CÁCH LÀM DỤNG CỤ HỖ TRỢ ĐI TẤT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Bạn có biết sinh viên Ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng học tập những điều gì không? Hiện tại các bạn sinh viên năm ba ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV) đang học về những dụng cụ hỗ trợ, dụng cụ trợ giúp để giúp cho những người bệnh có những trở ngại trong vận động có thể tự lập được trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Khi có trở ngại trong vận động, những công việc trong sinh hoạt hàng ngày như việc ăn uống, đánh răng, thay quần áo, tắm, vệ sinh sẽ trở nên khó khăn. Có một ý tưởng sử dụng các công cụ hỗ trợ và các công cụ trợ giúp để làm cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày trở nên dễ dàng hơn dù chỉ một chút. Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu với các bạn cách làm “Dụng cụ hỗ trợ đi tất” để hỗ trợ trong việc thay quần áo được tạo ra từ những dụng cụ thân thuộc hàng ngày. Dụng cụ cần chuẩn bị: Tấm nhựa mềm trong suốt, giấy có in hình mẫu, dụng cụ dập lỗ, dây (dài khoảng 1,5m), bút mực, kéo. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Đặt tấm nhựa trong suốt lên giấy có in hình mẫu, vẽ tô hình mẫu lên bề mặt tấm nhựa. Bước 2: Cắt tấm nhựa plastic theo đường đã tô. Bước 3: Dập 2 lỗ ở vị trí như trong ảnh để luồn dây. Bước 4: Luồn dây như trong ảnh Bước 5: Cho dụng cụ hỗ trợ đã hoàn thiện vào trong tất. Bước 6: Cho chân vào trong tất như ảnh. Bước 7: Kéo dây để bỏ dụng cụ hỗ trợ ra khỏi tất. Những thứ tiện lợi không nhất thiết phải là những thứ đắt tiền. Tái sử dụng các vật dụng quen thuộc, giúp người bệnh dễ sử dụng sẽ giúp cải thiện cuộc sống sinh hoạt hàng ngày (ADL) và nâng cao chất lượng cuộc sống (QOL). Tại khoa Kỹ thuật Phục hồi chức năng, sinh viên không chỉ được học về cơ chế hoạt động của cơ thể con người mà còn được học về cách vận động, di chuyển, cách sử dụng các thiết bị hỗ trợ và tự trợ, cách cải thiện môi trường sống. Hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0869 809 088 nếu bạn quan tâm! GV. Yokosawa Kaori – Giảng viên ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng 🇯🇵 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng