Khác

DINH DƯỠNG HỢP LÝ CHO MỘT CUỘC ĐỜI KHỎE MẠNH

Hiện nay, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, cùng với những thay đổi về lối sống và nề nếp sinh hoạt, chế độ ăn uống của người dân cũng có sự thay đổi. Các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh ngày càng đa dạng và dễ tiếp cận, mọi người thường tìm đến những sản phẩm này vì tính tiện lợi của nó. Điều này làm tăng tỷ lệ tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu năng lượng, chất béo, đường và muối. Cùng với đó, nhiều người không ăn đủ trái cây, rau và các chất xơ khác như ngũ cốc nguyên hạt. Chế độ ăn uống không lành mạnh là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra một loạt các bệnh mạn tính, bao gồm các bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường và các bệnh khác liên quan đến thừa cân, béo phì. Các khuyến nghị cho một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm: ăn nhiều trái cây, rau, các loại đậu, các loại hạt và ngũ cốc; cắt giảm muối, đường và chất béo. Cũng nên chọn chất béo không bão hòa, thay vì chất béo bão hòa. Việc xây dựng một chế độ ăn đa dạng, cân bằng và lành mạnh phụ thuộc vào mỗi cá nhân (ví dụ: tuổi, giới tính, lối sống và mức độ hoạt động thể chất), bối cảnh văn hóa, thực phẩm sẵn có tại địa phương và sở thích ăn uống. Tuy nhiên, các nguyên tắc cơ bản về một chế độ ăn uống lành mạnh vẫn được giữ nguyên. Một chế độ ăn uống lành mạnh giúp bảo vệ khỏi suy dinh dưỡng cũng như các bệnh không lây nhiễm (NCD), bao gồm bệnh tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ, ung thư và các vấn đề sức khỏe khác trong suốt cuộc đời. Mời bạn đọc tham khảo các khuyến nghị về dinh dưỡng của Tổ chức Y tế thế giới. Nguồn tham khảo Y Học Cộng Đồng Nguyễn Thị Ngoãn – Cán bộ phòng Đào tạo  🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕ 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 Ngành Điều dưỡng

AKABEKO – CHÚ BÒ ĐỎ DỄ THƯƠNG

Chào các bạn! Hôm nay, tôi muốn giới thiệu đến bạn một món đồ chơi quen thuộc trong văn hóa Nhật Bản chú bò màu đỏ “Akabeko” dễ thương. Chú bò “Akabeko” là 1 đồ chơi thủ công truyền thống được tạo ra từ xa xưa ở vùng Aizu của tỉnh Fukushima, Nhật Bản. Nó được chế tác ra từ khoảng năm 1950. Ở tỉnh Fukushima, con bò được gọi là “beko”, còn ở Nhật Bản, màu đỏ mang ý nghĩa là “bùa hộ mệnh” hoặc “xua đuổi tà ác”. Do đó, chú bò màu đỏ rất được yêu thích và được coi như một linh vật mang lại may mắn và những điều tốt lành. Và “Akabeko” cũng đã trở thành linh vật đại diện cho tỉnh Fukushima các bạn ạ. Chú bò màu đỏ này rất thú vị các bạn ạ! Nếu bạn chạm nhẹ vào đầu nó, nó có thể di chuyển theo bạn. Có rất nhiều nơi ở tỉnh Fukushima mà bạn có thể trải nghiệm tự làm những chú bò như thế này. Người ta thương sơn sơn màu đỏ cho nó, tuy nhiên bạn có thể lựa chọn màu sơn khác. Biết đâu sơn màu khác trông nó lại dễ thương hơn ấy chứ. Nếu bạn đến tỉnh Fukushima, hãy thử tự làm “Akabeko” cho riêng mình nhé! Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là nơi bạn có thể học tập về Y tế của Nhật Bản. Chúng tôi đang tuyển sinh sinh viên cho các ngành: Điều dưỡng, Kỹ thuật Phục hồi chức năng, Kỹ thuật Xét nghiệm Y học và Kỹ thuật hình ảnh y học. Chúng tôi rất mong chờ được gặp bạn ở đó !! ThS. Sato Hiroko Trưởng phòng đào tạo 🇯🇵 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 Ngành Điều dưỡng  

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP

Bệnh viện Trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam xin thông báo tuyển dụng Kế toán tổng hợp như sau Vị trí tuyển dụng Nhân viên kế toán tổng hợp Loại hình công việc Nhân viên chính thức Số lượng tuyển dụng 01 (một) ngươi Mô tả công việc Thực hiện các hoạt động liên quan đến lĩnh vực công việc phòng kế toán  Quản lý hệ thống kế toán, sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ doanh nghiệp Thu thập hóa đơn, chứng từ và kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn sau đó hạch toán chứng từ thuế vào phần mềm, thanh toán (hóa đơn đầu vào, hóa đơn đầu ra, bảng lương, ngân hàng, xuất kho, cân đối các tài khoản,…) Kê khai thuế, lên báo cáo tháng, quý, năm, báo cáo quyết toán thuế TNCN Theo dõi tình hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách và hoàn thuế của Công ty. Trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi có phát sinh Thực hiện các công việc do Kế toán trưởng giao Điều kiện ứng tuyển Tốt nghiệp đại học, cao đẳng chuyên ngành Kế toán và có kinh nghiệm kế toán tổng hợp từ 02 năm trở lên. Ưu tiên những ứng viên có thể sử dụng Tiếng Anh hoặc Tiếng Nhật. Ưu tiên ứng viên ở gần công ty. Chế độ lương & phúc lợi ★  Lương: thỏa thuận ★  Chế độ bảo hiểm, phúc lợi: theo qui định Luật lao động và qui định của công ty Địa điểm làm việc Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam ST-01, KĐT thương mại và du lịch Văn Giang (ECOPARK), huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên Hạn nhận hồ sơ Trước ngày 20 tháng 5 năm 2023 Thời gian bắt đầu làm việc Thỏa thuận khi phỏng vấn Phương thức xét tuyển ★  Vòng 1: Xét loại hồ sơ ★  Vòng 2: Phỏng vấn trực tiếp ※  Kết quả tuyển dụng sẽ được thông báo qua E-mail hoặc điện thoại của ứng viên sau khi đợt xét tuyển kết thúc. Hồ sơ ứng tuyển 1.            Sơ yếu lý lịch 2.            Các bằng cấp liên quan (bản Scan nếu ứng tuyển qua email, bản copy nếu gửi qua đường bưu điện) ※ Hồ sơ ứng tuyển không được trả lại trong bất cứ trường hợp nào. Địa chỉ nhận hồ sơ BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM PHÒNG NHÂN SỰ Địa chỉ: ST-01, khu đô thị thương mại và du lịch Văn Giang (ECOPARK), huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. (phong bì ghi rõ HỒ SƠ ỨNG TUYỂN KẾ TOÁN TỔNG HỢP) Địa chỉ liên hệ E-mail: phuong_luu@tokyo-human.edu.vn TEL: 0986 122 565   BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM PHÒNG NHÂN SỰ    

Chụp cắt lớp vi tính (CT) hai mức năng lượng (Dual-energy CT)

Chụp CT hai mức năng lượng (dual-energy CT) hay còn được gọi là CT phổ (spectral CT) là kỹ thuật hiện đại sử dụng hai mức năng lượng khác nhau của tia X để tạo ra hình ảnh. Trong khi các quy trình được thực hiện với CT một mức năng lượng (single-energy CT) cho một bộ ảnh duy nhất, dữ liệu chụp CT hai mức năng lượng có thể được sử dụng để tái tạo nhiều loại ảnh khác nhau như: virtual non-contrast (ảnh không thuốc cản quang ảo), iodine maps (bản đồ i-ốt), electron density maps (bản đồ mật độ electron), bone suppression (ảnh loại bỏ xương)… Một số ưu điểm của chụp CT hai mức năng lượng bao gồm: CT hai mức năng lượng có thể tăng hoặc giảm có chọn lọc tác dụng của một số chất hóa học trong cơ thể, làm cho những bất thường trở nên rõ ràng hơn. Ví dụ, iodine là chất thường được sử dụng trong thuốc cản quang và CT hai mức năng lượng có thể tăng tác dụng của nó một cách có chọn lọc để tạo ra ảnh mạch máu tốt hơn (chụp CT mạch). Có thể thu được ảnh có và không có thuốc cản quang (virtual non-contrast) bằng cách sử dụng một lần thay vì hai lần chụp riêng biệt. CT hai mức năng lượng có thể phát hiện các chất cụ thể trong cơ thể ở bệnh nhân bị sỏi thận để xem loại sỏi nào (calcium, cystine hay acid uric) có mặt và hỗ trợ quyết định loại điều trị cần thiết. CT hai mức năng lượng cải thiện đáng kể chất lượng hình ảnh nếu bệnh nhân có kim loại trong vùng được chụp (chẳng hạn như khớp giả). Khoa kỹ thuật hình ảnh Y học trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam với nhiệm vụ đào tạo về kỹ thuật điện quang theo tiêu chuẩn Nhật Bản, giúp các sinh viên sẵn sàng hòa nhập và thích nghi với những thay đổi về công nghệ điện quang trên thế giới, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Mọi thông tin về trường xin tham khảo theo đường link bên dưới: https://tokyo-human.edu.vn/ TS. Trần Văn Biên – Khoa KT Hình ảnh Y học 🇯🇵 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 Ngành Kỹ thuật hình ảnh Y học

GIỚI THIỆU MÔ HÌNH HỌC TẬP HIỆN ĐẠI TẠI KHOA ĐIỀU DƯỠNG, THUV

Lĩnh vực Y tế nói chung và ngành Điều dưỡng nói riêng là một ngành nghề rất đặc thù bởi nó gắn liền với sức khỏe của con người. Vì thế, việc đào tạo ngành Điều dưỡng cũng cần những tiêu chuẩn đầu ra riêng và tương ứng với điều đó là cần phải có các trang thiết bị dụng cụ học tập đáp ứng được chất lượng đào tạo. Tại khoa Điều dưỡng, trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam được trang bị rất nhiều dụng cụ, trang thiết bị, mô hình học tập rất hiện đại. Tất cả đều được mua và nhập khẩu từ Nhật Bản về Việt Nam đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao. Bài viết này xin giới thiệu với các bạn một trong số rất nhiều mô hình dùng trong đào tạo thực hành Điều dưỡng: Đó là mô hình thăm khám dấu hiệu sinh tồn ở trẻ em. Các bài thực hành này được giảng dạy trong học phần “Lý thuyết Điều dưỡng Nhi khoa”; được dạy vào kỳ II cho đối tượng sinh viên năm 3 chuyên ngành Điều dưỡng. Dấu hiệu sinh tồn (Vital signs) bao gồm 4 thông số chính là: Nhịp thở, mạch, huyết áp và nhiệt độ. Đây là các thông số đánh giá chức năng sống rất quan trọng của cơ thể và người Điều dưỡng phải đo thường xuyên mỗi ngày trên người bệnh. Trước khi tiến hành đo các chỉ số này trên bệnh nhi, các bạn sinh viên ngành Điều dưỡng sẽ được thực hành đo trước trên “Mô hình thăm khám dấu hiệu sinh tồn ở trẻ nhỏ” để đảm bảo thành thạo kỹ năng trước khi đi thực tập tại bệnh viện. Mô hình này gồm 2 phần: Phần thứ nhất là một mô hình trẻ nhỏ thời kỳ nhũ nhi, có giới tính là nam, chiều dài mô hình 50 cm, cân nặng 1,1 kg, được cấu tạo bằng silicon mềm Phần thứ hai là bộ điều khiển được kết nối với mô hình sử dụng nguồn điện AC 100V~240V Mô hình học tập thăm khám dấu hiệu sinh tồn ở trẻ nhỏ Sau khi kết nối bộ điều khiển vào mô hình thông qua 3 dây nối và cắm điện, mô hình sẽ hoạt động như một trẻ nhỏ có chức năng sống: có nhịp tim đập, có mạch đập, trẻ thở qua mũi và có thân nhiệt. Tần số (nhanh hay chậm) hay cường độ (mạnh hay yếu) có thể cài đặt từ bộ điều khiển. Người dạy có thể cài đặt chế độ phù hợp với từng case study giúp sinh viên có những buổi học thực sự bổ ích. Kết nối bộ điều khiển với mô hình qua hệ thống dây dẫn và nguồn điện Giá bán của mô hình này tương đối đắt và khó mua, theo quan sát của tác giả thì không có nhiều trường đại học đào tạo ngành Điều dưỡng ở Việt Nam có mô hình này để giảng dạy cho học phần Điều dưỡng Nhi khoa. Các bạn có muốn trải nhiệm tham quan, học tập tại khoa Điều dưỡng, trường đại học Y khoa Tokyo Việt nam không? Xin mời các bạn đăng ký tham dự các buổi trải nghiệm thực tế OPEN DAY tại trường và ghé qua phòng thực hành của khoa Điều dưỡng để trải nghiệm nhé. Một nhóm nhỏ sinh viên ngành Điều dưỡng đang thực hành đếm mạch cho trẻ Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam luôn mong muốn chào đón các bạn! ThS.BS. Nguyễn Trọng Nghĩa – Khoa Điều dưỡng 🇯🇵 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 Ngành Điều dưỡng

Vắc xin đã trở thành chìa khóa giúp thế giới thanh toán các dịch bệnh như thế nào?

Những thành quả mà vắc xin mang lại kể từ khi ra đời đến nay đã được cả thế giới công nhận. Các chương trình tiêm chủng vắc xin trên quy mô lớn giúp làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do các bệnh truyền nhiễm gây ra. Một số dịch bệnh trên thế giới đã được thanh toán hoàn toàn nhờ vắc xin. Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về tầm quan trọng và những thành tựu của vắc xin đối với sức khỏe cộng đồng. Lịch sử các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và những thành quả khi vắc xin ra đời Bệnh đậu mùa: từ phương pháp chủng đậu đến tiêm chủng vắc xin      Trong hàng thiên niên kỷ, bệnh đậu mùa đã là một bệnh nhiễm trùng gây nên tai họa cho toàn thế giới với tỷ lệ tử vong lên đến 30% và những ai sống sót qua vụ dịch thì cũng để lại dị tật trên mặt hay mù lòa suốt đời. Bệnh do vi rút Variola thuộc chi Orthopoxvirus gây ra. Người ta ước tính rằng vào cuối thế kỷ 18 ở châu Âu, hàng năm có 400.000 người chết vì bệnh đậu mùa.      Một phương pháp để ngăn ngừa bệnh đậu mùa mắc phải tự nhiên gọi là “chủng đậu mùa – variolation” bắt nguồn từ Ấn Độ từ trước năm 1000 sau Công nguyên, lan sang Trung Quốc, Tây Á và vào châu Âu từ khoảng năm 1721. Phương pháp này dùng vật liệu từ mụn mủ hoặc vảy của những người đã bị nhiễm bệnh để cấy vào da hoặc hít qua đường mũi cho người chưa bị nhiễm bệnh. Tuy vẫn có tỷ lệ tử vong từ 1 – 2 % do không an toàn, chủng đậu mùa gây ra một tình trạng bệnh ít nghiêm trọng hơn so với nhiễm bệnh đậu mùa tự nhiên.      Năm 1796, Edward Jenner – bác sĩ người Anh đã tìm ra một giải pháp thay thế an toàn hơn cho “chủng đậu” và được biết đến như là cha đẻ của ngành tiêm chủng. Ông lấy chất tiết từ mụn mủ trên tay của một người phụ nữ vắt sữa bò (những người thường xuyên bị mắc bệnh đậu bò, tương tự bệnh đậu mùa ở người nhưng các triệu chứng nhẹ hơn nhiều) để cấy vào tay của người lành. Phương pháp này đã tạo ra một nhiễm trùng tự giới hạn tại chỗ và vài tháng sau đã giúp người được tiêm không mắc bệnh đậu mùa khi thử nghiệm chủng đậu, hiệu quả còn tiếp tục duy trì trong 5 năm tiếp theo. Jenner gọi và quy trình là “vaccination – tiêm chủng” (vacca: bò trong Latinh).      Chiến dịch tiêm chủng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bắt đầu từ năm 1967, kéo dài khoảng 10 năm và cực kỳ thành công. Do đó, mặc dù ước tính 300 triệu người đã chết vì bệnh đậu mùa trong thế kỷ 20, nhưng không ai chết vì vi rút này kể từ năm 1978. Một minh chứng vững chắc cho thành quả lớn đầu tiên của vắc xin là thông báo của WHO vào năm 1980 rằng đậu mùa là căn bệnh đầu tiên đã được thanh toán trên toàn thế giới bằng một chương trình tiêm chủng. Bệnh bại liệt:      Bại liệt là bệnh do vi rút Polio gây ra, lây truyền theo đường tiêu hóa. Vi rút xâm nhập vào hệ thần kinh, có thể gây tê liệt hoặc thậm chí tử vong chỉ trong vài giờ. Cứ 200 người nhiễm bệnh bại liệt thì có 1 người bị liệt không hồi phục (thường liệt chân) và có khoảng 5 – 10% tử vong do liệt cơ hô hấp.     Việc phát triển vắc-xin chống lại bệnh bại liệt là một thành tựu quan trọng trong lịch sử vắc-xin. Sau chiến thắng toàn cầu trước bệnh đậu mùa, chương trình xóa sổ bệnh bại liệt đã được WHO và một số nhà tài trợ từ thiện lớn khởi xướng. Số ca bệnh bại liệt trên toàn thế giới đã giảm hơn 95% vào năm 2000. Vi rút bại liệt hoang dã đã bị loại trừ ở tất cả các châu lục, ngoại trừ châu Á, và tính đến năm 2020, Afghanistan và Pakistan là 2 quốc gia duy nhất mà căn bệnh này vẫn được xếp vào loại bệnh lưu hành. Hy vọng mục tiêu xóa sổ bệnh bại liệt sẽ đạt được trong tương lai không xa. Các bệnh truyền nhiễm khác     Tầm quan trọng của việc tiêm chủng dự phòng chống lại các bệnh truyền nhiễm được minh họa rõ nhất bằng thực tế là các chương trình tiêm chủng trên toàn thế giới đã giúp loại bỏ hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn nhiều bệnh trong số các bệnh này ở các nước phát triển. Việc thực hiện các chương trình tiêm chủng thường quy cho trẻ em Hoa Kỳ đã dẫn đến giảm đáng kể tỷ lệ mắc một số bệnh truyền nhiễm từ mức cao nhất ở giữa thế kỷ 20 xuống mức thấp kỷ lục như ngày nay. Bảng 1. Hiệu quả của vắc xin đối với một số bệnh truyền nhiễm phổ biến ở Mỹ Bệnh Số ca tối đa mắc (Năm) Số ca trong năm 2014 % thay đổi Bạch hầu 206 939 (1921) 0 -100.0 Sởi 894 134 (1941) 669 -99.93 Quai bị 152 209 (1968) 737 -99.51 Ho gà 265 269 (1934) 10 631 -95.99 Bại liệt 21 269 (1952) 0 -100.0 Rubella 57 686 (1969) 2 -99.99 Uốn ván 1 560 (1923) 8 -99.48 Hib ~20 000 (1984) 34 -99.83 Viêm gan B 26 611 (1985) 1 098 -95.87     Các chiến dịch tiêm chủng trên toàn thế giới cũng được ghi nhận là đã kiểm soát được

TÔI ĐÃ CHỌN KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG và HÀI LÒNG?? CÒN BẠN❓❓❓

Chào các bạn! Nói về Kỹ thuật phục hồi chức năng thì chưa hẳn ai cũng hiểu về công việc của ngành nghề này là gì phải không? Hôm nay tôi xin phép được chia sẻ một vài kỷ niệm của bản thân liên quan tới ngành nghề này. Xuất thân là một Điều dưỡng viên tốt nghiệp và làm việc tại một bệnh viện tuyến tỉnh của Việt Nam lại là nam giới nên tôi luôn khát khao được học tập nâng cao trình độ. Năm 23 tuổi cơ hội đã đến khi tôi được người quen giới thiệu về chương trình du học Nhật Bản. Còn trẻ và còn nhiều khát vọng tôi không ngần ngại từ bỏ công việc hiện tại và bắt đầu hành trình mới. Sau 8 tháng trang bị cho mình lượng tiếng Nhật tối thiểu nhất tôi đã đặt chân tới xứ sở hoa Anh Đào tươi đẹp. Xứ sở mặt trời mọc và con người nơi đây đón tôi trong sự quan tâm, thân thiện và ấm áp. Nhờ sự giúp đỡ của mọi người tôi nhanh chóng tìm được công việc làm thêm tại một bệnh viện tư nho nhỏ để có thu nhập trang trải học phí cũng như sinh hoạt phí. Chính tại nơi đây suy nghĩ của tôi đã thay đổi và thay đổi cả định hướng của cuộc đời. Là người nước ngoài tiếng Nhật còn chưa tốt và chưa có chứng chỉ nghề nghiệp nên tôi được sắp xếp công việc khá đơn giản là làm Hộ lý. Hàng ngày tôi đi theo các bạn Điều dưỡng, Hộ lý người Nhật hỗ trợ họ từ dọn dẹp buồng bệnh, vận chuyển bệnh nhân, tắm rửa cho những bệnh nhân không thể tự làm được… Bệnh viện của tôi chuyên về các bệnh Não – Thần kinh nên số lượng bệnh nhân có vấn đề về vận động/liệt khá nhiều. Trong bệnh viện có một không gian khá rộng và được bố trí nhiều máy móc mà ban đầu tôi không biết để làm gì cả nhưng giờ thì tôi hiểu rõ đó là Khoa phục hồi chức năng. Khác với khoa phục hồi chức năng tại bệnh viện tôi đã làm ở quê hương Việt Nam, khoa phục hồi chức năng ở đây rộng hơn, đẹp hơn, nhiều trang thiết bị hơn, nhiều bệnh nhân và nhiều kỹ thuật viên hơn. Khoa mở cửa 365 ngày trong năm để điều trị cho bệnh nhân các bạn ạ. Là một đơn vị trong bệnh viện thật đó nhưng do tính chất công việc nên tôi chỉ có thể tới đó khi được nhờ đưa đón bệnh nhân. Sang Nhật với mục tiêu là học tập nâng cao kiến thức về Điều dưỡng nhưng không biết từ bao giờ Kỹ thuật phục hồi chức năng đã len lỏi vào trong tôi. Và rồi một ngày, một việc đã làm tôi thay đổi mục đích tới Nhật của bản thân. Hôm đó tôi cùng một Điều dưỡng viên đi đón bệnh nhân mới nhập viện, do tiếng Nhật còn hạn chế nên tôi chỉ biết bác bệnh nhân bị xuất huyết não liệt nửa người bên trái và bác khá già chắc phải bằng hoặc hơn tuổi ông bà tôi ở nhà. Bị như vậy nhưng mà bác vẫn tỉnh táo giao tiếp được chỉ tội là không thể tự ngồi dậy, tự đi lại hay tự làm những việc mình thích. Tôi thầm nghĩ “Bác này chắc lại nằm đây lâu lâu rồi” thế nhưng không phải vậy. Ngay từ sau khi nhập viện bác đã được mấy anh Kỹ thuật viên bên khoa Phục hồi chức năng tới đánh giá và tập luyện. Không rõ các anh kỹ thuật viên này dùng ma thuật gì mà tình trạng của bác thay đổi từng ngày. Từ chỗ nằm yên trên giường phải có người hỗ trợ trong hầu hết các hoạt động sinh hoạt hàng ngày bác dần bám vào thanh chắn giường và ngồi dậy, tự mình ăn tự mình uống rồi tự mình di chuyển sang xe lăn, sử dụng 1 chân 1 tay bên lành điều khiển xe lăn di dạo trong bệnh viện. Ban đầu thấy bác tự di chuyển như vậy trong tôi một phần vui một phần lo lắng. Vui vì bác đang dần phục hồi, lo lắng vì nhỡ bác ngã thì rất nguy hiểm. Sau này tôi mới biết là các anh Kỹ thuật viên bên Phục hồi chức năng đã tập luyện và đánh giá bác có thể tự di chuyển một mình và liên lạc cho Điều dưỡng phụ trách cho phép bác tự di chuyển trong viện vừa để tập phục hồi vừa để giải tỏa tâm lý trong những ngày nhập viện. Không dừng lại ở đó một ngày kia tôi thấy bác bám vào tay vịn hành lang và bước đi, wa vi diệu quá, sao lại có thể phục hồi nhanh đến vậy – một loạt những thắc mắc dồn dập trong tôi. Tới ngày thứ 14-15 sau khi nhập viện bác làm tôi không thể tin vào mắt mình khi thấy bác cầm gậy 4 chân và đi lại trong buồng bệnh, tuy những bước chân còn chậm chạp nhưng tôi hiểu đây là thành quả là công sức của rất nhiều người đặc biệt của bác.  Tận mắt mình chứng kiến sự vi diệu của Kỹ thuật phục hồi chức năng và tôi biết mình phải làm gì. Lúc đó tôi nghĩ nếu mang được các kỹ thuật này về Việt Nam thì có thể giúp ích cho rất nhiều người, giúp người bệnh có thể tái hòa nhập cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Sau khoảng 3 tuần nhập viện bác được xuất viện. Tuy bác vẫn phải dùng gậy 1 chân để đi lại và tay liệt còn hơi yếu nhưng từng đó cũng đủ làm cho Bác và