Ngành điều dưỡng có dễ xin việc không

Chọn ngành này ra trường làm gì, ngành điều dưỡng có dễ xin việc không, mức lương khoảng bao nhiêu là những câu hỏi mà các em học sinh trước khi đặt bút điền vào tờ đăng ký nguyện vọng luôn quan tâm. Những năm gần đây, ngành Y nói chung và các ngành thuộc hệ thống ngành Y như ngành điều dưỡng nói riêng đang rất hot. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về ngành điều dưỡng cũng như cơ hội việc làm của nó. Xem thêm: Có nên học ngành điều dưỡng Tại sao chọn ngành điều dưỡng Ngành điều dưỡng đại học lấy bao nhiêu điểm 1. Học đại học điều dưỡng ra làm gì? Điều dưỡng là nghiệp vụ y tế giữ vai trò chăm sóc sức khỏe, kiểm tra tình trạng bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị cho đến khi phục hồi, giảm thiểu tối đa nguy cơ sang chấn, tái bệnh của bệnh nhân. Chúng ta đừng lầm tưởng mà đánh đồng điều dưỡng viên và y tá, so với y tá, công việc của điều dưỡng viên đòi hỏi kiến thức chuyên sâu và rộng hơn. Không chỉ đơn giản thực hiện y lệnh của bác sĩ như y tá, người điều dưỡng viên cần linh hoạt, am hiểu về bệnh lý và tâm lý của bệnh nhân, giúp quá trình điều trị và phục hồi diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn. Sinh viên học ngành điều dưỡng sau khi ra trường có thể công tác nghiệp vụ điều dưỡng tại các bệnh viên, cơ sở y tế. Tại đây, các nghiệp vụ mà một điều dưỡng viên có thể làm ví dụ như: kiểm tra, giám sát tình trạng bệnh nhân; hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc sức khỏe, sử dụng thuốc trong quá trình điều trị; thông báo tình trạng với bác sĩ để có thể điều chỉnh phác đồ điều trị cho phù hợp; là cầu nối giữa bệnh nhân với bác sĩ; là người bạn “xoa dịu” nỗi đau thể xác lẫn tinh thần cho bệnh nhân; lập kế hoạch giúp bệnh nhân và gia đình kiểm soát, phòng ngừa tái bệnh… Một điều dưỡng viên giỏi hoàn toàn đủ khả năng lập kế hoạch và tổ chức quy trình điều dưỡng. Đồng thời, làm quản lý và đào tạo cán bộ điều dưỡng mới vào nghề. Điều dưỡng viên cũng có thể tham gia các hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại địa phương như công tác phòng chống dịch bệnh, kế hoạch hóa gia đình, tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cộng đồng… Nhiều người quan niệm cho rằng, học điều dưỡng nhất định phải làm việc tại bệnh viên, tuy nhiên, sau khi được đào tạo ngành điều dưỡng, bạn có thể tham gia công tác y tế tại địa phương; học lên cao để lấy học vị sau đó giảng dạy tại các trường học, cơ sở y tế; thậm chí ở Đức, tại các viện dưỡng lão hay trong gia đình có người cần chăm sóc đều cần đến điều dưỡng viên. 2. Ngành điều dưỡng có dễ xin việc không? Ngành điều dưỡng nước ta luôn trong tình trạng thiếu nguồn nhân lực trầm trọng, nhất là khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng cao trong khi những người đáp ứng đủ chuyên môn lại rất ít. Tình trạng quá tải bệnh viện thường xuyên xảy ra, tình trạng một điều dưỡng viên chăm sóc cho nhiều bệnh nhân không còn xa lạ. Thêm vào đó, dân số nước ta đang bước vào thời kì già hóa dân số, nhu cầu về điều dưỡng viên tăng vì số người già cần chăm sóc ngày càng nhiều. Không nói đâu xa, chỉ nhìn vào tỷ lệ “chọi” cao của các trường đại học chuyên ngành điều dưỡng là đủ thấy sức hút của ngành này. Những năm gần đây, tỷ lệ chọi của ngành điều dưỡng các trường đại học lên tới 1:20 , thậm chí 1:30. Mức độ quan tâm xã hội lớn nhưng số lượng đào tạo lại ít chính là yếu tố đảm bảo chất lượng đầu ra cho sinh viên theo học ngành điều dưỡng. Ở Canada năm 2016 thiếu khoảng 113.000 điều dưỡng viên, trong khi con số này ở Mỹ là 100.000 và dự kiến tăng lên hơn 430.000 vào năm 2020. Hay như tại Nhật Bản, một đất nước có dân số già mà theo thống kê đến năm 2025, cứ 5 người Nhật sẽ có 4 người trên 75 tuổi thì tình trạng thiếu điều dưỡng viên ngày càng trầm trọng. Vì vậy, sinh viên theo học điều dưỡng không chỉ có cơ hội làm việc tại Việt Nam mà còn có thể làm việc tại nhiều nước khác trên thế giới. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, cứ 1 bác sĩ sẽ cần 3.5 điều dưỡng viên, tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, 1 bác sĩ chỉ có khoảng 1.9 điều dưỡng viên. Nước ta hiện nay có khoảng 130.000 điều dưỡng viên trong khi dự kiến đến năm 2020, nước ta cần đến 220.000 điều dưỡng viên. Hơn 90% điều dưỡng viên hoạt động tại các cơ sở, bệnh viện cấp tỉnh và chỉ có gần 9% làm việc tại tuyến trung ương. Ngành điều dưỡng đang thật sự thiếu hụt nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Qua đó, có thể khẳng định ngành điều dưỡng là ngành có đầu ra rất được đảm bảo không chỉ tại Việt Nam và còn trên thế giới. 3. Mức lương cho ngành điều dưỡng tại Việt Nam là bao nhiêu? Trong những ngành có thu nhập cao nhất thì “nhất y nhì dược”, ngành điều dưỡng cũng không phải ngoại lệ. Thực tế, mức lương điều dưỡng

Ngành điều dưỡng thi môn gì

Chỉ một thời gian ngắn nữa, các bạn thí sinh sẽ tiến hành nộp đơn dự tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng ngành Y, vì vậy thông tin về môn thi, môn học, chương trình học của ngành là điều tối cần thiết các bạn cần phải nắm được. Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ những thông tin ngành điều dưỡng thi môn gì và chương trình học của ngành điều dưỡng, ngành học đang trở nên “hot” nhất trong những năm gần đây. Xem thêm: Ngành điều dưỡng có dễ xin việc hay không Có nên học ngành điều dưỡng hay không Ngành điều dưỡng nên học trường nào 1. Chương trình học điều dưỡng 1.1. Mục tiêu đào tạo Về kiến thức Sinh viên theo học ngành điều dưỡng sau khi ra trường phải có những kiến thức vững vàng về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học chuyên ngành; nắm được các nguyên tắc thực hành điều dưỡng, chăm sóc bệnh nhân; có kiến thức về duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Về kỹ năng Người điều dưỡng phải thực hiện thành thạo các kỹ năng nghề nghiệp như sử dụng thuốc an toàn, phù hợp; thực hiện tốt các y lệnh của thầy thuốc, chăm sóc phù hợp với văn hóa người bệnh; tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh và cộng đồng một cách tốt nhấ; tham gia vào công tác quản lý ngành, … Về thái độ Người điều dưỡng phải là người thực hiện nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; thái độ trung thực, khách quan, tôn trọng người bệnh và cộng đồng; không ngừng học hỏi, có ý thức phát triển nghề nghiệp. 1.2. Thời gian đào tạo Thời gian đào tạo ngành điều dưỡng hệ đại học là 4 năm. 1.3. Khối lượng kiến thức Kiến thức giáo dục đại cương bao gồm cả các môn học giáo dục thể chất và giáo dục an ninh – quốc phòng. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp trong đó có kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành. Kiến thức bổ trợ (các môn học tự chọn). Đi thực tế nghề nghiệp. Thi tốt nghiệp và khóa luận. 1.4. Thang điểm Hầu hết các trường hiện nay đều đào tạo ngành điều dưỡng theo hình thức tín chỉ và thang điểm sẽ tính theo học chế tín chỉ. 2. Ngành điều dưỡng thi khối nào? Theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đối với tất cả các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp thì ngành điều dưỡng thi khối B với các môn thi chính là Toán – Hóa – Sinh. Tuy nhiên với sự thay đổi hình thức thi và xét tuyển như những năm trở lại đây, các trường sẽ tiến hành xét tuyển dựa trên kết quả thi Trung học phổ thông và nhiều trường tiến hành xét tuyển thêm các tổ hợp môn mở rộng. 3. Ngành điều dưỡng thi môn gì? Thí sinh muốn thi vào ngành điều dưỡng sẽ phải dựa trên kết quả thi của tổ hợp môn Toán – Hóa – Sinh. Một số trường xét tuyển thêm các tổ hợp môn mở rộng như Toán – Lý – Hóa, Toán – Hóa – Anh, Văn – Hóa – Sinh, … Như vậy, các bạn học sinh không cần học chuyên 3 môn Toán – Hóa – Sinh vẫn có thể nộp hồ sơ xét tuyển vào ngành điều dưỡng của các trường y. 4. Các môn học ngành điều dưỡng Khi trở thành sinh viên ngành điều dưỡng, các bạn sẽ trải qua các môn học từ cơ bản đến nâng cao, từ cơ sở đến chuyên ngành để hoàn thiện kỹ năng và kiến thức chuyên môn phục vụ cho công việc. Ngành điều dưỡng sẽ có những môn học chính sau đây: 4.1. Các môn khoa học xã hội: Tư tưởng Hồ Chí Minh Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam Giáo dục thể chất Giáo dục quốc phòng – an ninh. Các môn khoa học xã hội nhằm đem đến những kiến thức nền tảng để sinh viên tiếp thu các kiến thức chuyên ngành, bên cạnh đó, các môn học về thể chất sẽ giúp sinh viên có được thể lực dẻo dai, đáp ứng yêu cầu của ngành điều dưỡng. 4.2. Các môn khoa học tự nhiên: Xác suất, thống kê y học. Vật lý đại cương Hóa học đại cương Sinh học và di truyền Tin học, ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nhật, …) Đây cũng là các môn học cơ sở, cung cấp những kiến thức đại cương và ngành và tạo nền tảng vững chắc để sinh viên tiếp thu những kiến thức chuyên môn. 4.3. Kiến thức y học cơ sở: Di truyền y học Giải phẫu học Sinh lý học Hóa sinh Vi sinh vật  ký sinh trùng Y đức Miễn dịch – sinh lý bệnh Dược lý Mô phôi. 4.4. Modul nghề chính điều dưỡng đa khoa: Điều dưỡng cơ sở 1 Điều dưỡng cơ sở 2 Điều dưỡng chuyên khoa hệ nội khoa Điều dưỡng chuyên khoa hệ ngoại khoa Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh nội khoa Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa Chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực Chăm sóc sức khỏe trẻ em 4.5. Modul nghề phụ 1: Sức khỏe sinh sản Sức khỏe hành vi Sức khỏe – môi trường và vệ sinh Quản lý và tổ chức y tế 4.6. Modul nghề phụ 2: Chăm sóc sức khỏe người tâm thần Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Y học cổ truyền 4.7. Hỗ trợ bắt buộc: Kiểm soát nhiễm khuẩn trong thực

Ngành điều dưỡng học mấy năm

Điều dưỡng đang trở thành một trong những ngành được quan tâm nhất hiện nay. Vậy ngành điều dưỡng học mấy năm và chương trình học như thế nào?. Bài viết này, chúng tôi sẽ cùng chia sẻ với bạn những thông tin hữu ích về chương trình đào tạo hệ đại học của trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Xem thêm: Ngành điều dưỡng thi môn gì Có nên học ngành điều dưỡng Ngành điều dưỡng có dễ xin việc không 1. Ngành điều dưỡng học mấy năm Điều dưỡng là một ngành khoa học về chăm sóc sức khỏe người bệnh chuyên nghiệp. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành điều dưỡng sẽ trở thành những điều dưỡng viên với nhiệm vụ chăm sóc và đáp ứng những nhu cầu của bệnh nhân về thể chất và tinh thần. Đây cũng là ngành có triển vọng cao cùng với cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên mới ra trường. Hầu hết các bệnh viện ở nước ta hiện nay đều thiếu điều dưỡng, mỗi điều dưỡng phải phụ trách trung bình 3 giường bệnh. Tỉ lệ giữa điều dưỡng và bác sĩ cũng chỉ đạt 1,5 điều dưỡng/ bác sĩ trong khi con số chuẩn là 4 điều dưỡng/ bác sĩ. Chính sự thiếu trầm trọng nguồn nhân lực của ngành đã mở ra cơ hội rộng mở để phát triển nghề điều dưỡng. Mỗi sinh viên khi theo học ngành điều dưỡng có thể chọn hệ đại học tại trường Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam. Hệ đại học: Thời gian học điều dưỡng hệ đại học là 4 năm. Sau khi ra trường các bạn sẽ nhận được bằng đại học chính quy. Sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội để có nền tảng tiếp thu kiến thức chuyên ngành. Đi sâu vào khối kiến thức chuyên ngành, sinh viên sẽ được học cách phân tích, áp dụng các nguyên lý điều dưỡng, chẩn đoán điều dưỡng, học các quy trình kỹ thuật điều dưỡng. Sinh viên còn được trang bị thêm các kiến thức về tin học, ngoại ngữ, kỹ năng mềm. 2. Chương trình học ngành điều dưỡng – trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam Hiện nay, trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đang tuyển sinh và đào tạo ngành điều dưỡng hệ đại học với thời gian học 4 năm. Chúng tôi xin gửi tới chương trình học cụ thể trong 4 năm như sau: 2.1 Chương trình học năm 1 Tên học phần Số tín chỉ Học phần cơ sở Học phần đại cương Giáo dục thể chất 3 Giáo dục quốc phòng, an ninh 8 Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin 5 Tin học 2 Tiếng Anh I 4 Tiếng Nhật I 2 Tiếng Nhật II 4 Tiếng Nhật A 2 Học phần chính Kỹ năng giao tiếp 1 Học phần chuyên môn ngành tối thiểu Học phần cơ sở ngành Hình thái học chức năng I 2 Hình thái học chức năng II 2 Sinh hóa học 2 Bệnh lý học 2 Bệnh và điều trị I 3 Bệnh và điều trị II 3 Vi sinh vật học 2 Học phần chuyên ngành Điều dưỡng cơ bản I 4 Điều dưỡng cơ bản II 4 2.2. Chương trình học năm 2 Tên học phần Số tín chỉ Học phần cơ sở Học phần đại cương Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam 3 Tiếng Anh II 2 Tiếng Anh III 2 Tiếng Nhật III 2 Tiếng Nhật IV 2 Tiếng Nhật B 2 Tiếng Nhật C 2 Học phần chính Đại cương KHSK thể chất và tinh thần 2 Học phần tự chọn Tiếng Anh A 1 Tiếng Anh B 1 Học phần chuyên môn ngành tối thiểu Học phần cơ sở ngành Dinh dưỡng học lâm sàng 2 Dược lý học 2 Tâm lý học lâm sàng 1 Học phần chuyên ngành Điều dưỡng cơ bản III 4 Điều dưỡng cơ bản IV 3 Chăm sóc sức khỏe người lớn I1 1 Chăm sóc sức khỏe người lớn II 5 Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi I 4 Điều dưỡng tâm thần I 4 Điều dưỡng tâm thần II 2 2.3. Chương trình học năm 3 Học phần chuyên môn ngành tối thiểu Học phần cơ sở ngành Tên học phần Số tín chỉ Liên kết ngành trong CSSK 1 Chăm sóc sức khỏe y tế phúc lợi xã hội 4 Sức khỏe và môi trường 1 Dịch tễ học – thống kê 2 Học phần chuyên ngành Chăm sóc sức khỏe người lớn III 3 Chăm sóc sức khỏe người lớn IV 3 Chăm sóc sức khỏe trẻ em I 4 Chăm sóc sức khỏe trẻ em II 2 Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi II 4 Nghiên cứu điều dưỡng 3 2.4. Chương trình học năm 4 Tên học phần Số tín chỉ Học phần cơ sở Học phần chính Khái quát khoa học sự sống 2 Đại cương khoa học sinh mệnh 2 Học phần chuyên môn ngành tối thiểu Học phần chuyên ngành Chăm sóc sức khỏe bà mẹ I 4 Chăm sóc sức khỏe II 2 Điều dưỡng tại nhà I 4 Điều dưỡng tại nhà II 2 Y tế công cộng 4 Điều dưỡng quốc tế 4 Trên đây là thông tin về số năm học của ngành điều dưỡng các hệ đại học, cao đẳng, trung cấp và thông tin chương trình học hệ đại học điều dưỡng của trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Mong rằng các bạn thí sinh đã có thể nắm được ngành điều dưỡng học mấy năm và đưa ra quyết định sáng suốt cho tương lai của mình.

Ngành điều dưỡng làm gì

Lúc sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ tức là cả nước mạnh khoẻ” và “việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công”. Trong những năm gần đây, ngành điều dưỡng ngày càng có sức hút khi mà nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng thật sự hiểu rõ ngành điều dưỡng làm gì. Xem thêm: Ngành điều dưỡng học mấy năm Ngành điều dưỡng học môn gì Ngành điều dưỡng có dễ xin việc không 1. Khái niệm ngành điều dưỡng Những công việc mà khi học ngành điều dưỡng phải làm Điều dưỡng là một nghiệp vụ thuộc hệ thống các ngành y tế giữ vai trò chăm sóc sức khỏe, kiểm tra tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân từ khi bắt đầu điều trị đến khi phục hồi, đảm bảo tối thiểu hóa nguy cơ sang thương của bệnh nhân do trị liệu, chăm sóc không đúng cách. Người làm nghề điều dưỡng được gọi là điều dưỡng viên, một ngành nghề đặc thù và độc lập với y tá hay bác sĩ. Có rất nhiều lĩnh vực trong điều dưỡng như điều dưỡng hộ sinh, điều dưỡng khoa nặng… Công việc của điều dưỡng viên không chỉ chăm sóc, theo dõi tình trạng bệnh nhân suốt quá trình điều trị, phục hồi mà còn truyền đạt thông tin giữa bệnh nhân với bác sĩ, đồng thời, thông qua các hình thức khác nhau, tư vấn “xoa dịu” nỗi đau cho bệnh nhân cả thể xác lẫn tinh thần. 2. Học đại học điều dưỡng làm gì? Học điều dưỡng tại trường Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam Sinh viên theo học ngành điều dưỡng ra trường sẽ được trang bị đủ kiến thức để công tác theo đúng nghiệp vụ tại các bệnh viện, cơ sở y tế từ trung ương đến địa phương. Tại đó, các điều dưỡng viên sẽ thực hiện các công việc cụ thể như: kiểm tra báo cáo tình hình bệnh của bệnh nhân; hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc đúng liều đúng cách; truyền đạt ý kiến của bệnh nhân với bác sĩ; đề xuất biện pháp xử lý, phối hợp với bác sĩ chăm sóc và điều trị người bệnh; hướng dẫn bệnh nhân và người nhà xử lý các tình huống khẩn cấp cũng như kiểm soát bệnh tại nhà, … Với các điều dưỡng viên giỏi thành thạo kỹ năng điều dưỡng có thể tham gia xây dựng, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện quy trình điều dưỡng, đồng thời, quản lý và đào tạo cán bộ điều dưỡng tại các đơn vị y tế. Bên cạnh đó, sau khi tốt nghiệp tại ngành điều dưỡng tại các trường đại học cao đẳng, sinh viên hoàn toàn đủ điều kiện tham gia các công tác y tế cộng đồng như tư vấn, giáo dục sức khỏe cộng đồng, đề xuất các biện pháp phòng chống dịch bệnh, … Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam luôn tạo điều kiện cho sinh viên học ngành điều dưỡng của trường có cơ hội làm việc tại các bệnh viện trong nước như bệnh viện Trung Ương Quân đội 108, bệnh viện đa khoa Gia Lâm. Bên cạnh đó, trường cũng hỗ trợ thi chứng chỉ điều dưỡng, xin việc dài hạn tại Nhật Bản, đảm bảo sinh viên sau ra trường có thể tiếp cận với nhiều cơ hội việc làm nhất. 3. Những thuận lợi, khó khăn khi làm nghề điều dưỡng 3.1 Thuận lợi khi làm nghề điều dưỡng Đến với nghề điều dưỡng, các bạn sẽ có rất nhiều cơ hội thuận lợi để học hỏi, rèn luyện kỹ năng và phát triển tương lai của mình: Đảm bảo về việc làm: Với sức hút của ngành y nói chung và ngành điều dưỡng nói riêng ở nước ta những năm gần đây, sinh viên ra trường không phải lo lắng về cơ hội việc làm của mình khi mà đội ngũ nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao tại các cơ sở y tế còn thiếu trầm trọng. Mức lương cao: Theo thống kê của Jobstreet Việt Nam năm 2016, ở vị trí nhân viên mới tốt nghiệp và nhân viên có từ 1-3 năm kinh nghiệm, ngành điều dưỡng đứng thứ 5 về mức thu nhập. Mức lương của các sinh viên điều dưỡng mới ra trường đạt 6-7 triệu đồng mỗi tháng, chưa kể lương làm thêm ca. Công việc và môi trường làm việc đa dạng: Sau khi tốt nghiệp ngành điều dưỡng, bạn có thể làm việc tại các bệnh viên, cơ sở y tế theo đúng nghiệp vụ hoặc tham gia vào hoạt động y tế cộng đồng tại đại phương. Cơ hội học lên cao: Ngành điều dưỡng ở Việt Nam hiện nay phân thành nhiều cấp bậc, trình độ. Sau khi học xong, sinh viên có thể học chuyên sâu về điều dưỡng để trở thành điều dưỡng trưởng hoặc thạc sĩ điều dưỡng. Cơ hội làm việc và định cư ở nước ngoài: Ngành điều dưỡng ở Việt Nam còn khá mới mẻ, tuy nhiên ở nước ngoài nghề điều dưỡng viên rất thu hút và luôn trong tình trạng thiếu nhân lực. Chỉ cần bạn đáp ứng điều tiêu chí về điều dưỡng viên của các quốc gia đó, bạn hoàn toàn có thể làm việc và định cư tại nước ngoài.  3.2 Khó khăn khi làm nghề điều dưỡng Nhưng song song với đó cũng là những khó khăn bắt buộc phải vượt qua: Công việc vất vả và bận rộn: Công việc của điều dưỡng viên bận rộn cả ngày, họ không chỉ thực hiện chức năng của

Biểu tượng ngành điều dưỡng

Ngành điều dưỡng đang ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ với nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng trong xã hội. Xuất hiện trong thời kỳ đế chế La Mã, trải qua nhiều biến cố thăng trầm, ngành điều dưỡng hiện nay đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống y tế. Tuy nhiên vẫn chưa thật sự có nhiều người hiểu rõ về ngành nghề này. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về biểu tượng ngành điều dưỡng cũng như ý nghĩa sâu sắc phía sau biểu tượng đó. Xem thêm: Ngành điều dưỡng là làm gì Ngành điều dưỡng học mấy năm Ngành điều dưỡng thi môn gì 1. Biểu tượng của ngành điều dưỡng thế giới 1.1 Biểu tượng điều dưỡng thế giới Biểu tượng ngành điều dưỡng thế giới Ngành điều dưỡng thế giới có biểu tượng chính là cây đèn. Cây đèn có màu đen với một ngọn lửa được thắp lên ở đầu đèn, tượng trưng cho sự chăm sóc của những người điều dưỡng mang đến cho các bệnh nhân. 1.2 Nguồn gốc biểu tượng ngành điều dưỡng thế giới Ý nghĩa của biểu tượng ngành điều dưỡng xuất phát từ câu chuyện về bà Florence Nightingale –  người sáng lập ra ngành điều dưỡng hiện đại. Bà bắt đầu sự nghiệp với tư cách là một y tá trong Chiến tranh Crimea những năm 1850. Năm 1860, Florence mở ra Florence Nightingale Nurses – trường y tá đầu tiên ở Luân Đôn. Đây là trường đã đặt nền tảng cho hệ thống đào tạo điều dưỡng ở Anh cũng như ở nhiều nước trên toàn thế giới, tạo điều kiện cho ngành điều dưỡng phát triển vượt bậc. Do đó, để ghi nhớ công ơn của bà, Hội Điều dưỡng Thế giới đã lấy ngày sinh của bà 12/5 làm ngày điều dưỡng quốc tế. Bà Florence là người đặt nền móng đầu tiên cho ngành điều dưỡng Bên cạnh đó, câu chuyện “Người phụ nữ với cây đèn” của bà Florence cũng được lấy làm nguồn gốc của biểu tượng ngành. Trong suốt những năm tháng làm việc, bà Florence luôn làm việc hết mình để chăm sóc các bệnh nhân, bao gồm cả ban đêm. Khi các bác sĩ đã về nghỉ, khi bóng đêm phủ lên các hành lang, bà Florence vẫn cần mẫn làm công việc chăm sóc người bệnh. Hình ảnh bà cầm cây đèn leo lét trên tay, lặng lẽ đi săn sóc bệnh nhân một mình không chỉ khiến các bệnh nhân ấm lòng mà còn khiến tất cả mọi người cảm phục. Hình ảnh này đã trở thành một biểu tượng bất diệt trong các hình ảnh cũng như những bài thơ về bà Florence Nightingale. 1.3. Ý nghĩa Cây đèn được sử dụng làm biểu tượng ngành điều dưỡng nhằm nói lên sự tôn kính dành cho sự đóng góp vào sự phát triển ngành của bà Florence Nightingale. Bên cạnh đó cây đèn cũng tượng trưng cho sự cống hiến thầm lặng của những người làm trong ngành điều dưỡng. Những điều dưỡng viên luôn làm việc tận tụy hết mình để chăm sóc và giúp các bệnh nhân vượt qua nỗi đau thể xác lẫn tinh thần. 2. Biểu tượng điều dưỡng Việt Nam Logo hội điều dưỡng Việt Nam Biểu tượng ngành điều dưỡng Việt Nam là hình ảnh bàn tay nâng đỡ chữ thập đỏ với cây đèn cùng hai bông lúa bao bọc phía ngoài. Trên nền trắng nổi bật là hình chữ thập đỏ – tượng trưng cho ngành y tế nói chung. Chính giữa chữ thập đỏ là cây đèn, biểu tượng của ngành điều dưỡng thế giới. Hình ảnh này không chỉ thể hiện điều dưỡng là một bộ phận của hệ thống y tế mà còn gợi nhắc đến bà Florence Nightingale – “mẹ đẻ” của ngành điều dưỡng thế giới. Bên cạnh đó, hình ảnh bàn tay nâng chữ thập đỏ và cây đèn thể hiện bàn tay của người điều dưỡng ngày nay trân trọng công việc của bản thân. Hơn nữa nó còn cho thấy sự đồng lòng, tiếp nối mục đích cao cả của nghề điều dưỡng.  Đặc biệt hai bông lúa bao bọc phía ngoài là biểu tượng của đất nước Việt Nam. Như vậy biểu tượng này đã cho thấy được ý nghĩa quan trọng cũng như vị trí của ngành điều dưỡng trong ngành y tế tại Việt Nam. Ngành điều dưỡng không chỉ là ngành có sự phát triển lâu đời mà còn gắn liền với nhiều câu chuyện đầy tính nhân văn. Điều này được thể hiện rõ qua biểu tượng ngành điều dưỡng thế giới cùng ý nghĩa của nó. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu hơn về ngành điều dưỡng cũng như công việc đầy nhân văn của người điều dưỡng viên.

Tuyển sinh điều dưỡng 2018

Điều dưỡng cũng như hệ thống các ngành Y, Dược đang có sức hút rất lớn trong những năm tuyển sinh vừa qua. Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là trường đào tạo ngành điều dưỡng hàng đầu với chương trình và tiêu chuẩn hiện đại, tiên tiến, là môi trường học tập đáng mơ ước của nhiều bạn học sinh mong muốn theo đuổi ngành Y. Hãy cùng tìm hiểu chương trình Tuyển sinh điều dưỡng năm 2018 của trường. Xem thêm: Lịch sử ngành điều dưỡng 1. Thông tin trường, mã trường, mã ngành, chỉ tiêu tuyển sinh 1.1. Giới thiệu trường Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam hiện là ngôi trường y đầu tiên được thành lập bởi Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản với sứ mệnh đào tạo những y bác sĩ giỏi cho cả hai nước. Trường giảng dạy theo tiêu chuẩn quốc tế với hệ thống trang thiết bị hiện đại, sinh viên sẽ được học trong môi trường vật chất rất đầy đủ từ các phòng học tới phòng vi tính, phòng thực hành. Ngôi trường cũng là nơi tập trung rất nhiều giáo sư, tiến sĩ giỏi của cả Nhật Bản và Việt Nam, cùng với trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, đây là nơi hứa hẹn sẽ đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cho ngành y của cả hai đất nước. 1.2. Thông tin mã trường, mã ngành tuyển sinh điều dưỡng  Khi ứng tuyển vào trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, bạn hãy lưu ý mã trường là THU, mã ngành tuyển sinh điều dưỡng nói riêng là 7720301. 1.3. Chỉ tiêu tuyển sinh Trường Đại học Y khoa Tokyo lấy chỉ tiêu tuyển sinh điều dưỡng 2018 là 110 sinh viên hệ đại học cho năm 2018 này. 2. Đối tượng và phương thức tuyển sinh 2.1. Đối tượng Khi nộp hồ sơ xét tuyển tuyển sinh điều dưỡng, thí sinh phải tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương trên toàn quốc. 2.2. Hình thức tuyển sinh Năm 2018, trường tuyển sinh cử nhân điều dưỡng thông qua hai hình thức: Xét kết quả THPT Quốc gia năm 2018 và hình thức xét hồ sơ phỏng vấn. Ở cả hai hình thức này, thí sinh phải nộp một bài tham luận về lý do chọn trường Đại học Y khóa Tokyo Việt Nam và ngành điều dưỡng, gửi cùng hồ sơ kèm theo. Đối với hình thức xét kết quả THPT Quốc gia, thí sinh phải đạt điều kiện khi thi THPT Quốc gia không có môn nào trong tổ hợp xét tuyển  ≤ 1.Tổ hợp các môn xét tuyển bao gồm: A00, A01 , B00 , D08. Đối với hình thức xét hồ sơ phỏng vấn áp dụng cho thí sinh đã tốt nghiệp hoặc dự kiến tốt nghiệp năm 2018 theo chương trình của Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam, điểm trung bình học tập 3 năm lớp 10, 11 và 12  mỗi năm > 7 điểm. Đối với thí sinh có Chứng chỉ A – level của Trung tâm Khảo thí ĐH Cambridge (Anh) thì yêu cầu mỗi môn thi phải đạt từ điểm C trở lên. Lựa chọn hình thức xét tuyển này, thí sinh trải qua 2 vòng: Vòng 1 sẽ xét học bạ và bài tham luận về lý do chọn ngành và trường học; vòng 2 là phỏng vấn trực tiếp thí sinh. 3. Chương trình đào tạo 3.1 Hệ đại học ngành điều dưỡng mấy năm? Các sinh viên thực hành điều dưỡng Để có thể tốt nghiệp ra trường, sinh viên cần học đủ tại trường 04 năm. Kết thúc chương trình học, sinh viên có đủ kĩ năng nghiệp vụ làm việc tại bệnh viện, cơ sở y tế của cả Việt Nam và Nhật Bản. Nhà trường luôn tạo điều kiện cho sinh viên thực tập lâm sàng tại các bệnh viện trong nước như bệnh viên Trung Ương Quân đội 108, Bệnh viện đa khoa Gia Lâm,… và hỗ trợ thi chứng chỉ điều dưỡng, xin việc dài hạn tại Nhật Bản. Hướng đến mục tiêu trang bị cho sinh viên ra trường những kiến thức chuyên môn điều dưỡng hiện đại tiên tiến và khả năng thực hiện nghiệp vụ có chất lượng cao, an toàn, khi theo học ngành điều dưỡng tại trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, sinh viên sẽ được thực tập 1-2 tuần tại Nhật Bản, đồng thời được đào tạo tiếng Nhật đạt đến trình độ tối thiểu N3. 3.2 Niên chế hay tín chỉ? Sinh viên sẽ học theo hình thức tích lũy tín chỉ. Để hoàn thành chương trình học, mỗi sinh viên cần phải tích lũy 142 tín chỉ, trong đó có 43 tín chỉ có nội dung về kiến thức giáo dục đại cương – cơ sở và 99 tín chỉ về kiến thức chuyên ngành. 4. Hồ sơ xét tuyển tuyển sinh điều dưỡng Đối với hai hình thức xét tuyển khác nhau thì hồ sơ xét cũng có những nội dung khác nhau, cụ thể như sau: 4.1 Hình thức xét kết quả THPT Quốc gia 2018: Hồ sơ xét tuyển theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục & Đào tạo . 4.2 Hình thức xét hồ sơ, phỏng vấn, hồ sơ gồm có: 01 Phiếu đăng kí xét tuyển; 01 Bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc bằng tốt nghiệp; 01 Bản sao học bạ cấp 3 ; 01 Bài tham luận; Lệ phí 200.000 VNĐ; 02 ảnh hồ sơ kích cỡ 4×6 chụp trong vòng 3 tháng ghi rõ họ tên, ngày/tháng/năm sinh. 5. Cách thức nộp hồ sơ 5.1. Thời gian Thí sinh xét tuyển tuyển sinh điều dưỡng bằng hình thức xét kết quả thi THPT Quốc gia 2018 thì thời gian nộp hồ sơ như quy định chung của Bộ

Tuyển sinh hệ đại học ngành kỹ thuật phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng là ngành học sử dụng các liệu pháp vận động và liệu pháp vật lý giúp người bệnh khôi phục và duy trì khả năng vận động cơ bản như đi, đứng, ngồi cũng như phòng tránh các biến chứng khi họ sinh hoạt tự lập. Ngành học này ngày càng được chú trọng quan tâm và đã được trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đưa vào giảng dạy ở hệ đại học 4 năm. Dưới đây là những thông tin đầy đủ về tuyển sinh hệ đại học ngành phục hồi chức năng của ngôi trường danh giá này. 1. Cơ hội nghề nghiệp của ngành phục hồi chức năng   Thực hành Phục hồi chức năng hiện đang là ngành dành được rất nhiều quan tâm trong thời điểm hiện nay. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành học này sẽ trở thành những kỹ thuật viên, bác sĩ vật lý trị liệu – phục hồi chức năng, làm việc tại các bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng, các trung tâm phục hồi chức năng, bệnh viện y học cổ truyền hay các trường chuyên biệt dành cho trẻ em khuyết tật. Nhiệm vụ của họ chính là giúp đỡ các bệnh nhân có khiếm khuyết về cấu trúc cơ thể do bẩm sinh hoặc do mắc phải chấn thương có thể thực hiện các hoạt động trở lại bình thường. Hiện nay, nhà nước ta đã cho xây dựng thêm nhiều bệnh viện có chuyên khoa vật lý trị liệu – phục hồi chức năng từ tuyến trung ương đến địa phương nhưng đội ngũ nhân lực vẫn tương đối mỏng, vì vậy các bạn sinh viên sau khi ra trường sẽ có cơ hội nghề nghiệp rộng mở, đặc biệt đối với những người có năng lực và đam mê. 90% sinh viên tốt nghiệp ngành phục hồi chức năng đều có việc làm ổn định trong vòng 3 tháng. Nhiều kỹ thuật viên phục hồi chức năng còn có thể làm ngoài giờ, làm tại nhà với mức thu nhập 150-200 ngàn đồng/giờ. 2. Thông tin mã trường, mã ngành xét tuyển Mã trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam có mã trường là THUV. Mã ngành phục hồi chức năng là 7720603. 3. Chỉ tiêu tuyển sinh Năm 2018, chỉ tiêu tuyển sinh ngành phục hồi chức năng của trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là 80 sinh viên hệ đại học. 4. Đối tượng và phương thức tuyển sinh 4.1 Đối tượng Đối tượng xét tuyển ngành phục hồi chức năng của trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là các thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương trên toàn quốc. 4.2 Hình thức tuyển sinh Thí sinh được quyền lựa chọn một trong hai hoặc cả hai cách xét tuyển sau đây: Xét điểm trung học phổ thông Quốc gia năm 2018 ở 1 trong 4 tổ hợp mô: A00, A01, B00, D08. Trong đó điều kiện cụ thể là thí sinh đã tham dự kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia 2018 và trong tổ hợp xét tuyển không có môn nào đạt kết quả thấp hơn hoặc bằng 1 điểm. Kết hợp xét hồ sơ và phỏng vấn. Trong đó phương thức này có điều kiện xét tuyển cụ thể như sau: Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có điểm trung bình mỗi năm học đều phải trên hoặc bằng 7.0. Thí sinh có chứng chỉ A – level của trung tâm khảo thí đại học Cambridge – Anh phải có điểm mỗi môn thi đạt từ điểm C trở lên. 5. Chương trình đào tạo 5.1 Phục hồi chức năng mấy năm Chương trình đào tạo ngành phục hồi chức năng của trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam sẽ diễn ra trong vòng 4 năm theo hệ đại học. Trong vòng 4 năm này, sinh viên sẽ phải học tập nghiêm túc để tích lũy đủ những kiến thức cũng như kinh nghiệm vào nghề. 5.2 Niên chế hay tín chỉ Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam áp dụng giảng dạy theo tín chỉ. Để tốt nghiệp ngành phục hồi chức năng, các bạn sinh viên sẽ phải tích lũy đủ tổng cộng trên 125 tín chỉ, trong đó có trên 39 tín chỉ kiến thức giáo dục đại cương – cơ sở và tối thiểu 86 tín chỉ kiến thức chuyên ngành. Ngoài những môn học bắt buộc, sinh viên sẽ được học thêm 6 tín chỉ môn học tự chọn. 6. Hồ sơ xét tuyển Hồ sơ xét tuyển ngành phục hồi chức năng trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam bao gồm: 01 phiếu đăng ký xét tuyển tại mẫu tại website chính thức của trường. 01 bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc bằng tốt nghiệp trung học phổ thông đối với thí sinh đã tốt nghiệp trước năm 2018. 01 bản sao học bạ cấp 3 đối với thí sinh đã tốt nghiệp trước năm 2018. 01 bài tham luận tải mẫu tại website chính thức của trường. 02 ảnh chân dung 4×6 chụp không quá 3 tháng và ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh trên mặt sau của ảnh. Lệ phí: 200.000 đồng. Đối với thí sinh phỏng vấn đợt 1, đợt 2 nếu chưa có bản sao công chứng giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời vẫn có thể tham gia phỏng vấn nhưng phải cam kết sẽ nộp đầy đủ nếu trúng tuyển. 7. Cách thức nộp hồ sơ 7.1 Thời gian Thời gian nộp hộp sơ ngành phục hồi chức năng được của trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam được chia thành 3 đợt. Đợt I: từ 22/5/2018 – 1/6/2018. Đợt II: từ 4/7/2018 –

Ngành điều dưỡng là gì?

Mỗi mùa tuyển sinh đi qua, ngành Y luôn là ngành thuộc tốp dẫn đầu trong các ngành của các trường Đại học danh tiếng trong và ngoài nước. Trong đó, ngành Điều dưỡng hệ Đại học đang được các bạn trẻ quan tâm. Cùng tìm hiểu xem ngành Điều dưỡng là gì mà được các sĩ tử quan tâm đến vậy? Xem thêm: Lịch sử ngành điều dưỡng Biểu tượng ngành điều dưỡng Ngành điều dưỡng làm gì 1. Ngành điều dưỡng là gì? Điều dưỡng viên tương lai đang thực hành tại đại học Y khoa Tokyo Điều dưỡng là một nghiệp vụ thuộc hệ thống các ngành y tế, đóng vai trò kiểm tra và chăm sóc sức khỏe bệnh nhân từ thời kì đầu đến khi phục hồi, đảm bảo tối thiểu hóa nguy cơ sang thương của bệnh nhân do trị liệu, chăm sóc không đúng cách. Người làm nghề điều dưỡng được biết đến với tên gọi điều dưỡng viên. 2. Các công việc của ngành điều dưỡng Công việc chính của ngành điều dưỡng là chăm sóc, theo dõi tình trạng bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị: Tùy vào từng lĩnh vực mà điều dưỡng viên có nhiệm vụ chuyên môn khác nhau như điều dưỡng hộ sinh, điều dưỡng chuyên khoa nặng, …. Điều dưỡng viên còn là người tư vấn cho bệnh nhân và thông báo về kế hoạch cũng như phương pháp điều trị mà cơ sở y tế tiến hành: Cũng nhờ sự giao lưu trực tiếp với bệnh nhân mà điều dưỡng viên có thể nắm rõ nguyên vọng của họ và báo cáo tiến trình hồi phục lên bác sĩ chịu trách nhiệm chữa trị cho bệnh nhân một cách chính xác, chi tiết. 3. Điều dưỡng viên có phải y tá không? Cần phân biệt điều dưỡng viên và ý tá nhờ vào đặc thù nghề nghiệp Câu trả lời cho bạn là không. Rất nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa y tá và điều dưỡng viên. Điều dưỡng viên đòi hỏi có kiến thức, kĩ năng chuyên môn sâu rộng hơn nhiều so với y tá. Nếu y tá chỉ đơn giản là giúp bác sĩ chăm sóc bệnh nhân một cách thụ động theo yêu cầu thì người điều dưỡng viên cần linh hoạt và am hiểu về bệnh lý và tâm lý bệnh nhân, bởi như đã nói ở trên, người điều dưỡng tiếp xúc trực tiếp và có vai trò “xoa dịu” nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần cho bệnh nhân. Vì vậy, một người điều dưỡng viên tốt không thể chỉ làm việc một cách máy móc, rập khuôn theo nhiệm vụ được giao. 4. Lương điều dưỡng viên là bao nhiêu?   Có thể nói mức lương của ngành y tế nói chung và ngành điều dưỡng nói riêng khá cao. Điều dưỡng là một trong những ngành đáng cân nhắc khi bạn muốn chọn cho mình một công việc với mức lương cao và ổn định. Ở các quốc gia phát triển như Đức, Nhật Bản, lương của điều dưỡng viên rơi vào khoảng 28-30 triệu/tháng. Theo thống kê của Jobstreet Việt Nam năm 2016, ở vị trí nhân viên mới tốt nghiệp và nhân viên có từ 1-3 năm kinh nghiệm, ngành y tế nói chung đứng đầu về mức lương cao nhất Việt Nam, riêng ngành điều dưỡng đứng thứ 5. 5. Các thuật ngữ về ngành điều dưỡng trong tiếng Anh 5.1 Ngành điều dưỡng tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh, ngành điều dưỡng được biết với tên gọi Nursing. Điều dưỡng viên được gọi giống như cách gọi y tá trong tiếng Anh là nurse. 5.2 Thuật ngữ về điều dưỡng trong tiếng Anh Để phục vụ một cách chuyên nghiệp tại các bệnh viện, cơ sở y tế, đặc biệt đối với các bệnh nhân nước ngoài thì viêc nắm vững một số thuật ngữ về điều dưỡng trong tiếng Anh là rất cần thiết. Dưới đây là một số thuật ngữ cơ bản của ngành điều dưỡng trong tiếng Anh: Ache: cơn đau Antibiotic: kháng sinh Blood pressure: huyết áp Cancer: ung thư Chemotherapy: hóa trị liệu Diagnose: chẩn đoán Infected: bị nhiễm trùng Inflamed: viêm Itchy: ngứa ngáy Injured: bị thương Operation: ca mổ Pain killer: thuốc giảm đau Prescription: đơn thuốc Routine check-up: khám sức khỏe định kì Stable condition: tình trạng ổn định Side effect: tác dụng phụ Therapy: liệu pháp Test result: kết quả xét nghiệm Ulcer: bị loét Wound: vết thương 6. Cơ hội nghề nghiệp Cơ hội nghề nghiệp ngành điều dưỡng mở rộng cho các sinh viên Ngày nay, xã hội càng phát triển, yêu cầu về chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng tăng lên. Ngành điều dưỡng vì vậy mà cũng trở nên thu hút hơn. Còn ở nước ta, các bạn sinh viên mới ra trường cũng có thể đạt mức lương 6-7 triệu đồng/ tháng. Hiện nay, các trường y của nước ta luôn tạo điều kiện cho sinh viên thực tập lâm sàng tại các bệnh viện trong nước như bệnh viên Trung Ương Quân đội 108, Bệnh viện đa khoa Gia Lâm, … Khi kết thúc chương trình học tại trường, sinh viên sẽ có đủ kĩ năng nghiệp vụ làm điều dưỡng viên hoặc y tá tại bệnh viện, cơ sở y tế của Việt Nam và có thể xin việc tại các nước khác như Nhật Bản. Trên đây là tổng quan về ngành điều dưỡng là gì cho những ai muốn tìm hiểu, đặc biệt đối với những bạn đang đắn đo,  lựa chọn nghề nghiệp tương lai sau này của mình. Xã hội càng phát triển, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng được cải thiện và nâng cao, ngành điều dưỡng đang dần chứng tỏ là một trong những ngành đầy tiềm