tính chất công việc nên tôi chỉ có thể tới đó khi được nhờ đưa đón bệnh nhân. Sang Nhật với mục tiêu là học tập nâng cao kiến thức về Điều dưỡng nhưng không biết từ bao giờ Kỹ thuật phục hồi chức năng đã len lỏi vào trong tôi. Và rồi một ngày, một việc đã làm tôi thay đổi mục đích tới Nhật của bản thân. Hôm đó tôi cùng một Điều dưỡng viên đi đón bệnh nhân mới nhập viện, do tiếng Nhật còn hạn chế nên tôi chỉ biết bác bệnh nhân bị xuất huyết não liệt nửa người bên trái và bác khá già chắc phải bằng hoặc hơn tuổi ông bà tôi ở nhà. Bị như vậy nhưng mà bác vẫn tỉnh táo giao tiếp được chỉ tội là không thể tự ngồi dậy, tự đi lại hay tự làm những việc mình thích. Tôi thầm nghĩ “Bác này chắc lại nằm đây lâu lâu rồi” thế nhưng không phải vậy. Ngay từ sau khi nhập viện bác đã được mấy anh Kỹ thuật viên bên khoa Phục hồi chức năng tới đánh giá và tập luyện. Không rõ các anh kỹ thuật viên này dùng ma thuật gì mà tình trạng của bác thay đổi từng ngày. Từ chỗ nằm yên trên giường phải có người hỗ trợ trong hầu hết các hoạt động sinh hoạt hàng ngày bác dần bám vào thanh chắn giường và ngồi dậy, tự mình ăn tự mình uống rồi tự mình di chuyển sang xe lăn, sử dụng 1 chân 1 tay bên lành điều khiển xe lăn di dạo trong bệnh viện. Ban đầu thấy bác tự di chuyển như vậy trong tôi một phần vui một phần lo lắng. Vui vì bác đang dần phục hồi, lo lắng vì nhỡ bác ngã thì rất nguy hiểm. Sau này tôi mới biết là các anh Kỹ thuật viên bên Phục hồi chức năng đã tập luyện và đánh giá bác có thể tự di chuyển một mình và liên lạc cho Điều dưỡng phụ trách cho phép bác tự di chuyển trong viện vừa để tập phục hồi vừa để giải tỏa tâm lý trong những ngày nhập viện. Không dừng lại ở đó một ngày kia tôi thấy bác bám vào tay vịn hành lang và bước đi, wa vi diệu quá, sao lại có thể phục hồi nhanh đến vậy – một loạt những thắc mắc dồn dập trong tôi. Tới ngày thứ 14-15 sau khi nhập viện bác làm tôi không thể tin vào mắt mình khi thấy bác cầm gậy 4 chân và đi lại trong buồng bệnh, tuy những bước chân còn chậm chạp nhưng tôi hiểu đây là thành quả là công sức của rất nhiều người đặc biệt của bác.  Tận mắt mình chứng kiến sự vi diệu của Kỹ thuật phục hồi chức năng và tôi biết mình phải làm gì. Lúc đó tôi nghĩ nếu mang được các kỹ thuật này về Việt Nam thì có thể giúp ích cho rất nhiều người, giúp người bệnh có thể tái hòa nhập cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Sau khoảng 3 tuần nhập viện bác được xuất viện. Tuy bác vẫn phải dùng gậy 1 chân để đi lại và tay liệt còn hơi yếu nhưng từng đó cũng đủ làm cho Bác và

8 CÂU CHÚC NĂM MỚI BẰNG TIẾNG NHẬT

Trong thời cổ đại, lễ mừng năm mới của Nhật Bản (tiếng Nhật: shōgatsu 正月 (Chính Nguyệt) hay là oshōgatsu) cũng tương ứng với lễ mừng năm mới của Tết Trung Quốc, Tết Hàn Quốc và Tết Việt Nam theo âm lịch và theo ảnh hưởng Vòng văn hóa Đông Á. Kể từ năm 1873, Nhật Bản theo lịch Gregorian và năm mới là ngày đầu tiên của tháng Giêng dương lịch. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng nhất trong năm, được tổ chức trong nhiều thế kỷ và đã phát triển phong tục độc đáo của riêng mình. Dưới đây THUV xin giới thiệu với các bạn 8 câu chúc năm mới bằng tiếng Nhật nhé! 1) Akemashite omedetou gozaimasu. 明けましておめでとうございます。 Chúc mừng năm mới! Đây là câu chúc mừng năm mới được người Nhật dùng nhiều nhất khi chúc nhau. Cũng có ý nghĩa tương tự như câu trên (1). Là câu 2) Shinnen omedetou gozaimasu. 新年おめでとうございます. Bạn cũng có thể dùng câu này thay cho câu trên nhé! 3) Yoi otoshi o よいお年を Chúc một năm tốt lành! 4) Honnen mo douzo yoroshiku onegaishimasu. 本年もどうぞよろしくお願いします。 Tôi rất mong sẽ được bạn tiếp tục giúp đỡ trong năm tới! 5) Minasama no gokenkou o oinori moushiagemasu. 皆様のご健康をお祈り申し上げます。 Mong mọi người nhiều sức khỏe! 6) Atarashii toshi ga junchoude arimasuyou ni 新しい年が順調でありますように Chúc năm mới mọi việc suôn sẻ! 7) Sakunen wa taihen osewa ni nari arigatou gozaimashita 昨年は大変お世話になり ありがとうございました。 Cám ơn bạn vì năm qua đã giúp đỡ tôi rất nhiều! 8)  Subete ga junchou ni ikimasu youni すべてが順調にいきますように Chúc mọi sự đều thuận lợi! Ths. Nguyễn Thùy Linh 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 Ngành Kỹ thuật xét nghiệm Y học