May 2019

THANH XUÂN…?

Dạo này mọi người có để ý không, ve đã kêu rộn ràng khắp sân trường THUV của chúng ta rồi đấy. Tiếng ve vang lên báo hiệu mùa hè đã đến, mà mùa hè đến có nghĩa là thời khắc phải chia tay mái trường cấp ba đã cận kề và một kì thi đại học mới lại sắp bắt đầu…        Nhìn từng tốp học sinh vội vã ra về khiến tôi chợt bâng khuâng nhớ lại quãng thời gian ôn thi đại học của mình. Phải nói đó là quãng thời gian đầy thử thách, nhưng tôi đã vượt qua những thử thách ấy cùng với những hồi ức thanh xuân thật sự tươi đẹp.       Đó là những buổi chiều sau khi kết thúc cả ngày học tập mệt mỏi cả lũ kéo nhau ra những quán ăn vỉa hè cùng ngồi tám chuyện trên trời dưới đất. Đó là hôm bế giảng đám con gái thướt tha áo dài, hội con trai mặc đồng phục trắng cùng nhau chụp cả nghìn kiểu ảnh ghi lại nhưng khoảnh khắc đẹp đẽ… và khi lời chúc cuối cùng của thầy hiệu trường vang lên mắt đứa nào cũng đỏ hoe mà chẳng ai dám khóc. Còn là những hôm cuối hè miệt mài ôn tập trong cái nắng gay gắt của Hà Nội, mệt mỏi nhưng chẳng ai dám nghỉ vì sợ bỏ lỡ chút thời gian cuối còn được học bên nhau… Thế rồi ngày thi đại học cũng đến, đứa nào đứa nấy vác balo, vác cả những cố gắng của 12 năm đèn sách bừng bừng khí thế đi thi. Nhưng đâu ai biết được khi khoảnh khắc tiếng trống kết thúc môn thi cuối cùng vang lên đã đóng chặt cánh cửa khép lại một phần thanh xuân tươi đẹp.        Tôi cứ ngỡ rằng sẽ không tìm lại được quãng thời gian tuyệt vời ấy một lần nào nữa, nhưng THUV đã mở ra cho tôi một trang thanh xuân tươi mới và nhiệt huyết hơn nữa. Mới đấy mà đã trôi qua hai mùa hè tại ngôi trường này rồi, và mọi người biết gì không, mùa hè của THUV đẹp và nên thơ lắm. Sẽ bất chợt vào một buổi sáng trong veo nào đấy, bạn đến trường và bắt gặp cơn mưa hoa giáng hương rơi vàng rực cả một khoảng sân trường, hay sắc hồng trắng dịu dàng của hàng anh đào mới hôm kia còn xanh những lá. Và chính trong những khoảnh khắc bất ngờ ấy, ngay tại THUV, tôi đã biết thì ra thanh xuân của mình vẫn chưa kết thúc. Mặc dù bên cạnh quãng thời gian tươi đẹp ấy là một kì thi khá khắc nghiệt, nhưng tuổi trẻ là phải trải đủ cả ngọt ngào và đắng cay đúng không?       Cuối cùng, chúc các sĩ tử đạt thành tích cao trong kì thi đại học sắp tới, chúc các bạn sinh viên của THUV có một mùa hè ý nghĩa và một mùa thi thật nhiều may mắn!!!❤️ #thuv #thanhxuantuoidep RT1_Nguyễn Thị Hoài Linh

Học, học nữa, học mãi cùng cán bộ giảng viên THUV

Không ngừng học hỏi trao đổi kinh nghiệm nâng cao trình độ của bản thân, hỗ trợ đồng nghiệp và cộng đồng. Hôm nay tại phòng thực hành điều dưỡng Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đã diễn ra buổi học tập trao đổi kinh nghiệm trong cấp cứu người bị nạn cũng như phương pháp sử dụng máy khử rung tim ngoài tự động (Automated External Defibrillator, AED). Dưới sự chỉ dẫn nhiệt tình của các giảng viên khoa Điều dưỡng và sự ham học hỏi của cán bộ công nhân viên sau một thời gian toàn bộ cán bộ giảng viên đã nắm vững qui trình cấp cứu người bị nạn và đặc biệt là phương pháp sử dụng máy khử rung tim ngoài tự động (AED).     Tại Nhật Bản AED là thiết bị hỗ trợ cấp cứu được sử dụng rộng rãi không chỉ tại các cơ sở y tế mà nó được đặt ở hầu hết các cơ quan công sở, nhà máy, những khu vực công cộng có nhiều người sử dụng. Việc sử dụng AED giúp cho tỉ lệ người bị nạn được cứu sống được cải thiện một cách đáng kể. Theo nghiên cứu của tổ chức AED Nhật Bản năm 2015 tỉ lệ người bị nạn được cứu sống nhờ sử dụng AED tăng gần 6 lần so với trường hợp chỉ gọi xe cấp cứu, tăng gần 3,5 lần so với trường hợp có xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Tác dụng của AED thật to lớn nhưng do giá thành còn cao nên tại Việt Nam chỉ có một số ít cơ sở được trang bị. Tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam chúng tôi trang bị máy AED nhập khẩu từ Nhật Bản không chỉ phục vụ mục đích giảng dạy cho sinh viên mà còn phục vụ mục đích cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp. Một vài hình ảnh về tiết học Hỡi các sĩ tử ! Chúng tôi biết các bạn đang phân vân trong việc chọn ngành chọn trường. Hãy cầm máy và liên hệ ngay cho chúng tôi theo số máy 0868 217 406 để được tư vấn.   Thông tin tuyển sinh năm 2019 tham khảo tại đây. Tài liệu tham khảo: Nguồn: https://aed-zaidan.jp/knowledge/index.html   Admin

Trang bị máy khử rung tim ngoài tự động AED tại THUV

    Với mục đích sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống khẩn cấp phát sinh với bộ nhân viên, học sinh cũng như khách thăm quan trường, vừa qua Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đã trang bị máy khử rung tim ngoài tự động (Automated External Defibrillator, AED).     Địa điểm đặt máy là tại văn phòng tầng 1 của nhà trường, nơi tất cả các sinh viên mỗi ngày đều có thể nhìn thấy, đồng thời cũng đặt biển báo để có thể nhận biết địa điểm đặt máy dễ dàng.       Thiết bị AED (máy khử rung tim ngoài tự động) là một thiết bị y tế gây sốc điện cho tim khi tim bị co giật và mất chức năng bơm máu (rung tâm thất) và đưa tim trở lại trạng thái bình thường. Tại Nhật Bản theo thống kê năm 2010 của Sở cứu hỏa, trong số những ca ngừng tim do rối loạn nhịp tim gây ra có 85% đã trở lại với cuộc sống bình thường sau khi được cấp cứu bằng AED do người dân thực hiện.     Nhằm phổ biến kiên thức mới liên quan tới AED nhà trường có tổ chức các tiết tập huấn sử dụng AED mô phỏng. Các cán bộ giảng viên của trường đã tích cực tham gia khóa học về cách sử dụng AED. Tại Khoa điều dưỡng của trường các sinh viên năm thứ 1 cũng đang được tham gia giờ học sử dụng AED này. Bằng việc không ngừng cập nhật những kiến thức mới như sử dụng máy khử rung tim ngoài tự động, chúng tôi đang tích cực hướng tới mục tiêu đào tạo cán bộ y tế GIÀU LÒNG NHÂN ÁI biết quí trọng tính mạng con người. Makino Yukari **************************************************************************************************** Thông tin tuyển sinh năm 2019 Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam Tham khảo tại đây   Admin

Giảng viên THUV đạt giải nhất hạng mục Poster tại Hội nghị khoa học Y học dự phòng toàn quốc năm 2019

Từ ngày 08-09/2019, tại cung văn hóa hữu nghị Việt Xô, Hội Y học dự phòng tổ chức hội nghị khoa học toàn quốc với chủ đề “Chung tay vì sức khỏe cộng đồng” đã thu hút được hơn 500 đại biểu từ khắp các đơn vị triển khai hoạt động y tế dự phòng, trường đại học trong cả nước, từ trung ương đến địa phương. Trong các phiên báo cáo tại Hội nghị, tại hạng mục báo cáo poster, giảng viên Trần Quang Đức của khoa Điều dưỡng – trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đã đạt giải nhất về hạng mục Vi sinh, miễn dịch và kháng kháng sinh. Với chủ đề tự ý sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ của phụ huynh, giảng viên Trần Quang Đức và nhóm tác giả đã khuyến cáo cần có chương trình can thiệp nhằm giúp nâng cao nhận thức của cán bộ Y tế về tầm quan trọng trong tư vấn sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý cho phụ huynh trong bối cảnh tình trạng kháng kháng sinh càng gia tăng tại nước ta. Chủ đề tuy không mới, nhưng với cách tiếp cận thông qua phụ huynh tại cơ sở Y tế và sử dụng bộ công cụ đã được chuẩn hóa, phong cách trình bày chuyên nghiệp và sự chuẩn bị kỹ càng, giảng viên Trần Quang Đức và cộng sự đã gây được ấn tượng tốt đẹp cho Ban giám khảo và độc giả.

LỆNH HÒA – MỘT THỜI ĐẠI MỚI

    Mấy ngày trước, ở Nhật Bản Triều đại thay đổi Thiên hoàng mới lên ngôi, tôi đã đến Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam để ghi vào sổ chúc mừng. Ở đây tôi đã cảm nhận được không khí đón một thời đại mới.     Ở Nhật Bản, ngày 1 tháng 5 năm 2019 niên hiệu đã được đổi từ “平成Heisei – Bình Thành” sang “令和Reiwa – Lệnh Hòa” , đánh dấu sự bắt đầu của một triều đại mới. Tại Nhật Bản người ta sử dụng cả lịch dương và lịch Nhật Bản. Ví dụ: Dương lịch cũng được ghi giống như Việt Nam là ngày 30 tháng 4 năm 2019 hay ngày 1 tháng 5 năm 2019. Còn lịch Nhật Bản sẽ được ghi là là ngày 30 thấng 4 năm Bình Thành 31, ngày 1 tháng 5 năm Lệnh hòa 1 (Hoặc “Gannen”-Năm đầu tiên).     Ý nghĩa của từ 「令和(Reiwa)」được Chính phủ Nhật Bản giải thích là “văn hóa được sinh ra, được nảy nở khi trái tim của con người được kéo lại gần nhau hơn, thể hiện hy vọng của đất nước và người dân Nhật Bản về một kỷ nguyên mới”.     Trong cuộc đời của mỗi người đều có những cột mốc lịch sử như thế này và có những bước ngoặt quan trọng xảy ra. Ví dụ : Được sinh ra → Mẫu giáo→Tiểu học →Trung học cơ sở→Trung học phổ thông→ Đại học→Đi làm →Kết hôn… Từ khi được sinh ra trên thế giới này ngay cả  khi học đại hoc, thì các bạn vẫn là trẻ con, vẫn sống dưới sự bảo hộ của cha mẹ và gia đình.     Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp đại học , tìm việc và đi làm, bạn sẽ trở thành một con người trưởng thành có trách nhiệm như một thành viên của xã hội. Bạn muốn học gì để trở thành một công dân có ích cho xã hội ?     Kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, sự giáo dục của bạn và việc trở thành một thành viên của xã hội với tầm nhìn toàn cầu sẽ giúp thay đổi cuộc đời bạn. Bạn có đang suy nghĩ một cách nghiêm túc về tương lai của chính mình chưa? Hãy đến thăm quan, trải nghiệm và thảo luận về định hướng tương lai cùng chúng tôi vào ngày hội tuyển sinh OPENDAY  chủ nhật ngày 7 tháng 7 năm 2019. Địa điểm: Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam ST-01 Khu đô thị Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên Tel: 024 6664 0325 or Hotline 0868 217 406. THÔNG TIN OPENDAY THAM KHẢO TẠI ĐÂY   By Ryouke Yukako

Bác sĩ giỏi nhất Nhật Bản giảng dạy tại trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam

Triển khai lịch giảng đã thông báo từ đầu năm học, sáng ngày 26/4, trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đã tổ chức giờ giảng đặc biệt dành cho sinh viên toàn trường của bác sĩ Nhi khoa nổi tiếng Nhật Bản – TS.BS Sugiyama Takeshi – Trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Ichinomiyanishi – thành phố Ichinomiya – tỉnh Aichi, đồng thời cũng là Giảng viên Trường đại học Y Yamanashi. Với những thành tích xuất sắc trong công tác khám chữa bệnh, giảng dạy và cứu trợ nhân đạo, TS.BS Sugiyama Takeshi đã được vinh danh là bác sĩ giỏi nhất Nhật Bản năm 2018 do chính cộng đồng bác sĩ bình chọn. Không chỉ năm 2018, TS.BS Sugiyama Takeshi được nhận giải thưởng này từ năm 2016 nhằm tôn vinh và công nhận những đóng góp của bác sĩ dành cho sức khỏe người dân. Và sinh viên trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đã không bỏ lỡ cơ hội để tham gia và chủ động trao đổi sôi nổi cùng với TS.BS Sugiyama Takeshi về chủ đề Nhóm Y tế tại bệnh viện Ichinomiyanishi và cụ thể là khoa Nhi. Bắt đầu bài giảng, TS.BS Sugiyama Takeshi đã giới thiệu về nhóm Y tế gồm những thành phần nào trong bệnh viện, nhiệm vụ và sự phối hợp của nhân viên Y tế như thế nào để mang lại chất lượng chăm sóc và điều trị tốt nhất cho người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ. Thành phần nhóm Y tế ở Nhật Bản không chỉ bao gồm những cán bộ Y tế được đào tạo về Y – Dược mà bao gồm cả nhân viên vệ sinh, bảo vệ… Tất cả đều đóp góp một phần không thể thiếu trong sự thành công chung của cả nhóm và toàn bệnh viện. Hình ảnh TS.BS Sugiyama Takeshi khám chữa bệnh tại tỉnh MiYagi Nhằm minh họa cho bài giảng trên, TS.BS Sugiyama Takeshi đã chia sẻ kinh nghiệm của bản thân về công tác cứu hộ người dân khi năm 2011, Nhật Bản phải chịu những thiệt hại nặng nề do thảm họa sóng thần gây ra. Nhằm khắc phục hậu quả, TS.BS Sugiyama Takeshi đã thành lập đoàn cứu hộ đi đến tỉnh Miyagi để khám chữa bệnh cho những trẻ em nằm trong vùng thảm họa. Mặc dù, mức độ phóng xạ rất cao và gây nguy hại đến sức khỏe, nhưng với lòng dũng cảm và sự tận tụy với người bệnh, TS.BS Sugiyama Takeshi và nhóm Y tế của mình đã trực tiếp khám bệnh, cấp phát thuốc cho trẻ em tại vùng thảm họa. Bài giảng đã gây được xúc động khi TS.BS Sugiyama Takeshi chia sẻ những hoàn cảnh các trẻ em mà bản thân đã gặp tại vùng thảm họa gặp phải khi phải chứng kiến thảm họa khiến 15.893 người thiệt mạng, 6.152 người bị thương và 2.572 người mất tích tại 18 tỉnh của Nhật Bản và hơn 125.000 công trình nhà ở bị hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn. Nỗi đau không chỉ dừng lại ở thể xác mà còn nỗi đau về tinh thần, đây là điều mà TS.BS Sugiyama Takeshi day dứt, khi không thể điều trị về nỗi đau này. Hình ảnh nhóm cứu trợ của TS.BS Sugiyama Takeshi tại tỉnh Miyagi Phần sau của bài giảng là các kiến thức mới nhất từ công trình nghiên cứu của TS.BS Sugiyama Takeshi về chăm sóc trẻ sơ sinh như quy trình tắm bé, dị ứng và hội chứng ngừng thở khi ngủ. Đây đều là những thành tựu Y học đã góp phần thay đổi những kiến thức, quy trình về chăm sóc, điều trị Nhi khoa tại Nhật Bản.