September 2023

Để học tốt lâm sàng: Những điều cần biết

Chào các bạn sinh viên thân mến ! Vậy là một năm học nữa lại bắt đầu. Quãng thời gian nghỉ hè ngắn ngủi nhưng bổ ích đã qua. Tạm quên đi những chuyến du lịch, pinic thú vị ; những buổi tụ tập trà sữa cafe rồi trò chuyện với bạn bè hay đơn giản chỉ là những giây phút nghỉ ngơi chia sẻ bên gia đình và người thân. Giờ là lúc chúng ta quay trở lại trường, bệnh viện để học tập với một thử thách tiếp theo cho năm học mới. Như các bạn đã biết khi lựa chọn, nghề y là một trong những nghề cao quý bởi tính nhân văn, tình thương và trách nhiệm. Đối tượng phục vụ của chúng ta không chỉ là những người đang mắc bệnh, mà còn cả những người muốn bảo vệ, nâng cao sức khỏe cả về thể chất và tinh thần. Chính bởi lẽ đó, khối lượng và kiến thức của sinh viên y cần phải học trước khi ra trường là rất lớn; và cũng không thể phủ nhận một điều rằng học y là một ngành khó. Do đó, muốn đạt được kết quả học tập cao nhất, thiết nghĩ ngoài sự chăm chỉ, chịu khó và niềm đam mê, hăng say với nghề nghiệp, các bạn sinh viên cũng cần biết cách học, như người ta vẫn nói phải ‘giỏi học’ thì mới ‘học giỏi’ được. Bài viết này tác giả xin chia sẻ một vài kinh nghiệm học lâm sàng để các sinh viên bạn tham khảo. Học lâm sàng là một học phần đặc thù của ngành y.  ‘Lâm’ là đến gần, là vào một hoàn cảnh nào đó; ‘sàng’ là cái giường (nghĩa giường bệnh) là một danh từ y khoa, chỉ những gì liên quan đến, xảy ra ở giường của người bệnh, bệnh viện. Học lâm sàng có nghĩa là học những gì xảy ra trên người bệnh tại bệnh viện bao gồm dấu hiệu, triệu chứng, biến chứng của một bệnh hay những phản ứng của người bệnh với tình trạng bệnh tật, những nhu cầu cần chăm sóc, phục hồi chức năng hay thậm chí là những tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của người bệnh, khách hàng. Việc học tại bệnh viện có chút khác với cách học trên mô hình tại các phòng skill-lab và càng khác so với học lý thuyết tại các phòng học ở trường. Một buổi học thực hành của các bạn sinh viên tại trường Để có kết quả tốt cho một đợt đi học lâm sàng, điều đầu tiên các em cần làm là công tác chuẩn bị. Đối với mỗi đợt trước khi đi bệnh viện học, các thầy cô đều phổ biến mục tiêu, các nội dung các em cần phải đạt được, suy ra các em có thể ‘điểm danh’ được những mặt bệnh mình sẽ gặp trên người bệnh. Từ đó, các em sẽ đọc và xem lại phần lý thuyết đã được học trên giảng đường và tìm tòi đọc thêm sách về các bệnh hay chủ để đó. Điều kiện tiên quyết giúp các em học lâm sàng hiệu quản là phải nắm thật vững kiến thức lý thuyết. Vì đối với ngành y thường sẽ có một ‘khoảng trống’ nhất định giữa lý thuyết và thực tập bệnh viện, nói theo cách dễ hiểu là lý thuyết là một chuyện nhưng thực tế có thể hơi khác Vậy nên, nếu lý thuyết mà còn chưa nắm vững được thì rõ ràng việc học lâm sàng sẽ rất khó khăn. Công việc tiếp theo cần chuẩn bị của người học là các đồ dùng học tập phục vụ cho việc học như ống nghe, đèn soi đồng tử, búa phản xạ, sổ lâm sàng, quần áo blu sạch sẽ, mũ, khẩu trang và thẻ sinh viên. Việc trang phục, đầu tóc gọn gàng sẽ giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp với người bệnh và các nhân viên y tế. Trong số các đồ dùng học tập trên, sổ lâm sàng là rất quan trọng và không thể thiếu. Người học nên sắm cho mình một cuốn sổ nhỏ bỏ vừa vào túi áo blu và luôn mang theo bên mình để có thể ghi chép được ngay mỗi khi học được điều gì hay; sổ có bìa nên bằng vật liệu không thấm nước và cứng để tránh nhàu nát và ướt sổ vì đi bệnh viện rất hay phải rửa tay. Nội dung ghi trong sổ sẽ là bất cứ điều gì mà người học cảm thấy hay, thấy bổ ích, thấy cần thiết từ chuyên môn đến giao tiếp với người bệnh. Và sẽ lưu lại sổ này cho đợt thực tập tiếp theo, ở khoa khác và bệnh viện khác, từ đó, khi ra trường, các em sẽ có một cuốn sổ thật sự quý giá với bao kinh nghiệm và kiến thức tích lũy được trong cả quá trình học. Có nhiều phương pháp học, nhưng quan sát là một phương pháp học tốt tại bệnh viện. Các em hãy quan sát kỹ mọi thứ diễn tra trong suốt các buổi học: từ các dấu hiệu, chiệu trứng của bệnh, các hiện tượng bất thường mà đáng lẽ nó không có, từ màu sắc, số lượng, tính chất các dịch của người bệnh, từ cách bố trí khoa phòng của bệnh viện hay các phản ứng của người bệnh v.v… Khi biết cách quan sát lâu dần các em sẽ hình thành được kỹ năng gọi là ‘phản xạ lâm sàng’, tức là chỉ cần nhìn, nghe, tiếp xúc nhanh một cái là biết ngay người bệnh có vấn đề gì và cần xử trí, chăm sóc gì. Tất nhiên, kiến thức lý thuyết vẫn là nền tảng các em nhé. Sinh viên THUV tham quan, trải nhiệm và học tập tại bệnh viện ở Nhật

MỘT SỐ CHẨN ĐOÁN TRONG Y HỌC

        Chẩn đoán (diagnosis) là một từ ghép nghĩa; trong đó “chẩn” là xác định, phân biệt dựa trên những triệu chứng, dấu hiệu có sẵn; “đoán” có nghĩa dựa vào những có sẵn, đã biết để tìm ra, suy ra những điều còn chưa rõ hoặc chưa xảy ra. Như vậy “chẩn đoán” trong y học có nghĩa là thông qua biểu hiện các dấu hiệu, triệu chứng, kết quả xét nghiệm từ đó đưa ra được kết luận về bệnh hay một tình trạng sức khỏe.         Chẩn đoán là một bước rất quan trọng, quyết định đến toàn bộ quá trình điều trị, chăm sóc hay các can thiệp y khoa. Việc đưa ra chẩn đoán cần có cơ sở khoa học vững chắc, rõ ràng và luôn là thách thức với đội ngũ y tế; bởi lẽ có những bệnh hay vấn đề sức khỏe có dấu hiệu, triệu chứng rõ ràng, nhưng cũng có nhiều trường hợp bệnh không điển hình và đòi hỏi người khám cần vận dụng kiến thức, thậm chí là kinh nghiệm để tìm tòi, khai thác và đưa ra được kết luận đúng đắn. Chẩn đoán trong y học có nhiều loại. Ứng với các chuyên ngành khác nhau sẽ có các loại chẩn đoán khác nhau. Đó là: CHẨN ĐOÁN Y KHOA (Medical Diagnosis): Bao gồm 3 loại cơ bản:         Chẩn đoán sơ bộ: Khi người bệnh đến cơ sở y tế khám vì một nguyên nhân nào đó liên quan đến tình trạng sức khỏe của họ, bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh, khai thác tiền sử, bệnh sử và khám lâm sàng. Bốn kỹ năng khám cơ bản gồm nhìn, sờ khám, gõ và nghe. Kết quả của việc khám này là bác sĩ sẽ đưa ra một kết luận gọi là chẩn đoán sơ bộ. Nó mô tả một tình trạng bệnh lý được “nghi ngờ” và cần thêm các bằng chứng khác nữa để khẳng định chắc chắn. Sẽ không là vấn đề gì lớn nếu chẩn đoán sơ bộ không chính xác vì đây chỉ là bước đầu tiên và là nền tảng cho những chẩn đoán tiếp theo. Ví dụ một người bệnh đến khám vì cảm thấy đau vùng thượng vị, đau âm ỉ kéo dài thành từng cơn, tiêu hóa kém nên ăn uống không ngon miệng dẫn đến sụt cân, bệnh đã kéo dài nhiều tháng và mức độ các triệu chứng tăng dần. Bác sĩ khám và chẩn đoán sơ bộ là Viêm dạ dày.         Chẩn đoán phân biệt: Là bước tiếp theo sau chẩn đoán sơ bộ. Với các dấu hiệu, triệu chứng đã khai thác được, bác sĩ sẽ đưa ra các kết luận khác ngoài kết luận trong chẩn đoán sơ bộ. Vì một bệnh có thể có các biểu hiện lâm sàng giống nhau. Chẩn đoán phân biệt giúp bác sĩ có thể loại trừ được những bệnh cảnh tương đương có thể gặp trên người bệnh. Như trường hợp người bệnh trên, chẩn đoán phân biệt có thể là ung thư dạ dày, sỏi túi mật hoặc viêm tụy mạn tính.         Chẩn đoán xác định: đây là kết luận cuối cùng dựa trên các bằng chứng bổ xung sau khi khám lâm sàng. Người bệnh ở trên được bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm: Nội soi dạ dày và test H.P (một loại vi khuẩn được cho là nguyên nhân của bệnh viêm dạ dày). Kết quả nội soi cho thấy người bệnh không có khối u nhưng có một ổ loét vùng hang vị dạ dày lan sang đoạn đầu tá tràng, test H.P (+). Từ bằng chứng có giá trị này kết hợp với các dấu hiệu lâm sàng trước đó, người bệnh được chẩn đoán xác định là Viêm loét dạ dày-tá tràng có H.P (+). Từ chẩn đoán này sẽ quyết định phương pháp điều trị và chăm sóc cho người bệnh. CHẨN ĐOÁN ĐIỀU DƯỠNG (Nursing Diagnosis):         Chẩn đoán điều dưỡng là việc xác định các vấn đề về sức khỏe hiện tại hay tiềm tàng của người bệnh để người điều dưỡng đưa ra kế hoạch chăm sóc. Nó thường mô tả phản ứng của con người và hướng đến nhu cầu cá nhân của họ. Khác với chẩn đoán y khoa là cố định trong suốt thời gian người bệnh nằm viện, chẩn đoán điều dưỡng có thể thay đổi theo mức độ phản ứng của người bệnh với một tình trạng sức khỏe. Một chẩn đoán điều dưỡng thường gồm ba thành phần là vấn đề của người bệnh, yếu tố liên quan hoặc nguyên nhân và các dấu hiệu-triệu chứng chứng minh cho vấn đề đó. Một người bệnh có thể có nhiều chẩn đoán điều dưỡng và được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH (Image Diagnosis)         Chẩn đoán hình ảnh là một ngành trong lĩnh vực y tế. Khác với hai loại chẩn đoán trên, chẩn đoán hình ảnh được xếp vào nhóm cận lâm sàng. Đó là việc ứng dụng khoa học kỹ thuật sử dụng tia X, sóng siêu âm hoặc từ trường (MRI) để thể hiện cấu trúc cơ thể con người bằng hình ảnh theo quy ước nhằm cung cấp những thông tin cho bác sĩ. Thông qua các kết quả hình ảnh này, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác. CHẨN ĐOÁN CỘNG ĐỒNG (Community Diagnosis)         Chẩn đoán cộng đồng là phương pháp mà người cán bộ y tế sử dụng để xác định vấn đề sức khỏe của cộng đồng và giải quyết vấn đề sức khỏe đó với sự tham gia của cộng đồng. Đây là một thành phần của lĩnh vực y học cộng đồng. Nguyên liệu để chẩn đoán cộng đồng không phải là các dấu hiệu triệu chứng mà là các thống kê, chỉ số dịch tễ

NHỮNG NGUYÊN TẮC KINH ĐIỂN TRONG NGÀNH Y KHÔNG ĐƯỢC PHÉP QUÊN

Trước tiên là đừng có gây hại. Đây là nguyên tắc kinh điển nhập môn của dân y. Nếu bạn chưa điều trị ổn cho bệnh nhân thì đừng khuyến mãi thêm cho bệnh nhân các tai biến do nhân viên y tế gây ra, các tai nạn ngoài ý muốn. Ví dụ: gãy tay trái mà mổ tay phải, bệnh nhân nằm viện vì viêm phổi nhưng lại bị thêm tai biến do quá liều thuốc. Nếu không biết làm gì thì tốt nhất là đừng làm gì cả. Nếu đứng trước bệnh nhân mà chưa biết xử trí ra sao thì hãy tìm sự trợ giúp từ đồng nghiệp qua hội chẩn, từ sách vở…Đừng xử trí đại theo thói quen, theo cảm tính vì có thể gây hại thêm cho bệnh nhân. Coi chừng vi phạm nguyên tắc số 1. Điều quan trọng là phải biết chuyện nào mình còn dở, còn chưa biết. Cái tai hại là nhiều người không biết mà cứ tưởng mình biết. Ví dụ: bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ não do huyết khối, có huyết áp cao; việc hạ áp đột ngột và nhiều sẽ làm vùng nhồi máu não lan rộng hơn; và gây hại nhiều hơn là không xử trí gì. Phải nghĩ đến một bệnh nguy hiểm trước một bệnh ít nguy hiểm hơn. Một bệnh nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và xử lý kịp thời thì sẽ có cơ may chữa trị khỏi được. Ví dụ: nhìn 1 ổ loét dạ dày phức tạp, phải nghĩ đến bệnh K dạ dày dạng loét trước bệnh loét dạ dày. Phải nghĩ đến một bệnh còn chữa được trước một bệnh không còn khả năng chữa được. Nhiều bác sĩ cứ nghĩ đến bệnh không còn chữa được rồi buông xuôi luôn, không còn cố gắng chữa trị nữa. Thân nhân khi nghe giải thích như thế cũng buông, đưa bệnh nhân về nhà chờ chết. Trong thực tế nhiều bệnh nhân được 1 bệnh viện này cho về chờ chết nhưng rồi được cứu sống ở 1 bệnh viện khác. Ví dụ: Trước 1 hình ảnh tổn thương đa ổ ở gan, phải nghĩ đến áp xe gan đa ổ và loại trừ nó trước khi nghĩ đến K gan do di căn. Tương tự, trước 1 tổn thương đa ổ ở phổi, phải nghỉ đến viêm phổi do tụ cầu trước K phổi do di căn. Phải nghĩ đến 1 bệnh thường gặp trước 1 bệnh ít gặp hơn. Khi nghe tiếng hí, hãy nghĩ đến con ngựa (horse) trước khi nghĩ đến con ngựa vằn (zebra) vì con ngựa thường gặp hơn, nên xác suất đúng sẽ cao hơn. Ví dụ: Khi gặp 1 bệnh nhân đau hố chậu phải thì hãy nghĩ đến viêm ruột thừa trước khi nghĩ đến các bệnh như bệnh Crohn, lao hồi manh tràng. Khi mọi việc đang diễn tiến thuận lợi thì cứ tiếp tục hành động như cũ. Nếu tình trạng bệnh nhân đang diễn tiến thuận lợi thì đừng thay đổi điều trị. Trong thực tế vẫn có những trường hợp bệnh đang diễn tiến tốt nhưng vì những lý do vô hình, hữu hình hay tế nhị gì đó, bác sĩ lại đổi thuốc, thêm 1 thuốc khác, cuối cùng lại sinh chuyện. Ví dụ: bệnh nhân viêm phổi đang đáp ứng tốt với điều trị kháng sinh, kết quả kháng sinh đồ về dù ko ủng hộ cho kháng sinh đang dùng thì bác sĩ vẫn phải tiếp tục dùng kháng sinh cũ, đừng đổi kháng sinh. Khi việc đang làm mà có diễn tiến bất lợi thì phải thay đổi hành động ngay. Nếu bệnh nhân đang điều trị mà tình trạng có diễn tiến bất lợi thì phải tìm nguyên nhân và xử trí ngay. Không thể vẫn giữ nguyên điều trị như cũ và chờ đợi nó sẽ tự diễn tiến tốt lại. Ví dụ: Ca cô bé nữ sinh bị gãy chân phải bó bột ở Gia Lai, bệnh đã có diễn tiến bất thường nhưng bệnh viện vẫn giữ nguyên bó bột, không có xử trí gì khác cả. Đến lúc tháo bột thì đã quá trễ. Cá thể hóa trong chẩn đoán và điều trị: Người bác sĩ bình thường thì điều trị bệnh. Người bác sĩ giỏi thì điều trị bệnh nhân. Mỗi bệnh nhân có 1 cơ địa, thể trạng, ngưỡng chịu đựng, sức đề kháng và những bệnh đi kèm khác nhau. Cũng 1 bệnh đó, nhưng trên những bệnh nhân khác nhau có thể biểu hiện triệu chứng khác nhau, mức độ nặng nhẹ khác nhau. Cũng 1 thuốc đó, nhưng trên bệnh nhân này thì dùng được, trên bệnh nhân kia là chống chỉ định; ở bệnh nhân này dùng liều cao được, ở bệnh nhân kia bắt buộc phải dùng liều thấp. Ví dụ: Do vị trí ruột thừa nằm khác nhau nên bệnh viêm ruột thừa có nhiều thể khác nhau trên những bệnh nhân khác nhau: thể thông thường, thể dưới gan, thể sau manh tràng, thể tiểu khung… Phải chú ý những đối tượng bệnh nhân đặc biệt: người già, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai. Mình muốn tách vấn đề này ra khỏi nguyên tắc 8 để nhấn mạnh. a, Người già: Triệu chứng thường mơ hồ (ít đau, ít sốt…), hay có nhiều bệnh đi kèm (tim, phổi, thận, dạ dày, khớp…), sức chịu đựng kém, sức đề kháng kém, dễ bị quá liều thuốc do chức năng gan thận đã kém, dễ bị tác dụng phụ của thuốc, tâm lý không bình thường (hay giấu bệnh hoặc đôi khi lo lắng quá mức, dễ mặc cảm, sợ chết… ). Ví dụ: khi điều trị tăng huyết áp, huyết áp mục tiêu cần đạt được ở người trẻ là < 140/90 mmHg, nhưng ở người già có thể là cao hơn mức đó.

Sống trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI) lên ngôi

Từ nửa sau những năm 1990, internet và điện thoại di động nhanh chóng trở nên phổ biến, còn hiện nay là thời đại mà con người không thể xa rời điện thoại thông minh. Có lẽ bây giờ, mỗi người dưới 30 tuổi đều có một chiếc điện thoại thông minh. Để tìm hiểu về một điều gì đó, chỉ cần nhập từ khóa thì ngay lập tức sẽ có được kết quả đã là một việc rất đỗi bình thường. Nhưng hồi tôi còn là học sinh cấp ba thì để tra cứu một từ tiếng Anh, cần phải dùng đến từ điển. Ngoài ra, hồi đó email cũng không phổ biến nên năm tôi 22 tuổi và đang sống ở Ghana, một nước phía Tây Châu Phi, khi tôi viết thư rồi bỏ vào hòm thư thì khoảng một tháng sau bức thư đó mới đến Nhật Bản và hồi âm cho bức thư đó lại mất thêm một tháng nữa. Lúc nhận được thư hồi âm thì tôi cũng đã quên mất mình đã viết gì trong thư gửi đi. Đó là những chuyện của trước đây. Từ đó đến nay cũng đã 25 năm. Bây giờ là năm 2023, sự tiến bộ của công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) trở nên rõ rệt. Tôi đã từng đọc vài lần một bài báo có tiêu đề  kiểu như “Những ngành nghề sẽ biến mất trong 10 năm tới”. Tôi cảm thấy lo lắng về tương lai rằng “Mình có thể làm công việc mà mình đã lựa chọn, công việc mình muốn làm đến khi nào…” Đặc biệt tôi không khỏi hết cảm giác bất an là nếu một người không có một chuyên môn nghề nghiệp đặc biệt nào như tôi thì sẽ bị công nghệ AI thay thế. Đây là câu chuyện của riêng tôi nhưng hồi học đại học, chuyên ngành của tôi là giáo dục thể chất. Đó là một trường Đại học rất mạnh về bóng chuyền nên cho đến năm 20 tuổi tôi đã nghiêm túc nhắm đến mục tiêu trở thành một người có thể đại diện cho đất nước. Nhưng tôi đã trả qua 2 lần phải nằm viện, và phải từ bỏ ước mơ đó, nhưng tôi đã đặt ra một mục tiêu là có thể đào tạo các vận động viên tham gia Olympic. Tôi đã từng làm huấn luyện viên đội tuyển quốc gia ở một nước nọ, nhưng lại thấy tiếp tục cuộc sống ở đó thật khó khăn nên năm 29 tuổi tôi đã từ bỏ ước mơ của mình. Sau đó tôi vẫn tiếp tuc bóng chuyền như là một sở thích của bản thân, bên cạnh đó tôi làm điều phối viên tại một cơ quan liên đến nhân sự và giáo dục như là một nghề nghiệp để có thể duy trì cuộc sống. Đó là một công việc không cần đến kỹ năng và kiến thức chuyên môn đặc biệt nên tôi cảm thấy có một mối đe dọa rằng công nghệ AI sẽ có thể nhanh chóng hoàn thành công việc đó một cách chính xác. Vậy thì những ngành nghề nào là ngành nghề sẽ không bị công nghệ AI nuốt chửng? Công nghệ AI với chức năng Deep learning, không chỉ đang tiến bộ và tích lũy thông tin mỗi ngày mà còn học hỏi từ những trải nghiệm đó. Đặc biệt là về xử lý thông tin và thao tác đơn giản, AI có thể xử lý chính xác và nhanh chóng đến mức con người không thể so sánh được. Ngược lại, những thứ được tao ra bởi bàn tay con người, những thứ cần phải có giao tiếp thì so với công nghệ AI hiện nay, hẳn là con người vẫn đang có ưu thế hơn. Bức tranh mà trên thế giới chỉ có một, những tác phẩm gốm với tạo hình phức tạp. Những người sáng tạo nội dung web và chế tạo nhạc. Đây là những thứ được tạo ra bởi con người, có sức thu hút đối với mọi người. Thế giới thể thao đã từng là ước mơ của tôi một thời thì dù có trong tay công nghệ AI cũng không thể đánh đổi được. Vậy thì đối với một người không có khiếu về nghệ thuật và thể thao, cũng như không giỏi tạo ra một sản phẩm nào đó thì liệu sự lựa chọn có ngày càng bị thu hẹp lại không? Chúng ta không cần phải quá bi quan. Con người có một năng lực phức tạp và vô hình gọi là cảm xúc, năng lực này thay đổi tùy thuộc vào những cuộc đối thoại, giao tiếp và tương tác với người khác. Tôi nghĩ rằng sẽ còn phải một thời gian dài nữa thì công nghệ AI có thể vượt lên và nếu có như vậy thì cũng sẽ có những lĩnh vực không thể thay thế được. Nhìn nhận các ngành nghề từ góc độ đó, tôi cho rằng “những nghề cần tiếp xúc và giao tiếp trực tiếp với con người” sẽ không biến mất trong tương lai.  Đây là những ngành nghề hình thành từ việc phải có đối tượng giao tiếp gồm nhân viên y tế như các điều dưỡng viên chẳng hạn, nhân viên tư vấn, nhân viên kinh doanh là những ngành nghề như vậy. THUV là một trường đại học đào tạo nguồn nhân lực y tế và chắc chắn là có thể tồn tại lâu dài trong thời đại mà công nghệ AI đang có những bước đột phá. Các bạn sẽ được học về kiến thức chuyên môn về y tế (hiện tại trường có 4 khoa), lĩnh hội kiến thức tiếng Nhật, tham gia thực tập nhất định sau khi tốt nghiệp và nhờ đó lấy được chứng chỉ hành nghề chuyên môn. Sau khi lấy được chứng chỉ, các bạn

Điểm khác biệt giữa tết Trung thu ở Việt Nam và Nhật Bản

Tết trung thu là phong tục truyền thống lâu đời của Việt Nam không những vậy đây cũng được coi là ngày quan trọng trong một năm của nhiều nước Châu Á khác . Theo phong tục Việt Nam cứ ngày 15 tháng 08 âm lịch hàng năm người lớn trong gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ (gồm có nhiều hoa quả, bánh trái) để dâng lên tổ tiên. Hành động này thể hiện sự thành kính đối với những người thân đã khuất trong gia đình, đồng thời đây cũng là dịp để mọi người được quây quần bên nhau, trẻ em trên khắp cả nước cùng nhau ra đường rước đèn ông sao, chơi nhiều trò chơi và phá cỗ đêm trăng rằm, xem múa lân, và nhiều hoạt động văn nghệ ăn mừng lễ hội trăng rằm với hình ảnh quen thuộc là chị Hằng Nga và chú Cuội. Ở Nhật Bản lễ hội Trung thu được gọi là Tsukimi – lễ hội ngắm trăng, giống với Việt Nam nó được tổ chức vào rằm tháng tám (15/8 âm lịch).  Tuy nhiên Tết trung thu ở Nhật Bản được tổ chức 2 lần mỗi năm vào khoảng 1 tháng sau – ngày 15/8 âm lịch và ngày 13/9 âm lịch. Nếu như người Việt Nam coi ngày tết trung thu là ngày tết đoàn viên, là ngày tết thiếu nhi thì người Nhật Bản lại quan niệm ngày này có ý nghĩa như lời tạ ơn các vị thần đã ban cho người dân một vụ mùa thật bội thu, họ đã làm những mâm lễ cúng thật chu đáo bằng chính những thứ mà họ làm ra như bánh truyền thống Dango, cỏ bông bạc Suzuki,.. Thêm một điểm khác biệt về nguồn gốc của ngày tết trung thu của 2 đất nước đó là theo Việt Nam thì tết trung thu gắn liền với sự tích chú cuội và chị Hằng thì tại Nhật Bản tết trung thu gắn liền với sự tích một chú thỏ ngọc đang sinh sống chung với thần Mặt Trăng. Vào đúng ngày trăng tròn của tháng Tám chú thỏ ngọc này cầm chày giã bột để làm bánh Mochi. Từ đó bánh Mochi là loại bánh mà người dân Nhật bản hay ăn cùng nhau vào mỗi dịp trung thu. Ở Việt Nam món bánh trung thu là một phần không thể thiếu vào mỗi dịp trung thu, tuy nhiên ở Nhật Bản ngoài món bánh truyền thống là dango người Nhật còn ăn kèm vào mỗi dịp trung thu nữa đó là hạt dẻ, khoai môn, đậu tương cùng một số loại trái cây khác,…Tại Nhật Bản người ta sẽ tiến hành các hoạt động trang trí trung thu và làm các món bánh truyền thống để thường thức chúng cùng gia đình vào đêm trung thu và cầu mong sự hạnh phúc và sung túc sẽ đến với gia đình họ. Sau đây mình sẽ cung cấp cho các bạn một vài từ vựng tiếng Nhật về tết Trung thu nhé: 月見 つきみ   Trăng rằm 中秋 ちゅうしゅう Trung thu 旧暦 きゅうれき Âm lịch 満月 まんげつ Trăng tròn 十五夜 じゅうごや Đêm rằng trung thu 中秋の名月 ちゅうしゅうのめいげつ Trăng rằm 月を楽しみ   Ngắm trăng 月餅 げっぺい Bánh trung thu 餅 もち Bánh mochi 団子 だんご Bánh dango 里芋 さといも Khoai môn 枝豆 えだまめ Đậu tương 栗 くり Hạt rẻ   Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về Văn hóa của cả Việt Nam và Nhật Bản. Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hường Cựu sinh viên K2 trường đại học y khoa Tokyo Việt Nam

Sự khác nhau giữa ngày nghỉ lễ quốc gia của Việt Nam và Nhật Bản

Có thể bạn đã biết các ngày/kỳ nghỉ lễ quốc gia trong năm của Việt Nam được chia ra thành 5 kỳ nghỉ theo Bộ Luật Lao Động quy định, đó là: Tết Dương Lịch vào ngày 1 tháng 1 năm 2023 được nghỉ 1 ngày.  Tết Nguyên Đán từ ngày 20 tháng 1 đến hết ngày 25 tháng 1 năm 2023 nghỉ 7 ngày. Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30 tháng 4 năm 2023 nghỉ 1 ngày.  Ngày Quốc tế lao động 1 tháng 5 năm 2023 nghỉ 1 ngày.  Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch, tức ngày 29 tháng 4 dương lịch nghỉ 1 ngày. vậy còn ở Nhật Bản có quy định các ngày nghỉ/ kỳ nghỉ giống như chúng ta không, mời các bạn hãy cùng tiềm hiểu nhé! Theo như pháp luật Nhật bản thì trong năm sẽ có 15 ngày lễ. Nếu những ngày lễ này rơi vào chủ nhật thì người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày thứ hai kế tiếp. Cũng giống như Việt Nam chúng ta đúng không nào? Vậy cụ thể là những ngày: Ngày mồng một Tết: 01/01: Đây là ngày lễ quan trọng nhất ở Nhật bản.Có thể bạn chưa biết Nhật Bản là một đất nước Châu Á duy nhất ăn tết theo lịch Dương.Nên thay vì nghỉ tết âm như chúng ta thì họ sẽ nghỉ vào ngày đầu tiên của năm theo dương lịch.Thường sẽ được nghỉ một ngày, nhưng tùy vào từng công ty có thể nghỉ kéo dài từ ngày 30 đến mùng 3/01. Ngày lễ thành niên:Trước đây là ngày 15 tháng 1 nhưng hiện nay được chuyển thành ngày Thứ Hai của tuần thứ 2 của tháng 1. Đây là ngày lễ dành riêng cho các thanh niên tròn 20. Từ năm 1948, ngày thành nhân được chính phủ Nhật chính thức coi là một ngày lễ:  “Khuyến khích chúc mừng những người đã trở thành người lớn trong tinh thần tự giác và tự lập”. Lễ trưởng thành ở Việt Nam vào thời xưa ít được chú ý nên so với nhiều nghi lễ khác không được nhắc đến nhiều. Trong khi đó, một số dân tộc thiểu số như: dân tộc Ê Đê, dân tộc Dao, dân tộc Sán Chỉ… quan niệm nghi lễ này có ý nghĩa đặc biệt nên thường được tổ chức rất long trọng..Đặc biệt, thời gian gần đây lễ trưởng thành tổ chức theo hướng tự phát, thường do các trường tự tổ chức vào dịp cuối năm cùng với sự tham gia của thầy cô, bạn bè và phụ huynh tuy nhiên thì ở Việt Nam ngày này sẽ không tính là ngày nghỉ. Ngày Quốc khánh:Thay vì là ngày 2 tháng 9 giống Việt Nam thì ở Nhật sẽ là ngày 11 tháng 2. Theo lịch sử Nhật Bản, vào ngày này năm 660 trước Công Nguyên, Thiên Hoàng đầu tiên của Nhật đăng quang. Ngày lễ tạ ơn người lao động:Ngày 23 tháng 11. Là ngày lễ nhằm đề cao giá trị của sức lao động và cảm tạ cho một vụ mùa bội thu. Ngày lễ này thường được tổ chức khi vụ mùa kết thúc, người dân dân hiến tặng những sản vật mới thu hoạch nhằm tỏ lòng kính trọng thánh thần. Còn ở nước ta cũng có ngày Quốc tế Lao động 1/5 là ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, ngày đoàn kết giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Ngày Xuân phân:Ngày 20 tháng 3. Đây được coi là ngày lễ ca tụng thiên nhiên và sinh vật sống. Ngày Chiêu Hòa: Ngày 29 tháng 4. Đây là ngày sinh của cố Hoàng đế Chiêu Hoà. Ngày Hiến pháp:mồng 3 tháng 5. Từ năm 1947 ngày này được lấy để kỷ niệm ngày hiến pháp Nhật được thiết lập, đánh dấu và gợi nhớ một sự kiện – một thể chế mới được thiết lập và có hiệu lực sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ngày lễ dân tộc: là ngày mồng 4 tháng 5.Ở Việt Nam có ngày 19/4 cũng là “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” tuy nhiên cũng không tính vào ngày nghỉ Ngày thiếu nhi: mồng 5 tháng 5 (khác với nước ta là ngày mồng 1 tháng 6). Đây là ngày lễ để cầu cho sức khỏe và hạnh phúc của trẻ em Ngày của biển:Thứ Hai của tuần thứ ba của tháng 7. Đây là ngày dành để cảm ơn những gì mà biển đã ban tặng. Ngày này đánh dấu việc Hoàng Đế Meiji trở về an toàn sau chuyến đi Hokkaido trên một con thuyền năm 1876. Ngày kính lão:Thứ Hai của tuần thứ ba của tháng 9. Là ngày dành để tỏ lòng kính trọng đối với người già và chúc thọ, là  ngày để tưởng nhớ về những người đã khuất và tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Người ta thường đi thăm mộ người thân vào những ngày này. Ngày thể dục thể thao:Thứ Hai của tuần thứ hai của tháng 10. là ngày lễ nhằm khuyến khích phong trào luyện tập thể dục thể thao. Ngày Văn hóa: Mồng 3 tháng 11. Ngày lễ khuyến khích cho sự hưng thịnh và phát triển của nền văn hóa truyền thống và tình yêu tự do, hoà bình. Vào ngày này, các trường học và chính phủ Nhật lựa chọn và ken thưởng những người có thành thích đặc biệt xuất sắc. Tuần lễ Obon:Lễ hội Obon từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 8. Thế nhưng không phải là ngày lễ quốc gia nhưng người Nhật nghỉ tương đối dài vào những ngày này. Tuần lễ Obon là 1 trong ba kỳ nghỉ dài nhất

Khám Phá Những Dự Báo Thú Vị Về Tương Lai

Khám Phá Những Dự Báo Thú Vị Về Tương Lai Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng bước vào một hành trình đầy thú vị để khám phá những dự báo về tương lai đang được các chuyên gia nghiên cứu và dự đoán. Cùng tìm hiểu về những xu hướng và khả năng đang chờ đợi chúng ta trong thế giới đầy biến đổi. 1. Thay Đổi Cách Chúng Ta Làm Việc Theo dự báo của Cơ quan Công việc Thế giới, công nghệ và tự động hóa dự kiến sẽ tác động mạnh vào công việc của con người. Công việc mới và các mô hình làm việc linh hoạt có thể trở nên phổ biến hơn, với sự gia tăng về làm việc từ xa và sử dụng trí tuệ nhân tạo để thực hiện nhiệm vụ cơ bản. 2. Sự Phát Triển Của Trí Tuệ Nhân Tạo Các chuyên gia dự đoán rằng Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và có khả năng thay đổi nhiều lĩnh vực. Từ ô tô tự lái đến chăm sóc sức khỏe thông minh, AI đang định hình lại cách chúng ta sống và làm việc. 3. Sự Biến Đổi Trong Ngành Công Nghệ Công nghệ đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và dự kiến ​​sẽ có nhiều khám phá mới trong tương lai. Công nghệ blockchain, Internet vạn vật, và sự phát triển của trải nghiệm thực tế ảo có thể thay đổi cách chúng ta tương tác với thế giới xung quanh. 4. Sự Tăng Trưởng Của Ngành Năng Lượng Xanh Theo dự báo của các nhà khoa học môi trường, nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió dự kiến ​​sẽ trở thành nguồn cung cấp chính cho năng lượng. Sự chuyển đổi này có thể góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. 5. Khả Năng Xây Dựng Thành Công Trong Không Gian Các công ty tư nhân và tổ chức chính phủ đang đẩy mạnh nỗ lực khám phá không gian và thiết lập các trạm không gian. Dự báo cho thấy việc con người có thể sống và làm việc trong không gian có thể không còn là điều xa vời. Nguồn tham khảo: World Economic Forum. (2021). The Future of Jobs Report. National Research Council. (2019). Artificial Intelligence: Reflections and Outlook. International Energy Agency. (2021). Renewables 2021 Report. NASA. (2023). Artemis Program: Returning Humans to the Moon. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về những dự báo thú vị về tương lai. Tương lai đang đến gần và cùng nhau, chúng ta có thể hướng tới những thay đổi tích cực và khám phá không gian mới của nhân loại. Đoàn Thị Dung Ban Quảng Cáo Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam

Cùng Vui Học Tiếng Nhật Với Tôi Nhé!

Xin chào các em! Từ tháng 5 năm nay, tôi bắt đầu làm việc tại THUV với vai trò giảng viên tiếng Nhật. Trước đó, tôi đã từng dạy tiếng Nhật tại một trường trung học ở Indonesia cho đến tháng 3 năm nay. Trước Indonesia, tôi dạy tiếng Nhật cho sinh viên quốc tế ở Tokyo. “Có phải đây là lần đầu các em học tiếng Nhật không?”, nếu là lần đầu tiên, các em cũng đừng lo lắng nhé. Các em sinh viên năm nhất vào trường sẽ được học từ bảng chữ cái Hiragana và các câu chào hỏi cơ bản. Tiếng Nhật được viết bằng Hiragana, Katakana, Kanji (chữ Hán). Bảng chữ cái Hiragana và Katakana gồm 50 chữ cái. Vui lòng xem bảng hiragana và katakana bên dưới. Kanji thì có rất nhiều từ, nếu mỗi ngày học một vài từ thì sau 1 năm, các em có thể đọc viết những từ cơ bản. Tại THUV, các em sẽ được học tiếng nhật cơ bản vào năm nhất và năm hai. Bên cạnh đó, các em được học kiến thức chuyên ngành y tế bằng tiếng Nhật. Nếu các em yêu thích phim hoạt hình hoặc truyện tranh Nhật Bản, thì các em có thể xem phim hoạt hình và đọc truyện tranh bằng tiếng Nhật. Đây quả là điều thú vị đúng không? Các tiết học tiếng Nhật bao gồm, ngữ pháp, nghe hiểu, đọc hiểu, hội thoại. Tôi giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Nhật nhưng các em đừng quá lo lắng liệu rằng mình có hiểu được bài giảng không nhé. THUV có đội ngũ giảng viên tiếng Nhật người Việt Nam có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Phần giải thích ngữ pháp được giảng dạy bằng tiếng Việt, vì vậy các em có thể dễ dàng hiểu bài. Các em có hứng thú với văn hóa Nhật và các nghi lễ truyền thống của Nhật không? Các em có thể biết được nhiều điều thú vị về Nhật Bản thông qua việc học tiếng Nhật. Hãy so sánh những điều đó với đất nước của các em, Việt Nam. Hãy khám phá những điểm tương đồng và khác biệt giữa Nhật Bản và Việt Nam. Tôi tin chắc sẽ có nhiều khám phá mới.  Với tiết nghe hiểu, trước tiên các em sinh viên sẽ nghe cách phát âm và ngữ điệu của tôi sau đó lặp lại. Các em cũng được học các bài nghe hiểu bằng đĩa CD. Với tiết đọc hiểu, các em được học đọc từ các câu văn ngắn, sau đó dần dần học cách đọc các câu dài hơn, các bài giải thích và tiểu luận. Các em cũng học thông qua các bài tập đọc hiểu. Với tiết tập làm văn, những tiết học đầu các em sẽ được hướng dẫn làm những bài văn cơ bản như giới thiệu bản thân, sau đó là tìm hiểu những kiến ​​thức cơ bản để sau này có thể viết báo cáo chuyên ngành y tế. Tôi sẽ sửa từng bài viết của các em. Các em hãy đón chờ những ý kiến góp ý của tôi nhé! Hãy giao tiếp thật nhiều với tôi trong lớp hội thoại nhé! Ngoài ra, trong tiết hội thoại các em cũng sẽ được ghép cặp nhập vai giao tiếp. Bằng cách này, THUV dạy các em học tiếng Nhật từ những điều cơ bản nhất. Nếu các em không hiểu về bài học, hãy cứ mạnh dạn trao đổi lại với các thầy cô nhé. Tôi rất mong được học tiếng Nhật với các em! Tác giả: Aoki Etsuko Giảng viên Tiếng Nhật

05/09/2023 – BV ĐH Y khoa Tokyo Việt Nam Đón Tiếp Bệnh Nhân Tới Khám Điều Trị

Sáng nay, ngày 5/9, Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (Bệnh viện Kusumi) đã đón tiếp những bệnh nhân đầu tiên, chính thức đi vào hoạt động với quy mô 80 giường trong giai đoạn 1. Ngay từ sáng sớm, các bệnh nhân đã có mặt tại sảnh chờ của bệnh viện, và được các nhân viên y tế tận tình hướng dẫn quy trình khám bệnh. Khám sức khoẻ Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam với số vốn đầu tư 40 triệu USD 100% từ Nhật Bản, khang trang hiện đại, giúp bệnh nhân được thoái mái và thư giãn khi đi khám. Đội ngũ chuyên nghiệp Đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp là các chuyên gia đến từ Nhật Bản giàu kinh nghiệm, tư vấn, phân tích kết quả chi tiết, tận tâm. Cán bộ điều dưỡng, chăm sóc y tế được đào tạo bài bản đúng tiêu chuẩn Nhật, đặc biệt việc điều dưỡng viên thành thạo tiếng Nhật sẽ giúp cho việc giao tiếp giữa bệnh nhân và các bác sĩ Nhật Bản được dễ dàng. Lễ tân đón tiếp, hỗ trợ khách hàng, giải đáp nhẹ nhàng trong mỗi bước khám, linh hoạt trong thứ tự thực hiện các danh mục khám, tiết kiệm thời gian. Bệnh viện hiện đại với cảnh quan đẹp mắt, thiết bị tân tiến Bệnh viện nằm trong khuôn viên rộng 3ha giữa không gian xanh mát của KĐT Ecopark. Hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại nhất được nhập khẩu từ Nhật Bản. Cơ sở vật chất khang trang được thiết kế theo phong cách hiện đại như khách sạn. Từng chi tiết về khu vực thay đồ, nhà vệ sinh, khu vực chờ được thiết kế sang trọng, sạch sẽ theo đúng tiêu chuẩn khắt khe của Nhật Bản. Ưu đãi khám bệnh Nhân dịp này, từ ngày 05.09.2023 đến ngày 05.10.2023, các bệnh nhân tới khám sẽ nhận được ưu đãi Miễn phí 100% phí khám bệnh ban đầu với bác sĩ. Các dịch vụ Cận lâm sàng phát sinh như Xét nghiệm, Siêu âm, Chụp XQuang… (nếu có theo chỉ định của bác sĩ) sẽ tính phí bình thường. Liên hệ để đặt lịch khám Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam Địa chỉ: ST-01, Khu đô thị Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên Website: https://tokyohospital.vn/ Hotline: 1900 86 86 90