Sự kiện

LỊCH SỬ NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG

Những năm gần đây, ngành điều dưỡng ngày càng phát triển và thu hút sự quan tâm của mọi người. So với mười năm trước, lịch sử ngành điều dưỡng đã có những bước tiến khá xa. Ở nước ta, thời kì thực dân Pháp xâm lựợc, chúng cho xây dựng nhiều bệnh viện tại Việt Nam, từ đó, ngành điều dưỡng Việt Nam ra đời. Có thể nói, ngành điều dưỡng đã có một lịch sử phát triển rất đáng tự hào. Xem thêm: Biểu tượng ngành điều dưỡng Ngành điều dưỡng làm gì Ngành điều dưỡng học mấy năm 1. Lịch sử ngành điều dưỡng thế giới Việc chăm sóc, nuôi dưỡng bắt đầu từ vai trò của những người phụ nữ đối với các thành viên trong gia đình. Dần dần, xã hội phát triển, họ tham gia vào các hoạt động cộng đồng, từ đó xuất hiện các tổ chức giúp đỡ chăm sóc người đau ốm, trên cơ sở đó ngành điều dưỡng phát triển. Cũng có người tin rằng, ngành điều dưỡng xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ III khi mà Đế chế La Mã hùng mạnh nhất. Đế quốc La Mã đặt mỗi thị trấn của mình một bệnh viện, trong mỗi bệnh viện có người hỗ trợ, giúp đỡ cho bác sĩ chăm sóc bệnh nhân. Họ có cả nam và nữ được gọi với cái tên “hypourgoi”. 1.1 Ngành điều dưỡng thời trung cổ Ngành điều dưỡng thời trung cổ chính là nền tảng cho sự phát triển của ngành điều dưỡng hiện đại. Khi các nước châu Âu ban hành một số điều luật mới đã tạo điều kiện cho bệnh viện được mọc lên hàng loạt. Các tu viện bắt đầu xây dựng bệnh viện riêng của họ chỉ để cung cấp các dịch vụ cho con chiên. Bên cạnh đó, mỗi nhà thờ đều có bệnh viện. Bởi những chính sách này mà tại Đức từ năm 1200 đến 1600 đã xây dựng hơn 150 bệnh viện. Thế kỉ XVI, Camillus De Lellis lập nên nhóm người chuyên chăm sóc người nghèo đau ốm và tù nhân. Năm 1633, Sisters Chariting thành lập tổ chức chăm sóc người đau ốm với tên gọi Saint Vincent De Paul, họ đưa các “điều dưỡng viên” của mình đi khắp nơi trên thế giới. Đầu thế kỉ XVII, bởi quá trình cải cách Tín lành, các tổ chức tôn giáo bị giải tán khiến quy mô ngành điều dưỡng lúc này bị suy giảm nghiêm trọng, xã hội có thái độ xấu đối với ngành điều dưỡng. 1.2 Bà Florence Nightingale và sự hình thành ngành điều dưỡng hiện đại Florence Nightingale (1820 – 1910) sinh ra và lớn lên trong gia đình Anh giàu có, quyền quý, gắn bó mật thiết với chính phủ Anh quốc lúc bấy giờ. Vì thế, bà bị cấm không được phép làm các nghề nghèo hèn như điều dưỡng viên lúc bấy giờ. Với tư chất thông minh cùng một trái tim đau đớn khi chứng kiến cảnh đói nghèo, bệnh tật, bà đã làm trái với lời cha mẹ và bắt đầu nghiên cứu, tìm các sách viết về chăm sóc người bệnh. Bà đi đến các bệnh viện tại London và vùng lân cận để giúp đỡ người nghèo, người tàn tật không nơi nương tựa. Những năm 1854 – 1856, chiến tranh “Cremean War” nổ ra giữa Nga và một bên là Anh, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ. Florence Nightingale cùng 38 y tá khác được cử đến Thổ Nghĩ Kỳ nơi quân đội Anh đóng quân. Lúc này, tại quân khu, hơn 4000 binh lính Anh bị thương và chết do dịch tả, thương hàn. Số người chết vì bệnh tật nhiều hơn cả trên chiến trường. Bà nhanh chóng nhận ra số người nhiễm bệnh chủ yếu ăn uống thiếu dinh dưỡng, thiếu vệ sinh và hệ thống ống cống và thoáng khí bị nghẽn làm không khí ô nhiễm nặng. Florence Nightingale mạnh dạn đề nghị sự giúp đỡ từ Chính phủ Anh. Tháng 3/1855, Chính phủ Anh gửi nhân viên tẩy trùng, làm thông thoáng hệ thống ống cống, nhờ vậy mà tỷ lệ tử vong giảm đáng kể chỉ trong thời gian ngắn. Tờ “Times” đã gọi Florence Nightingale là “Người phụ nữ với cây đèn”. Trong những năm tháng chiến đấu gian khổ, khi các bác sĩ y tá khác đã về nghỉ ngơi, Florence Nightingale vẫn một mình đi kiểm tra tại các trại bệnh với một nét mặt lo lắng cho những chiến sĩ đang bị giày vò đau đớn. Khi trở lại Anh quốc, Florence Nightingale dành cả phần đời còn lại của mình đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc bệnh nhân. Bà cùng mọi người thành lập “quỹ Nightingale” và “Trường đào tạo điều dưỡng Nightingale” mà sau này, “Trường đào tạo điều dưỡng Nightingale” là nơi đặt nền móng cho ngành điều dưỡng ở nước Anh cũng như toàn thế giới. Cuốn sách “Cẩm nang điều dưỡng” của bà trở thành di sản, tài liệu căn bản đào tạo cho các trường điều dưỡng khác.   1.3 Ngày thành lập điều dưỡng Để tưởng nhớ và ghi nhận những đóng góp của Florence Nightingale cho ngành điều dưỡng thế giới, Hội đồng điều dưỡng thế giới đã lấy ngày sinh của bà, tức ngày 12/5 làm Ngày quốc tế Điều dưỡng.   1.4. Biểu tượng ngành điều dưỡng thế giới Hình ảnh “người phụ nữ với cây đèn” trong những năm tháng chiến tranh sẽ mãi là hình ảnh đẹp trong lòng mọi người. Hiếm có một người phụ nữ nào trong lịch sử được quân đội và nhân dân Anh yêu quý như Florence Nightingale. Tấm lòng tận tụy, hết mình, thầm lặng và yêu thương con người của bà trở thành biểu tượng, tôn chỉ của ngành điều dưỡng. Từ đó, hình ảnh cây đèn trở

THUV OPENDAY 8/5/2022🙇🙇

Nằm trong chuỗi sự kiện tư vấn tuyển sinh mùa tuyển sinh năm 2022, sáng chủ nhật ngày 8/5/2022 Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đã được hân hạnh đón tiếp quý phụ huynh và các bạn thí sinh quan tâm tới thăm quan trải nghiệm tại trường. Về phía nhà trường có Hiệu trưởng nhà trường TS. Kusumi Mari và các thầy cô trực thuộc các chuyên ngành đào tạo tham dự. Phát biểu tại buổi lễ TS. Kusumi Mari đã gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể quý phụ huynh cùng các bạn thí sinh đã không quản ngại ngày nghỉ tới thăm quan trường. Bên cạnh đó Hiệu trưởng còn nhấn mạnh SỨ MỆNH SÁNG LẬP của nhà trường đào tạo ra những cán bộ y tế Giàu lòng nhân ái, sẵn sàng hội nhập thế giới. Nuôi dưỡng khả năng sáng tạo và  tính nhân văn, giúp trau dồi tinh thần tự lập, tương trợ lẫn nhau của đội ngũ CBYT để “Mang lại sức khỏe, hạnh phúc” cho cộng đồng. Ngoài việc được cung cấp các thông tin về nhà trường, thông tin tuyển sinh năm 2022 khách thăm quan còn được trải nghiệm một số tình huống thực tế như: kỹ thuật hồi sinh tim phổi – cách sử dụng thiết bị khử rung tim tự động ngoài lồng ngực – AED, trải nghiệm mô hình thăm khám thể chất Physiko, trải nghiệm người già… Hy vọng thông qua buổi OPENDAY đã giúp cho quý phụ huynh cùng các bạn thí sinh có thêm cái nhìn khách quan hơn về THUV và lựa chọn THUV trong thời gian tới. THAY MẶT BAN GIÁM HIỆU và TOÀN THỂ CÁN BỘ GIẢNG VIÊN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ PHỤ HUYNH CÙNG CÁC BẠN THÍ SINH ĐÃ ĐẾN THĂM QUAN và TRẢI NGHIỆM. Hy vọng sớm được gặp lại quý vị tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM Quý vị quan tâm có nguyện vọng thăm quan THUV xin vui lòng liên hệ số hotline 0869 809 088 hoặc số máy bàn 024 6664 0325 Chúng tôi rất hân hạnh được chào đón quý vị tại THUV. Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam 🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇🙇 https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/thuv2022/

BẠN ĐÃ DÙNG BÀN CHẢI ĐIỆN CHƯA?

Trước đây, bàn chải điện vẫn là cụm từ ít được biết đến đối với hầu hết người dân Việt Nam. Nhưng những năm trở lại đây, khi mà trào lưu “Hàm răng trắng bóng” trở nên rầm rộ, các gia đình trẻ có nhiều điều kiện và quan tâm hơn đến thẩm mỹ của bộ răng đẹp cho mình và con cái, thì bàn chải điện đã thành một vật dụng gần gũi hơn nhiều. Nhất là khi việc kinh doanh online hàng xách tay ngày càng thịnh hành, việc sở hữu một chiếc bàn chải điện xinh xắn và tiện lợi càng trở lên dễ dàng hơn. Cách đây vài năm mình tình cờ biết đến bàn chải điện khi đọc thông tin về  trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân Nhật Bản, lúc đó mình đã nghĩ rằng người Nhật Bản phát minh ra bàn chải điện. Tuy nhiên, bàn chải điện lần đầu tiên được sản xuất tại Mỹ vào năm 1938, là loại bàn chải có thể tạo ra những chuyển động nhanh, tự động ở đầu bàn chải. Ngay lập tức mình đã tìm hiểu và mua dùng thử. Đúng là tự động thì cái gì cũng dễ dàng và hiệu quả hơn nhiều. Nhất là đối với những bạn trẻ hơi lười đánh răng, hoặc những ai đang niềng răng thì quả là tuyệt vời. Tuy vẫn có những mặt hạn chế là cần phải sạc pin, cầm hơi nặng, dễ bị rơi vỡ, giá cả còn khá cao so với thu nhập của người Việt Nam, nhưng hiệu quả mang lại đối với hàm răng của chúng ta thì xứng đáng. Bạn trẻ nào còn chưa có bàn chải điện thì có thể thử nhé. Người xưa đã có câu “Hàm răng mái tóc là vóc con người”, vì một hàm răng khỏe mạnh và sạch đẹp. Tác giả: Cô Nguyễn Thị Thanh Huyền- Phòng Đào tạo 🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸 THUV’S 2022 OPEN DAY  

CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3

Có người nói: “Thế giới không có Phụ nữ sẽ nhạt nhẽo buồn tẻ như một vở kịch không có xung đột, như một cái bánh không nhân, như một giai thoại không có chất dí dỏm ”…Thật đúng là nếu trái đất này chỉ có đàn ông, thì hạnh phúc thực sự chẳng bao giờ trọn vẹn phải không các bạn. Cuộc sống của chúng ta ngày nay đã đủ đầy, hạnh phúc hơn so với thế hệ Phụ nữ đi trước là các bà, các mẹ.Quay ngược thời gian về những thế kỷ trước, các bà, các mẹ của chúng ta đã có rất nhiều sự cống hiến và hi sinh. Sự hi sinh, tình yêu thương đối với gia đình đó còn được thể hiện qua từng lời ru, ví như lời ru con của Phụ nữ dân tộc Mường, thể hiện tình cảm của người thân trong gia đình, tình mẫu-tử, tình bà- cháu, đôi khi là những câu chuyện cổ hay những truyền thuyết tự ngàn đời.Vậy nhưng, dù ở trong hoàn cảnh vất vả tới đâu đi chăng nữa tâm hồn người Phụ nữ vẫn sáng lên lấp lánh. Nó như những viên ngọc thô mà thời gian, những bất hạnh khổ đau là chất xúc tác mài giũa, càng ngày càng toả sáng.Và trong 365 ngày của một năm, Phụ nữ trên toàn thế giới có riêng một ngày để được xã hội quan tâm và bù đắp những thiệt thòi, vất vả trong cuộc sống Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.Chúng ta đang trải qua những ngày đầu của tháng 3, và ngày Quốc tế Phụ nữ cũng sắp tời gần. Tôi xin gửi đến những người Phụ nữ Việt Nam lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên mọi lĩnh vực để xứng đáng tám chữ vàng Bác Hồ khen tặng “Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang”. Cô Nguyễn Thị Phượng- Giảng viên Khoa Điều dưỡng 🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺 THUV’S 2022 OPEN DAY