May 2020

Có gì trong phòng thực hành của Khoa Điều dưỡng trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam

Với các bạn học chuyên ngành Điều dưỡng, nỗi sợ hãi nhất khi đi lâm sàng là gì? Với tôi đó là lần đầu tiên thực hiện kỹ thuật tiêm, truyền trên người bệnh. Tôi đã từng rất lo lắng không biết mình có thao tác thành công kỹ thuật này hay không, bởi trước đó tôi chỉ được tham gia những giờ học thực hành ít ỏi với dụng cụ thô sơ. Chính vì thế tôi hiểu được tầm quan trọng của việc rèn luyện các kỹ thuật tiền lâm sàng. Và giờ đây, khi là một nhân viên y tế, tôi cảm thấy tự hào vì là một thành viên trong đại gia đình THUV. Đây là nơi tôi có thể hướng dẫn cho các bạn sinh viên thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng một cách dễ dàng nhất. Mỗi mô hình có những thiết kế và chức năng riêng biệt nhằm hỗ trợ cho sinh viên thực hành một cách thuận lợi và đúng kỹ thuật. Và điều đặc biệt của các mô hình này là lớp biểu bì được thiết kế bằng một phương pháp đặc biệt rất gần với cơ thể sống và hầu như không để lại vết kim đâm ngay cả khi sinh viên thực hành nhiều lần. Các mô hình thực tập ở THUV đều đươc nhập khẩu từ Nhật Bản, do vậy chúng được thiết kế tinh vi từ những chi tiết nhỏ nhất. Các bạn thấy đó, việc thực tập trên những trang thiết bị hiện đại sẽ giúp các bạn tự tin hơn, và việc học tập sẽ thú vị hơn rất nhiều. Hãy đến đây và học tập cùng chúng mình nhé. Mô hình tiêm bắp sâu – mô phỏng tiêm bắp thịt cho cơ mông. Tất cả các mốc giải phẫu quan trọng cho tiêm bắp sâu đều được thiết kế chính xác và có thể xác nhận bằng cách sờ nắn. Cảm biến phức tạp tích hợp sẵn sẽ tự động xác định kết quả của việc thực hành tiêm bắp sâu và thông báo cho sinh viên bằng đèn và còi để xác nhận vết đâm có chính xác hay không.   Mô hình lấy máu, kết hợp tiêm truyền tĩnh mạch. Là mô hình được sử dụng chất liệu đặc biệt có cảm giác như da người khi chạm vào. Hệ thống mô phỏng tuần hoàn máu tự động. Thiết kế hệ thống tĩnh mạch chữ M ở nếp gấp khuỷu tay giúp sinh viên thực hành nhuần nhuyễn các kỹ thuật. Mô hình truyền tĩnh mạch. Là mô hình có thể đeo, gắn lên mô hình búp bê hoặc lên người thật. Bề mặt của da sử dụng một loại nhựa đặc biệt không dễ bị rò rỉ. Vị trí tĩnh mạch có thể sờ thấy và có thể xác nhận bằng trực quan. Mô hình tiêm bắp nông và tiêm dưới da. Cũng là loại mô hình có thể đeo, gắn lên mô hình búp bê hoặc lên người thật. Vị trí tiêm có thể được xác nhận bằng cách sờ nắn. Cảm giác của da và bộ xương tương tự như cơ thể sống, điều này góp phần rất lớn vào việc sinh viên có thể tiếp thu tốt các kỹ thuật tiêm bắp và tiêm dưới da. Vì là loại đeo được, sinh viên có thể thực hành riêng biệt bằng cách đóng vai điều dưỡng và người bệnh, qua đó từ vị trí của người bệnh, sinh viên có thể hiểu được cảm giác cũng như sự lo lắng mà người bệnh hay gặp phải. Dương Thị Thu Hương ? ? ☘ ☘ ️? ️?? ? ☘ ☘ ️? ️?? ? ☘ ☘ ️? ️?? ? ☘ ☘ ️? ️?? ? ☘ ☘ ️? ️?? ? ☘ ☘ Giới thiệu tác giả Giảng viên khoa điều dưỡng, trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam 2 năm làm việc tại Bệnh Viện Đa khoa Cửa Đông – Tp Vinh – Nghệ An 3 năm làm việc tại Bệnh viện Showa – Tp Shimonoseki – tỉnh Yamaguchi – Nhật Bản   Tuyển sinh

Tập thể dục trong Ecopark エコパークでのトレーニング

Tôi tên là Endo. Khi tôi 30 tuổi, tôi đã sống ở Mỹ, tôi là trợ lý giáo sư tại Đại học Chicago. Nhiều người ở MỸ rất thích tập thể dục và tôi bắt đầu tập thể dục vì tôi đã được truyền cảm hứng từ họ. Hiện tại việc tập thể dục đã trở thành sở thích của tôi. Tôi thích tập luyện cho cơ tam đầu cánh tay. Cơ tam đầu cánh tay là một cơ lớn nằm ở mặt sau của cánh tay. Cơ tam đầu cánh tay giúp chúng ta duỗi cánh tay. Chính vì vậy, bạn có thể luyện tập cho cơ tam đầu cánh tay của mình bằng bài tập “chống” giống như bức hình dưới đây. Nếu bạn tới THUV (Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam), tôi sẽ giảng bài cho bạn bằng tiếng Anh, tiếng Nhật và cả tiếng Việt. Thêm vào đó, tôi có thể dạy bạn cách để luyện tập cho cơ tam đầu cánh tay. 私の名前は遠藤です。 私は30歳の時にアメリカに住んでいました。私はシカゴ大学の講師をしていました。多くのアメリカ人は運動をすることが好きです。私は彼らに影響されて、運動を始めました。 今ではトレーニングが趣味となりました。私は上腕三頭筋のトレーニングが好きです。上腕三頭筋は上腕の背面に存在する大きな筋肉です。上腕三頭筋は腕を伸展させます。そのため、上腕三頭筋は、写真にあるような、「押す」運動で鍛えます。 もしあなたがTHUVに入学すると、私はあなたに英語、日本語、ベトナム語で講義を行います。 さらに、上腕三頭筋の鍛え方も教えて差し上げます。 ?????????????????????????????????? Giới thiệu tác giả 作者紹介 Thầy Endo hiện đang giảng dạy các môn y học cơ sở như: giải phẫu, sinh lý học, bệnh lý học và điều trị. Tại Nhật, thầy là một bác sĩ nha khoa. Ngoài ra, thầy còn là một nhà nghiên cứu khoa học. Chuyên ngành của thầy là khoa học thần kinh, đặc biệt là chức năng sinh lý của thân não. Sau một thời gian sang Việt Nam công tác thầy đã trang bị cho mình một lượng tiếng Việt tốt để có thể giao tiếp và phục vụ công tác giảng dạy tại THUV (Phần tiếng Việt trong bài viết là do chính bản thân thầy tự viết)  遠藤先生はTHUVにて医学を教えています。解剖学、生理学、病理学、治療学などです。 日本で歯科医師をしながら、研究者も実施しています。 先生の専門は心身健康科学です。特に脳幹の生理機能の研究です。ベトナム出張のきっかけにベトナム語を習い、現在ベトナム語で日常会話・授業等も行っています(記事は筆者が書いたそのものです) ?????????????????????????????????? https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/thuv2020/

THUV OPENDAY Hành trình trải nghiệm ngày 24/05/2020

Để các phụ huynh và học sinh các trường THPT có cơ hội trải nghiệm thực tế môi trường học tập và hiểu sâu sắc hơn về các ngành đào tạo của Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, từ đó đưa ra lựa chọn được ngành nghề phù hợp cho tương lai, sáng ngày 24/05/2020 vừa qua, trường Đại học Y khoa Tokyo đã tổ chức chương trình trải nghiệm “Openday” tại trường. Buổi trải nghiệm mở đầu thật hấp dẫn với lời chào và phần chia sẻ của GS.TS. Atsuko Suzuki, giáo sư Suzuki đã chỉ ra những ảnh hưởng không nhỏ trong dịch bệnh Covid19 vừa qua, đồng thời từ đó thấy được tính thiết yếu của nguồn nhân lực y tế và cơ hội rộng mở trong tương lai đối với đội ngũ cán bộ y tế Kế đó, đại diện nhà trường có phần thuyết trình về lịch sử phát triển, các ngành nghề đào tạo, phương châm đào tạo, phương thức tuyển sinh năm 2020 giúp phụ huynh và học sinh có cái nhìn sâu sắc hơn về THUV. Xen giữa chương trình và phần gameshow “Maru” hay “Batsu”. Maru trong tiếng Nhật là hình tròn đồng thời có nghĩa là đúng, Matsu ký hiệu là X hay có nghĩa là sai. Đối với mỗi câu hỏi được đưa ra, người chơi chỉ cần bước về phía “Maru” hay “Batsu” để thể hiện lựa chọn của mình, phần chơi đã thu hút sự tham gia của tất cả mọi người, không chỉ mang đến không khí hào hứng của chương trình mà còn cung cấp các kiến thức về y tế, văn hóa, xã hội. Kết thúc phần chơi rất nhiều người tham dự đã nhận được quà tặng lưu niệm từ nhà trường. Thật hấp dẫn đúng không các bạn?                        Tiếp theo là chương trình được mong chờ nhất trong ngày, phụ huynh và học sinh đi tham quan trường, trực tiếp quan sát và tìm hiểu các phòng thực hành với rất nhiều máy móc trang thiết bị, được hòa trong không gian học tập khiến mọi người đều cảm thấy vô cùng thích thú.   Được nhìn ngắm, chạm tay vào các mô hình máy móc sống động, nhưng các bạn học sinh và phụ huynh chưa thật sự hiểu được công việc của nhân viên y tế sẽ diễn ra như thế nào. Hiểu được tâm lý đó, nhà trường đã sắp xếp thêm phần trải nghiệm các kỹ thuật y học, các bạn không chỉ được quan sát mà còn được thực hiện các công việc của một nhân viên y tế thực thụ, đồng thời hiểu được ý nghĩa của mỗi kỹ thuật trong chẩn đoán và điều trị bệnh.   Chương trình kết thúc bằng tiệc giao lưu nhỏ, nơi các bạn sinh viên của trường, giảng viên và khách tham quan trải nghiệm có cơ hội chia sẻ những thắc mắc hay yêu mến với THUV. Được lắng nghe những chia sẻ đến từ chính sinh viên THUV đã giúp cho các bạn học sinh thêm vững tin vào lựa chọn THUV cho hành trình tương lai. Trong chương trình, nhiều bạn học sinh tham dự đã chia sẻ ước mơ trở thành sinh viên THUV ngay từ khi bắt đầu học THPT và có định hướng học tập phù hợp từ ban đầu, cũng như nhiều phụ huynh sau khi tự mình tìm hiểu về trường đã không quản ngại thời gian đưa con đến trường để giúp con tìm hiểu trực tiếp về THUV. Buổi Open day quả thật đã mang đến cho những người tham gia những trải nghiệm thú vị và vô cùng ý nghĩa, không chỉ vậy còn là niềm vui của các thành viên THUV khi nghe những chia sẻ tâm tình của phụ huynh và học sinh về sự tin tưởng đối với nhà trường.  Còn bạn thì sao? Bạn đã sẵn sàng tham gia trải nghiệm cùng THUV chưa? Mình hẹn nhau trong chương trình trải nghiệm “Openday” tiếp theo nhé!   Tuyển sinh  

Có bao giờ bạn tự hỏi????

Có bao giờ bạn tự hỏi???? Bệnh nhân sau khi xuất viện, trở về nhà sẽ sống như thế nào? Trong quá trình điều trị phục hồi chức năng, hầu hết chúng ta thường chỉ quan tâm đến việc tập luyện hồi phục cho bệnh nhân trong giai đoạn điều trị tại bệnh viện. Nhưng với những bệnh nhân tiên lượng phục hồi chậm hoặc không thể   phục hồi thì cuộc sống sau này của họ sẽ như thế nào? Từ khi còn là sinh viên cho đến khi đã là một Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng, mình đã gặp khá nhiều bệnh nhân bị tai nạn dẫn đến liệt hoàn toàn 2 chi dưới và phải sử dụng xe lăn suốt phần đời còn lại, việc sinh hoạt với người bệnh giờ đây thật sự không đơn giản, những vấn đề tưởng như rất nhỏ trong cuộc sống nhưng đối với họ lúc này lại là một bài toán vô cùng hóc búa.   Thực tế, gia đình chúng ta thường tận dụng các khoảng trống dưới bếp, bồn rửa để chứa đồ. Nếu là người bình thường, sẽ chẳng có gì khó khi sử dụng Nhưng sẽ thật khó để bệnh nhân đang dùng xe lăn có thể với tới vòi rửa hoặc nấu nướng Vậy, nếu chúng ta loại bỏ những vật dụng phía dưới các bồn rửa và bệ bếp sẽ giúp xe lăn lại gần hơn và sử dụng dễ dàng hơn Bệ bếp trong gia đình thường phù hợp với chiều cao người đang đứng Nên khi ngồi nấu nướng, công việc sẽ  khó khăn và nguy hiểm hơn Khi đó, nếu chúng ta hạ thấp chiều cao bếp, bồn rửa, bệnh nhân có thể thao tác dễ dàng và an toàn hơn   Nếu bệnh nhân muốn ra ngoài chơi, bậc tam cấp trước nhà hẳn là 1 vấn đề nan giải! Sẽ không có vấn đề gì nhiều cần lo lắng cả nếu chúng ta sửa bậc thềm thành dốc thoải   Bạn thấy đấy, bệnh nhân liệt 2 chi dưới vẫn có thể tự chăm sóc, sinh hoạt, tham gia các hoạt động giao lưu ngoài cộng đồng và thậm chí làm việc tạo ra thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội nếu như được sử dụng các dụng cụ trợ giúp, đồng thời thay đổi thiêt kế nhà phù hợp với tình trạng khuyết tật Tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, sinh viên ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng chúng mình được học về cách khai thác thông tin môi trường sống của người bệnh, đánh giá tình trạng khuyết tật, từ đó tư vấn thiết kế – cải tạo môi trường sống cho phù hợp nhất với người bệnh. Giúp người bệnh tái hòa nhập cộng đồng Bạn đang quan tâm đến ngành Phục hồi chức năng? Hãy tới đây học tập cùng chúng mình và khám phá những điều kỳ diệu đó nhé !   Tuyển sinh

新緑と新茶 TRÀ TƯƠI VÀ MÀU XANH NON

Xin chào các bạn! Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV) nằm tại tỉnh Hưng Yên. Thời tiết những ngày đầu tháng 5 ở đây thật nóng bức. Ở Tokyo – Nhật Bản bây giờ cũng là đầu mùa hạ, thời tiết có hơi nóng nhưng vì độ ẩm không cao nên so với ở Việt Nam thì vẫn dễ chịu hơn. Cây cối khô héo vào mùa đông, khi bước sang xuân thì mầm cây nhú lên, đến tháng 5 thì chồi lá non, tạo nên một màu xanh tươi tuyệt đẹp. Những mầm non trên cây trà lớn lên và khi đó mùa hái trà cũng bắt đầu.   Trà Nhật được thu hoạch khoảng 2 đến 3 vụ, trong khoảng từ nửa cuối tháng 4 đến tháng 10. Lần thu hoạch đầu tiên vào nửa đầu tháng 5 là chính vụ, những mầm non lá trà được hái vào thời gian này sẽ được gọi là “shincha” (Trà mới, Trà tươi). Vị ngọt và ngon cùng màu sắc, mùi hương đậm đà của Trà tươi làm cho loại trà này rất được ưa chuộng. Trong trà Nhật chứa rất nhiều Catechin, Theanine, Vitamin C,…và được cho rằng rất tốt cho sức khỏe. Các bạn đã từng uống trà hay ăn kem trà xanh Matcha bao giờ chưa? Kem trà xanh Matcha rất ngon phải không các bạn? Tôi cũng rất thích ăn kem vị này! Tôi thấy Trà Việt Nam cũng rất ngon! Tôi rất thích uống Trà sen, Trà Atiso của Việt Nam. Còn bạn, bạn thích uống trà gì? Nếu đến với Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV), các bạn có thể tiếp xúc với nhiều nét văn hóa khác nhau của Nhật Bản. Hãy đến Trường chúng tôi để cùng học tập chuyên ngành y tế và cùng trải nghiệm văn hóa Nhật Bản các bạn nhé! こんにちは. THUVがあるフンイェン省では,5月に入ってから毎日,暑い日が続いています. 日本(東京)は初夏で,少し暑いですが,湿度があまり高くないので,比較的過ごしやすいです. 冬に枯れた木々が春に新芽をだし,5月になると若葉が茂って,鮮やかな緑色(新緑)がとても美しくなります. お茶の木も新芽が伸びて,茶摘みが始まります. 日本茶は,4月下旬から10月にかけて,2~3回ほど収穫されます. 1回めの茶摘みは5月上旬が最盛期で,このときに摘んだ新芽の茶葉を「新茶」といいます. 新茶は甘みやうまみが強く,色も香りもよいので,とても人気があります. 日本茶にはカテキン,テアニン,ビタミンCなどが多く含まれ,健康によいと言われています. みなさんは日本茶を飲んだり,抹茶アイスを食べたことがありますか? 抹茶アイスは美味しいですね.私も大好きです. ベトナムのお茶も美味しいですね. 私は,蓮花茶やアーティチョーク茶が好きです. みなさんはどんなお茶が好きですか? THUVでは,さまざまな日本文化に触れることができます. THUVで医療について学びながら,日本の文化も楽しみましょう. SUZUKI Atsuko Giới thiệu tác giả Cô Suzuki Atsuko hiện là Giảng viên tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Cô phụ trách giảng dạy các môn Khoa học cơ bản. Chuyên môn của cô là ngành Sinh lý học. Ngoài công việc viết sách, cô còn là giảng viên môn Sinh lý học giàu kinh nghiệm và được Hội sinh lý học Nhật Bản công nhận là Nhà giáo giảng dạy Sinh lý học ưu tú. 基礎科学を担当しています. 専門は生理学で,教科書を執筆している他,日本生理学会から生理学エデュケーターに認定されています.   https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/thuv2020/

日本のコロナウィルス事情(5月11日現在) TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CORONA TẠI NHẬT BẢN (NGÀY 11.5.2020)

Xin chào các bạn! Tôi tên là Kuriyama, Hiệu phó kiêm Trưởng khoa Dụng cụ chỉnh hình chân tay giả tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Tôi xin chia sẻ với các bạn về tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Nhật Bản hiện vẫn còn chưa lắng xuống. Nhìn vào biểu đồ, các bạn có thể thấy số lượng người lây nhiễm mới bắt đầu tăng nhẹ vào giữa tháng 2, đến cuối tháng 3 tăng mạnh, đạt đỉnh điểm tăng vào khoảng ngày 11/4 và sau đó giảm dần. Trong khoảng thời gian cao điểm, có tới 600-700 người bị nhiễm mỗi ngày, nhưng đến ngày 10/5, con số này giảm đáng kể, còn khoảng 70 người nhiễm mỗi ngày. Ban đầu, người dân Nhật Bản không nghĩ rằng dịch bệnh Covid-19 lại bùng phát, lây lan mạnh mẽ như vậy nên không cẩn trọng và vẫn tiếp tục cuộc sống sinh hoạt như bình thường. Thế nhưng, vào cuối tháng 3, khi một diễn viên hài được mọi người yêu thích nhiễm bệnh và qua đời chỉ sau khi phát bệnh 10 ngày thì lúc bấy giờ người dân mới cảm nhận thực sự nguy cơ dịch bệnh và mới bắt đầu thay đổi nhận thức của mình. Ngay sau đó, số lượng người nhiễm bệnh không hề giảm xuống mà còn tiếp tục tăng, và chính phủ Nhật đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp vào ngày 7/4, yêu cầu người dân hạn chế ra ngoài. Yêu cầu hạn chế ra ngoài này được đưa ra xem xét lại vào đầu tháng 5 nhưng được quyết định sẽ kéo dài hiệu lực đến cuối tháng 5 này.  Một vấn đề khó khăn của Nhật Bản ở đây là việc yêu cầu hạn chế ra ngoài, mặc dù đã ban bố tình trạng khẩn cấp. Ở phần lớn các quốc gia, khi chính phủ ban bố lệnh thì ngoài những đối tượng được cho phép, tất cả mọi người sẽ bị cấm ra ngoài, nhưng ở Nhật Bản, về mặt luật pháp không thể cấm người dân ra ngoài, vì vậy chỉ có thể dừng ở lệnh “hạn chế ra ngoài”. Bạn sẽ có thể nghe ở đâu đó nói rằng hạn chế ra ngoài khi không thật cần thiết hoặc không khẩn cấp. “Hạn chế” cuối cùng cũng chỉ là phụ thuộc vào ý thức của bản thân mỗi cá nhân, kiềm chế không ra ngoài. Vì vậy, Nhật Bản đã cố gắng chống chọi với dịch bệnh được tới đâu, có thể sẽ xuất hiện làn sóng Covid-19 thứ 2, thứ 3 và Nhật Bản có thể vẫn tiếp diễn trong tình trạng khó khăn như hiện giờ. こんにちは、副学長兼義肢装具学科長の栗山です。 今回はまだまだ沈静化しない日本のコロナウィルスに関する状況をお話ししたいと思います。 グラフを見てもらいますとよく分かるかと思いますが、日本のコロナウィルスの新規感染者は、2月中頃よりわずかに増えはじめ、3月下旬より急激に増加し4月11日頃にピークとなりその後減少しています。ピーク時は1日600~700名の感染者が発症しましたが、5月10日現在では1日70名程度とかなり減少しました。 当初日本国民は、コロナウィルスがこんな爆発的に広がると思っておらず、さほど用心することなく日常生活を送っていました。しかし、3月末に国民に最も愛されていたコメディアンが発症してからわずか10日で急死するという事態が起き、国民も脅威を感じ認識を新たにし始う自粛の要請を求めました。この自粛要請は5月の初めに再度見直しされることになりましたが、5月いっぱいまで延期されることとなりました。 ここで日本の難しい問題として、緊急事態宣言を発表したにも関わらず、外出自粛ということです。多くの国では政府発令として許可した者以外は外出禁止としましたが、日本の場合は法的に禁止とすることはできないため、あくまでも自粛ということです。不急不要の外出は控えるように、とあちらこちらから聞こえてきます。自粛するというのは、あくまでも本人の意思で外出を控えるということですので、どこまで頑張れるか、第2波、3波がおきる可能性がある中、日本ではまだまだ厳しい状況にあるかもしれません。   栗山明彦 Kuriyama Akihiko  ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳  Giới thiệu tác giả      Thầy Kuriyama Akihiko hiện đảm nhiệm chức vụ Hiệu phó kiêm Trưởng khoa Dụng cụ chỉnh hình chân tay giả tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Chuyên ngành dụng cụ chỉnh hình chân tay giả ở Việt Nam còn chưa được nhiều người biết tới, nhưng trong phục hồi chức năng, đây là một phần kiến thức y học rất quan trọng. Thầy mong muốn sẽ được đón thật nhiều các bạn sinh viên trong năm học tới. 副学長、義肢装具学科学科長を兼任してます栗山明彦と申します 専門は義肢装具学で、ベトナムではあまり聞き慣れないかと思いますが、リハビリテーションにおいては重要な医療系の学問です。 本校への多くの入学生をお待ちしております   https://tokyo-human.edu.vn/tuyen-sinh/thuv2020/

Sự lựa chọn cho tương lai

Như các bạn đã biết, đại dịch Covid-19 bùng phát từ tháng 12 năm 2019 tại thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc). Tới nay, dịch bệnh đã lan ra hầu hết các quốc gia trên thế giới với hàng triệu ca nhiễm và hàng trăm nghìn người đã tử vong. Ngày 11.3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức công bố dịch Covid-19 do virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) là đại dịch trên toàn cầu. Ảnh hưởng của dịch bệnh đã lan đến phạm vi toàn cầu về cả kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Việt Nam chúng ta cũng đã, đang gánh chịu nhiều hậu quả do dịch bệnh gây ra. Các cơ sở kinh doanh phải đóng cửa, sản xuất cầm chừng. Các sự kiện vui chơi giải trí bị trì hoãn. Đối với học sinh, sinh viên, năm học 2019 – 2020 cũng có lẽ là một năm đáng nhớ nhất trong cả hành trình 12 năm học của các bạn. Các bạn có 1 kỳ nghỉ tết dài nhất trong lịch sử. Có những trải nghiệm mới, đầy bỡ ngỡ khi làm quen với những tiết học online. Các bạn đã có những hồi hộp, lo lắng khi không biết kỳ thi quốc gia sẽ được tổ chức như thế nào? Thật may thay, trong tình trạng khẩn cấp và hỗn loạn ấy, nhìn vào những con số biết nói tính đến thời điểm 02/5/2020, Việt Nam chúng ta đã và đang làm rất tốt công tác phòng chống dịch. Tờ Telegraph gọi Việt Nam là “Quốc gia thành công nhất thế giới trong công cuộc chiến đấu với Covid-19”. Đây là sự thành công được xây dựng bởi tất cả sự đóng góp, hợp sức của tất cả các ban, ngành và toàn thể người dân Việt Nam. Trong đó điểm sáng nhất, niềm tự hào nhất của chúng ta chính là những “người lính áo trắng”. Ở nơi tuyến đầu chống dịch, các y bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế luôn hàng ngày túc trực 24/24, lao vào ổ dịch bất kể ngày đêm hoặc cả tháng chưa về đến nhà. Có thể nói: “Chỗ có dịch bệnh là nơi mọi người chạy đi, còn nhân viên y tế lại chạy vào”. Tôi thấy thật tự hào và xen lẫn cảm phục. Tôi đã nhìn thấy những giọt nước mắt lăn trên má họ, khi bệnh nhân nhận được kết quả âm tính, giọt nước mắt ấy là tình yêu của “người mẹ hiền” với người bệnh, nhưng cũng là cảm xúc trào dâng khi sự hi sinh đã gặt hái được thành quả. Bằng sự hi sinh, nỗ lực quên mình của những “chiến sỹ áo trắng” – những anh hùng thầm lặng trên mặt trận không tiếng súng, chúng ta đã điều trị thành công nhiều ca bệnh, chưa để xảy ra trường hợp tử vong. Không chỉ thành công trong điều trị, nhờ những tiến bộ không nhỏ trong kỹ thuật y học, Việt Nam đã thành công trong việc phát triển được loại sinh phẩm xét nghiệm PCR rất tốt thay thế nguồn nước ngoài, sản xuất thành công sinh phẩm xét nghiệm nhanh, nhờ đó có thể xét nghiệm được nhiều hơn, và phát hiện được sớm hơn những nguồn lây bệnh. Kết quả này không chỉ là niềm mong mỏi, niềm tin, sự tự hào của Ngành Y tế Việt Nam mà còn niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Thế mới thấy, tầm quan trọng của ngành y tế cũng như những nỗ lực của các ban, ngành liên quan trong công tác chống dịch với nhiều diễn biến phức tạp. Các bạn thân mến! Trong bối cảnh như vậy, các bạn có ước mơ được đứng trong đội ngũ Y tế, khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, cùng với đồng nghiệp ra mặt trận để cùng nhau chăm sóc, cứu chữa cho các bệnh nhân hay không? Để đạt được ước mơ đó, các bạn có băn khoăn không biết phải làm gì, chuẩn bị cho bản thân mình hành trang gì và đặc biệt là lựa chọn trường đại học nào để đồng hành với ước mơ của các bạn hay không? Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, chương trình đào tạo y tế dựa trên các tiêu chuẩn, cơ sở khoa học thông dụng trên thế giới. Với sứ mệnh “Đào tạo những cán bộ y tế trình độ cao, giàu lòng nhân ái và sẵn sàng hội nhập với thế giới, Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam sẽ nuôi dưỡng khả năng sáng tạo và tính nhân văn, giúp trau dồi tinh thần tự lập, tương trợ lẫn nhau của đội ngũ cán bộ y tế để “mang lại sức khỏe, hạnh phúc” cho cộng đồng”. Đây sẽ là một sự lựa chọn đúng đắn cho các bạn để cùng nhau chắp cánh ước mơ. By Dương Thị Thu Hương ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳✳ Giới thiệu tác giả Cô Dương Thị Thu Hương hiện đang là Giảng viên khoa Điều dưỡng – Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Cô có kinh nghiệm 2 năm làm việc tại Bệnh Viện Đa khoa Cửa Đông – TP Vinh – Nghệ An và 3 năm làm việc tại Bệnh viện Showa – TP Shimonoseki – tỉnh Yamaguchi – Nhật Bản ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳ ✳✳ Tuyển sinh

スイーツ巡り TOUR du lịch đồ ngọt

Nếu kể về đồ ăn của Nhật Bản, bạn sẽ nghĩ đến món ăn nào? Sushi, bánh xèo Okonomiyaki hay món nào? Vương quốc của đồ ngọt có thể khiến mọi người liên tưởng đến nước Pháp, nhưng các bạn biết không, bánh ngọt của Nhật cũng rất ngon đấy!   Tôi rất thích tour du lịch đồ ngọt. Tôi đã thử rất nhiều loại đồ ngọt qua các lần du lịch như : bánh kếp (pancake), bánh sandwich trái cây, parfait (món tráng miệng kết hợp giữa kem, sô cô la, trái cây…)… Thời gian này, Nhật Bản cũng giống như Việt Nam, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 mà mọi người không được tự do ra ngoài. Những lúc như thế này, việc dành thời gian xem những bức tranh chụp phong cảnh đẹp hay ăn những món ăn ngon để giải tỏa tinh thần là rất quan trọng ?. Trong bài viết này tôi xin gửi tới các bạn rất nhiều những bức ảnh bánh ngọt đầy hấp dẫn của Nhật Bản mà tôi đã ăn.                         Bạn có muốn tự mình đến Nhật Bản để thưởng thức chúng không? Các loại hoa quả của Việt Nam rất ngon phải không các bạn? Nếu phong cách của Nhật Bản và Việt Nam pha trộn với nhau thì tôi nghĩ nhất định sẽ cho ra đời món bánh ngọt tuyệt ngon ! Trong Lễ hội văn hóa tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV) có thể chúng tôi sẽ biến ý tưởng này thành hiện thực.   Các bạn hãy đón đợi rất nhiều sự kiện sắp tới sẽ được tổ chức tại Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam của chúng tôi nhé ! 日本食と言ったら、お寿司?お好み焼き?何でしょうか? スイーツ王国は、フランスかもしれませんが、日本のスイーツもとても美味しいんです! 私はスイーツ巡りが好きで、パンケーキ、フルーツサンド、パフェ。。。etc さまざまなスイーツ巡りをしてきました。 日本もベトナムも新型コロナウイルスの影響で、自由に出来ない日々が続いていると思います。そんな時は、素敵な景色の写真を見たり、美味しい物に癒される時間も大切だと感じます。 今回は私が食べた日本の魅力溢れるスイーツの写真をたくさん紹介したいと思います。 実際に日本に来て、味わってみたいと思いませんか? ベトナムのフルーツは、とても美味しいですよね。ベトナムと日本が融合したら、きっととーーーっても美味しいスイーツができるのではないか?と思っています。 THUVの文化祭で、そんな事が実現できるかも? THUVのこれからのさまざまなイベントが楽しみですね!  Yokosawa Kaori ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? Giới thiệu tác giả Cô Yokosawa Kaori đã có kinh nghiệm làm việc với tư cách là Kĩ thuật viên Phục hồi chức năng tại các phòng bệnh dành cho bệnh nhân giai đoạn cấp tính và các cơ sở chăm sóc người già. Sở thích của cô là nấu ăn, cô rất hay nấu các món ăn Trung Quốc. 急性期病棟・介護老人保健施設で8年間、理学療法士の経験あり。趣味は料理で中華料理をよく作ります。   Tuyển sinh  

THÔNG BÁO LỊCH TRỞ LẠI HỌC TẬP TẠI TRƯỜNG TỪ 11/5/2020 (cập nhật)

Chào các bạn sinh viên THUV Ngày 6/5 nhà trường đã gửi tới các bạn thông báo lịch học trở lại từ 11/5/2020 và các qui định lưu ý đi kèm. Trong hai ngày vừa qua Thủ tướng chính phủ cũng có một số chỉ đạo mới và cũng để giảm bớt gánh nặng cho các bạn nhà trường xin thông báo một số điểm thay đổi khi các bạn quay lại học như sau: Sinh viên trở lại học tập tại trường từ thứ hai ngày 11/5/2020. Những ngày chỉ có tiết học Online (trên thời khóa biểu viết tắt OL) sinh viên có thể học tại nhà. Ngoài trường hợp trên (ngày có tiết học trực tiếp, tiết học qua ti vi (TV), ngày có cả tiết học trực tiếp và tiết học Online hoặc tiết học TV) sinh viên sẽ học tập tại trường. Khi đó về cơ bản nhà trường sẽ sắp xếp bố trí các phòng học và trang thiết bị cần thiết để các bạn học tập Online tại trường. Tuy nhiên với một vài môn học đặc thù giảng viên sẽ yêu cầu sinh viên mang máy tính tới học, giảng viên phụ trách môn sẽ liên lạc cụ thể với sinh viên trong trường hợp cần thiết. Với các môn thực tập lâm sàng nhà trường sẽ thông báo riêng cho từng lớp lịch thực tập lâm sàng khi có thông tin chính thức. NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC – TRONG VÀ SAU KHI TỚI TRƯỜNG: Tình hình dịch bệnh mới tạm thời lắng xuống và vẫn có nguy cơ bùng phát trở lại. Để đảm bảo công tác phòng bệnh sinh viên lưu ý và thực hiện một số quy định sau: Trước khi xuất phát tới trường tự kiểm tra thân nhiệt cũng như tình trạng sức khỏe của bản thân. Nếu có một trong các dấu hiệu như THÂN NHIỆT TRÊN 37,0 ĐỘ (đo ở trán) hoặc TRÊN 37,5 ĐỘ (đo ở hõm nách), HO, KHÓ THỞ phải báo cáo cho cố vấn học tập (giáo viên chủ nhiệm), không tự ý tới trường và chờ chỉ thị. Khi tới trường: trước khi vào các tòa giảng đường sinh viên sẽ được kiểm tra thân nhiệt, sát khuẩn tay. Giảng viên sẽ sử dụng nhiệt kế đo và thông báo kết quả cho sinh viên, sinh viên tự điền vào phiếu theo dõi do nhà trường chuẩn bị. Trong quá trình di chuyển tới trường/về nhà và quá trình học tập tại trường toàn bộ sinh viên phải đeo khẩu trang. Để đảm bảo khoảng cách, tránh tiếp xúc quá gần nhà trường sẽ chỉ định vị trí ngồi cho sinh viên trong quá trình học tập. Sinh viên ngồi tại các vị trí được dán Logo THUV trên mặt bàn (tham khảo hình dưới). Sinh viên không được tự ý di chuyển bàn trong các phòng học. Ngoài thời gian giờ học (ra chơi, nghỉ trưa…), sinh viên vẫn phải đảm bảo khoảng cách tiếp xúc tối thiểu 1m. Trong các nhà vệ sinh đều được trang bị dung dịch rửa tay, khăn giấy, nước sạch… Đề nghị sinh viên tích cực rửa tay để hạn chế nguy cơ lây nhiễm nếu có. Nhà trường sẽ thường xuyên kiểm tra để dung dịch rửa tay cũng như khăn giấy luôn được đầy đủ. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng nếu phát hiện hết hoặc sắp hết đề nghị sinh viên báo cáo văn phòng nhà trường để nhà trường xử lý kịp thời. Hạn chế di chuyển trong và ngoài trường nếu không thực sự cần thiết. Trong quá trình học tập tại trường nếu có các vấn đề liên quan tới sức khỏe sinh viên nhanh chóng báo cáo với giảng viên đang giảng, giáo viên chủ nhiệm cũng như cán bộ nhà trường để được hỗ trợ về mặt y tế. Chủ động bật quạt trần, quạt thông gió cũng như thực hiện thông gió khi sử dụng phòng học. Nhà trường sẽ bật hệ thống điều hòa theo qui định được ghi trong sổ tay sinh viên. Trên đây là một vài lưu ý để công tác phòng tránh các nguy cơ lây nhiễm được hiệu quả. Đề nghị các bạn sinh viên đọc kỹ và thực hiện tốt. Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam