Phân loại rác – Việt Nam nhìn từ “Mục tiêu phát triển bền vững”

Lần này tôi sẽ giới thiệu với các bạn một chủ đề gần gũi có liên quan đến sự khác biệt giữa Việt Nam và Nhật Bản nhìn từ mục tiêu phát triển bền vững, đó là “Phân loại rác”.

Công việc trước đây của tôi là điều phối viên tại một cơ quan đào tạo và phái cử tu nghiệp sinh sang Nhật Bản. Khi đó, một trong những thứ tôi đã dạy trong các buổi định hướng cho tu nghiệp sinh trước khi sang Nhật Bản là “Phân loại rác”. Ở Nhật Bản, việc phân loại rác được tiến hành rất nghiêm ngặt. Ví dụ, ở Nagoya, quê hương tôi, có các loại rác là rác cháy được, rác không cháy được, nhựa, chai, lon, giấy, báo, pin, vật nguy hiểm, rác cỡ lớn. Hiện nay, tôi đang sống ở Ecopark nhưng ở đây chỉ có hai thùng thu gom rác là rác tái chế và rác không phải là rác tái chế. Nếu như vậy thì có lẽ sau khi được thu gom, nhân viên thu dọn rác sẽ phân loại nhưng người vứt rác chỉ cần cho hết rác vào một túi nên sẽ không tốn thời gian, công sức.

Ngày xưa ở Nhật Bản moi người cũng vứt rác theo kiểu như vậy. Năm 1999, ở Nagoya đã đưa ra tuyên bố tình trạng khẩn cấp về rác và việc phân loại rác đã được tiến hành rộng rãi. Từ khi có tuyên bố này, rác vứt ra được quy định theo thứ trong tuần, và mọi người phải sử dụng túi đựng rác chuyên dụng có phí. Gần đây, ở các siêu thị của Việt Nam việc sử dụng túi đựng đồ mua sắm được khuyến khích nhưng ở Nhật nếu những đồ mình đã mua được bỏ vào túi nilon thì sẽ bị tính phí. Nhờ thói quen này, khi đi chợ mua đồ ở Việt Nam, tôi đều sử dụng lại hộp đựng trứng, còn đậu phụ thì tôi sẽ đem theo đồ để bỏ vào. Với rau và hoa quả thì đương nhiên là tôi sẽ cho vào túi đựng đồ mua sắm. Những người ở chợ khá ngạc nhiên với điều này (bây giờ thì có lẽ họ đã quen rồi) nhưng sự thay đổi hành vi phải bắt đầu từ chính bản thân mình. Tôi nghĩ rằng chắc chắn trong tương lai gần, sẽ đến ngày mà ở Việt Nam cũng có những giới hạn đối với việc sử dụng túi nilon. Vì thế với tâm trạng của một người tiên phong, tôi đang hành động vì nghĩ đến tương lai của trái đất.

Nhờ vào việc phân loại rác, mà tài nguyên được tái sử dụng, dẫn đến việc tận dụng hiệu quả tài nguyên hữu hạn. Kết quả là lượng rác thải sẽ giảm đi, năng lượng cần thiết cho xử lý rác cũng sẽ giảm, dẫn đến giảm khí thải nhà kính và lượng phát sinh các chất độc. Tiếp đó, nhờ vào phân loại rác đúng cách, tái sử dụng tài nguyên mà vấn đề mà rác thải nhựa gây ra như ô nhiễm đại dương và ảnh hưởng đến hệ sinh thái sẽ được giảm thiểu.

Như vậy các mục tiêu phát triển bền vững gồm: “Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm (Mục tiêu số 12)”, “Xây dựng thành phố và cộng đồng bền vững (Mục tiêu số 11)”, “Bảo tồn tài nguyên và môi trường biển” (Mục tiêu số 14) sẽ đạt được. Thế thì chẳng phải là thật tuyệt vời hay sao?

Nếu muốn biết chi tiết hơn, các bạn có thể xem trên trang chủ của Liên hợp quốc https://sdgs.un.org/goals, ngoài ra cũng có nhiều website giải thích khá dễ hiểu về điều này, các bạn hãy thử tìm kiếm xem sao nhé. Từ hôm nay, với tư cách là một thành viên của trái đất, hãy hành động để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.

Nếu có thể biết rằng những điều hiển nhiên thường ngày lại không phải là hiển nhiên thì chúng ta sẽ có cơ hội để biết về nhiều nước khác nhau và có thể so sánh với nhau. Các bạn có muốn mở mở rộng hiểu biết của mình thông qua việc học ở THUV – một trường đại học gần gũi với Nhât Bản được đặt tại Việt Nam không?

Bảng hướng dẫn phân loại rác của Nhật

Trong đó sẽ quy định loại rác nào vứt vào thứ mấy, ngày nào trong tháng

Bảng hướng dẫn phân loại rác của Nhật.

SUGAWARA JUNKO

Trưởng Phòng Hành Chính

Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam

“Qua chín năm sống ở nước ngoài, tôi nhận thức sâu sắc rằng “học vấn dựng nước”. Tại THUV, chúng tôi đang nỗ lực từng ngày để hỗ trợ các em học sinh, những người sẽ mở ra tương lai của trái đất”

TUYỂN SINH 2024

Bạn đang chưa biết lựa chọn ngành nào ?
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ - tư vấn.
Hotline: 0869 809 088
Email: tuyensinh@tokyo-human.edu.vn

Hẹn gặp lại các bạn tại THUV.