January 2024

Gian Hàng Từ Thiện “Trạm: Tết Yêu Thương”

Nằm trong chuỗi sự kiện gây quỹ ủng hộ cho những đối tượng thiếu may mắn tại Trung Tâm Bảo Trợ Và Công Tác Xã Hội Tỉnh Hưng Yên có một cái Tết 2024 an lành và đầy đủ, ngày 28/1/2024 vừa qua Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam đã tổ chức Gian Hàng Từ Thiện với nhiều mặt hàng gia dụng hữu ích, góp phần xây dựng thói quen mua sắm thân thiện với môi trường, đồng thời đóng vai trò như một phương thức quyên góp từ thiện dành cho quý cư dân tại khu vực Ecopark và các địa phận xung quanh. Giai đoạn 1 Từ 10/1-26/1 Gian hàng từ thiện là một hoạt động ý nghĩa nằm trong chương trình Trạm: Tết Yêu Thương đầy ý nghĩa đã khép lại. Từ 10/1-26/1 các vật dụng quyên góp từ cán bộ, nhân viên, sinh viên đã được bày trí làm thành Gian hàng từ thiện mở cửa tự do. Các sản phẩm gia dụng, quần áo nội địa Nhật với chất lượng tốt , giá rẻ hi vọng sẽ trở nên hữu dụng trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới của các hộ gia đình. Toàn bộ số tiền thu được từ việc bán hàng, BTC sẽ quyên góp cho Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Hưng Yên. Trong ngày 28/1/2024, quý khán giả của Hội thảo sức khỏe: Bệnh Tim Mạch Và Bệnh Thận không chỉ mang về các kiến thức hữu ích, được giải đáp các thắc mắc từ những chuyên gia hàng đầu của Bệnh viện Kusumi mà còn được tham gia mua hàng tại Gian hàng từ thiện. Trải nghiệm hai trong một này đã được nhiều người tham gia hưởng ứng nhiệt tình và bày tỏ mong muốn được thông báo về các sự kiện diễn ra tiếp theo. Ban tổ chức hết sức cảm ơn những nhà hảo tâm đã không quản cái lạnh khắc nghiệt của thời tiết, tham gia sự kiện tích cực, mang đến những góp ý mang nhiều tính xây dựng. Giai đoạn 2 (28/1-30/1) Hiện vật quyên góp sẽ được gửi trực tiếp tới Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội Hưng Yên. Hành trình Trạm: Tết đến cho 95 hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã đi được một nửa chặng đường với thật nhiều cảm xúc. Trường Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam và Bệnh Viện Kusumi đã nhận được rất nhiều sự yêu thương, ủng hộ, động viên từ rất nhiều tấm lòng nhân ái. Cán bộ, nhân viên công ty mang trong mình sự nhiệt huyết, luôn tâm niệm rằng những hành động nhỏ hướng tới một mục đích lớn lao có thể tạo nên một tác động lớn, giúp ích cho cộng đồng. “Vì một cánh én nhỏ không thể làm nên mùa xuân”, hãy chung tay xây dựng một cộng đồng tử tế, giàu yêu thương và đùm bọc lẫn nhau.  Mời quý độc giả cùng xem lại những khoảnh khắc THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH: Thời gian: 02/02/2024 Địa điểm: Trung tâm Bảo trợ và công tác xã hội tỉnh Hưng Yên Liên hệ: 0869 809 088

Oden-Món Ăn Mùa Đông Đặc Trưng Của Ẩm Thực Nhật Bản Có Thể Bạn Chưa Biết

1.Giới thiệu về món Oden Oden- món ăn có hình thức khá giống với món lẩu nhưng cách chế biến lại tương tự các món hầm với hương vị ngọt thanh, đây là món ăn truyền thống tạo nên nét văn hóa khi thời tiết bắt đầu xuất hiện các cơn gió lạnh ,nó được bán ở các quầy hàng trên các con phố, từ trong các nhà hàng sang trọng đến các cửa hàng tiện lợi…trên khắp đất nước Nhật Bản. Oden Nhật Bản có lịch sử ra đời khá lâu đời bởi món này xuất hiện từ Nhật Bản cách đây hơn 800 năm. Tuy nhiên, ngày xưa cách chế biến ban đầu của Oden khá đơn giản. Thế nhưng, trải qua thời gian dài phát triển thì món Oden truyền thống này bắt đầu có nhiều thay đổi tích cực. Oden ngày nay sử dụng nhiều nguyên liệu đa dạng hơn, cách chế biến cũng thay đổi đáng kể khiến cho món ăn này trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều lần.  Oden bắt đầu được bán nhộn nhịp ở Nhật Bản từ tháng 9, tháng 10 hàng năm. Vì lúc này thời tiết bắt đầu chuyển lạnh nên người Nhật Bản có xu hướng tiêu thụ các món ăn giúp ấm người và Oden là một lựa chọn hoàn hảo. 2. Hương vị Oden Oden bao gồm 2 phần : Nước dùng và các món ăn trong lẩu Nước dùng Oden :Thường được làm từ dashi (nước dùng cá ngừ, tảo kombu) và được gia vị bằng mirin, sake, và nước tương. Nước dùng này thường có hương vị đậm đà, ngọt, và có chút muối. Nước dùng này có màu sắc tương tự nước tương; nhưng nhạt hơn, vị thanh khiết chứ không quá đậm đà như các loại nước lẩu. Do các nguyên liệu được hầm lâu trong nước dùng nên nước dùng càng có vị ngọt thanh. Các món ăn trong lẩu : Mỗi gia đình và tùy vào vùng miền khác nhau  thì nguyên liệu của món Oden có thể thay đổi đôi chút, và người Nhật thường thích sáng tạo và điều chỉnh thành phần theo sở thích cá nhân .Tuy nhiên, người Nhật vẫn ưu tiên các loại thực phẩm phù hợp cho mùa đông giúp người ăn cảm giác ấm người lên tức thì như đậu phụ, củ cải trắng, trứng luộc, bạch tuộc, gân bò, thịt lợn, thịt bò, thịt bọc trong đậu phụ, các loại chả cá, nấm, bắp cải cuộn, khoai tây… Đây là hình ảnh món Oden mà mình đã đi ăn tại một quán trong thành phố Osaka 3. Oden và một số món ăn đi kèm Người Nhật thường ăn món lẩu Oden này với mù tạt để tăng thêm vị nồng và dậy mùi món ăn. Bên cạnh đó lẩu Oden hay được kết hợp cùng rượu sake. Hương vị cay nồng của rượu kết hợp với lẩu Oden làm cho cái lạnh giá mùa đông ở Nhật trở nên ấm áp hơn. 4. Giá trị tinh thần của Nhật Bản Oden không chỉ là một món ăn mà nó còn là một phần của văn hóa và tinh thần Nhật Bản. Khi chuẩn bị và chế biến món ăn này, mọi thứ phải được sắp xếp gọn gàng, mỗi thành phần cũng được chọn lựa và xử trí cẩn thận tương tự với tính cách của người Nhật. Quầy bán Oden thường là một khay to có rất nhiều ngăn nhỏ bên trong. Mỗi ngăn như vậy sẽ là một nguyên liệu khác nhau. Do đó, ưu điểm khi mua món Oden thì khách hàng có thể yêu cầu bất cứ nguyên liệu nào mà mình thích chứ không bắt buộc phải mua tất cả. Đến với Nhật Bản- cảm giác thưởng thức Oden ấm nóng ngay tại quầy ăn bên đường mang lại trải nghiệm thú vị hơn cho người ăn nên các quầy Oden ngoài trời lạnh lúc nào cũng đông khách. Tôi còn nhớ những ngày đông khi còn ở Nhật, ngày nghỉ đi chơi cùng bạn bè, ngoài trời -1,-2 độ không đếm được biết bao nhiêu lần mấy đứa rủ nhau ghé quán oden ven đường ngồi ăn chống đói và húp bát nước dùng ngọt thanh ấm nóng-một vị đăc trưng không lẫn đi đâu được. Nếu có cơ hội đến với xứ xở hoa anh đào ,bạn nhất định hãy thưởng thức món ăn này nhé. Khi nhìn các nguyên liệu Oden đa dạng thế này, nếu khó lòng để lựa chọn xem ăn gì, lời khuyên là hãy thử mỗi món một ít mới đã cơn thèm bạn nhé. Tác giả: Chu Thị Quyến Khoa Điều Dưỡng Ngành Điều dưỡng

Chương Trình Từ Thiện TRẠM: TẾT YÊU THƯƠNG

Nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái dịp Tết Nguyên Đán 2024, chương trình TRẠM: TẾT YÊU THƯƠNG 2024 – Quyên góp, ủng hộ cho 95 hoàn cảnh đặc biệt tại Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội Hưng Yên đã được Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam phối hợp Bệnh Viện Kusumi triển khai và phát động. (Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội tỉnh đang nuôi dưỡng 95 đối tượng, trong đó 6 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, 35 người cao tuổi neo đơn, 54 người khuyết tật) NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH Ban tổ chức thu nhận tiền mặt và hiện vật quyên góp từ ngày 10/1/2024 đến ngày 30/1/2024. Hiện vật quyên góp ưu tiên bao gồm: Quần áo/ Giày dép/ Chăn ga sạch. Sữa/Bỉm cho người già và trẻ em Đồ dùng y tế: thuốc/ dầu cá/ siro bổ phế/ dầu nóng/ cao bạch hổ Tiền Mặt Các vật dụng được khuyên góp sẽ được phân loại, đóng gói, tiền mặt sau đó sẽ được quy đổi thành những đồ dùng cần thiết hỗ trợ cho sinh hoạt tại trung tâm. Chính thức vào ngày 2/2/2024, Đại diện CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC Y KHOA NHẬT BẢN (VIỆT NAM) cùng cán bộ, sinh viên trường, nhân viên y tế sẽ tới thăm hỏi, khám bệnh, và chúc Tết các đối tượng. SỰ KIỆN ĐẶC BIỆT Gian hàng từ thiện vào ngày 28/1/2024 với các vật dụng hữu ích đến từ sinh viên, giảng viên trường và nhân viên bệnh viện sẽ được mở bán công khai, đem đến những món đồ hữu ích với mức giá thấp, đóng góp cho một  môi trường cộng đồng xanh, giảm thiểu rác thải. Song hành cùng thời gian hội chợ từ thiện, Hội Thảo “BỆNH TIM MẠCH VÀ BỆNH THẬN”  mở cửa miễn phí  hứa hẹn sẽ đem đến những kiến thức vô cùng hữu ích về phòng ngừa và chữa trị căn bệnh đang ngày càng phổ biến và lan rộng ra cả giới trẻ này. Vì vậy, Trường Đại Học Y khoa Tokyo Việt Nam kêu gọi sự hỗ trợ từ phía các nhà hảo tâm có thể cùng tham gia đóng góp, chia sẻ yêu thương với các mảnh đời thiếu may mắn trước dịp Tết Cổ Truyền 2024 sắp tới.    

HỘI THẢO ĐẶC BIỆT “BỆNH TIM MẠCH VÀ BỆNH THẬN”

Bệnh lý liên quan đến tim mạch và thận, mặc dù không lây nhiễm, nhưng đang trở thành những căn bệnh phổ biến và ngày càng xuất hiện ở mọi độ tuổi, gây ra nhiều biến chứng và tác động lớn đến sức khỏe cũng như chi phí điều trị. Chúng ta có thể làm gì để đối phó và phòng ngừa những bệnh lý này? Đó là câu hỏi được đặt ra trong buổi hội thảo sắp tới của Bệnh viện KUSUMI! Bệnh lý liên quan đến tim mạch và thận, mặc dù không lây nhiễm, nhưng đang trở thành những căn bệnh phổ biến và ngày càng xuất hiện ở mọi độ tuổi, gây ra nhiều biến chứng và tác động lớn đến sức khỏe cũng như chi phí điều trị. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO): 1,28 tỷ người trưởng thành trong độ tuổi 30–79 trên toàn thế giới bị tăng huyết áp. 46% người trưởng thành bị tăng huyết áp không biết mình mắc bệnh. Tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây tử vong sớm trên toàn thế giới. Thư viện Y học quốc gia Mỹ cũng thống kê rằng khu vực Đông Nam Á đang đối mặt với tỷ lệ cao nhất về sỏi tiết niệu trên thế giới, và Việt Nam chiếm vị trí quan trọng trong “vành đai sỏi” toàn cầu. Chúng ta có thể làm gì để đối phó và phòng ngừa những bệnh lý này? Đó là câu hỏi được đặt ra trong buổi Hội Thảo “BỆNH TIM MẠCH VÀ BỆNH THẬN” sắp tới của Bệnh viện KUSUMI! Thông Tin Hội Thảo: Thời Gian: 10:00 – 12:00, Chủ Nhật ngày 28/01/2024 Địa Điểm: Hội trường lớn, Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam Các Chủ Đề : Hiểm Họa của Tăng Huyết Áp và Phương Pháp Phòng Chống – GS. TS. NGND. BS. Tim Mạch Đỗ Doãn Lợi Dấu Hiệu Nguy Hiểm Trước Khi Động Mạch Bị Tắc Nghẽn – Tiến Sĩ Bác Sĩ Khoa Nội Tổng Hợp Yamamoto Tomonori Chẩn Đoán và Điều Trị Sỏi Hệ Tiết Niệu – Bác Sĩ Khoa Ngoại Tổng Hợp Lê Văn Tùng Quà Tặng Đặc Biệt: MIỄN PHÍ kiểm tra huyết áp tại Bệnh viện KUSUMI. Cơ hội mua sắm thoả thích tại Gian Hàng của Trường Đại học, toàn bộ doanh thu sẽ được gửi vào quỹ từ thiện vì cộng đồng. Hãy hẹn lịch và rủ ngay bạn bè, người thân tham dự hội thảo để lắng nghe những chia sẻ bổ ích và nhận được những phần quà thú vị từ chương trình. Đặc biệt, chúng ta cùng nhau học hỏi và chia sẻ để xây dựng cộng đồng khỏe mạnh và yêu thương! #BệnhTimMạch #BệnhThận #SứcKhỏe #HộiThảoKUSUMI #PhòngNgừaBệnhLý

【Truyền thông】PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA RƯỢU BIA

Tác hại của rượu bia đối với cơ thể      Khi nói đến tác hại của rượu, bia thì mọi người thường nghĩ ngay đến tai nạn giao thông và rối loạn tâm thần. Tuy nhiên, thực tế thì hậu quả của việc uống rượu bia rất đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều.      Theo số liệu thống kê của WHO, trong tổng số 549.000 ca tử vong vào năm 2016 do mọi nguyên nhân thì có khoảng 39.000 ca tử vong do rượu, bia (dẫn đến các bệnh tim mạch, xơ gan, ung thư, tai nạn giao thông và rối loạn tâm thần). Các tác hại của rượu bia chính là do chất cồn (ethanol) gây ra, thông qua 3 cơ chế trực tiếp chính gồm: Chất cồn trong rượu gây độc mạn tính: Khi con người uống với liều lượng nhỏ và từ từ, chất cồn đã gây độc mạn tính cho các cơ quan và mô trong cơ thể, lâu dần dẫn đến tổn thương tế bào và hậu quả là mắc các bệnh mạn tính, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất cũng như tinh thần con người. Chất cồn gây nhiễm độc cấp tính: Sự tác động lên cấu trúc và chất dẫn truyền của thần kinhtrung ương sẽ dẫn đến hệ lụy rối loạn phối hợp động tác, giảm tỉnh táo, rối loạn nhận biết, từ đó ảnh hưởng đến hành vi nên sẽ gây ra các hậu quả cho người uống và người xung quanh. Ví dụ như gây ra thương tích, tai nạn giao thông, bạo lực… Chất cồn gây lệ thuộc: Là một chất hướng thần nên cồn trong rượu có thể làm cho người uống phải gia tăng liều dùng cũng như tái sử dụng. Từ đó khiến con người phải lệ thuộc vào nó, dẫn đến loạn thần do rượu và tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính, gây ra các hậu quả trước mắt và lâu dài. Ngoài ra, chất cồn có thể tương tác xấu với các chất hóa học khác trong cơ thể, làm trầm trọng thêm những tổn thương thể chất và tinh thần có sẵn.   Không có ngưỡng an toàn đối với việc uống rượu bia      Trên thực tế, không hề có 1 tiêu chuẩn về việc uống bao nhiêu rượu bia là có hại, nguyên nhân là bởi việc dung nạp và nguy cơ do uống rượu bia khác nhau ở mỗi người, phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, các đặc tính sinh học khác.      Không có mức độ uống rượu, bia nào là an toàn bởi vì dù là uống với một lượng rất nhỏ rượu, bia cũng có thể gây ra các nguy cơ và hậu quả sức khỏe nhất định. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc uống rượu, bia với bất kỳ mức độ nào cũng làm tăng nguy cơ gây các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư khoang miệng, ung thư thanh quản, ung thư họng, thực quản, ung thư đại trực tràng, ung thư gan và ung thư vú.      Các rối loạn chức năng của cơ thể sẽ xuất hiện ngay từ khi uống một lượng rất ít rượu bia. Cụ thể, nếu một người có nồng độ cồn trong máu là 0,01g/dl thì có nghĩa tương đương với việc mới chỉ uống một ngụm rượu hoặc 1⁄4 lon bia và bắt đầu xảy ra các rối loạn như: Người uống rượu bia sẽ giảm các chức năng của não bộ trung tâm. Tăng hưng phấn, thiếu kiềm chế mọi tình huống. Rối loạn điều chỉnh phối hợp động tác nên khiến cho người uống rượu bia đi đứng không vững, ngã nghiêng…      Những rối loạn trên của rượu bia sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm soát tốc độ, duy trì hướng hay sự phản xạ phanh… trong quá trình điều khiển phương tiện giao thông, cũng như gây kích động tâm trạng dễ dẫn đến xung đột, không làm chủ được hành vi của bản thân người uống. Uống rượu bia làm tăng nguy cơ gây tai nạn giao thông, xung đột không đáng có và dẫn đến tử vong hoặc tàn phế nặng nề. Do đó, mọi người cần có ý thức phòng chống tác hại của rượu bia. Cách phòng chống tác hại của rượu bia Để phòng chống tác hại của rượu bia, các bác sĩ khuyến cáo mọi tổ chức, cá nhân hãy hạn chế uống rượu, bia tối đa vì không có ngưỡng nào là an toàn. Trong trường hợp có uống thì nên lưu ý một số điều quan trọng sau: Không nên uống quá 2 đơn vị cồn/ngày với nam, 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ và không uống quá 5 ngày/tuần. 1 đơn vị cồn tương đương với 3/4 chai/lon bia 330 ml (5%); 1 cốc bia hơi 330 ml; 1 ly rượu vang 100 ml (13,5%); hoặc 1 chén rượu mạnh 30 ml (40%). Cố gắng kiểm soát lượng uống ở mức nguy cơ thấp nhất trong 1 lần uống. Nên uống từ từ, kết hợp vừa ăn vừa uống, uống xen kẽ với nước lọc Phải uống rượu, bia rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng. Những người có thói quen uống rượu ngoài việc cai một cách từ từ thì cần phải thăm khám sức khỏe định kỳ để tầm soát các bệnh lý do rượu một cách hiệu quả. Sau khi uống, không nên tham gia vào các hoạt động ngoài trời hoặc ở những nơi nguy hiểm, không an toàn vì dễ bị ngã, va chạm, chấn thương… Đặc biệt, không sử dụng rượu bia trong các trường hợp điều khiển phương tiện cơ giới, vận hành máy móc, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người bệnh đang điều trị thuốc có phản ứng với cồn, có các tình trạng bệnh lý mà rượu bia

Tia hoàng hôn ngược /Anticrepuscular Rays

Chiều tối ngày 5/9, bầu trời chia làm hai màu là màu cam và màu xanh. Tôi dừng xe lại và chụp ảnh. Ở Nhật Bản, những hình dạng bất thường của bầu trời và mây thường được cho là dấu hiệu của một trận động đất. Một thảm họa nào đó có thể sắp xảy ra! Tôi lo sợ nên vội mua một bình chữa cháy gia dụng để có thể đối phó khi có động đất và hỏa hoạn. Tuy nhiên, sau này khi tìm hiểu, tôi hiểu ra rằng đó là một hiện tượng tự nhiên gọi là “tia phản hoàng hôn”. “Tia phản hoàng hôn” còn được gọi là ”tia hoàng hôn ngược” xảy ra khi độ ẩm cao vào mùa hè, bầu trời sẽ có màu này do ánh sáng mặt trời xuyên qua các đám mây. Ngày xưa, khi chưa rõ nguyên nhân, người ta sợ hãi, nói những điều như “Đức Phật giáng trần” hay “dấu hiệu tai họa”. Con người rất lo lắng về những điều không rõ nguyên nhân, nhưng trong thời hiện đại, khi khoa học phát triển và nhiều hiện tượng khác nhau đã được làm sáng tỏ, cho phép chúng ta có thể yên tâm sống. Tuy nhiên, bạn cũng nên chuẩn bị đề phòng trường hợp thảm họa xảy ra vào bất cứ lúc nào. Trường Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam là trường đại học nơi các bạn có thể học về y khoa Nhật Bản. Chúng tôi tuyển sinh các khoa gồm: Khoa Điều dưỡng, Khoa Kỹ thuật phục hồi chức năng, Khoa Kỹ thuật hình ảnh Y học và Khoa Kỹ thuật xét nghiệm Y học. Chúng tôi chờ đón bạn đến với trường chúng tôi. Tác giả: Hiroko Sato Trưởng Phòng Đào Tạo Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam

Thế Giới Nhìn Từ Xe Lăn

Khung cảnh mà bạn đang nhìn thấy là khung cảnh như thế nào? Nếu bạn phải ngồi xe lăn vì chấn thương hoặc bệnh tật, cuộc sống của bạn sẽ thay đổi hoàn toàn. Bạn có thể nhận thấy rằng con đường bạn thường đi bộ có cảm giác hẹp hơn hoặc mất nhiều thời gian hơn. Có nhiều loại xe lăn khác nhau, bao gồm xe lăn tự vận hành, xe lăn cần hỗ trợ và xe lăn thể thao. Trong khoa Kỹ thuật phục hồi chức năng, chúng tôi học về cuộc sống hàng ngày và môi trường. Ngồi trên xe lăn, chúng tôi đã sử dụng con dốc để trải nghiệm việc lên xuống dốc, dùng thảm để trải nghiệm leo qua các bậc thang, sử dụng những con đường hẹp, thang máy.   Khi hỏi sinh viên về ấn tượng của mình sau khi trải nghiệm cả xe lăn tự vận hành và xe lăn cần hỗ trợ từ người khác các bạn đã đưa ra ý kiến như sau. Với xe lăn tự vận hành: “Thật khó để đi lên dốc, xuống dốc và lên bậc thang”, ”Tay em rất mệt.” “Em đã phải rất vội vã vì thang máy đóng cửa nhanh.” Trong trường hợp xe lăn hỗ trợ, về phía người hỗ trợ đã nêu ý kiến rằng “Cần cẩn thận về vấn đề an toàn” và “Điều khiển xe chính xác dựa vào nội dung trao đổi”. Về phía người được hỗ trợ thì có ý kiến là “Cảm thấy an toàn”. Thông qua những trải nghiệm này, tôi có thể tự mình nhận ra rằng ngay cả trong những tình huống cuộc sống hằng ngày, khuyết tật cũng có thể khiến mọi việc trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, nếu bạn phải ngồi trên xe lăn, bạn cần bao nhiêu không gian để di chuyển theo đường thẳng hoặc vòng tròn? Suy nghĩ từ lập trường của bệnh nhân là rất quan trọng và sâu sắc. Tài liệu tham khảo: Taho Hosoda, Sách “Môi trường sống”, NXB Nankodo, 2016 Tác giả: Yokosawa Kaori Giảng viên khoa Phục Hồi Chức Năng 🇻🇳 🇻🇳🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲⭕8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣⭕9️⃣⭕8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng

【Truyền thông】7 dấu hiệu cảnh báo ngộ độc thực phẩm dễ bị bỏ qua

Ngộ độc thực phẩm luôn là mối lo hàng đầu trong cuộc sống hằng ngày. Đừng chủ quan khi thấy các dấu hiệu cảnh báo dưới đây sau khi bạn dung nạp thực phẩm. Thế nào là ngộ độc thực phẩm, nguyên nhân và các biến chứng Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là ngộ độc thức ăn là tình trạng người bệnh bị trúng độc, ngộ độc do ăn uống phải những thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc các loại thực phẩm bị biến chất, ôi thiu, vượt quá liều lượng cho phép các chất bảo quản, chất phụ gia,… Những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm thường gặp gồm: Vi khuẩn Salmonella khiến bạn buồn nôn, nhức đầu, choáng váng, sốt và tiêu chảy. Độc tố tụ cầu Staphylococcus gây chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mạch đập nhanh, tiêu chảy. Độc tố vi khuẩn Clostridium botulinum phá hủy hệ thần kinh trung ương và hành tủy, gây tử vong. Độc tố vi nấm Aflatoxin. Các kim loại nặng như asen, chì, thủy ngân, selenium lẫn trong thực phẩm. Tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật. Các chất phụ gia, chất bảo quản thực phẩm không được phép sử dụng, dùng quá liều lượng, quá thời hạn… Ngộ độc thực phẩm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến như: Rối loạn thần kinh. Rối loạn tim mạch. Ảnh hưởng hệ tiêu hóa. Sức đề kháng giảm sút: Sức đề kháng của người bị ngộ độc suy giảm nghiêm trọng. Các dấu hiệu báo động ngộ độc thực phẩm dễ bị bỏ qua Buồn nôn và nôn Buồn nôn và nôn đều là những dấu hiệu ngộ độc thức ăn điển hình. Lúc này, cơ bụng và cơ hoành co bóp mạnh, gây ra những cơn nôn mửa kéo dài để bạn có thể “tống” tất cả thức ăn trong dạ dày ra ngoài càng nhanh càng tốt. Đây là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể bằng cách loại bỏ các tác nhân gây hại. Trong một số trường hợp, mức độ nôn sẽ giảm dần sau 48 giờ. Ngược lại, cũng có những trường hợp nôn mửa liên tục với mức độ tăng dần. Đau bụng Nếu vô tình ăn phải những thực phẩm bị nhiễm khuẩn niêm mạc dạ dày và ruột sẽ bị kích ứng, dẫn đến viêm và đau. Từ đó làm xuất hiện tình trạng đau bụng với biểu hiện là đau co cứng ở vùng bụng, đau dữ dội hoặc quằn quại từng cơn. Tuy nhiên, đau bụng còn là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy, người bệnh cần theo dõi và quan sát biểu hiện đau bụng, để xác định do ngộ độc hay các bệnh lý khác. Sốt Sốt cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng ngộ độc thực phẩm. Lúc này, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao, khoảng 38 độ C để kích thích các tế bào bạch cầu hoạt động, từ đó giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng. Tiêu chảy nhiều lần Khi bị tiêu chảy, số lần đi ngoài sẽ tăng lên, phân nát, lỏng hoặc nặng hơn là phân lẫn máu. Tiêu chảy liên tục kèm theo nôn ói dễ dẫn đến mất nước, gây nguy hiểm cho người bệnh. Vì thế cần bù nước và theo dõi người bệnh thường xuyên khi xuất hiện đồng thời 2 dấu hiệu ngộ độc thức ăn này. Vã mồ hôi liên tục Trái với suy nghĩ của nhiều người, không phải lúc nào ngộ độc thực phẩm cũng gây ra đau bụng hay nôn ói đầu tiên. Có rất nhiều trường hợp, dấu hiệu ngộ độc thức ăn sớm là vã mồ hôi liên tục, ngay cả khi cơ thể đang nghỉ ngơi, không vận động hoặc ngồi trong môi trường mát mẻ. Cùng với dấu hiệu này, người bị ngộ độc còn có cảm giác khát nước và khô môi. Mạch nhanh, thở nhanh Một dấu hiệu khác cảnh báo tình trạng ngộ độc thực phẩm mà bạn cần chú ý là mạch đập nhanh, thở gấp hoặc có cảm giác khó thở. Nếu đi kèm là các biểu hiện như loạn nhịp tim, đau ngực, da tím tái… thì rất có thể tình trạng ngộ độc đang trở nên nghiêm trọng hơn, cần đến cơ sở y tế ngay lập tức để được điều trị kịp thời. Đau cơ Khi vi khuẩn từ thực phẩm bị biến chất xâm nhập vào cơ thể, Histamin – hóa chất giúp mở rộng các mạch máu nhằm giúp bạch cầu dễ dàng để chống lại nhiễm trùng, sẽ được giải phóng. Tuy nhiên, hóa chất này cũng vô tình kích hoạt các thụ thể gây đau khiến người bị ngộ độc thực phẩm cảm thấy nhức mỏi cơ thể, đau cơ âm ỉ tương tự như khi bị ốm (cảm). Khi xuất hiện các dấu hiệu ngộ độc thức ăn, người bệnh cần nghỉ ngơi và bù nước. Bên cạnh đó, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế trong thời gian gần nhất để tránh gặp các biến chứng nguy hiểm. Nguồn: Báo Sức khỏe & Đời sống Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế https://suckhoedoisong.vn/cac-dau-hieu-bao-dong-ngo-doc-thuc-pham-de-bi-bo-qua-169231127114739085.htm THUV

SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG THUV NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Nghiên cứu khoa học trong ngành Điều dưỡng ở Việt Nam còn chưa phổ biến. Có rất ít các nghiên cứu điều dưỡng được tiến hành và xuất bản hàng năm. Nhật Bản là một nước có nền y học hiện đại, ngành Điều dưỡng phát triển. Người điều dưỡng của Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu từ rất xa xưa và có nhiều nghiên cứu có ý nghĩa lớn. Sau thời kỳ chiến tranh và xây dựng lại đất nước, nghiên cứu Điều dưỡng ở Việt Nam mới chỉ thực sự phát triển sau năm 1970. Năm 2005, cuốn sách Nghiên cứu Điều dưỡng đầu tiên của tác giả Phạm Đức Mục và cộng sự đã được nhà xuất bản Y học phát hành. Từ năm 2006, môn học Nghiên cứu điều dưỡng lần đầu tiên được chính thức đưa vào giảng dạy trong các chương trình đào tạo điều dưỡng bậc đại học. Sau hàng loạt nỗ lực biên soạn tài liệu và đào tạo về Nghiên cứu điều dưỡng, Hội Điều dưỡng Việt Nam (VNA) đã quyết định tổ chức Hội nghị khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ nhất vào tháng 5/2002. Kể từ đó, các hội nghị tiếp theo được tổ chức đều đặn 2 năm 1 lần. Hội nghị lần thứ X vừa được tổ chức ngày 21 tháng 10 năm 2022 tại Hà Nội. Nghiên cứu Điều dưỡng có một vai trò cấp thiết và cần ưu tiên phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Vì chỉ có nghiên cứu mới tạo ra kiến thức mới, Cải tiến và nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc và tăng giá trị nghề nghiệp. Nghiên cứu còn giúp Tăng cường hiệu suất và hiệu quả chi phí. Tại trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, chúng tôi có giảng dạy nghiên cứu Điều dưỡng cho sinh viên ngành Điều dưỡng. Học phần này giúp sinh viên có thể tiến hành được một nghiên cứu điều dưỡng. Sinh viên năm thứ 3 đã được học về nghiên cứu điều dưỡng. Lớp học sẽ được chia thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm sẽ thực hiện một đề cương nghiên cứu với các chủ đề về Điều dưỡng dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Một buổi bảo vệ đề cương nghiên cứu của Sinh viên dưới dự nhận xét và phản biện của các thầy cô. Các bạn có muốn học về nghiên cứu Điều dưỡng không? Hãy gia nhập THUV để được trải nghiệm nhé ! Tác giả: Th.BS Nguyễn Trọng Nghĩa Khoa Điều dưỡng Ngành Điều dưỡng

【TRUYỀN THÔNG】Tai nạn thương tích là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách phòng ngừa

1. Tai nạn thương tích là gì? Tai nạn thương tích là một sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn do một tác nhân bên ngoài gây nên các tổn thương, thương tích cho cơ thể về thể chất hay tâm hồn của nạn nhân. Có hai loại tai nạn thương tích: Loại 1: “Tai nạn không chủ định” thường không có nguyên nhân rõ ràng, khó có thể đoán trước được như ngã, bỏng, ngộ độc, chết đuối… Loại 2: “Tai nạn có chủ định” như chiến tranh, bạo lực, tự tử, bạo hành…thường có nguyên nhân rõ ràng và có thể phòng tránh được. Còn “thương tích” thì không phải là tai nạn mà là sự tổn thương của cơ thể ở các mức độ khác nhau gây nên bởi tiếp xúc đột ngột với các nguồn năng lượng (có thể là các tác động cơ học, nhiệt, hóa chất, bức xạ ion, chất phóng xạ…) quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu các yếu tố cần thiết cho sự sống như thiết oxy, mất nhiệt. Thương tích có thể lý giải được và có thể phòng tránh được. Tuy nhiên, khó có thể phân định rõ ràng giữa hai khái niệm tai nạn và thương tích, do vậy hiện nay, trong các văn bản, tài liệu của Việt Nam, người ta dùng chung thuật ngữ “Tai nạn thương tích”. Theo bộ Y tế, tỷ lệ tử vong do tai nạn thương tích ở nước ta hiện nay lên tới 11%, chỉ sau các bệnh tim mạch (18%) và bệnh truyền nhiễm (15%). Đặc biệt, mỗi năm trên toàn thế giới có 900.000 ca trẻ em tử vong do tai nạn, thương tích, tương đương với gần 2.500 trẻ em tử vong mỗi ngày, mỗi giờ có hơn 100 trẻ em tử vong. Mỗi ngày, ở Việt Nam ta vẫn còn hàng trăm trẻ em và người chưa thành niên bị tai nạn thương tích. Trong số đó có khoảng gần 20 trẻ tử vong do tai nạn, thương tích mỗi ngày. Đó là số liệu thống kê được công bố tại buổi hội thảo góp ý xây dựng “Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 – 2020” vào sáng ngày 24/11/2015, tại Hà Nội do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) phối hợp cùng Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Tầm nhìn thế giới (WV) tổ chức. Tai nạn: là một sự kiện bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn còn gọi là chấn thương không chủ ý, là một sự kiện không mong muốn, ngẫu nhiên và không có kế hoạch, dẫn đến bị thương hoặc chết người. Thương tích: thì không phải là tai nạn mà là sự tổn thương của cơ thể ở những mức độ khác nhau. 2. Nguyên nhân, hậu quả và cách phòng ngừa tai nạn thương tích: 2.1. Nguyên nhân tai nạn thương tích: Đối với nguyên nhân của tai nạn gây thương tích, theo kết quả nghiên cứu là xuất phát từ những nguyên nhân sau: Tai nạn thương tích do giao thông: Là những trường hợp xảy ra do sự va chạm, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan người tham gia giao thông gây nên…. Bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất lỏng nóng, lửa, các tai nạn thương tích da do các tia cực tím, phóng xạ, điện, chất hóa học, hoặc tổn thương phổi do khói xộc vào. Đuối nước: Là những trường hợp tai nạn thương tích xảy ra do bị chìm trong chất lỏng (nước, xăng, dầu) dẫn đến ngạt do thiếu oxy hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong trong 24 giờ hoặc cần chăm sóc y tế hoặc dẫn đến các biến chứng khác. Điện giật: Là những trường hợp tai nạn thương tích do tiếp xúc với điện gây nên hậu quả bị thương hay tử vong. Ngã: Là tai nạn thương tích do ngã, rơi từ trên cao xuống Động vật cắn: Chấn thương do động vật cắn, húc, đâm phải… Ngộ độc: Là những trường hợp do hít vào, ăn vào, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc cần có chăm sóc của y tế (do thuốc, do hóa chất, nấm …). Máy móc: là tai nạn do tiếp xúc với vận hành của máy móc… Bạo lực: Là hành động dùng vũ lực hăm dọa, hoặc đánh người của cá nhân, nhóm người, cộng đồng khác gây tai nạn thương tích có thể tử vong, tổn thương… 2.2. Hậu quả của tai nạn thương tích: Dựa vào những báo cáo tình hình tai nạn thương tích tại các địa phương cho thấy hậu quả đáng lo ngại của thực trạng này: Kết qủa thống kê cho thấy, tỷ lệ bị tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao nhất: 45,9%, tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ lớn hơn rất nhiều so với các nguyên nhân khác(59,9%). Tỷ lệ tử vong do đuối nước và tự tử chiếm tỷ lệ đáng lưu ý so với tỷ lệ mắc của chính nguyên nhân đó. Trong các trường hợp mắc, số lượng nam bị thương tích chiếm 68% nhiều hơn nữ (32%). Tỷ lệ tử vong trong những trường hợp bị TNTT ở nam giới (73%) cũng cao hơn hẳn nữ (27%). Phân tích số liệu TNTT mắc theo nhóm tuổi cho thấy: 6,2% là từ 0 đến 4 tuổi, 11,5% là từ 5 đến 14 tuổi,76,9% là từ 15 đến 60 tuổi và trên 60 tuổi chiếm 5,36%. Như vậy, tỷ lệ mắc ở nhóm tuổi từ 15 đến 60 cao hơn hẳn so với nhóm tuổi khác. Kết quả cũng tương tự