Khác

Phân loại rác – Việt Nam nhìn từ “Mục tiêu phát triển bền vững”

Lần này tôi sẽ giới thiệu với các bạn một chủ đề gần gũi có liên quan đến sự khác biệt giữa Việt Nam và Nhật Bản nhìn từ mục tiêu phát triển bền vững, đó là “Phân loại rác”. Công việc trước đây của tôi là điều phối viên tại một cơ quan đào tạo và phái cử tu nghiệp sinh sang Nhật Bản. Khi đó, một trong những thứ tôi đã dạy trong các buổi định hướng cho tu nghiệp sinh trước khi sang Nhật Bản là “Phân loại rác”. Ở Nhật Bản, việc phân loại rác được tiến hành rất nghiêm ngặt. Ví dụ, ở Nagoya, quê hương tôi, có các loại rác là rác cháy được, rác không cháy được, nhựa, chai, lon, giấy, báo, pin, vật nguy hiểm, rác cỡ lớn. Hiện nay, tôi đang sống ở Ecopark nhưng ở đây chỉ có hai thùng thu gom rác là rác tái chế và rác không phải là rác tái chế. Nếu như vậy thì có lẽ sau khi được thu gom, nhân viên thu dọn rác sẽ phân loại nhưng người vứt rác chỉ cần cho hết rác vào một túi nên sẽ không tốn thời gian, công sức. Ngày xưa ở Nhật Bản moi người cũng vứt rác theo kiểu như vậy. Năm 1999, ở Nagoya đã đưa ra tuyên bố tình trạng khẩn cấp về rác và việc phân loại rác đã được tiến hành rộng rãi. Từ khi có tuyên bố này, rác vứt ra được quy định theo thứ trong tuần, và mọi người phải sử dụng túi đựng rác chuyên dụng có phí. Gần đây, ở các siêu thị của Việt Nam việc sử dụng túi đựng đồ mua sắm được khuyến khích nhưng ở Nhật nếu những đồ mình đã mua được bỏ vào túi nilon thì sẽ bị tính phí. Nhờ thói quen này, khi đi chợ mua đồ ở Việt Nam, tôi đều sử dụng lại hộp đựng trứng, còn đậu phụ thì tôi sẽ đem theo đồ để bỏ vào. Với rau và hoa quả thì đương nhiên là tôi sẽ cho vào túi đựng đồ mua sắm. Những người ở chợ khá ngạc nhiên với điều này (bây giờ thì có lẽ họ đã quen rồi) nhưng sự thay đổi hành vi phải bắt đầu từ chính bản thân mình. Tôi nghĩ rằng chắc chắn trong tương lai gần, sẽ đến ngày mà ở Việt Nam cũng có những giới hạn đối với việc sử dụng túi nilon. Vì thế với tâm trạng của một người tiên phong, tôi đang hành động vì nghĩ đến tương lai của trái đất. Nhờ vào việc phân loại rác, mà tài nguyên được tái sử dụng, dẫn đến việc tận dụng hiệu quả tài nguyên hữu hạn. Kết quả là lượng rác thải sẽ giảm đi, năng lượng cần thiết cho xử lý rác cũng sẽ giảm, dẫn đến giảm khí thải nhà kính và lượng phát sinh các chất độc. Tiếp đó, nhờ vào phân loại rác đúng cách, tái sử dụng tài nguyên mà vấn đề mà rác thải nhựa gây ra như ô nhiễm đại dương và ảnh hưởng đến hệ sinh thái sẽ được giảm thiểu. Như vậy các mục tiêu phát triển bền vững gồm: “Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm (Mục tiêu số 12)”, “Xây dựng thành phố và cộng đồng bền vững (Mục tiêu số 11)”, “Bảo tồn tài nguyên và môi trường biển” (Mục tiêu số 14) sẽ đạt được. Thế thì chẳng phải là thật tuyệt vời hay sao? Nếu muốn biết chi tiết hơn, các bạn có thể xem trên trang chủ của Liên hợp quốc https://sdgs.un.org/goals, ngoài ra cũng có nhiều website giải thích khá dễ hiểu về điều này, các bạn hãy thử tìm kiếm xem sao nhé. Từ hôm nay, với tư cách là một thành viên của trái đất, hãy hành động để đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Nếu có thể biết rằng những điều hiển nhiên thường ngày lại không phải là hiển nhiên thì chúng ta sẽ có cơ hội để biết về nhiều nước khác nhau và có thể so sánh với nhau. Các bạn có muốn mở mở rộng hiểu biết của mình thông qua việc học ở THUV – một trường đại học gần gũi với Nhât Bản được đặt tại Việt Nam không? Bảng hướng dẫn phân loại rác của Nhật Trong đó sẽ quy định loại rác nào vứt vào thứ mấy, ngày nào trong tháng SUGAWARA JUNKO Trưởng Phòng Hành Chính Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam “Qua chín năm sống ở nước ngoài, tôi nhận thức sâu sắc rằng “học vấn dựng nước”. Tại THUV, chúng tôi đang nỗ lực từng ngày để hỗ trợ các em học sinh, những người sẽ mở ra tương lai của trái đất”

LỄ TỐT NGHIỆP KHÓA 4 (2019 – 2023)

Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam xin chúc mừng 34 tân cử nhân khóa 4 2019 – 2023 đã tốt nghiệp thành công sau 4 năm đầy nhiệt huyết và cố gắng. Ngày 11/08/2023 vừa qua với sự góp mặt của các quan chức, y bác sĩ đầu ngành, các công ty, đối tác liên kết, Trường Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam đã tổ chức Lễ Tốt nghiệp và Trao bằng cho 34 sinh viên thuộc 4 ngành Điều Dưỡng, Kỹ Thuật Phục Hồi Chức Năng, Kỹ Thuật Xét Nghiệm Y Học và Kỹ Thuật Hình Ảnh Y Học. Đây cũng là một dấu mốc quan trọng trong công tác giáo dục đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực y tế chất lượng cao tại Việt Nam và Nhật Bản. Biểu tượng của Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam là một chú hạc đang bay thật cao và đẹp đẽ trên bầu trời. Bằng sức mạnh từ đôi cánh của chính mình, toàn thể cán bộ nhân viên, giảng viên của trường hi vọng các tân cử nhân có thể cất cánh thật mạnh mẽ, chinh phục bầu trời của riêng mình. Xin chúc 34 tân cử nhân tốt nghiệp khóa 4 và gia đình luôn mạnh khỏe và có thật nhiều niềm vui và may mắn trên con đường con đường mình chọn và đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực y tế. Chúc mừng các em đã tốt nghiệp ご卒業おめでとうございます Trường Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam Mời quý bạn đọc cùng xem thêm một số hình ảnh trong Lễ Tốt Nghiệp trọng đại của các tân cử nhân Khóa 4

BẠN BIẾT GÌ VỀ TUYẾN NƯỚC BỌT

Tại khoa kỹ thuật xét nghiệm y học, bạn sẽ được học về hệ tiêu hóa. Khoang miệng là lối vào của hệ thống tiêu hóa. Hệ thống tuyến nước bọt ở người nằm xung quanh vùng khoang miệng, đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu của chu trình xử lý thức ăn. Có rất nhiều tuyến nước bọt, gồm các tuyến nước bọt chính và các tuyến nước bọt phụ. Tuyến nước bọt phụ là những tuyến nước bọt có kích thước rất nhỏ, nằm rải rác ở niêm mạc miệng, tập trung nhiều ở môi dưới, hai bên lưỡi và dưới lưỡi, có vai trò liên tục tiết nước bọt để giữ ẩm cho khoang miệng. Có 3 cặp tuyến nước bọt chính: ⓵Tuyến mang tai – 耳下腺 – parotid gland ②Tuyến dưới hàm – 顎下腺 – submandibular gland ③Tuyến dưới lưỡi – 舌下腺 – sublingual gland Tuyến mang tai: là tuyến lớn nhất, là tuyến nước bọt tiết thanh dịch, ống tiết là ống Stenon, chạy ở mặt ngoài cơ cắn, đổ vào miệng ở mặt trong má tương ứng vị trí răng số 7 hàm trên. Tuyến nước bọt hoạt động nhờ sự cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm. Kích thích hệ giao cảm và phó giao cảm đều làm tăng tiết nước bọt. Do đó, bạn chỉ cần nhìn, ngửi hoặc thậm chí tưởng tượng về thức ăn sẽ tạo các kích thích tiết nước bọt. Ví dụ nghĩ đến chanh khiến bạn chảy nước miếng, bởi vì thần kinh chi phối tuyến nước bọt chính của bạn đang bị kích thích. Nước bọt chứa chủ yếu là nước (99%) và phần còn lại là protein (enzym), chất nhầy, globulin miễn dịch (IgA) và chất điện giải. Con người tiết khoảng 1 lít nước bọt mỗi ngày. 70% thể tích nước bọt chưa bị kích thích được sản xuất ở tuyến dưới hàm, 20% ở tuyến mang tai. Khi được kích thích thì % thể tích đóng góp của tuyến nước bọt dưới hàm sẽ bị giảm xuống và đồng thời % đóng góp của tuyến nước bọt mang tai sẽ tăng lên. Nước bọt giữ ẩm cho khoang miệng và giữ khoang miệng sạch nhờ các thành phần kháng khuẩn. Trong bữa ăn, nước bọt tiết ra một loạt các enzyme (amylase, lipase, lysozyme) và các chất hỗ trợ tiêu hóa và khử trùng. Hình minh họa ① cho thấy vị trí của tuyến nước bọt. Hình minh họa ② là hình ảnh mô học của tuyến nước bọt dưới kính hiển vi. Như vậy, tại sao chúng ta cần biết cấu trúc tổ chức của tuyến nước bọt? Đó là do cấu trúc thay đổi tùy theo bệnh, và để hiểu được những thay đổi đó trước tiên chúng ta cần phải biết trạng thái bình thường của tuyến nước bọt. Tại khoa Kỹ thuật xét nghiệm y học, bạn sẽ được học về cấu trúc của tổ chức cơ thể người như vậy. Bạn có muốn cùng tôi nhìn thấy điều bí ẩn trong các tổ chức cơ thể con người không? Mặc dù bạn có thể cảm thấy môn học này khó, nhưng đừng lo lắng tôi sẽ hướng dẫn bạn từng bước một. Nếu bạn có hứng thú, hãy đến thăm và trải nghiệm tại trường đại học y khoa Tokyo Việt Nam. Tác giả: Thạc sĩ Nakai Yuko Giảng viên khoa Kỹ thuật xét nghiệm y học. Cô có bằng cấp về sàng lọc, tìm tế bào ung thư tại Nhật Bản. Hãy cùng nhau học về xét nghiệm và thế giới vi mô.

Kỹ Thuật Phòng Ngừa Lây Nhiễm

Chào các bạn! Hôm nay tôi sẽ giới thiệu với các bạn về giờ học “Kỹ thuật phòng ngừa lây nhiễm” của sinh viên năm thứ nhất, Khoa Điều dưỡng. Phòng ngừa lây nhiễm là việc phòng ngừa mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể rồi phát triển. Trong môi trường y tế hoạt động này có liên quan đến việc chăm sóc người bị bệnh, bị thương. Ở đó sẽ tồn tại những người phát bệnh lây nhiễm và những mầm bệnh chưa được xác định. Để bảo vệ chính bản thân mình, sau đó là phòng ngừa lây truyền, lan rộng của bệnh truyền nhiễm trong bệnh viện hoặc cơ sở y tế cần phải tiến hành các kỹ thuật phòng ngừa lây nhiễm để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho cả hai phía bao gồm bệnh nhân (gia đình của họ), y tá (nhân sự hoạt động trong lĩnh vực y tế). Trong ảnh là giờ học về phương pháp trang bị vật dụng phòng ngừa của cá nhân. Giờ học sẽ bắt đầu từ hoạt động đánh giá về bề ngoài của mình. Đó là bề ngoài như kiểu tóc, móng tay có dài không, có đeo nhẫn hay đồ trang sức không? Trước hết, điều căn bản của phòng ngừa lây nhiễm là vệ sinh tay. Nhờ vào đảm bảo vệ sinh tay mà có thể “phòng ngừa” được việc những vi khuẩn gây bệnh có ở tất cả mọi nơi như tay nắm cửa, tay vịn… thông qua tay lây nhiễm vào cơ thể hoặc lây nhiễm cho người khác. Sinh viên đã học về các cách rửa tay, thời điểm vệ sinh tay, kiến thức cơ bản về vệ sinh tay. Nếu để tóc rối mà vô tình chạm vào tóc của mình cũng sẽ dẫn đến nguy cơ lây nhiễm. Móng tay dài, tay thô ráp, đeo nhẫn thì khi rửa tay sẽ bị rửa sót. Nếu đeo đồng hồ thì sẽ không thể rửa được đến phần cổ tay. Tiếp theo về vật dụng phòng ngừa cá nhân, đó là phuơng pháp mặc/đeo và cởi bỏ găng tay, áo choàng, khẩu trang đúng cách… Vật dụng phòng ngừa cá nhân là những thứ bảo vệ da, mắt, mũi, niêm mạc miệng, trang phục khỏi các mầm bệnh có trong máu, dịch cơ thể… Trong giờ học, sinh viên đã thực hành về phương pháp mặc và cởi bỏ găng tay, khẩu trang, tạp dề. Việc mặc/đeo vào thì đơn giản nhưng cởi vật dụng phòng ngừa cá nhận này ra để không làm phần bị bẩn tiếp xúc với tay và trang phục thì khá khó. Sinh viên cũng đã học về tính cần thiết của thời điểm và thứ tự của hoạt động mặc/đeo và cởi bỏ vật dụng phòng ngừa cá nhân để bản thân không bị lây nhiễm cũng như không trở thành người mang mầm bệnh (trung gian truyền bênh). Phòng ngừa lây nhiễm hay làm lan rộng lây nhiễm dù là hành vi chỉ của một người cũng sẽ tạo ra thay đổi lớn. Kỹ thuật phòng ngừa lây nhiễm là kỹ thuật hoàn toàn cần thiết trong thực tế. Trong bài giảng của mình, tôi cũng đã giới thiệu về cách ứng phó với lây nhiễm đang được tiến hành tại Nhật Bản. Có thể thấy sinh viên đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với những giờ học ngày càng mang tính chuyên môn nhiều hơn. Giảng viên Khoa Điều dưỡng: Oguma Yoko Đại học Y khoa Tokyo là trường Đại học về Y tế theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Trường có các khoa gồm: Khoa điều dưỡng, Khoa Phục hồi Chức năng, Khoa Kỹ thuật xét nghiệm Y học, Khoa Kỹ thuật hình ảnh Y học. Chúng tôi đang chờ đón các bạn.

MẸO PHÒNG TRÁNH CHẤN THƯƠNG KHI CHẠY BỘ MÙA HÈ

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để xỏ giày chạy bộ. Bộ môn này giúp tiết nhiều mồ hôi, rèn luyện tim mạch, nhịp thở. Tuy nhiên, chạy bộ hang ngày hay chạy marathon nếu không đúng kỹ thuật đều tiềm ẩn một số nguy cơ chấn thương. Dưới đây là một số mẹo giúp mọi người chạy khỏe, chạy an toàn trong những ngày nắng nóng. Chọn giày và tất chuyên dụng, giãn cơ, uống đủ nước, hạn chế nắng nóng có thể giảm nguy cơ chấn thương khi chạy vào những ngày mùa hè. Chọn đúng giày Những đôi giày cũ, bị mòn hoặc quá chật có thể dẫn đến các vấn đề như lật cổ chân, viêm gân achilles, thậm chí gãy xương do áp lực. Mọi người nên chọn đúng giày chuyên cho người chạy bộ, vừa vặn bàn chân, không kích mũi chân, đế êm và nhẹ. Nên thay giày khi đã chạy trên 500 km hoặc khi chúng bắt đầu có dấu hiệu mòn. Giãn cơ đầy đủ Giãn cơ trước và sau khi chạy giúp ngăn ngừa chấn thương. Giãn cơ làm nóng cơ bắp, cải thiện phạm vi chuyển động khi chạy. Các động tác giãn cơ tĩnh như giãn cơ gân kheo, giãn cơ đùi, nâng bắp chân cũng là động tác quan trọng với người chạy bộ. Không chạy quá sức: Bạn dễ bị mất sức hơn khi chạy vào mùa hè. Do đó, đừng đặt ra mục tiêu về số km cần chạy mỗi ngày vì có thể khiến cơ thể bị quá tải. Căng cơ dễ dẫn đến chấn thương. Người chạy cần chú ý là lắng nghe sức chịu đựng của cơ thể, bắt đầu với những quãng đường ngắn và dần dần từng ngày. Tránh mất nước Cơ thể sẽ mất nhiều mồ hôi hơn khi chạy vào mùa hè. Nếu xảy ra tình trạng mất nước, người chạy có thể bị chuột rút. Việc này làm tăng nguy cơ chấn thương như co cơ, rách cơ. Mọi người nên tăng cường uống nước trước, trong và sau khi chạy. Lượng nước khuyến khích cho người thường xuyên chạy là 200 ml sau 20 phút chạy bộ (theo very wellfit). Tránh chạy dưới trời nắng nóng Nhiệt độ quá cao làm tăng nguy cơ mất nước, say nắng cũng như các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Mọi người nên quan sát thời tiết trước khi chạy, tăng cường chạy vào sáng sớm hoặc chiều tối, khi thời tiết mát mẻ hơn. Nếu bạn phải chạy dưới trời nóng, hãy đảm bảo giữ đủ nước và nghỉ giải lao khi cần thiết. Thận trọng trên các bề mặt không bằng phẳng Các bề mặt không bằng phẳng như sỏi, cát, nhiều chướng ngại vật có thể làm tăng nguy cơ trẹo mắt cá chân, ngã. Mọi người hãy cố gắng chạy trên các bề mặt phẳng như vỉa hè và đường mòn trải nhựa. Chọn tất chỉnh hình Tất chỉnh hình hay tất được thiết kế thoáng khí giúp cải thiện lưu thông máu, thoải mái và giảm nguy cơ chấn thương. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe, lạc quan và tràn đầy năng lượng! Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Nhung Cán bộ Quảng Cáo Nguồn: Tham khảo

NHỮNG TRẢI NGHIỆM LÝ THÚ TẠI NHẬT BẢN

Tôi bắt đầu bước chân tới Nhật Bản vào một ngày thời tiết khá đẹp đầu tháng 4. Trời quang mây, xanh ngắt, những tia nắng lấp lánh và nhiệt độ thì vô cùng dễ chịu. Tuy mới chỉ ở nơi đây chưa đầy 4 tháng nhưng tôi cũng đã có khá nhiều các trải nghiệm thú vị. Câu chuyện đáng nhớ nhất chắc có lẽ là lần đầu tôi tự đi tàu. Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe rằng Nhật Bản nổi tiếng với rất nhiều các loại tàu và sự tiện lợi của chúng. Hôm đó là ngày khai giảng với tư cách là một du học sinh dự thính đặc biệt, tôi lựa chọn đi tàu đến trường. Ngôi trường tôi theo học khá xa nơi tôi ở, đi tàu cũng sẽ mất gần 2 tiếng. Dù đây là lần thứ hai tôi đặt chân tới xứ sở hoa anh đào nhưng lần tham quan trước chỉ vỏn vẹn một tuần đi theo chương trình kiến tập của trường đại học và chúng tôi chỉ cần đi theo sự chỉ dẫn của giáo viên nên việc đi tàu đối với tôi vẫn còn rất mới mẻ. Ban đầu, tôi đã nhờ tới sự hướng dẫn của nhân viên nhà ga để chỉ tôi cách đi từ ga này tới trường. Đoạn này thì vẫn rất chắc mẩm rằng chỉ cần người hướng dẫn chỉ tôi cách đi là tôi có thể di chuyển tới trường một cách thuận lợi. Tuy đã đứng đợi đúng tàu nhưng tôi lại lên một khoang tàu trông rất xịn sò, người ngồi xung quanh cũng khá ít, lúc đó tôi cũng đã cảm thấy lạ rằng sao lượng người sử dụng tàu lại ít đến vậy và khung cảnh này cũng không giống như lần tôi đi tàu cách đây 5 năm. Ngồi được một lúc tôi bắt đầu nghe thấy tiếng loa thông báo với nội dung rằng khoang tàu số 4,5 là khoang tàu VIP, chỉ dành cho những khách có thẻ xanh mới được sử dụng. Lúc này tôi mới tá hỏa chạy vội ra và nhanh chóng leo lên toa tàu khác, thật may là lúc đó tôi đã để ý tới thông báo và cũng thật may rằng tàu chưa khởi hành. Đó quả là một kỷ niệm đáng nhớ và cũng rút ra được bài học rằng nếu bạn sang một đất nước khác dù là du lịch ngắn ngày hay học tập, làm việc dài hạn, ngôn ngữ thật sự rất quan trọng. Nếu lúc đó tôi không nghe được đoạn thông báo phát bằng tiếng Nhật đó, chắc sẽ lại là một câu chuyện dở khóc dở cười và cũng sẽ làm phiền tới các hành khách khác, các nhân viên và ảnh hưởng tới cả chuyến tàu. Một câu chuyện khác là khi tôi đi siêu thị mua đồ. Sau một hồi lựa chọn được những món đồ mình cần tôi tiến tới quầy thanh toán. Nhân viên siêu thị thực hiện check mã vạch và kết thúc bằng việc nói tổng tiền và đưa tay hướng dẫn cùng câu nói “Mời bạn thanh toán tại đây”. Lúc đó tôi không để ý rằng có một chiếc máy nhỏ để người mua hàng tự thanh toán gần quầy thanh toán nên nghĩ rằng nhân viên yêu cầu mình đứng dịch ra đó để tiến hành thanh toán tiền. Tôi đã đứng đó một lúc cùng với tờ tiền 1 man trên tay. Nhân viên thấy vậy sau đó đã hướng dẫn tôi rằng có chiếc máy thanh toán để người mua nhét tiền vào, hoặc lựa chọn thanh toán bằng thẻ tùy theo nhu cầu mỗi người và có cả lựa chọn xuất hóa đơn hay không. Lúc đó tôi lựa chọn thanh toán bằng tiền mặt, tôi nhét tiền vào khay thu tiền, máy lấy tiền và nhanh chóng trả lại tiền thừa cho tôi. Thật sự việc thanh toán ở Nhật đối với những người sử dụng tiền mặt thực sự rất tiện lợi. Nhân viên siêu thị sẽ không phải trả lại tiền thừa cho khách, vì việc này có thể dẫn đến sai sót mà hoàn toàn sẽ do máy móc đảm nhận. Vừa tránh được sai sót, vừa tiết kiệm được thời gian. Quả thật là cường quốc công nghệ. Tuy mới chỉ một khoảng thời gian ngắn nhưng tôi đã thực sự thấy được cuộc sống ở Nhật Bản tiện lợi tới mức nào. Mặc dù nơi tôi sinh sống là một tỉnh nằm khá xa Tokyo, không sầm uất, náo nhiệt nhưng độ tiện lợi thì không kém cạnh. Từ việc đi lại, mua sắm hay đến cả việc ăn uống đều khiến tôi ngạc nhiên. Tôi vào các quán ăn tại Nhật, lựa chọn đồ ăn và thanh toán trên các cây bán vé tự động, hoặc lựa chọn qua ipad và người phục vụ đồ ăn tới bàn cho tôi lại là một chú robot, thật thú vị. Không những thế, khi khám sức khỏe tại đây, người hướng dẫn tôi tới các phòng khám cũng là một chiếc ipad, nó được tích hợp để nhận biết được tôi đang ở địa điểm nào, tôi đã khám những hạng mục nào, những hạng mục nào chưa khám, điểm tới tiếp theo là đâu, phòng nào đang trống tôi có thể vào khám trước được,… Nếu có cơ hội, các bạn hãy qua Nhật Bản để có thể trải nghiệm cuộc sống ở đất nước xinh đẹp này nhé! Các bạn đang hoặc sẽ là sinh viên của THUV, hãy cùng nhau không ngừng học tập, trau dồi vốn tiếng Nhật nói riêng và kiến thức nói chung vì có thể một ngày nào đó trong tương lai không xa, các bạn cũng sẽ là những người đặt chân tới đất nước Nhật Bản, mang theo những kiến thức bổ ích đã

Trải Nghiệm Học Tiếng Nhật Qua Zoom Cùng Giảng Viên THUV

Nhằm tạo cảm hứng, khuyến khích học tập, thay đổi quan niệm học tiếng Nhật của các bạn học sinh THPT, đồng thời chia sẻ các thông tin về văn hóa Nhật Bản, Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam thông báo tổ chức Lớp Trải Nghiệm Học Tiếng Nhật Online Qua Zoom. Thông tin cụ thể như sau: Giảng viên: Cô Aoki Etsuko- Giảng viên tiếng Nhật, Trường Đại Học Y khoa Tokyo Việt Nam cùng các giảng viên người Việt có trình độ N1 đã có thời gian học tập và công tác tại Nhật Bản. Đối tượng: Học sinh lớp 10, 11, 12 Thời gian: 15:00 – 16:00 ngày 24.07.2023 Địa điểm: Zoom Meeting (Chi tiết sẽ được thông báo sau khi học sinh đăng ký thành công) Nội dung:  Học cách chào hỏi và giới thiệu bản thân  Giới thiệu về Anime và văn hóa Nhật Bản Học Phí: MIỄN PHÍ Học sinh có mong muốn tham gia vui lòng đăng ký qua link: https://forms.gle/XAbxg6kFMr55nJsF6 ___________________ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM  Website: https://tokyo-human.edu.vn/ Hotline: 024 6664 0325 hoặc 0869 809 088 Mail: tuyensinh@tokyo-human.edu.vn   Thông tin chi tiết về tuyển sinh 2023 vui lòng tham khảo tại: THÔNG BÁO TUYỂN SINH HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY 2023

THÔNG TIN TUYỂN DỤNG THUV

Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam hiện tại đang tuyển dụng nhân sự tại các vị trí sau: 1.  Giảng viên Ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-dung/tuyen-dung-giang-vien-nganh-ky-thuat-xet-nghiem-y-hoc/ 2. Giảng viên Ngành Kỹ thuật hình ảnh y học https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-dung/thong-bao-tuyen-dung-giang-vien-ky-thuat-hinh-anh-y-hoc/ 3. Giảng viên Ngành kỹ thuật phục hồi chức năng https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-dung/tuyen-dung-giang-vien-ky-thuat-phuc-hoi-chuc-nang/ HẠN NỘP HỒ SƠ TRƯỚC NGÀY 15/08/2023 Mọi chi tiết xin liên hệ về Phòng nhân sự nhà trường qua số máy 024 6664 0325 hoặc hotline 0869 809 088 gặp phòng nhân sự Hoặc gửi hồ sơ về recruitment2022@tokyo-human.edu.vn   Hồ sơ bao gồm 1.   Sơ yếu lý lịch Sơ yếu lý lịch tải mẫu tại đây 2.   Các bằng cấp liên quan (bản Scan nếu ứng tuyển qua email, bản copy nếu gửi qua đường bưu điện) 3.   Hồ sơ kinh nghiệm đào tạo và nghiên cứu khoa học (đối với ứng viên vị trí giảng viên) Hồ sơ kinh nghiệm đào tạo và nghiên cứu khoa học tải mẫu tại đây. 4.   Trình bày “Lý do ứng tuyển” và “Kế hoạch công việc đào tạo tại trường sau khi trúng tuyển” (tối đa 02 mặt giấy A4) ※ Ứng viên phải nộp bản sao (bản cứng) các văn bằng chứng chỉ liên quan sau khi trúng tuyển. ※ Hồ sơ ứng tuyển không được trả lại trong bất cứ trường hợp nào.   Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam Phòng nhân sự 🇯🇵 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵

THẤU HIỂU GEN Z: Vì sao thế hệ này dễ mắc bệnh tâm lý?

Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, chỉ 45% Gen Z  (sinh năm 1996-2012) cho biết sức khỏe tâm thần của họ ổn hoặc rất tốt. Tất cả các nhóm thế hệ khác đều có kết quả tốt hơn về thống kê này, bao gồm Millennials (56%), Gen Xers (51%) và Boomers (70%). Trên thực tế, số liệu được đưa ra ở hội thảo “Trầm cảm – Hãy cùng trò chuyện” (Viện Sức khỏe Tâm thần tổ chức) cho thấy, mỗi năm Việt Nam có hơn 40.000 người tự tử do trầm cảm – nhiều hơn gấp 2,5 lần người chết vì tai nạn giao thông. Gen Z đang phải đối mặt với một loạt thách thức tâm lý đáng lo ngại. Trong bài viết này, chúng ta sẽ thấu hiểu tại sao Gen Z dễ mắc bệnh tâm lý và tìm hiểu các yếu tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của thế hệ trẻ này. Áp lực từ môi trường xã hội Gen Z đang phải đối mặt với áp lực từ môi trường xã hội khắt khe hơn bao giờ hết. Sự tiếp xúc với các mạng xã hội và truyền thông làm tăng sự so sánh, gây ra cảm giác thiếu tự tin và áp lực để đáp ứng tiêu chuẩn xã hội. Sự so sánh không lành mạnh này có thể dẫn đến căng thẳng, lo lắng và tự ti trong tâm trạng của Gen Z. Công nghệ và mất cân bằng sống Gen Z đã lớn lên với công nghệ, và mặc dù nó mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng có những hệ quả không mong muốn. Sự nghiện smartphone và tiêu thụ liên tục các nội dung trực tuyến có thể gây ra mất cân bằng sống và cản trở quá trình phát triển xã hội, giao tiếp trực tiếp và xây dựng mối quan hệ. Điều này có thể dẫn đến cảm giác cô đơn, tách biệt và loại bỏ khỏi xã hội, góp phần vào nguy cơ mắc các bệnh tâm lý. Áp lực học tập và nghề nghiệp Gen Z thường đối mặt với áp lực học tập đáng kể và quyết định sự nghiệp trong một thế giới cạnh tranh. Các yêu cầu cao về thành tích học tập, sự không chắc chắn về tương lai và cảm giác bị “định hình” sớm và những kỳ vọng lớn từ bố mẹ gen x có thể gây ra căng thẳng, trầm cảm và lo lắng về tương lai. Thay đổi xã hội và vấn đề môi trường Gen Z sống trong một thế giới đầy thay đổi xã hội và đối mặt với những vấn đề môi trường nghiêm trọng. Những lo ngại về biến đổi khí hậu, kỷ luật toàn cầu, bạo lực, và bất bình đẳng xã hội có thể gây ra lo lắng, hoang mang và tâm trạng u sầu trong thế hệ trẻ. Hiểu rõ về những yếu tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của Gen Z là cực kỳ quan trọng. Chúng ta cần cung cấp sự hỗ trợ và thông qua giáo dục, tâm lý học và các biện pháp hỗ trợ khác để giúp Gen Z vượt qua những thách thức này và phát triển một tâm lý khỏe mạnh. Bằng cách tạo ra môi trường hỗ trợ và đồng hành cùng Gen Z, chúng ta có thể giúp đưa ra giải pháp cho các vấn đề tâm lý và tạo nền tảng cho một tương lai tốt đẹp hơn cho thế hệ trẻ. Đối với bố mẹ có con trong độ tuổi này, chúng ta cũng cần thấu hiểu và lắng nghe nhiều hơn, đồng cảm và tránh đặt nặng áp lực, trở thành người bạn có thể sát cánh cùng con trong những chặng đường phát triển nhiều gập ghềnh phía trước. Tài liệu tham khảo: https://special.vietnamplus.vn/2022/02/08/genz-the-he-lo-au/ https://daibieunhandan.vn/giao-duc–y-te1/buc-tranh-dac-diem-tam-ly-cua-the-he-gen-z-i313353/ Đoàn Thị Dung – Cán bộ quảng cáo Ngành Điều dưỡng

THỰC TẬP LÂM SÀNG NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG TẠI THUV

Đối với 1 sinh viên nghành Y, thực tập lâm sàng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Không chỉ để cho sinh viên có cái nhìn thực tế, khách quan về công việc, ngành nghề của mình mà còn giúp cho sinh viên củng cố được kiến thức chuyên ngành, nâng cao tay nghề, trau dồi kỹ năng giao tiếp trong ngành cũng như là tích lũy những kinh nghiệm lâm sàng quý báu. Hiểu được điều này, trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam luôn cố gắng làm sao để lựa chọn những cơ sở uy tín nhất, chuẩn bị những hành trang tốt nhất để sinh viên có những đợt thực tập chất lượng. Mình xin được chia sẻ trải nghiệm của bản thân trong những đợt thực tập ở THUV (với tư cách là cựu sinh viên khóa 2 khoa Điều dưỡng của trường). Sinh viên khoa điều dưỡng tại THUV sẽ cần phải trải qua khá nhiều đợt thực tập như: Thực tập điều dưỡng cơ bản, thực tập điều dưỡng tâm thần, thực tập điều dưỡng nhi khoa, thực tập điều dưỡng sản khoa, thực tập điều dưỡng lão khoa,  thực tập điều dưỡng tại cộng đồng/nhà…. Bắt đầu từ năm học thứ 2 chúng mình sẽ bắt đầu đi thực tập và làm quen với môi trường bệnh viện. Những bệnh viện chúng mình đã thực tập hầu hết là những bệnh viện lớn, tuyến trung ương như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện quân đội trung ương 108, Bệnh viện lão khoa trung ương…Trước mỗi đợt thực tập chúng mình sẽ có một buổi tên là buổi định hướng trước thực tập, chúng mình sẽ biết được nội dung của đợt thực tập, mục tiêu cần đạt được, những quy định cần tuân thủ, hạn nộp báo cáo… và mọi thắc mắc của chúng mình sẽ được giải đáp tại buổi định hướng này và cuối buổi các thầy cô giáo trong khoa sẽ có những chia sẻ về kinh nghiệm cá nhân của các thầy cô và những lời dặn dò trước khi chúng mình đi thực tập làm sao để chúng mình đạt được hiệu quả cao nhất. Và chúng mình cũng cần phải chuẩn bị khá nhiều kiến thức trước khi bước vào mỗi đợt thực tập. Bản thân mình thì trước khi đi thực tập thường mượn những quyên sách sách liên quan đến kiến thức đi thực tập của đợt đó dưới thư viện. Thư viện trường mình thì có rất rất nhiều những đầu sách tiếng Nhật và tiếng Anh luôn. Sách của Nhật viết rất hay, rất cụ thể, trình bày lại rất dễ hiểu nên nhờ chúng mà mình đã dễ dàng vượt qua những đợt thực tập này. Chúng mình phải đảm bảo tuyệt đối những quy định của trường như không được đi muộn, phải liên lạc báo cáo kịp thời nếu xảy ra điều gì, đầu tóc luôn phải buộc gọn gàng, đồng phục blue và giày trắng luôn phải sạch sẽ, không được để móng tay hay gắn móng giả, không được đeo đồ trang sức… và đương nhiên những quy định của khoa phòng chúng mình cũng phải tuân thủ nghiêm. Buổi đầu tiên của mỗi đợt thực tập chúng mình sẽ được thầy cô giáo đưa đến tận khoa phòng để chào hỏi, làm quen với anh chị nhân viên trong khoa và nhận bàn giao công việc. Công việc hàng ngày của chúng mình chủ yếu là hỗ trợ anh chị trong khoa và chăm sóc người bệnh. Ngoài việc chăm sóc các người bệnh trong khoa phòng chúng mình sẽ tập trung lựa chọn ra một bệnh nhân để chăm sóc toàn diện trong suốt quá trình thực tập bao gồm chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần, không chỉ là chăm sóc những triệu chúng bệnh họ đang gặp phải mà cả những khía cạnh về văn hóa, đời sống, xã hội, tâm tư tình cảm của người bệnh nữa. Chúng mình luôn cố gắng gần gũi người bệnh nhất có thể, cố gắng lắng nghe và hỗ trợ để họ có được cuộc sống khỏe mạnh, tự lập nhất có thể. Hàng ngày chúng mình sẽ trò chuyện thu thập những thông tin liên quan để lập kế hoạch chăm sóc, ngày nào chúng mình cũng cần viết báo cáo hàng ngày xem hôm nay bản thân đã làm được điều gì? Có đạt được mục tiêu đề ra hay không? Ngày hôm nay đã học được điều gì và cần cải thiện điều gì để tốt hơn. Mặc dù công việc ở trên viện đã khá mệt rồi mà chúng mình vẫn cần phải viết rất nhiều loại báo cáo, tuy khá vất vả nhưng mình thấy chúng rất hiệu quả. Sau mỗi đợt thực tập mình nhận thấy mình trưởng thành hơn, học được nhiều điều hơn. Và đây cũng là một nét văn hóa rất đặc trưng của Nhật Bản đấy các bạn ạ. Và các cũng yên tâm là những báo cáo này hàng ngày các thầy cô sẽ đọc để hướng dẫn chúng mình đi đúng hướng, nếu có điều gì khó khăn chúng mình sẽ được giải đáp ngay. Quá trình thực tập chúng mình còn được tham dự những bài giảng từ phía những cán bộ lâm sàng tại viện, mỗi tuần các thầy cô ở trường cũng đến viện trực tiếp để xem quá trình thực tập của chúng mình diễn ra như thế nào, chúng mình chăm sóc người bệnh có tốt hay không… nhờ sự sát sao đó mà chúng mình cũng trưởng thành hơn rất nhiều. Sau đó kết thúc mỗi đợt thực tập chúng mình sẽ phải báo cáo lại những kết quả đạt được từ quá trình thực tập, kế hoạch chăm sóc mà chúng mình đã triển khai trên người bệnh. Từ kì 2 năm