September 2019

LỄ KHAI GIẢNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM KHÓA IV NĂM HỌC 2019 – 2020

Chiều ngày 21/9/2019, Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV) đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2019 -2020. Tới dự có  ngài UMEDA KUNIO Đại sứ đặc mệnh toàn quyền NHẬT BẢN tại VIỆT NAM, UBND tỉnh Hưng Yên, sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Hưng Yên, lãnh đạo các bệnh viện, Hội Điều dưỡng Việt Nam,  và các trường Đại học trong – ngoài nước. Đây là sự kiện có ý nghĩa to lớn không chỉ với tân sinh viên mà còn đối với toàn bộ tập thể Ban lãnh đạo, Cán bộ, Giảng viên nhà trường. Năm 2019 này là năm trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam tiếp nhận tân sinh viên khóa IV, do vậy đây chính là cột mốc quan trọng đánh dấu sự hội tụ đầy đủ cả 4 khóa sinh viên theo học tại trường. Đến dự buổi Lễ, cùng với tập thể sinh viên và Quý phụ huynh, Nhà trường hân hạnh được đón tiếp: Ngài Umeda Kunio – Đại sứ Nhật Bản cùng một số quan chức cấp cao từ Đại sứ quán Nhật. Về phía tỉnh Hưng Yên gồm có ông Nguyễn Duy Hưng – Phó Chủ tịch UBND Hưng Yên; ông Nguyễn Quang Lâm- Phó giám đốc Sở y tế tỉnh Hưng Yên. Nhà trường vô cùng hân hoan khi được chào đón Phó Giám đốc sở – ông Đỗ Tiến Hùng và Trưởng phòng GDTX & GDCN – ông Trần Tuấn Dương đến từ Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hưng Yên. Về phía khối bệnh viện liên kết: TS. BS. Nguyễn Trung Anh – Giám đốc BV Lão khoa Trung Ương, cùng ThS. Trần Thị Hương Trà – Điều dưỡng trưởng BV; Bà Nguyễn Thị Ngọc Dung – Trưởng phòng Điều dưỡng, Bệnh viện đa khoa Đức Giang cùng các lãnh đạo đến từ Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương quân đội 108, Lễ khai giảng cũng hân hạnh đón tiếp đại diện từ Hội Điều dưỡng Việt Nam, Phó chủ tịch Hội- bà Bà Tô Thị Điền và Ông Trần Quốc Việt – Tổng Giám đốc, Công ty CP tập đoàn Ecopark. Năm nay, trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam rất vinh dự khi có sự hiện diện của Đại sứ quán Nhật Bản – ngài Umeda. Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Umeda đã gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến các em tân sinh viên THUV cũng như không quên chúc mừng cho sự phát triển không ngừng của Nhà trường, đồng thời Ngài cũng đánh giá cao những nỗ lực của các bên có liên quan. Không dừng lại ở đó, đại sứ Umeda đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể về nhu cầu cần thiết của y tế cũng như chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở 2 nước Việt Nam-Nhật Bản, qua đó nhằm giúp sinh viên có thể nắm bắt được đây chính là cơ hội việc làm sau rất lớn sau này. Phát biểu tại buổi lễ, Ông Nguyễn Duy Hưng- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên đề cao mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam-Nhật Bản nói chung và mối quan hệ khăng khít giữa Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam với tỉnh Hưng Yên nói riêng. Ông Hưng không quên gửi lời chúc mừng đến những thành công bước đầu của Nhà trường trong thời gian vừa qua đã khẳng định được chất lượng đào tạo cũng như để lại được ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân Hưng Yên. Năm 2019 cũng là năm khá đặc biệt đối với trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam khi mời được đại diện phụ huynh sinh viên lên phát biểu cũng chính là Giám đốc Bệnh viện liên kết với nhà trường – Bệnh viện Lão khoa Trung ương – TS. BS. Nguyễn Trung Anh. Tại buổi lễ, TS.BS. Nguyễn Trung Anh thay mặt các bậc phụ huynh bày tỏ sự cảm ơn tới Ban Giám hiệu nhà trường, tới các thầy cô đã tổ chức buổi lễ khai giảng trang trọng và đầm ấm. Ông khẳng định: “Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đã thuyết phục chúng tôi về phương pháp giảng dạy và học tập tiên tiến, điều kiện vật chất được trang bị đầy đủ theo tiêu chuẩn Nhật Bản và quan trọng nhất đó là tri thức và lòng nhiệt tình của các thầy cô giáo.” TS.BS. Nguyễn Trung Anh cũng đã đưa ra lời đề nghị về việc sẽ cân nhắc để tiếp nhận sinh viên THUV sau tốt nghiệp đến làm việc tại BV Lão khoa Trung Ương, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại Việt Nam. Như thường lệ, năm nay Nhà trường có nhiều suất học bổng cho sinh viên từng khóa, sinh viên xuất sắc thi tuyển đầu vào và các sinh viên đạt được thành tích cao trong quá trình học tập. Tại Buổi lễ, Nhà trường đã trao học bổng từ các quỹ học bổng của Nhà trường và các đơn vị liên kết như Quỹ học bổng JPHSE-Ecopark, quỹ học bổng của bệnh viện Kurosawa Nhật Bản, Quỹ tài chính T&M Kusumi,… cho các bạn Thủ khoa đầu vào và các sinh viên đạt được thành tích giỏi trong quá trình học tập. Đây chính là động lực khuyến khích các em sinh viên phấn đấu trong học tập hơn nữa. Năm học 2019 – 2020 đã bắt đầu, Nhà trường cam kết tiếp tục đồng hành cùng các em sinh viên trong việc lĩnh hội những tri thức mới, nâng cao chất lượng đào tạo và tiếp tục mở rộng cơ hội việc làm cho sinh viên. Một số hình ảnh tại buổi lễ: Khai giảng đánh dấu một chặng đường mới bắt đầu. Chúc các bạn tân sinh viên cũng như các

Ngành Dụng cụ chỉnh hình chân tay giả tại THUV – Sinh viên ngành Phục hồi chức năng trải nghiệm đúc khuôn mẫu thạch cao.

Xin chào mọi người! Tôi tên là Kuriyama, là Phó hiệu trưởng kiêm Trưởng khoa Dụng cụ chỉnh hình chân tay giả tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Phục hồi chức năng không thể thiếu trong lĩnh vực y tế ngoại khoa chỉnh hình của Nhật Bản và bởi vậy ngành phục hồi chức năng cũng đã được thành lập. Phục hồi chức năng không chỉ có trị liệu ngoại khoa mà còn bao gồm cả phương pháp trị liệu bảo tồn, trong đó có sử dụng các dụng cụ chỉnh hỉnh chân tay giả. Chẳng hạn như, khi các khớp bị đau, để các khớp được tĩnh dưỡng, có thể sử dụng dụng cụ để cố định phần bị thương. Để học về những kỹ thuật y tế phục hồi chức năng như vậy, tại Trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV) của chúng tôi thực hiện đào tạo ngành Dụng cụ chỉnh hình chân tay giả, ngành Phục hồi chức năng với hệ thống đào tạo hoàn toàn giống như tại Nhật Bản. Hiện tại tôi đang giảng dạy bộ môn Thực hành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả được sắp xếp vào kì II của sinh viên năm 3 khoa Phục hồi chức năng. Trong thực hành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả, để có thể tạo ra các dụng cụ sử dụng trong thực tế, sinh viên có cơ hội trải nghiệm làm khuôn mẫu bằng thạch cao cho các bộ phận chân tay. Tôi luôn hướng tới việc làm cho sinh viên cảm nhận một giờ học mang tính thực tiễn hơn bằng việc quan sát trực quan phương pháp tạo khuôn mẫu thạch cao, hoạt động mà từ trước tới nay các bạn chưa được nhìn thấy bao giờ. Ở Việt Nam không có ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả, vì vậy tôi mong các bạn sinh viên của chúng tôi học ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả một cách hệ thống, có những trải nghiệm quí báu thông qua giờ học thực hành, hiểu được sự cần thiết của các dụng cụ chỉnh hình chân tay giả và sau khi tốt nghiệp có thể vận dụng kiến thức vào chữa trị cho người bệnh. こんにちは、副学長兼義肢装具学科長の栗山です。   日本の整形外科系分野の医療において、リハビリテーションは欠かせないものであり、リハビリテーション学という分野も確立されております。このリハビリテーション医療の中には、外科的治療だけでなく、保存的療法として義肢装具を用いた治療があります。例えば、関節が痛いときに安静のための装具を用いて患部の固定を行うこともあります。   これらリハビリテーション医療を学ぶために、本校では日本と同様に理学療法学、義肢装具学の教育を展開しています。THUVの理学療法学科においても、3年生の後期に義肢装具学・実習という科目があり私が担当させていただいております。       特に実習では、実際の装具を製作するために、学生同士でギプスによる採型を体験しました。これまで見たことのないギプスや製作方法を目の前で見ることで、より実践的な授業を感じ取ってもらうようにしています。       ベトナムでは義肢装具学という学問がないため、学生の皆さんは体系的な義肢装具学を学び、実習での貴重な体験を通し、義肢装具の必要性を理解し、卒業後は患者さんのために活躍してくれることを願っております。                              Chân giả                                                                                            Lấy mẫu  1                           Lấy mẫu 2                                                         Dụng cụ thành phẩm                                                    Kuriyama Akihiko ***************************************************************************************************************** Thầy Kuriyama Akihiko hiện đang giữ chức vụ Phó hiệu trưởng kiêm Trưởng khoa Dụng cụ chỉnh hình chân tay giả tại Trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam. Thầy cho biết, ngành Dụng cụ chỉnh hình chân tay giả tuy còn chưa quen thuộc tại Việt Nam, nhưng nó là kiến thức quan trọng trong phục hồi chức năng. Thầy mong đợi sẽ có thật nhiều bạn sinh viên sẽ nhập học vào Trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam. 副学長、義肢装具学科学科長を兼任してます栗山明彦と申します 専門は義肢装具学で、ベトナムではあまり聞き慣れないかと思いますが、リハビリテーションにおいては重要な医療系の学問です。 本校への多くの入学生をお待ちしております

『日本のトイレは世界一』NHÀ VỆ SINH CỦA NHẬT LÀ SỐ 1 THẾ GIỚI

Các bạn ơi, các bạn có biết nhà vệ sinh ở Nhật Bản tuyệt vời thế nào không? Tôi đã đi du lịch khắp 30 quốc gia trên thế giới, nhưng không hề sai chút nào khi nói rằng nhà vệ sinh ở Nhật là số một thế giới. ✓Lúc nào cũng sạch sẽ ✓Có vòi nước rửa sau khi vệ sinh ✓Có máy sấy sau khi vệ sinh ✓Có tiếng nhạc du dương phát ra trong lúc vệ sinh ✓Có cả ghế cho các em bé ngồi đợi ✓Có bệ ngồi dành riêng cho trẻ em ✓Có tay vịn để đỡ khi đứng lên ngồi xuống ✓Có nơi để gậy chống cho người già Có thể nói, nhà vệ sinh Nhật Bản thật “tử tế, tốt bụng đối với tất cả mọi người, từ trẻ nhỏ tới người già” ? Vậy đấy, nếu các bạn có cơ hội đi du lịch Nhật Bản, các bạn nhất định hãy thử một lần tới nhà vệ sinh công cộng và kiểm nghiệm những điều tôi nói nhé! 日本のトイレはすごいです。 私はこれまで30カ国近く旅をしましたが、間違いなく世界一です ・いつもきれいです ・水がお尻を洗ってくれます ・風がお尻を乾燥してくれます ・美しい音楽が流れます ・赤ちゃんが座って待つための椅子があります ・子供用の便座があります ・手すりがあります ・杖を置くスペースがあります 「赤ちゃんからおじいちゃん、おばあちゃんまでみんなに優しい」 それが日本のトイレです。 もし日本に旅行に来ることがあったらぜひ公衆トイレをチェックしてみてください。 Yamamoto Keita これは高速道路の公衆トイレの写真です。 Ảnh chụp một nhà vệ sinh công cộng tại khu vực có đường cao tốc. ***************************************************************************************************************** Thầy Yamamoto Keita là một Kĩ thuật viên vật lí trị liệu. Thầy có kinh nghiệm làm việc 2 năm tại bệnh viện của Nhật Bản và 3 năm kinh nghiệm làm việc trong các Cơ sở y tế chăm sóc người già. Từ năm 2015, trong 3 năm liên tiếp thầy đều tham gia vào Hoạt động y tế tình nguyện tại tỉnh Tây Ninh – Việt Nam (mỗi đợt 1 tuần) 理学療法士 日本の病院で2年間、高齢者リハビリ施設で3年間勤務 Tay Ninh省で2015年から3年間(各1週間)医療ボランティアの経験があります  

Một ngày của điều dưỡng viên tại Nhật Bản

Chào các bạn sinh viên THUV!  Xin gửi lời chào đặc biệt tới các bạn chuyên ngành điều dưỡng!  Chắc hẳn trong số các bạn đang học tập tại trường sẽ có những bạn có mong muốn, nguyện vọng được trải nghiệm cuộc sống cũng như công việc tại Nhật Bản. Tuy nhiên các bạn hẳn sẽ gặp phải những thắc mắc như: Công việc tại Nhật Bản sẽ như thế nào? Có áp lực quá không? Một ngày, một điều dưỡng viên phải làm những công việc như thế nào? Có giống hoàn toàn với cách làm việc của các bệnh viện tại Việt Nam hay không? Thật may mắn cho tôi khi từng có cơ hội làm việc với tư cách là một điều dưỡng viên tại đất nước mặt trời mọc, hôm nay tôi sẽ chia sẻ một chút về công việc trong một ngày của một điều dưỡng viên tại Nhật Bản nhé. Cũng giống như ở Việt Nam, để nắm bắt được tình trạng cũng như số lượng bệnh nhân, buổi sáng sẽ bắt đầu với việc giao ban giữa các điều dưỡng trực ca đêm với nhóm điều dưỡng làm ca ngày. Có lẽ đây luôn là thời điểm mà tôi nhớ nhất, vì có những bệnh nhân, chiều ngày hôm trước vẫn còn chào hỏi vẫn hẹn ngày mai gặp lại, nhưng họ mãi mãi ra đi vào đêm hôm đó và chẳng có cái ngày mai ấy nữa. Tiếp đó các bạn sẽ trở lại phòng bệnh mà mình được phân công để thực hiện các công việc chăm sóc bệnh nhân, đó là chăm sóc răng miệng, đo dấu hiệu sinh tồn, quan sát kiểm tra toàn trạng bệnh nhân, phát thuốc – tiêm truyền, thực hiện các thủ thuật theo y lệnh của bác sỹ… Có những ngày bạn sẽ không nghĩ rằng buổi trưa lại tới nhanh đến thế… Buổi trưa các bạn sẽ hỗ trợ phát khay cơm cũng như trợ giúp bệnh nhân ăn uống (đối với những bệnh nhân không thể tự ăn được), đồng thời thực hiện cho bệnh nhân ăn qua ống sonde đối với những bệnh nhân phải sử dụng phương pháp ăn qua ống sonde dạ dày. Buổi chiều sẽ bắt đầu với việc hỗ trợ bệnh nhân đi vệ sinh khi cần thiết, sau đó là ghi chép điều dưỡng, các công việc hành chính liên quan, và cuối ngày là đi nhận thuốc từ khoa dược để chuẩn bị cho ngày hôm sau. Trên đây là một ngày làm việc của một điều dưỡng viên tại Nhật Bản dựa trên kinh nghiệm thực tế tại bệnh viện tôi đã từng công tác, mong rằng sẽ giải đáp được phần nào thắc mắc của các bạn về công việc của một điều dưỡng viên tại Nhật Bản. Nguyễn Thị Phượng *********************************************************************** Giới thiệu tác giả Cô Phượng hiện đang là giảng viên làm việc tại Khoa Điều dưỡng – Trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam. Cô có kinh nghiệm làm việc 3 năm tại bệnh viện Nishitama – Tokyo, Nhật Bản. ***********************************************************************

MÙA THU THUV TRONG TÔI

Một mùa thu nữa lại đến! Cứ mỗi cuối tháng 8, khi mùa hè phải ngậm ngùi nhường chỗ cho mùa thu, ta có thể bắt gặp một vài chiếc lá bắt đầu chuyển màu trên các hàng cây được trồng trong khuôn viên THUV. Hàng anh đào đã chuyển sang màu vàng nhạt, những cây phượng, cây bằng lăng bắt đầu nhuốm màu của sắc vàng, sắc đỏ. Tôi yêu những chiếc lá vàng rơi trên con đường thân quen đến trường, những sắc vàng của hàng điệp và cả màu nâu nâu của cỏ úa. Từng cơn gió lướt khẽ vô tình, len lỏi qua các tán cây. Những ngày tháng 9 gần đây, bầu không khí bỗng trở lên mát mẻ và lòng người chợt thấy dễ chịu hơn. Mùa thu như khiến ta dễ dàng mở lòng mình hơn, để đón nhận những cảm xúc rất thật từ chính con người bạn. Những cơn mưa ngâu bất chợt ùa về khiến người ta có chút gì đó buồn man mác. Tôi yêu cái cảm giác mơn man giữa những ngày gió thổi và tôi cũng yêu sự trong trẻo của những buổi chiều thu khi tan giờ làm. Lang thang trên con đường quen thuộc và bất chợt trong ta lại hiện ra những giai điệu trong trẻo trong một bài hát của nhạc sĩ Phú Quang: “Có phải mùa thu giấu em lâu đến thế Để cuối con đường anh kịp nhận ra em…” Mùa thu năm nay bình yên đến lạ. Vẫn là những cảnh vật quen thuộc. Từng hàng cây, ngóc ngách mà sao như chan chứa yêu thương. Đó phải chăng là thiên nhiên ở đây đang ôm trọn chúng ta vào lòng, dành cho chúng ta những gì ngọt ngào nhất? Mùa thu ở THUV trong tôi là cái gì đó khó diễn tả. Và sau tất cả, tôi yêu mùa thu, yêu THUV. Lê Thị Thanh Thủy ************************************************************************ Giới thiệu về tác giả: Cô Lê Thị Thanh Thủy đã tốt nghiệp thạc sĩ ngành khoa học sức khỏe thể chất và tinh thần tại Trường Đại học khoa học tổng hợp nhân sinh Nhật Bản. Cô có kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện trung ương của Việt Nam. Hiện nay cô đang công tác tại Phòng Hành chính nhân sự, ĐH Y khoa Tokyo Việt Nam. ************************************************************************ https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/thong-bao-tuyen-sinh-he-dai-hoc-chinh-quy/

BỞI VÌ CHÚNG TÔI LÀ MỘT GIA ĐÌNH

Đời học sinh, hẳn ai cũng có những nỗi sợ mang tên “Sổ đầu bài và gặp mặt phụ huynh”, bởi những buổi gặp gỡ ấy thường là buổi báo cáo các vi phạm của học sinh và kết quả phần nhiều là sự tức giận của những người làm cha làm mẹ. Lên đến Đại học, hầu như các trường chẳng còn chuyện ấy, bởi 18 tuổi nghĩa là các bạn đã đủ tuổi để chịu trách nhiệm bản thân, nếu có vấn đề cần trao đổi đi nữa thì chỉ là giữa giáo viên với sinh viên. Thế mà ở THUV, chúng tôi vẫn có những buổi họp phụ huynh đấy, chỉ có điều những buổi gặp gỡ ấy không còn là chỉ trích, giáo điều mà là sự chia sẻ, quan tâm lo lắng, trao đổi tư vấn giúp đỡ cho từng em sinh viên. Gặp được nhau là duyên, nhưng để có thể đi cùng với các em sinh viên suốt quãng thời gian thanh xuân đẹp nhất ấy, chúng tôi – những cán bộ giảng viên của THUV không chỉ là giảng viên, là người bạn lớn của các em, mà còn luôn dùng cái tâm như những người cha mẹ để luôn đồng hành lo lắng cho các em không chỉ trong việc học tập tại trường mà cả những khúc mắc tuổi trẻ trong cuộc sống.  Nhiều năm về trước, chúng tôi cũng đã từng đi qua tuổi trẻ đầy nhiệt huyết như các em bây giờ, nên hơn ai hết chúng tôi hiểu rằng những “chú hươu” cần được “vẽ đường” để có thể đi đúng hướng và có thể đi xa hơn nữa trong tương lai. Những buổi gặp gỡ thường có sự tham gia của ban giám hiệu, để người lãnh đạo có thể hiểu sâu sắc hơn về tâm tư nguyện vọng của sinh viên và gia đình trong quá trình học tập tại trường. Những buổi trao đổi giữa bạn giám hiệu. giảng viên, phụ huynh, sinh viên của chúng tôi luôn là những buổi trao đổi đầy tâm huyết và kết thúc luôn là những cái nắm tay thật chặt đầy tin tưởng của chúng tôi. Năm học tới, đại gia đình THUV sẽ tiễn những lứa sinh viên đầu tiên ra trường, và tiếp tục đón những tân sinh viên mới. Rồi đây, mỗi em sinh viên sẽ có những ngã rẽ con đường khác nhau, nhưng tôi tin rằng dù ở đâu đi nữa, trong tim mỗi THUVer, chúng tôi mãi là một gia đình. Đậu Phan Ngọc Bích ************************************************************************** Giới thiệu tác giả Cô Đậu Phan Ngọc Bích hiện đang làm việc tại phòng Truyền thông – Hành chính Nhân sự tại trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Cô đã tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Truyền thông – Tâm lý Xã hội tại Nhật Bản, từng sống và làm việc 7 năm tại Nhật Bản. ************************************************************************** THÔNG TIN TUYỂN SINH BỔ SUNG 2019 TUYỂN SINH BỔ SUNG 2019  

NHỮNG NHÂN VẬT NỔI TIẾNG TẠI TRƯỜNG CHÚNG TÔI (Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam)

Các bạn thân mến, Chúng tôi vừa cập nhật ranking (bảng xếp hạng) mới nhất về những họ thường gặp nhất của người Nhật. Mời các bạn hãy cùng xem trường chúng tôi có những thầy cô giảng viên mang họ nổi tiếng trong bảng xếp hạng mới nhất nhé!   順位 Thứ tự xếp hạng 名字 Họ tiếng Nhật     Phiên âm tiếng Việt 順位 Thứ tự xếp hạng 名字 Họ tiếng Nhật       Phiên âm tiếng Việt 1位 佐藤 SATO 11位 吉田 YOSHIDA 2位 鈴木 SUZUKI 12位 山田 YAMADA 3位 高橋 TAKAHASHI 13位 佐々木 SASAKI 4位 田中 TANAKA 14位 山口 YAMAGUCHI 5位 伊藤 ITO 15位 松本 MATSUMOTO 6位 渡辺 WATANABE 16位 井上 INOUE 7位 山本 YAMAMOTO 17位 木村 KIMURA 8位 中村 NAKAMURA 18位 林 KOBAYASHI 9位 小林 KOBAYASHI 19位 斎藤 SAITO 10位 加藤 KATO 20位 清水 SHIMIZU   Bảng xếp hạng những họ thường gặp nhất của người Nhật (Nguồn tham khảo: https://myoji-yurai.net/prefectureRanking.htm) Cô SATO HIROKO: Hiện cô là Trưởng phòng đào tạo tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Cô từng là giảng viên của Khóa đào tạo Giảng viên Điều dưỡng nhằm giúp đối tượng tham gia học đạt được Chứng chỉ giảng viên Điều dưỡng tại Trường Đại học khoa học tổng hợp nhân sinh của Nhật Bản. Bên cạnh đó, cô cũng từng là giảng viên điều dưỡng tại nhiều trường đại học cao đẳng tại Nhật Bản cũng như có nhiều kinh nghiệm điều dưỡng lâm sàng tại các bệnh viện tại Nhật Bản. Cô rất vui tính và nếu các bạn học cô sẽ thấy cô đi tới đâu là không khí lớp học sáng bừng tới đó. Cô SUZUKI ATSUKO: Chuyên môn của cô là ngành Sinh lý học. Ngoài công việc viết sách, cô còn là giảng viên môn Sinh lý học giàu kinh nghiệm và được Hội sinh lý học Nhật Bản công nhận là Nhà giáo giảng dạy Sinh lý học ưu tú. Cô Suzuki vô cùng hiền. Tại trường Đại học khoa học tổng hợp nhân sinh Nhật Bản, cô đã được phong chức danh tiến sỹ. Nhưng khác với những chức danh cô có được, bạn sẽ cảm thấy cô thật gần gũi và yêu quý sinh viên. Nếu có vấn đề thắc mắc về chuyên môn hay việc học ở trường, hãy tới gặp cô Suzuki để được giải đáp nhé! Chắc chắn các bạn sẽ có được câu giải đáp tuyệt vời. Thầy YAMAMOTO KEITA: Thầy Yamamoto Keita là một Kĩ thuật viên vật lí trị liệu. Thầy có kinh nghiệm làm việc 2 năm tại bệnh viện của Nhật Bản và 3 năm kinh nghiệm làm việc trong các Cơ sở y tế chăm sóc người già. Đặc biệt, từ năm 2015, trong 3 năm liên tiếp thầy đều tham gia vào Hoạt động y tế tình nguyện tại tỉnh Tây Ninh – Việt Nam đấy các bạn ạ. Vì thầy rất trẻ nên các bạn sinh viên của chúng ta cũng sẽ dễ gần gũi, dễ giao tiếp và không chỉ học chuyên môn mà còn học được rất nhiều về tiếng Nhật đấy. Bật mí với các bạn là tiếng Anh của thầy cũng rất siêu nhé! Cô MATSUMOTO SACHIKO Cô hiện đang giữ chức vụ Hiệu phó Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Trước khi công tác tại Trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam, cô đã có thời gian dài giảng dạy về chuyên ngành Điều dưỡng tại Trường Đại học khoa học tổng hợp nhân sinh tại Nhật Bản. Cô Matsumoto có kinh nghiệm làm việc lâu năm tại các bệnh viện với vai trò là Điều dưỡng trưởng, làm công tác quản lý. Cô nói, nguồn năng lượng của cô chính là việc mỗi ngày đều có thể nhìn thấy nụ cười trên gương mặt của các bạn sinh viên. Cô rất thích gặp gỡ nói chuyện với sinh viên đấy, nên các bạn hãy tận dụng cơ hội nói chuyện với cô bất cứ lúc nào để tăng khả năng hội thoại tiếng Nhật nhé! Ngoài ra, còn rất nhiều thầy cô khác đã, đang và sẽ tới Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam để thực hiện công tác nghiên cứu, giảng dạy. Thầy cô nào cũng có những thành tựu vô cùng nổi bật trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Hãy tham gia vào đội ngũ Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam của chúng tôi để có thể học tập dưới sự giảng dạy của đội ngũ những thầy cô ưu tú, đầy năng lực và vô cùng nhiệt tình nhé! Chúc các bạn có sự lựa chọn đúng đắn cho mình để có một tương lai vững chắc nhé! Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ quý phụ huynh, học sinh có mong muốn, nguyện vọng nhập học tại trường. Hãy gọi cho chúng tôi để được hướng dẫn cụ thể: Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam ST-01, Khu đô thị Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên (Cạnh làng gốm Bát Tràng- Hà Nội) Hotline: 086-821-7406 Tel: 024-6664-0325 ********************************************************************** Giới thiệu tác giả Cô Trương Thị Thùy Linh hiện đang làm việc tại phòng Hành chính nhân sự – Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam Cô đã có kinh nghiệm 4 năm học tập, làm việc tại Nhật Bản. Cô Linh đảm nhiện giảng dạy bộ môn ngoại ngữ tiếng Nhật cho sinh viên năm 1, hỗ trợ các bạn sinh viên nâng cao năng lực tiếng Nhật. Mục tiêu là các bạn sinh viên sẽ trở nên yêu thích bộ môn tiếng Nhật thông qua những giờ học vui vẻ, thoải mái. ********************************************************************** TUYỂN SINH BỔ SUNG NĂM HỌC 2019 TUYỂN SINH BỔ SUNG 2019