Khác

THỰC PHẨM TỐT CHO MÙA HÈ

  Mùa hè là thời điểm nhiệt độ tăng cao, môi trường trở nên khô hạn, làm cho cơ thể mất nước nhanh hơn. Điều này đặc biệt đúng đối với những người ở trong khu vực có khí hậu nóng ẩm. Vì vậy, để giữ cho cơ thể mát mẻ và tránh mất nước, cơ thể cần được bổ sung nước đầy đủ. Hãy thêm những “siêu thực phẩm” này vào thực đơn mỗi ngày để giúp bạn giữ cho cơ thể mát mẻ trong mùa nắng nóng. Chế độ ăn uống là cách quan trọng để giữ cho cơ thể khỏe mạnh phải không nào? Dưới đây là một số loại thực phẩm hữu ích bạn có thể sử dụng thường xuyên trong mùa hè. 1. Chuối Chuối cực kỳ tốt cho sức khỏe nên khi gọi loại trái cây này là siêu thực phẩm giải nhiệt không phải là một cách nói quá. Chuối giúp cơ thể giữ nước và luôn mát mẻ vào mùa hè. Nó cũng là một món ăn vặt giúp no lâu và là một sự thay thế lành mạnh hơn cho những món ăn vặt làm mất nước. Chuối rất giàu vitamin và khoáng chất như magiê, kali, mangan, vitamin C và vitamin B6. Ăn chuối hàng ngày sẽ làm tăng các tế bào bạch cầu, cải thiện khả năng miễn dịch và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. BS. Vũ Đại Dương, chuyên khoa Dinh dưỡng (Trường Đại học Y Hà Nội) khuyến nghị ăn từ 1,5 đến 2 quả chuối một ngày đối với người bình thường giúp nâng cao sức khỏe, cung cấp nguồn dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. 2. Dưa chuột   Dưa chuột rất giàu nước giúp giữ cho cơ thể ngậm nước và làm mát trong mùa hè. Nếu bạn cần cung cấp nước cho cơ thể, bạn chỉ cần ăn nhẹ vài lát dưa chuột, thay vì uống chai nước to. Dưa chuột cũng là một loại thực phẩm tốt cho dạ dày bởi hàm lượng chất xơ của loại thực phẩm này có thể thúc đẩy sức khỏe đường ruột và nhu động ruột. 3. Dưa hấu Vào mùa nóng mọi người thường thích ăn dưa hấu vì đây là loại quả có tác dụng giải nhiệt rất cao, lại chứa nhiều nước nên có thể bù đắp lượng nước cơ thể bị mất đi do nhiệt độ cao. Ngoài việc cung cấp lycopene bảo vệ da, dưa hấu còn có 92% là nước. Điều này làm cho nó trở thành một loại quả tốt để bù nước cho cơ thể vào mùa hè. Dưa hấu cũng giàu chất xơ giúp chữa chứng khó tiêu do thời tiết nóng bức. Nghiên cứu cho thấy cơ thể hấp thụ nhiều lycopene hơn khi ăn cùng với chất béo, vì vậy hãy thử dưa hấu rưới dầu ô liu trong món salad mùa hè có vị ngọt và mặn, hoặc phết dầu lên dưa hấu rồi nướng. 4. Dừa – một siêu thực phẩm giải nhiệt mùa hè Quả dừa là một siêu thực phẩm tươi mát mang lại nhiều lợi ích khác nhau. Cùi dừa, nước dừa và dầu dừa và đều có tác dụng dưỡng ẩm và chống viêm. Theo ThS. BS. Đặng Ngọc Hùng – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng, nước dừa được xếp vào loại thức uống lành mạnh hàng đầu. So với nước mía, nước ngọt, nước ép một số loại trái cây…, nước dừa có nhiều ưu điểm vượt trội hơn rất nhiều. Nước dừa là một nguồn bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống mùa hè của bạn. Nước dừa giúp hydrat hóa trong khi ít calo và chất béo. Nước dừa còn cung cấp chất điện giải tự nhiên, là một loại nước tốt cho cơ thể mùa nắng nóng. 5. Quả mọng Các loại quả mọng rất giàu nước và nhiều chất dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng cơ thể. Chúng cũng rất giàu chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa đã được chứng minh là giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do bên ngoài. 6. Quả bơ Bơ là nguồn cung cấp chất béo lành mạnh tuyệt vời, là loại thực phẩm giải nhiệt giữ cho cơ thể bạn mát mẻ không giống như các loại thực phẩm giàu chất béo khác. Trong bơ có nhiều vi chất dinh dưỡng là khoáng chất và vitamin thiết yếu như canxi, sắt, phốt pho, kali, magiê và kẽm giúp cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, bơ còn giàu vitamin C, vitamin E, vitamin B và vitamin K là những chất giúp tăng cường khả năng miễn dịch, duy trì sức khỏe tốt. 7. Cam quýt Những loại trái cây có múi như cam quýt rất giàu nước nên chúng là một sự bổ sung lý tưởng cho chế độ ăn uống mùa hè của bạn. Chúng cũng rất giàu vitamin C giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi ánh nắng mặt trời. 8. Ngô cũng là thực phẩm giải nhiệt Một thực phẩm rất tốt cho cơ thể vào mùa hè được biết đến rộng rãi với vai trò là một loại rau, đồng thời cũng là một loại ngũ cốc nguyên hạt bổ dưỡng là bắp ngô tươi. Mỗi bắp ngô rất giàu chất xơ, vitamin và các khoáng chất thiết yếu khác nên được ưa chuộng trong các thực đơn ăn uống lành mạnh. Và bạn có biết rằng hai chất chống oxy hóa là lutein và zeaxanthin trong ngô là hai chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe của mắt, có thể hoạt động giống như kính râm tự nhiên, giúp lọc ra một số tia gây hại để bảo vệ mắt trong mùa hè. 9. Cà chua Cà chua giàu dinh dưỡng và khoáng chất, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Cà chua và nước ép cà chua là nguồn cung cấp protein, chất

Hình thành thói quen vận động để kéo dài tuổi thọ

Vận động có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các bệnh liên quan đến lối sống sinh hoạt, các vận động tăng cường lực cơ (Vận động kỵ khí) để đi, đứng, các vận động ưa khí, đốt cháy calo, mỡ thừa như đi bộ. Vận động ưa khí là những bài tập vận động tổng thể, tác động lên toàn bộ cơ thể, làm tăng nhịp thở, nhịp tim, tăng lượng oxi lấy vào trong quá trình tập.  Vận động kỵ khí là các bài tập bộ phận,  tác động lên một số nhóm cơ, nhịp tim, nhịp thở không đều, lúc tập có thể nhịn thở và lúc nghỉ ngơi có thể bù trừ. Vận động ưa khí Đi bộ từ 10 đến 30 phút, tốt nhất là một ngày hai lần, tùy thuộc vào tình trạng thể chất. Có thể giải lao giữa chừng cũng. Đi bộ với mức độ: có thể vui vẻ trò chuyện với người bên cạnh, thở hơi nhanh một chút, có đổ mồ hôi, cảm thấy sảng khoái là mức độ đi bộ tốt nhất. Vận động ở cường độ này đốt cháy calo, mỡ thừa gọi là vận động ưa khí. Vận động ưa khí không chỉ tốt cho lực cơ, thể lực mà còn có hiệu quả giảm stress, tăng lưu thông tuần hoàn, giảm mỡ thừa, giảm đường trong máu, khiến nó trở thành một bài tập vận động rất hiệu quả đối với dự phòng các bệnh liên quan đến lối sống. Vận động tăng cường lực cơ (Vận động kỵ khí) Động tác duỗi chân Tăng cường sức mạnh cho các cơ ở phía trước đùi, cần thiết để đứng lên khỏi ghế, đi lại và lên xuống cầu thang. Từ từ nâng bàn chân lên và duỗi thẳng khớp gối, thực hiện từng bên một. Lưu ý: nâng chân lên lên cao giữ lại 5 giây, rồi mới hạ xuống. Động tác Squat (ngồi xổm) Nó tăng cường sức mạnh cho cơ mông, cơ đùi và cơ cẳng chân, cải thiện khả năng giữ thăng bằng khi đứng và giúp việc lên xuống cầu thang dễ dàng hơn. Bám tay vào lưng ghế, gấp cả hai đầu gối tù từ đến khoảng 30 độ, vừa gấp vừa đếm 1, 2,3, 4. Giữ ở góc độ gấp gối trong vòng 5 giây rồi từ từ duỗi thẳng ra. Động tác duỗi chân ra sau Tập mạnh nhóm cơ vùng thắt lưng, mông, vùng đùi sau là nhóm cơ cần thiết để duy trì tư thế đúng và giữ thăng bằng. Bám tay vào lưng ghế và từ từ nhấc một chân ra sau lưng trong khi đếm 1, 2, 3, 4. Khi nâng cao chân ra sau với góc độ khớp gối gấp vuông góc thì giữ lại 5 giây sau đó từ từ hạ chân xuống Động tác dang chân sang bên Tăng cường lực cơ các nhóm cơ từ lưng dưới đến phần ngoài của đùi cần thiết cho việc đi lại và duy trì thăng bằng. Bám tay vào lưng ghế và từ từ dang một chân sang một bên vừa dang vừa đếm 1, 2, 3, 4, thực hiện từng bên một. Khi dang sang bên đạt khoảng 30 độ, giữ trong 5 giây và từ từ hạ chân xuống Để biết sâu hơn về các bài tập vận động cho người cao tuổi nâng cao sức khỏe và tuổi thọ,  các bạn hãy nhanh tay ứng tuyển vào khoa phục hồi chức năng, trường đại học y khoa tokyo việt nam của chúng tôi nhé[link] Tài liệu tham khảo: Sổ tay vật lý trị liệu, Hội vật lý trị liệu Nhật Bản [https://www.japanpt.or.jp/about_pt/therapy/tools/handbook/]ngày xem (18/05/2024) Sức khỏe và đời sống, cơ quan ngôn luận của bộ y tế (26/02/2019)[https://s.net.vn/TxmN]ngày xem (18/05/2024) Tác giả: Ths.Nguyễn Đăng Khoa Giảng viên khoa Phục hồi chức năng 🇻🇳 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇯🇵 🇻🇳🇻🇳 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇯🇵 🇻🇳 Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng

Hái Dâu Tây

Xin chào các bạn, hôm nay tôi sẽ giới thiệu về hoạt động hái dâu tây. Ở Nhật, từ tháng 1 đến tháng 5 chúng ta có thể trải nghiệm hoạt động thu hoạch dâu tây ở các trang trại trồng dâu tây. Ở nhiều trang trại trồng dâu tây chúng ta sẽ được ăn không giới hạn trong vòng 30 phút. Nếu trả thêm phí chúng ta có thể trải nghiệm làm kem dâu hay bánh dâu. Lần này chúng tôi đã đi đến trang trại dâu tây có thể ăn không giới hạn thời gian ở thành phố Takasaki, tỉnh Gunma. Từ nhà tôi đi đường cao tốc bằng ô tô hết một tiếng rưỡi. Tôi đã rủ những cựu sinh viên của trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam hiện đang du học tại Nhật đi cùng. Chúng tôi đã thu hoạch 4 loại dâu tây ngon ngọt và ăn no nê. Dù đã no căng bụng và nói với nhau là “chúng ta đi về thôi” thì lại có người trong chúng tôi bắt đầu ăn tiếp, mọi người đều thích ăn nên mãi mà chẳng thể ra về được. Tiếp theo chúng tôi đến hồ Haruna. Hoa anh đào Oyama màu hồng đậm đã nở rộ và rất đẹp. Trời mưa nên chúng tôi không thể đi dạo quanh hồ Haruna, nhưng chúng tôi vừa lái xe vòng quanh, vừa ngắm nhìn hoa anh đào Oyama, nhiều loài hoa và cây cối đẹp đẽ khác nên thật thư thái. Cuối cùng chúng tôi đã đi đến nhà hàng Gyoza no Ousho (một nhà hàng về sủi cảo). Chúng tôi đã ăn sủi cảo, thịt lợn xào chua ngọt, rau xào. Có vẻ như các bạn du học sinh cũng thích nhà hàng này.  Chúng tôi đã có một khoảng thời gian thật vui vẻ cùng nói chuyện về cuộc sống ở Nhật, chuyện gia đình ở Việt Nam. Khoảng thời gian vui vẻ trôi qua thật nhanh. Thấy các bạn cựu sinh viên đang sống khỏe mạnh tôi cũng thấy yên lòng. Để có thể dự thi kỳ thi chứng chỉ quốc gia của Nhật về điều dưỡng trước tiên các bạn cần thi đỗ N1 trong kỳ thi năng lực tiếng Nhật. Tôi mong các bạn sẽ thật cố gắng. Tại trường Đại học Y khoa Tokyo các bạn sẽ được học theo chương trình đào tạo của Nhật, với tiếng Nhật là môn học bắt buộc. Trường có các khoa Điều dưỡng, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học. Các bạn có muốn học cùng chúng tôi không? Tác giả: Yoko Oguma Giảng viên khoa Điều dưỡng

Hiểu về sự khác biệt văn hóa nhìn từ Ho-Ren-So (Những điều cần lưu ý khi làm việc tại doanh nghiệp Nhật Bản)

Thông qua làm việc tại nước ngoài mà tôi đã thấu cảm được rằng hệ thống xử lý công việc theo kiểu của Nhật Bản không phải là chuẩn mực. Hôm nay, tôi muốn giải thích với các bạn về “Ho-ren-so” một trong những thứ mà tôi cảm thấy quan trọng trong số đó (Horenso: trong tiếng Nhật là từ đồng âm với từ cải bó xôi (ホウレン草) . Đây là một nội dung rất quan trọng nên ở trường đại học của chúng tôi, trong buổi định hướng khi sinh viên nhập học và các hoạt động hằng ngày tại trường chúng tôi đều truyền tải điều này để sinh viên nắm được. Ho-ren-so là viết tắt của 3 từ bên dưới: Ho: 報告Hokoku (báo cáo) – báo cáo về tiến độ Ren: 連絡Renraku (liên lạc) – chia sẻ thông tin So: 相談 (bàn bạc) – đề nghị đưa ra lời khuyên để giải quyết vấn đề hoặc trao đổi ý kiến Ở Nhật mọi người suy nghĩ rằng nếu không thể làm được Horenso thì vấn đề nhỏ sẽ dần dần trở nên lớn hơn, có khả năng sẽ phát triển thành sự việc không thể kiểm soát được, vì thế khi vào làm tại công ty sẽ được đào tạo về việc này liên tục. Nhưng Horenso này không phải là tiêu chuẩn của thế giới mà là tiêu chuẩn của Nhật Bản. Tôi đã thử suy nghĩ về lý do tại sao thứ quan trọng như thế này lại không được coi trọng. Lý do đầu tiên có thể nêu ra là ở nước ngoài có chủ nghĩa cá nhân. Mỗi người được giao một nhiệm vụ, công việc và vai trò của họ là phải hoàn thành nó. Vì vậy, họ có thể cho rằng việc báo cáo hoặc bàn bạc giữa chừng có nghĩa là họ không đủ năng lực (họ không thể tự mình làm việc đó nên phải trao đổi với ai đó và xin lời khuyên). Quan điểm “kết quả là tất cả; quá trình không liên quan” là điều mà người Nhật, những người coi trọng tinh thần đồng đội, không thể lý giải được. Đối với người Nhật, nếu không được thông báo về tiến độ công việc, họ sẽ trở nên lo lắng không biết công việc đó sẽ diễn ra như thế nào và cảm thấy bất ổn. Một lý do nữa là Nhật Bản có truyền thống coi trọng tinh thần đoàn kết. Tiêu chí đánh giá công việc không chỉ bao gồm kết quả về mặt con số mà còn bao gồm tính hợp tác, tinh thần trách nhiệm, tính chủ động… Nếu bạn được trả lương cho công việc của mình, bạn có thể nghĩ rằng “kết quả là tất cả”, nhưng tôi nghĩ rằng thái độ cố gắng và nỗ lực hết mình của bạn sẽ có ảnh hưởng tích cực đến người khác. Nói một cách cực đoan, phương pháp đánh giá của Nhật Bản là ngay cả khi khả năng của một người không cao và không đạt được mục tiêu thì họ vẫn có thể được đánh giá tốt ở một mức nhất định. (Mặc dù ngày nay Nhật Bản cũng đang đi theo chủ nghĩa thành tích nên không thể nhận định chung như thế này). Cá nhân tôi cảm thấy các tiêu chí đánh giá của Nhật Bản rất hay và nhân văn. Giả sử khả năng của bản thân tôi rất kém và dù có cố gắng đến mấy cũng không được những người xung quanh thừa nhận, nếu tôi tự nhủ: “Liệu mình có thể cố gắng không?” thì tôi sẽ không thể cố gắng được. Tuy nhiên, tôi cảm thấy mình có thể tồn tại và tìm thấy ý nghĩa của mình trong hệ thống theo kiểu Nhật Bản. Văn hóa Nhật Bản có những ưu và nhược điểm, nhưng khi làm việc ở Việt Nam, có nhiều lúc tự đáy lòng mình tôi nghĩ rằng “Tôi không thể từ bỏ Horenso được”. Đặc biệt, THUV còn liên quan đến trường đại học của Nhật Bản, với bệnh viện trực thuộc, liên quan đến sinh viên. Bởi vì có rất nhiều bên liên quan nên tôi vẫn luôn nghĩ, “Nếu Horensho được coi trọng hơn thì đã không gặp phải rắc rối như thế này, đã không phát sinh những hiểu lầm như thế này.”  Đây cũng là một khía cạnh tích cực trong khả năng hành động quan tâm đến người khác của Nhật Bản và khía cạnh này cũng phản ánh tinh thần hiếu khách, điều này cũng được nêu trong tinh thần sáng lập trường đại học của chúng tôi,  “đào tạo những cán bộ y tế giàu lòng nhân ái và sẵn sàng hội nhập với thế giới.” THUV là nơi các bạn có thể học về sự khác biệt văn hóa tại Việt Nam. Các bạn hãy đến học với chúng tôi nhé! Nguồn https://www.ac-illust.com/main/detail.php?id=23787491&word=%E5%A0%B1%E9%80%A3%E7%9B%B8#goog_rewarded Tác giả: SUGAWARA JUNKO Trưởng Phòng Hành Chính Tổng Hợp

Giới thiệu di sản thế giới của Nhật Bản “Vườn thiền đá ở chùa Ryoan-ji”

Chùa Ryoan-ji nằm ở phường Ukyo, thành phố Kyoto, là ngôi chùa thuộc trường phái Myoshinji của giáo phái Rinzai, nơi nổi tiếng với khu vườn thiền đá. Ở đây thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Chùa được đăng ký là Di sản Thế giới với tư cách là “Tài sản văn hóa của cố đô Kyoto”. Khu vườn đá của chùa Ryoan-ji là một khu vườn cảnh truyền thống với những gợn sóng trên cát trắng tượng trưng cho những con sóng chồng lên nhau. Khu vườn dài khoảng 25 mét và rộng 10 mét, có 15 tảng đá với nhiều kích cỡ khác nhau, nhưng không thể nhìn thấy tất cả những tảng đá từ bất kỳ vị trí nào trong vườn. Nó được thiết kế sao cho dù nhìn ở góc độ nào cũng không thể nhìn thấy một viên đá mà sẽ thấy nó chồng lên một viên đá khác. Tôi đã từng đến đó và ấn tượng đầu tiên của tôi là khu vườn nhỏ hơn mình nghĩ. Tuy nhiên, khi quan sát kỹ hơn thì thật kỳ lạ là khu vườn đá mà lúc đầu tôi tưởng nhỏ bé lại bắt đầu trông không còn chật hẹp nữa. Có tất cả là 15 tảng đá lớn nhỏ, có những tảng đá lớn nhưng không phải là những tảng đá khổng lồ nên đây không phải là một vườn đá đồ sộ. Các viên đá được sắp xếp thành 5, 2, 3, 2, 3 từ bên trái, hướng vào nhau. Khi nhìn chăm chú, mỗi viên đá bắt đầu trông giống như một hòn đảo nhỏ nổi trên biển, và tôi như cảm nhận thấy một không gian huyền bí. Dù là khung cảnh khô cằn, không có nước nhưng những gợn sóng trên nền cát trắng tuyệt đẹp với những vòng tròn rêu mềm mại bao quanh những tảng đá. Ngoài ra, cát có màu trắng đồng nhất, không có một hạt bụi nào và được cào thành những đường với những gợn sóng đều đặn, khiến nó trông giống như một đại dương vô tận. Ở đây giống như một thế giới khác biệt với sự hối hả và nhộn nhịp của cuộc sống hằng ngày. Đây cũng là không gian hoàn hảo cho một cuộc trò chuyện tĩnh lặng về Thiền. Đây là một khu vườn đá đại diện cho Nhật Bản mà tôi muốn được ghé thăm lần nữa. Tác giả: Aoki Etsuko Giảng viên tiếng Nhật

Tầm quan trọng của việc phục hồi chức năng cho người đột quỵ

Tỷ lệ người bị đột quỵ ngày một gia tăng. Đáng nói, đột quỵ thường để lại những di chứng nặng nề. Do vậy, việc phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng với người bệnh. Vì sao cần phục hồi chức năng sau đột quỵ Mục đích của việc phục hồi chức năng là tận dụng tối đa năng lực chưa bị suy giảm/tổn thương của người bệnh sau đột quỵ. Điều trị sớm và tập phục hồi chức năng sau đột quỵ giúp nhiều người lấy lại được nhiều chức năng, đặc biệt trong khoảng ba đến sáu tháng đầu sau đột quỵ, mặc dù vậy sự cải thiện có thể tiếp tục trong nhiều năm tiếp theo. PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên giải đáp về việc thực hiện phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ.  Hầu hết người bệnh sau đột quỵ đều ít nhiều để lại một vài di chứng thiếu sót về chức năng. Nhu cầu tập luyện phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng các chức năng của người bệnh, như: vận động, ngôn ngữ, nuốt, nhận thức… đến khả năng độc lập và sinh hoạt hàng ngày. Nhu cầu và mục tiêu của người bệnh sau đột quỵ là trọng tâm đối với chương trình phục hồi chức năng. Bên cạnh đó, người bệnh và gia đình cần được tư vấn bởi bác sĩ phục hồi chức năng để đánh giá cụ thể tình trạng di chứng, cân bằng giữa mục tiêu và khả năng của người bệnh để xây dựng một chiến lược can thiệp phục hồi chức năng phù hợp. Một chương trình phục hồi chức năng có thể bắt đầu ngay khi bệnh nhân ổn định và được xác định bởi bác sĩ điều trị và bác sĩ phục hồi chức năng phối hợp đánh giá tình trạng của người bệnh. Chương trình tập luyện được thực hiện bởi nhóm phục hồi chức năng đa chuyên ngành, có thể bao gồm các nhà thần kinh học chuyên điều trị đột quỵ, bác sĩ phục hồi chức năng, chuyên gia vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, chuyên viên ngôn ngữ và các chuyên gia khác. Phục hồi chức năng cho người đột quỵ là gì? Với giai đoạn tuần đầu tiên sau đột quỵ, người bệnh có thể được chuyển đến cơ sở phục hồi chức năng hoặc về nhà trong vòng bốn đến bảy ngày. Nó phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của đột quỵ và quá trình phục hồi. Hầu hết trường hợp người bệnh cần được tập luyện và phục hồi chức năng dưới sự giám sát của nhân viên y tế tại các cơ sở phục hồi chức năng nội trú hoặc ngoại trú.   Trong vòng khoảng ba đến sáu tháng đầu sau đột quỵ: Người bệnh có thể trở về nhà và tiếp tục tập luyện phục hồi chức năng tại nhà hoặc điều trị ngoại trú thông qua một trung tâm phục hồi chức năng đột quỵ ở địa phương. Giai đoạn tiếp theo khoảng một năm sau cơn đột quỵ, một số trường hợp có thể trở lại trạng thái chức năng như trước, trong khi những người khác cân điều chỉnh và thích nghi cơ các di chứng kéo dài sau đột quỵ và tiếp tục duy trì chương trình tập luyện tại nhà. Phương pháp phục hồi chức năng sau đột quỵ Việc lựa chọn phương pháp phục hồi đột quỵ tùy thuộc vào mức độ di chứng sau đột quỵ. Các can thiệp phục hồi chức năng tập trung vào: Cải thiện sức mạnh cơ bắp và điều hợp vận động Cải thiện khả năng di chuyển – sử dụng dụng cụ hỗ trợ đi lại, gậy hoặc nẹp chân Tập thích nghi các hoạt động hàng ngày với chi yếu liệt Cải thiện ngôn ngữ, khả năng giao tiếp – chức năng năng nói, đọc và viết Can thiệp nhận thức và trí nhớ Sức khỏe tinh thần. Ngoài ra phục hồi chức năng còn bao gồm các công nghệ hỗ trợ như robot trị liệu và kích thích điện chức năng, kích thích não không xâm lấn để cải thiện các kỹ năng và khả năng phối hợp khác nhau… Tùy tình trạng của người bệnh sau đột quỵ, thời gian can thiệp và các phương pháp phục hồi chức năng sẽ khác nhau, có thể kéo dài từ 1 tháng đến 1 năm hoặc nhiều năm. Hầu hết các kỹ thuật phục hồi chức năng đều được bảo hiểm chi trả toàn bộ hoặc một phần khi người bệnh điều trị tại các đơn vị phục hồi chức năng theo quy định. Người bệnh và gia đình người bệnh cần được khám và tư vấn bởi nhóm phục hồi chức năng để có một lộ trình điều trị phù hợp. Nguồn: PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên Trưởng khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức Báo Sức khỏe và Đời sống – Bộ Y tế. 🇻🇳 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇯🇵 🇻🇳🇻🇳 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇯🇵 🇻🇳 Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng

Đón xuân cùng cựu học viên trường đại học y khoa Tokyo Việt Nam tại Nhật Bản

Mùa xuân tại Nhật Bản sống động nhất là vào tháng 4. Hoa anh đào và nhiều loại hoa khác nhau đang nở rộ trong công viên trên khắp nước Nhật. Các giảng viên người Nhật Bản đã đến các công viên và quán cà phê cùng với 3 cựu sinh viên khoa điều dưỡng của trường đại học y khoa Tokyo Việt Nam và đã có khoảng thời gian rất vui vẻ. Các cựu sinh viên hiện đang làm việc tại Bệnh viện Kurosawa ở thành phố Takasaki, tỉnh Gunma, Nhật Bản. Các bạn đang làm việc chăm chỉ mỗi ngày, cân bằng giữa việc học và công việc tại bệnh viện để vượt qua kỳ thi quốc gia lấy chứng chỉ hành nghề điều dưỡng và kỳ thi năng lực tiếng Nhật N1. Chúng tôi đã ăn cơm trứng tráng ngon tuyệt tại một quán cà phê do sinh viên đại học ở thành phố Takasaki mở. Có một công viên rộng lớn gần Tòa thị chính Takasaki. Chúng tôi rất thích vừa ngắm hoa anh đào vừa đi dạo và tận hưởng không khí mát nhẹ của mùa xuân. Sau khi đi dạo, chúng tôi đến một quán cà phê khác để tìm và thưởng thức thứ gì đó ngọt ngào.   Chúng tôi đã có khoảng thời gian tuyệt vời khi được nghe những câu chuyện về cuộc sống và học tập tại Nhật Bản. Những cuộc trò chuyện bằng tiếng Nhật, các bạn cựu sinh viên đã thành thạo sử dụng những cụm từ khó và những từ tiếng Nhật tuyệt vời như người Nhật, và tôi cảm nhận được sự tiến bộ vượt bậc của các bạn. Thật là một ngày xuân tràn đầy niềm vui. Tác giả: Yuko Nakai Trưởng khoa KT Xét Nghiệm Y Học

PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

Bệnh sốt xuất huyết Dengue (Hay còn gọi là sốt xuất huyết – Dengue hemorrhagic fever) là một bệnh truyền nhiễm phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới. Bệnh có thể gây thành dịch hàng năm (thường tập trung cao điểm các ca mắc từ tháng 7 đến tháng 10). Bệnh có mã theo CDC là A91 và được Bộ Y tế Việt Nam xếp vào nhóm B trong các bệnh truyền nhiễm.           Tác nhân gây bệnh là vi rút Dengue (DEN) gây nên. Đây là virus thuộc nhóm Flavivirus, họ Flaviviridae với 4 týp huyết thanh là DEN – 1, DEN – 2, DEN – 3 và DEN – 4. Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người mà do muỗi đốt người bệnh có mang vi rút sau đó truyền vi rút sang người lành qua vết đốt. Ở Việt Nam, hai loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó quan trọng nhất là Aedes aegypti.           Muỗi Aedes aegypti (Hay còn gọi là muỗi vằn) hoạt động vào ban ngày và chỉ có muỗi cái mới đốt người và truyền bệnh. Khi muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus dengue, virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày. Trong khoảng thời gian sống còn lại sau đó, muỗi có nguy cơ truyền bệnh cho người. Khi virus vào cơ thể người, chúng tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này nếu muỗi Aedes hút máu thì virus được truyền cho muỗi. Thời kỳ ủ bệnh ở người từ 3 – 14 ngày, trung bình từ 5 – 7 ngày. Bệnh nhân là nguồn lây bệnh trong thời kỳ có sốt, nhất là 5 ngày đầu của sốt là giai đoạn trong máu có nhiều vi rút.     Mọi người chưa có miễn dịch đặc hiệu đều có thể bị mắc bệnh từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn. Sau khi khỏi bệnh sẽ được miễn dịch suốt đời với týp vi rút Dengue gây bệnh nhưng không được miễn dịch bảo vệ chéo với các týp vi rút Dengue khác. Nếu bị mắc bệnh lần thứ hai với týp vi rút Dengue khác, bệnh nhân có thể sẽ bị bệnh nặng hơn và dễ xuất hiện sốc Dengue. Chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue thường dựa vào các yếu tố dịch tễ, biểu hiện lâm sàng như: nổi ban đặc trưng trên da của sốt xuất huyết kèm sốt cao, người mệt mỏi rũ rượi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ (đau thắt lưng và đôi khi đau chân), thường kèm theo đau họng, buồn nôn, nôn mửa, đau vùng thượng vị và tiêu chảy; cũng như dựa vào các xét nghiệm đơn giản như: số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu và hematocrit. Chẩn đoán huyết thanh học thông qua phương pháp xác định IgM bằng kỹ thuật hấp phụ miễn dịch gắn kết enzyme (MAC-ELISA) ở hai mẫu máu bệnh nhân lấy cách nhau 14 ngày. Mẫu máu thứ nhất lấy trước ngày thứ 7 của bệnh cũng có thể có ích trong việc phân lập virus bằng cách cấy vào tế bào của muỗi Aedes albopictus. Sau đó, việc định danh vi khuẩn có thể thực hiện nhờ xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang sử dụng kháng thể đơn dòng. Phòng chống bệnh sốt xuất huyết: Đến nay, mặc dù trên thế giới đã có một số nước triển khai tiêm vắc-xin phòng bệnh. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có vắc xin phòng bệnh và cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy các biện pháp phòng chống bệnh chủ yếu là: Diệt véc tơ đặc biệt là diệt lăng quăng/bọ gậy với sự tham gia tích cực của từng hộ gia đình và cả cộng đồng là biện pháp hiệu quả trong phòng chống sốt xuất huyết. Phun chủ động hóa chất diệt muỗi tại những nơi có nguy cơ cao (vùng nguy cơ cao là vùng nhiều năm liên tục có ca bệnh và có chỉ số mật độ muỗi cao ³ 0,5 con/nhà hoặc chỉ số BI ³ 30; riêng khu vực miền Bắc chỉ số bọ gậy BI ³20). Xử lý, dập tắt ổ dịch nhanh chóng, phòng lây lan rộng ra cộng đồng Điều trị, chăm sóc tốt những ca mắc bệnh tại cơ sở y tế và tại nhà. Tổ chức tuyên truyền, truyền thông tốt, định kỳ để người dân nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh ThS. Nguyễn Trọng Nghĩa – Phó trưởng khoa Điều Dưỡng THUV 📚🔬💊💉🇯🇵 🇻🇳 🇾 🇰 🇭 🇴 🇦 🇹 🇴 🇰 🇾 🇴 🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇯🇵 🇻🇳⭕8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣⭕9️⃣⭕8️⃣8️⃣🇯🇵 🇻🇳 Ngành Điều dưỡng